Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình [22+ Bài Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình ❤️️22+ Bài Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Một Địa Danh Linh Thiêng Của Vùng Đất Thái Bình.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình

Việc lập dàn ý thuyết minh về đền Trần Thái Bình là rất quan trọng giúp các em học sinh định hướng làm bài văn nắm bắt được bố cục cơ bản. Tham khảo dàn ý chi tiết dưới đây:

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh – đền Trần Thái Bình.
  • Cảm nghĩ khái quát về đền Trần Thái Bình.

II. Thân bài:

a) Giới thiệu tổng quan về đền Trần Thái Bình:

  • Vị trí địa lí
  • Diện tích
  • Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành đền Trần Thái Bình:

  • Nguồn gốc hình thành
  • Thời gian xây dựng

c) Giới thiệu về không gian, cảnh vật ở đền Trần Thái Bình:

  • Đặc điểm xây dựng, kiến trúc của đền Trần Thái Bình
  • Chi tiết cảnh quan của đền Trần Thái Bình

d) Ý nghĩa về văn hóa, du lịch của đền Trần Thái Bình:

  • Ý nghĩa đối với địa phương
  • Ý nghĩa đối với đất nước
  • Lưu giữ giá trị văn hoá và lịch sử, là niềm tự hào của đất nước.
  • Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đền Trần Thái Bình.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về đền Trần Thái Bình.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình – Mẫu 1

Để viết bài văn thuyết minh về đền Trần Thái Bình, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu đặc sắc dưới đây:

Chúng ta đều biết đến mảnh đất Thái Bình – nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hóa được xếp hạng và điểm bạn không nên bỏ qua khi tới đây là khu di tích Đền thờ vương triều nhà Trần thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Lịch sử Việt Nam thế kỷ 13-14 (1226- 1400) gắn liền với công lao và sự phát triển rực rỡ của vương triều nhà Trần. Dưới đời Trần, các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đều phát triển cao, tạo nên nền văn hóa đặc sắc của nước Đại Việt thời Trần. Nếu quần thể đền Trần (Nam Định) là nơi vị họ tổ nhà Trần định cư ban đầu thì vùng đất Hưng Hà (Thái Bình) được xác định là quê hương, là nơi khởi nghiệp của gia tộc họ Trần cách đây hơn 700 năm.

Đền thờ các vua Trần trên đất phát tích Thái Bình – còn gọi là Thái Đường Lăng, đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Đây là nơi phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần, nơi chứa đựng những dấu ấn lịch sử gắn chặt với triều đại nhà Trần, các vua khai sáng nhà Trần đều được sinh ra tại đây, gia tộc nhà Trần dựa vào đây dấy nghiệp, chính nơi này cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần, của Thái Tổ Trần Thừa và ba vị vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Khi đã thành vương triều Trần, vùng đất này được chọn làm nơi xây dựng các đền thờ, lăng tẩm của Hoàng tộc nhà Trần. Nơi đây có di chỉ khảo cổ mộ các vua Trần (xã Tiến Đức), khu lăng mộ thái sư Trần Thủ Độ, đình Khuốc, đình Ngừ thờ thái sư, mộ và đền thờ Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung (xã Liên Hiệp); Tam đường – là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng Hoàng Trần Thừa.

Các hoàng đế nhà Trần như Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy Đức lăng…

Ngày 27/01/2014,theo Quyết định số 231/BVHTTDL lễ hội Đền Trần Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia với nhiều nghi lễ, phong tục độc đáo đậm nét văn hóa thời Trần như lễ rước nước, lễ giao chạ, thi cỗ cá thời Trần, các trò chơi dân gian, các điệu dân ca, dân vũ… Lễ hội Đền Trần – Thái Bình được tổ chức tại khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần diễn ra từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Lễ hội luôn có rất nhiều trò vui như chọi gà, đấu võ, thi thả diều, thi nấu cơm, rước kiệu…

Bên cạnh đó hoạt động luôn thu hút được sự quan tâm của người dân và mang tính truyến thống còn có lễ rước nước để nhắc lại thuở xưa tổ tiên nhà Trần đều sống bằng nghề chài lưới, lênh đênh trên sông nước. Lễ rước nước là hoạt động trước khi diễn ra lễ khai hội đền Trần.

Quan trọng nhất trong lễ rước chính là việc lấy nước thánh. Theo đó nước thánh phải lấy ở ngã ba tam tỉnh nơi giao lưu của dòng sông Luộc gặp sông Hồng và sông Thái Bình rồi đổ ra biển Đông. Cũng chính vì sự gắn bó với sông nước, nên các vị tổ tiên nhà Trần thường ghép tên mình với tên một loại cá như Trần Kinh nghĩa là cá Kình, Trần Hâp nghĩa là cá Trăm, Trần Lý: cá chép, Trần Thừa: cá Nheo, Trần Thị Dung: cá Ngừ.

Cùng với những trò chơi dân dã nói trên lễ hội còn tổ chức lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ trong không khí linh thiêng tôn kính. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam thì triều Trân là vương triều giỏi sử dụng đánh thủy quân với những chiến thắng như trên sông Lục Đấu, trên sông Bạch Đằng đã được minh chứng. Các phong tục trong lễ hội là những phong tục đẹp cần được bảo lưu và phát triển,hấp dẫn khách du lịch và cũng là sự thể hiện sâu sắc tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của ông cha ta từ ngàn xưa truyền lại.

Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần đã được nhà nước xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ công nhận theo Quyết định số 2408- QĐ/TTg ngày 31/12/2014, không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa, mà còn là một điểm du lịch có giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội nguồn dân tộc, luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với Thái Bình.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Trần Hưng Hà Thái Bình – Mẫu 2

Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về đền Trần Hưng Hà Thái Bình dưới đây để tìm hiểu những thông tin chi tiết về địa danh này.

Cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 40 km, quần thể kiến trúc di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần tọa lạc tại trung tâm xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Năm 1999, dự án đầu tư quy hoạch tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần đã được phê duyệt. Trên diện tích 5.175 m², đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi, bề thế, tọa lạc trên nền phế tích với nhiều hạng mục đã hoàn thành.

Đây là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc – kiến trúc đình làng. Cuối năm 2008, lễ yên vị thánh tượng các vua đầu triều Trần và Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đã được long trọng tổ chức, đưa vào nội điện và tổ chức lễ nghi thờ phụng.

Hưng Hà (Thái Bình) là nơi các Vua Trần khởi nghiệp (thế kỷ XIII- XIV). Khu vực này cũng là nơi xây dựng Hoàng thành, lăng tẩm và an táng các vị Vua, Hoàng hậu cùng nhiều trọng thần trong hoàng tộc nhà Trần. Cụm di tích nhà Trần tại Hưng Hà đã được cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử quốc gia cấp đặc biệt, bao gồm lăng, mộ, đền thờ các vua Trần tại xã Tiến Đức.

Theo sử sách, vùng đất Long Hưng – Ngự Thiện, nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là đất phát tích và dựng nghiệp của nhà Trần ở đầu thế kỷ thứ 13. Đây là vương triều cường thịnh, với hào khí Đông A lẫy lừng, võ công oanh liệt vào bậc nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, vùng đất Long Hưng đều được nhà Trần tin cẩn chọn làm căn cứ xây dựng hành cung Lỗ Giang và cung điện của triều đình, trở thành hậu phương vững chắc, tập hợp quân sĩ, chuẩn bị vũ khí, lương thảo và tổ chức các đại lễ bái yết tổ tiên. Đây cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần, của Thái tổ Trần Thừa, các vua đầu triều Trần: Thái Tông, Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông…

Lễ hội Đền Trần Thái Bình diễn ra trong năm ngày từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Giêng hàng năm, trong đó tái hiện những phong tục, nghi lễ cổ truyền như tế lễ mở cửa đền, rước nước, thi cỗ cá, vật cầu, kéo lửa thổi cơm cần…

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Đền Trần Ở Thái Bình Hay Nhất – Mẫu 3

Bài văn thuyết minh về đền Trần ở Thái Bình hay nhất sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh cụ thể.

Đền Trần và Thái Đường Lăng tại thôn Tam Đường Tiến Đức (Hưng Hà – Thái Bình) đất phát tích và hưng nghiệp của vương triều Trần. Nhà Trần đã chọn Tam đường, nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình làm Tôn miếu để đặt lăng tẩm các vị vua đầu triều. Khu di tích lịch sử đền thờ các vi Vua Trần được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; lễ hội đền Trần được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cách đây hơn 700 năm, tại đây, các vị vua khai nghiệp nhà Trần sinh ra và khởi nghiệp. Trong khoảng thời gian 175 năm tồn tại, triều Trần đã lãnh đạo quân dân Đại Việt lập nên những chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn bậc nhất thời đó .

Trong cả ba cuộc kháng chiến đó, sau thành Thăng Long, mảnh đất Long Hưng – Ngự Thiền đều là nơi nhà Trần chọn làm hậu cứ để xuất nhập thần kỳ. Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần đã sinh ra các vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng soái tài ba, nhân vật lịch sử kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Trần Hưng Đạo…

Cũng tại đây chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại gắn liền với vương triều Trần như đại lễ bái yết tổ tiên và ăn mừng chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba (17 tháng 3 năm 1288). Chính trong cuộc lễ lớn này, Vua Trần Nhân Tông đọc 2 câu thơ bất hủ:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn Hà thiên cổ điện kim âu”

(Đất nước hai phen chồn ngựa đá / Non sông ngàn thuở vững âu vàng).

Mùa hạ 1312 vua Trần Minh Tông đi tuần thú biên giới phía Nam về, cũng làm lễ báo tiệp tại lăng các tiên đế tại Thái Đường Phủ Long Hưng. Tháng 11 – 1390 với chiến thắng của Trần Khát Chân tại cửa Hải Thị – Ngự Thiên giết được vua Chiêm là Chế Bồng Nga, Vua Trần Thuận Tông cũng về Long Hưng bái yết để dâng công chiến thắng lên tổ tiên.

Đặc biệt mảnh đất Tam Đường linh thiêng hiện lưu giữ hài cốt của các bậc tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa… Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà, trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ.

Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dự Lăng, Quy Đức Lăng. Trong 4 vị hoàng hậu thì 2 vị được ghi rõ là Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu (vợ vua Trần Nhân Tông), Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu (em gái Khâm Từ). Hai vị còn lại khả năng là Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu (vợ vua Trần Thái Tông) và Nguyên Thánh Thiện Bảo Hoàng Thái Hậu (vua Trần Thánh Tông). Đây là đặc điểm độc nhất vô nhị trong các di tích về thời đại nhà Trần trong cả nước.

Lễ hội đền Trần Thái Bình khai hội vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn thời Trần. Lễ hội Đền Trần Thái Bình được tổ chức rất trọng thể, từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm. Sau phần lễ là phần hội với các trò vui như: Rước kiệu, thi cỗ cá, đấu võ, thi thả diều, thi phao đất, thi vật cầu…Thi cỗ cá (thi cá Trắm luộc) là nét độc đáo đã có từ xưa trong lễ hội làng Tam Đường, ở hành cung nhà Trần (nay là Khu di tích đền Trần).

Theo các cụ già làng, thì tập tục này được tổ chức là để mọi nười nhớ tới thuở hàn vi tổ tiên nhà Trần sống bằng nghề đánh cá và thường ghép mình với cái tên cá: Trần Kình là cá Kình, Trần Hấp là cá Trắm, Trần Lý là cá Chép; Trần Thừa là cá Nheo, Trần Thị Dung là cá Ngừ… Tam Đường xưa có ba thôn, trước ngày thi cá Trắm, các giáp ở mỗi thôn đều tổ chức thi cá và chọn ra một giáp đứng đầu thôn.

Ba giáp đại diện cho ba thôn thi cá, giáp nào chiếm giải nhất thì mới được đưa vào cúng ở đền thờ các vua. Cá Trắm được luộc rồiđặt trên chiếc mâm đồng, hình chữ nhật có trải vải điều. Giáp nào được giải Nhất thì nhân dân thôn đó vui mừng tổ chức đón giải và hy vọng năm mới làm ăn phát đạt, mọi người khỏe mạnh…

Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình 🌜 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình Ngắn Gọn – Mẫu 4

Bài thuyết minh về đền Trần Thái Bình ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích mà vẫn giàu ý nghĩa và hình ảnh sinh động.

Làng Tam Đường (xưa tên là Thái Dường), xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là vùng đất phát tích của Vương triều Trần; nơi đây cách ngày nay hơn 700 năm, các vị vua khai nghiệp nhà Trần được sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đấy dấy nghiệp. Ngày nay, trên đất Tam Đường lịch sử là Khu Di tích bề thế: Khu Di tích đền Trần Thái Bình.

Tam Đường – Hưng Hà vốn là một vùng đất cổ xưa của tỉnh Thái Bình, được hình thành trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Từ xa xưa, người Việt cổ đã đến đây dựa gò đống để sinh sống bằng nghề đánh cá và trồng lúa Lốc (loại lúa chỉ trồng trên đất gò…). Đất Ngự Thiên (phủ Long Hưng) xưa được dân gian truyền tụng là đất mả sao. Chính vì thế, còn có tên là hương Tỉnh Cương (Tỉnh có nghĩa là ngôi sao, Cương là các gò đất nổi lên cao).

Như đã biết, tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề đánh cá từ đất Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). Đến đời Trần Kình thì chuyển về Tức Mặc (tỉnh Nam Định) và qua đời ở đó. Con trai Trần Kình là Trần Hấp chuyển gia đình về sinh sống ở làng Thái Đường, Long Hưng (nay là làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) làm nghề đánh cá và làm ruộng. Theo truyền thuyết: Thời ấy, có một thầy địa lý (sử cũ chép là khách nhân) thường đi tìm thế đất.

Rồi một lần ông đến hương Tỉnh Cương (Tam Đường ngày nay) thấy có một gò hỏa tinh nổi lên trên mặt nước, xung quanh có nhiều gò nhỏ, thầy thốt lên: Chỗ này không phải là hoang địa! Rồi sau đó, thầy vào làng Tây Nha xem đất tìm mộ tổ cho một người họ Nguyễn. Công việc xong, người họ Nguyễn mở tiệc rượu mời thầy.

Cơm rượu say, thừa lúc trời tối, người họ Nguyễn trói “thầy khách” đem quẳng xuống sông. Thật may, gặp lúc thủy triều xuống, thầy không chết. Trần Hấp lúc đó đánh cá ở gần, nghe tiếng kêu cứu liền bơi thuyền lại vớt lên, cởi trói và hỏi rõ chuyện xảy ra. Thầy kể lại sự tình, rồi nói: Xin đội ơn cứu mạng, già này xin được “biếu” một nơi cát địa để báo đền.

Thế là theo chỉ dẫn của thầy khách, Trần Hấp chọn giờ lành và ngày tốt di dời mộ tổ từ Đông Triều về táng vào gò hỏa tinh. Chuyện phong thủy tìm đất mộ tổ của Trần Hấp nêu trên chỉ là truyền thuyết. Tuy vậy, qua đây cũng gợi ý và lý giải phần nào nguyên nhân cụ Trần Kình và hai con là Trần Hấp và Trần Tự Duy dời chuyển gia đình từ Tức Mặc (Nam Định) sang định cư làm ăn ở đất Thái Đường – Lưu Xá (Thái Bình).

Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh… kế thừa và phát huy kiến trúc đình làng. Riêng toà hậu cung Đền Trần có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám gian, trên diện tích 359 m2, tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.

Ngoài ra trong quần thể đền thờ các vua Trần còn có Đền thánh thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, đền thờ Mẫu…Hiện nay quần thể di tích đang tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện với tổng diện tích 22 ha.

Lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội đền Trần Thái Bình được tổ chức hằng năm góp phần đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của du khách thập phương, tưởng nhớ, tri ân công lao của các thế hệ cha ông, nguyện cầu cho mưa thuận, gió hòa, mọi người được bình an, hạnh phúc, đất nước thái bình. Trong buổi khai mạc Lễ hội, các đại biểu, du khách sẽ được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với vở chèo “Người sáng nghiệp một Vương triều” do các diễn viên Nhà hát chèo Thái Bình biểu diễn.

Trong khuôn khổ Lễ hội, phần lễ sẽ được tổ chức với lễ dâng hương tại mộ, tế mở cửa, lễ rước bộ, rước thủy, lễ bái yết, lễ giỗ Tổ. Phần hội diễn ra các hoạt động dân gian đặc sắc như: Thi cỗ cá, thi pháo đất, thi kéo lửa nấu cơm cần, thi gói bánh chưng, thi vật cầu và Ngày thơ Việt Nam.

Lễ hội đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch quyết định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Gửi đến bạn 🍃 Thuyết Minh Về Tây Ninh 🍃 15 Bài Giới Thiệu Tây Ninh Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình Đặc Sắc – Mẫu 5

Bài văn thuyết minh về đền Trần Thái Bình đặc sắc sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (Thái Bình) nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Bình, thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, đền nằm gần QL39, cầu Thái Hà bắc qua sông Hồng, tuyến đường Thái Bình – Hà Nam nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT04) với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (CT01) và ở rất gần các thành phố xung quanh.

Đền Trần Thái Bình là một quần thể di tích gồm các đền thờ, lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần. Đền thờ các vua Trần trên đất phát tích Thái Bình (còn gọi là Thái Đường Lăng) thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Hệ thống các di tích lịch sử ở đây gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần đều đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần có nhiều vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo; Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư… Thái Bình là vùng đất phát tích của vương triều Trần, vì cách đây hơn 700 năm, tại đây các vị vua khai nghiệp nhà Trần được sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây dấy nghiệp.

Các vua Trần đã cho xây dựng một hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thuỷ tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa… Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà thì có tới trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.

Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp tác tại các lăng mộ như Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng. Năm tháng qua đi, lăng mộ ba vị vua đầu triều Trần và dòng sông Thái Sư vẫn còn đó. Hơn 7 thế kỷ, những di vật nằm sâu trong lòng đất Tam Đường đã được khai quật, giúp hậu thế tìm lại một quần thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc hành cung Long Hưng uy nghi, tráng lệ.

Trên diện tích 5175m2, đền thờ các vua Trần, Đức thánh Trần Hưng Đạo, Hoàng hậu và Công chúa triều Trần đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế toạ lạc trên nền phế tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức với các hạng mục đã hoàn thành là toà hậu cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan.

Riêng Toà hậu cung đền Trần là một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám gian, trên diện tích 359m2, được khởi dựng bởi sự tài hoa của những người thợ; sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động. Nơi đây được gọi là Thái Đường Lăng, hiện còn di tích là ba ngôi mộ táng ba vị vua đầu tiên của Triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.

Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm, qua đó khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Các nội dung diễn ra suốt lễ hội từ sáng 13 tháng giêng âm lịch đến hết ngày 18 tháng giêng âm lịch như: Thi cỗ cá, Thi gói bánh chưng, Thi thả diều, Thi pháo đất, Thi vật cầu, Thi kéo co.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lễ Hội Đền Trần Thái Bình Chọn Lọc – Mẫu 6

Đón đọc văn mẫu thuyết minh về lễ hội đền Trần Thái Bình chọn lọc và cùng tìm hiểu, trải nghiệm những nét đẹp trong đời sống văn hoá, tâm linh của người Việt.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, vương triều Trần được biết đến là một vương triều cường thịnh, giỏi trong phát triển kinh tế xã hội, một triều đại thượng võ với nghệ thuật quân sự vượt bậc và những chiến công lẫy lừng của ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông.

Trên mảnh đất Hưng Hà, các vua Trần đã cho xây dựng hành cung Long Hưng – nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại và Tam Đường – nơi lưu giữ hài cốt các vị tổ triều Trần như: Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng Hoàng Trần Thừa. Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ của các hoàng đế nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, các hoàng hậu sau khi qua đời đều được đưa về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Quy Đức Lăng.

Khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ và Lăng mộ các vua Trần được công nhận là Khu di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ học quốc gia, nơi đây không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu về văn hóa, sử học, khảo cổ học, mà còn là điểm du lịch văn hóa tâm linh độc đáo.

Hàng năm, lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 13 -18 tháng Giêng âm lịch, với nhiều nội dung phong phú và có nhiều nét khác biệt so với địa phương khác, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Lễ hội nhằm khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước, giữ nước của nhà Trần, là dịp để nhân dân thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, lòng tri ân với các bậc liệt tổ, các vị vua, tướng sĩ, hoàng thân quốc thích nhà Trần.

Qua đó giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Lễ hội cũng là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách, đồng thời việc tổ chức lễ hội đền Trần đã tạo điều kiện thuận lợi để Thái Bình có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội đền Trần và các di sản thời Trần trên mảnh đất Hưng Hà.

Lế hội bao gồm phần lễ được cử hành trang trọng, uy nghi và tôn kính như: lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước thiêng từ ngã 3 sông Hồng về đền Trần, lễ tế mộ, đặc biệt có lễ bái yết được tổ chức nhằm khôi phục lại nghi lễ xa xưa các vua Trần thường làm lễ bái yết tổ tiên mỗi khi có sự kiện trọng đại… Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức sôi nổi với những trò chơi mang đậm tính dân gian như: thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật cầu, kéo co, pháo đất, cờ tướng…

Không chỉ được biết đến là một vương triều với võ công oanh liệt, giỏi đánh giặc, nhà Trần còn để lại cho hậu thế những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng biệt, đặc sắc, đó là lễ giao chạ (kết nghĩa anh em) giữa 2 làng Vân Đài (xã Chí Hòa) và làng Tam Đường (xã Tiến Đức) đã tồn tại hơn 7 thế kỷ, lễ rước nước và thi cỗ cá độc đáo thể hiện đậm nét phương thức sống của cư dân vùng sông nước và mang tính nhân văn sâu sắc nhằm giáo dục, nhắc nhở thế hệ sau tưởng nhớ tới thuở hàn vi tổ tiên nhà Trần sống chủ yếu bằng nghề đánh cá.

Đây thực sự là những nét sinh hoạt mang giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử không dễ tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước. Song song với các hoạt động lễ hội, công tác quản lý cũng được quan tâm và từng bước đi vào nề nếp. Công tác tuyên truyền được chú trọng, nhấn mạnh đến giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội là nhằm phát huy tinh thần thượng võ của nhà Trần cùng công lao to lớn của triều đại nhà Trần đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam và văn hóa Việt Nam trong lịch sử.

Với những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, lễ hội đền Trần đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đối với lễ hội đền Trần Thái Bình và cũng là niềm tự hào, nguồn động viên, cổ vũ nhân dân Thái Bình tiếp tục lưu giữ và trao truyền hào khí Đông A, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Thanh Hóa 🌹 17 Bài Giới Thiệu Thanh Hóa Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội Đền Trần Thái Bình Sinh Động – Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về lễ hội đền Trần Thái Bình sinh động đã để lại nhiều ấn tượng với người đọc bởi cách hành văn hấp dẫn và những ý văn giàu hình ảnh.

Đền Trần – Thái Bình nằm trên địa bàn xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Nơi đây được coi là nơi phát nghiệp vương triều Trần, là nơi yên nghỉ của các vị vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và lưu giữ một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Sử sách ghi lại: Nếu Tức Mặc, Thiên Trường, tỉnh Nam Định là nơi vị họ tổ nhà Trần chọn làm nơi định cư ban đầu thì vùng đất Hưng Hà, tỉnh Thái Bình được xác định là nơi khởi nghiệp, nơi phát tích của Vương triều Trần cách đây gần 800 năm. Tại Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đang lưu giữ hài cốt của các vị tổ tiên triều Trần.

Đã thành thông lệ, hằng năm cứ đến ngày 13 tháng Giêng, chính quyền và nhân dân huyện Hưng Hà lại long trọng tổ chức Lễ hội Đền Trần chính tại nơi đặt tôn miếu và lăng mộ của các vị vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Đây được coi là lễ hội quan trọng nhất của người dân địa phương nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các vị vua nhà Trần trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Một trong những nghi lễ đầu tiên của lễ hội chính là Lễ rước nước, tái hiện cuộc sống trước kia của tổ tiên nhà Trần trước khi lên làm vua gắn với nghề chài lưới trên sông nước. Ngày nay, nghi lễ này đã trở thành nghi thức gắn với tín ngưỡng cầu nước, cầu cho mùa màng tươi tốt cũng như báo công đến các vị vua của cư dân vùng châu thổ sông Hồng sau một năm sản xuất.

Đoàn rước nước thực hiện bằng cả đường thủy và đường bộ. Trước khi đoàn rước khởi hành, các bậc cao niên thắp hương kính cẩn mời anh linh các vị vua Trần chứng giám. Đoàn rước xuất phát từ sân Đền, dẫn đầu là đội múa lân, kiệu mang liệt vị liệt tổ nhà Trần: Trần Kinh, Trần Hấp, Trần Thừa, Trần Lý và Thái sư Trần Thủ Ðộ. Tiếp theo là đoàn rước thuộc các làng, xã trong và ngoài huyện. Đoàn rước đi đến đâu đều có đoàn bát âm, cờ trống theo đến đó. Người dân tham gia lễ hội cùng đi theo thành hàng dài với mong muốn được tận mắt chứng kiến lễ rước linh thiêng cũng như cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Đoàn rước đi dọc đê sông Hồng đến nơi có thuyền rước đợi sẵn. Thuyền rước nước là thuyền lớn, đưa các vị chư tăng và tín đồ Phật tử ra tới giữa sông Hồng thì dừng lại. Theo các bậc cao niên xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà), nơi lấy nước được gọi là Ngã ba Tuần Vường – nơi giao nhau của ba con sông lớn: Sông Luộc, sông Hồng và sông Thái Bình. Dòng nước trong mát, thanh tịnh nơi đây sẽ được dâng lên các vị vua Trần.

Đến ngã ba Tuần Vường, từng gàu nước được các cụ cao niên và các vị chư tăng trút vào chum nhỏ. Ông Đặng Vũ Trần Nhã, thủ nhang Đền Trần (Thái Bình) cho biết, trước khi làm lễ cấp thủy, đưa dòng nước vào trong chum, các bậc chư tăng làm lễ cúng Phật và các vị vua Trần cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà cho mọi người, mọi nhà. Các bậc chư tăng sẽ múc 9 gàu nước đổ vào chum với ý nghĩa trọn vẹn, đủ đầy và sinh sôi từ con số 9 mang lại.

Khi chum đã đầy, một tấm vải điều được đặt lên miệng chum với mong muốn giữ đủ bấy nhiêu may mắn. Chum nước được cẩn trọng đặt lên bành, dùng dây lụa đỏ chằng buộc cẩn thận để tránh bị đổ trong khi khiêng kiệu. Hoàn thành nghi thức lấy nước, đoàn rước lại trở về Đền thờ các vị vua Trần. Về tới sân Đền, đoàn rước lần lượt đi vào hành lễ, đoàn kiệu do các thanh niên trai tráng rước qua cổng là bắt đầu quay đủ ba vòng rồi đi vòng vào Đền. Nước được đem về đền mới là lúc tổ chức cho làng, cho các đoàn tới tế lễ.

Nghi lễ rước nước được phục dựng từ năm 2010 và duy trì thực hiện cho đến nay. Đây là nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân địa phương và nghi thức đầu tiên trong Lễ hội Đền Trần (Thái Bình). Sau nghi thức này sẽ là các hoạt động khai mạc, lễ tế cá và nhiều trò chơi dân gian khác diễn ra từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng hằng năm. Với nhiều nét độc đáo, năm 2014, Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Gợi ý cho bạn ☔ Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai ☔ 10 Bài Văn Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Tham khảo bài thuyết minh về đền Trần Thái Bình học sinh giỏi, các em học sinh có thể vận dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để có cho mình những ý văn hay.

Trong lịch sử của dân tộc Viêt nam, thời kỳ trị vì của nhà Trần (1225-1400)đã để lại rất nhiều dấu son trong lịch sử giữ nước và dựng nước của cha ông ta. Ba lần thắng giặc phương Bắc Nguyên Mông, những cuộc chiến mở rộng đất đai và bảo vệ đất nước với Chiêm Thành, Ai Lao cùng với hàng loạt chính sách phát triển kinh tế, an dân…nhà Trần thực sự là một triều đại có công rất lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc.

Điều này được ghi nhận đầy đủ trong các bộ sử từ nhỏ đến lớn của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử, Việt Nam sử lược…Không những vậy, các danh nhân kiệt xuất đời Trần như vua Trần Nhân Tông và Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã đi vào tiềm thức tâm linh của người Việt như những vị Tổ sư, Thánh bất tử.

Trên đất Việt Nam, khắp nơi đều có những đền, chùa và những khu di tích để tưởng nhớ và tri ân các vua Trần cũng như các công thần, tướng lĩnh có công giúp nhà Trần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Có thể kể đến các di tích lớn như: Di tích lịch sử Đền Trần ở Đông Triều, Vạn Kiếp, Nam Định, Thái Bình, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử…Một trong những di tích gắn liền với sự ra đời và tồn tại của vương triều Trần lâu nhất đó là khu di tích đền Trần Thái Bình.

Huyện Hưng Hà, Thái Bình không chỉ là quê hương và phát vương của các vua Trần mà còn là nơi an nghỉ của các vua đầu triều nhà Trần như Trần Cảnh, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và các Hoàng Thái hậu cùng một số hoàng thân, quốc thích của nhà Trần. Nhà bác học Lê Quý Đôn, trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục ghi rất cụ thể về lăng mộ vua Trần ở Thái Bình: “Xã Thái Đường, huyện Ngự Thiên (nay là xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình) có bốn cái lăng: Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Lại có lăng của bốn hoàng hậu”. Trong sử sách ghi về lăng mộ vua Trần có các tên như: Thọ lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng hay Đức lăng.

Mặc dù trải qua bao biến cố và thời gian nhưng mộ phần các vua đầu triều Trần ở Thái Bình vẫn còn được gìn giữ. Đây cũng là những ngôi mộ lâu đời nhất còn được. Ngày nay, tại xã Tiến Đức, Hưng Hà còn có 3 ngôi mộ mà theo nhà báo Phạm Ngọc Dương đó là những ngôi mộ cổ lớn nhất từng biết đến ở Việt Nam. Mỗi ngôi mộ có diện tích hơn 1ha và cao như một quả đồi.

Dân địa phương gọi ba ngôi mộ đó là phần Bụt, Phần Trung và phần Đa. Theo các nhà nghiên cứu, có thể ngôi mộ có tên là phần Bụt là mộ phần vua Trần Nhân Tông. Trước đây, nơi này còn một ngôi mộ gọi là phần Cựu nhưng đã bị khai quật năm 1980. Các nhà khảo cổ đã xác định niên đại của ngôi mộ này là thời Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định, những ngôi mộ cổ ở xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình là mộ phần các vua Trần.

Có nhiều người nhầm tưởng, mộ các vua đầu triều Trần trước kia an táng ở Thái Bình nhưng sau đó đã chuyển về Yên Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Khu mộ các vua Trần ở Yên Sinh là mộ phần các vua Trần Anh Tông (gọi là Thái lăng), và các đời sau như Minh Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông…Riêng vua Hiến Tông (con vua Minh Tông) mộ phần lại chôn cất tại Kiến Xương, Thái Bình mà sử sách gọi là An lăng hay Xương lăng. Sử sách cũ ghi rõ, vì để tránh nạn cướp bóc của người Chiêm Thành, năm 1381 nhà Trần cho rước thần tượng các lăng Quắc Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương về lăng lớn ở Yên Sinh.

Chúng ta cần nhớ, những năm cuối của triều Trần, nhà nước Việt Nam suy yếu dần và đó là nguyên nhân để giặc Chiêm Thành nhiều lần vi phạm bờ cõi. Khu mộ các vua Trần ở Yên Sinh qua nhưng năm tháng của lịch sử và những nạn đào bới, trộm cắp đồ cổ nên chỉ còn một số phế tích và đang được tôn tạo lại để trở thành khu di tích lịch sử. Duy nhất ở Thái Bình còn lưu giữ lại các phần mộ của các vua Trần. Điều đó càng làm sáng tỏ nhận định về quê hương của các vua Trần là đất Long Hưng (huyện Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Từ mảnh đất địa linh này, nhà Trần phát nghiệp đế vương. Tập tục và tâm lý của người Việt nam ta xưa và nay, không ít người luôn có nguyện vọng thiết tha là lúc nhắm mắt xuôi tay được trở về nơi quê cha, đất tổ để phần mộ được đời đời con cháu trông nom. Mặc dù ngày nay, tuy khoa học đã phát triển đến đỉnh cao, nhưng cũng còn nhiều hiện mà ta thường gọi là tâm linh vẫn chưa được lý giải một cách thấu đáo.

Những câu chuyện dân gian như về nhà Trần được mộ phát, hay vua Lý Công Uẩn được nhà sư Vạn Hạnh chọn đất đặt mộ mẹ để phát nghiệp đế vương. Hay như các câu chuyện thần bí về nhà Mạc, về vua Quang Trung. Rất nhiều câu chuyện như vậy tồn tại trong dân gian, nhưng để tìm một lời giải thích thấu đáo thì tiếc rằng hiện nay vẫn chưa có.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Văn Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình Đạt Điểm Cao – Mẫu 9

Để viết bài văn thuyết minh về đền Trần Thái Bình đạt điểm cao, các em học sinh cần trau chuốt cho mình một văn phong hay và những ý văn phong phú.

Lễ hội đền Trần Thái Bình (làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) hàng năm là dịp để du khách vãn cảnh, thăm, tưởng nhớ và tìm hiểu rõ hơn về công lao, sự phát triển rực rỡ của vương triều Trần.

Lâu nay du khách đều biết đến quê lúa Thái Bình – nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hóa đặc sắc. Điểm hẹn du khách không nên bỏ qua khi tới đây là quần thể di tích khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần. Vùng đất Long Hưng (nay là huyện Hưng Hà) ngay từ đầu thế kỷ thứ XIII đã được nhà Trần chọn làm nơi dựng nghiệp.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Kiến văn tiểu lục… đều ghi rõ: “Tổ tiên nhà Trần, đời nối đời làm nghề chài lưới. Từ đầu thế kỷ XII, họ Trần đã đến vùng Tức Mặc (Nam Định) và Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình) sinh sống và làm nghề đánh cá. Thấy vùng đất Long Hưng thuận lợi, có địa thế đẹp, cụ Trần Hấp đã di chuyển mộ cha đến vùng đất Thái Đường (nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) định cư, trồng lúa nước, phát triển nông tang. Đây là nơi phát tích, dựng nghiệp, nơi khởi nguồn trực tiếp của triều đại nhà Trần – nhà nước phong kiến thịnh trị, hùng mạnh bậc nhất trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Khi đã thành vương triều Trần, vùng đất này được chọn làm nơi xây dựng các đền thờ, lăng tẩm của hoàng tộc nhà Trần. Các vị vua khai sáng nhà Trần đều được sinh ra tại đây, gia tộc nhà Trần dựa vào đây dấy nghiệp. Vùng đất Long Hưng xưa, Hưng Hà hôm nay không chỉ là nơi giữ gìn long mạch giúp vương triều Trần hưng vượng mà còn là hậu cứ hiểm yếu luyện binh khiển tướng, tích lũy lương thảo, chế tạo vũ khí, phụ trợ đắc lực cho công cuộc nuôi quân đánh giặc.

Cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược, mảnh đất Long Hưng – Hưng Hà đều là nơi nhà Trần chọn làm căn cứ quan trọng để tập hợp quân sĩ, chuẩn bị vũ khí, lương thảo. Sau 3 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, các vua Trần và hoàng tộc đều ngự giá về vùng đất cố hương, tổ chức đại lễ bái yết tổ tiên, ban phúc ân cho muôn dân trăm họ và ăn mừng chiến thắng. Đây cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần, của Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua đầu triều Trần.

Đền thờ các vua Trần trên đất phát tích Thái Bình – còn gọi là Thái Đường Lăng với một tổng thể kiến trúc rộng lớn là nơi thờ tự các vua Trần, thờ Đức Thánh Trần, các hoàng hậu, hoàng thân quốc thích nhà Trần. Quần thể kiến trúc đền thờ các vị vua triều Trần có diện tích hơn 32ha, hướng kiến trúc quay về phương Nam. Phía trước có 3 gò ấn kiếm, đấy là Chiêu lăng, Dụ lăng và Đức lăng, phía sau tựa vào thôn Tam Đường.

Năm 1999, đền thờ các vị vua triều Trần được xây dựng uy nghi, bề thế. Cổng đền kiểu tam quan cuốn vòm, mái chảy chồng diêm hai tầng, đao song loan cách điệu. Qua cổng đền, sân đền là tòa bái đường. Qua tòa bái đường là sân chầu, nơi diễn ra các hoạt động dâng hương, tế lễ. Tòa đệ nhị là công trình kết nối tòa bái đường và sân chầu. Kết nối tòa bái đường, sân chầu, tòa đệ nhị là tòa hậu cung rộng khoảng 90m2. Đây là nơi thờ linh vị cụ Trần Kinh, Trần Hấp, Trần Lý, Thánh tượng Trần Thừa, Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung – những người có công lao khai sinh ra vương triều Trần.

Ngày 27/1/2014, lễ hội đền Trần Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với nhiều nghi lễ, phong tục độc đáo đậm nét văn hóa thời Trần như lễ rước nước, lễ giao chạ, thi cỗ cá thời Trần, các trò chơi dân gian, các điệu dân ca, dân vũ… Lễ hội đền Trần Thái Bình được tổ chức tại khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần diễn ra từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Giêng hàng năm.

Đặc biệt, hoạt động thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn người dân và mang tính truyền thống là lễ rước nước để nhắc lại thuở xưa tổ tiên nhà Trần sống bằng nghề chài lưới. Bên cạnh đó, lễ hội còn tổ chức lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ trong không khí linh thiêng, tôn kính. Những năm gần đây, lễ hội đền Trần Thái Bình bên cạnh các hoạt động văn hóa truyền thống còn có thêm nét văn hóa mới là tổ chức ngày thơ Việt Nam.

Theo phong tục cổ truyền, ngày 13 tháng Giêng hàng năm là ngày khai mạc tổ chức lễ hội đền Trần Thái Bình. Đây là dịp để các tầng lớp nhân dân Thái Bình, đồng bào và du khách thập phương về thắp nén tâm nhang tưởng niệm và tỏ lòng tri ân các vị vua triều Trần, Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng hoàng thân quốc thích nhà Trần. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ lòng tự hào, ý chí quật cường, bất khuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, khơi dậy tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mỗi người dân đất Việt.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Sóc Trăng 🍀 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay

Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình Chi Tiết Nhất – Mẫu 10

Tham khảo văn mẫu thuyết minh về đền Trần Thái Bình chi tiết giúp các em học sinh dễ dàng triển khai bài viết của mình với một bố cục và định hướng nội dung cụ thể nhất.

Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần thuộc phủ Long Hưng xưa, là vùng đất có vị thế địa – kinh tế – chính trị – văn hóa đặc biệt quan trọng, gắn với nhiều sự kiện lịch sử thời Trần và lịch sử dân tộc, là hậu phương, nền tảng vững chắc, để của nhà Trần thay thế vai trò chính trị của nhà Lý. Di tích gồm ba phân khu chính: Khu lăng mộ, khu đền thờ và khu di tích khảo cổ học.

Vùng đất Long Hưng vốn là nơi dựng nghiệp của nhà Trần, vì thế đã được triều Trần đặc biệt chú trọng, phân phong cho các thân vương. Nơi đặt mộ tổ của họ Trần tại hương Tinh Cương (nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tiếp tục được lựa chọn làm nơi an nghỉ của các vị vua đầu triều và hoàng tộc nhà Trần: Thái tổ Trần Thừa táng tại Thọ Lăng; Thái Tông táng tại Chiêu Lăng, Thánh Tông táng tại Dụ Lăng, Nhân Tông táng tại Đức Lăng. Sau khi Thái Tổ Trần Thừa mất, hương Tinh Cương chính thức được đổi tên thành Thái Đường (khu lăng tẩm của vua và hoàng tộc).

Từ năm 1320 trở đi, các vua và hoàng hậu nhà Trần sau khi mất đều được đưa về an táng tại khu vực An Sinh (thuộc Đông Triều, Quảng Ninh ngày nay). Năm 1381, Trần Phế Đế đã rước thần tượng của các vua Trần về thờ ở An Sinh. Tuy nhiên, khu lăng mộ và đền thờ nhà Trần ở Thái Đường vẫn được nhà Trần và cộng đồng sở tại đặc biệt quan tâm, tiếp tục duy tu, xây dựng mở rộng thêm.

Lê Quý Đôn khẳng định trong Kiến văn tiểu lục: “Xã Thái Đường, huyện Ngự Thiên có 4 cái lăng của Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông nhà Trần lại có lăng của 4 hoàng hậu…”. Sách Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí lược (thời Nguyễn) cũng đề cập tới khu lăng mộ: “Miếu thờ các vua Trần ở xã Thái Đường, hướng Nam, trước miếu có ba gò ấn kiếm, sau miếu có bảy gò thất tinh”.

Trước năm 1945, trên địa bàn Tam Đường vẫn còn đền thờ các vua Trần. Phía trước đền (phía Nam) có 3 ngôi mộ lớn là: Phần Trung, Phần Bụt, Phần Đa, chếch về phía Tây – ở vị trí cách đê sông Hồng gần 500m có một ngôi mộ cổ, nhân dân quen gọi là Phần Cựu. Phía Đông Bắc đền thờ có Mả Tít, Vườn Màn, Bến Ngự và chùa Bến. Phía sau đền thờ (phía Bắc) có 7 ngôi mộ đối diện với Phần Trung, Phần Bụt, Phần Đa, tạo thành thế “ tiền tam thai hậu thất tinh”.

Khu thất tinh gồm phần Ốc, Quang, Ổi, Lợn, Mao, Gà và phần Bà Già. Tương truyền, phần Ốc là nơi đặt mộ cụ Trần Hấp, phần Quang là lăng mộ của Nguyên tổ Trần Lý, các phần còn lại trong khu “thất tinh” là nơi chôn cất các hoàng hậu công chúa đầu triều Trần. Sau năm 1945, phần Cựu và các phần trong khu “thất tinh” đều bị lấy đất cấp cho dân sinh sống, canh tác.

Khu lăng mộ các vua Trần hiện nay có tổng diện tích 38.221m2, được nhân dân gọi là Phần Đa, Phần Trung, phần Bụt, tương ứng với Chiêu lăng, Dụ Lăng, Đức Lăng – nơi yên nghỉ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và 01 ngôi đền thờ Thượng hoàng Trần Thừa, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Cả ba lăng mộ đều đã được tôn tạo vào năm 2004, có tường kè bằng gạch bao quanh, theo hình đường tròn đồng tâm, có đường kính 65m, cao 1,2m mét so với sân tế. Riêng phần mộ ở giữa có đường kính là 55m, chiều cao từ sân tế đến đỉnh mộ là 7m, giữa mộ đặt chữ Trần (陳) trong một khung sắt hình chữ nhật.

Trước kia, đền có tên là “Trần đế miếu”, nằm ở vị trí đền Mẫu ngày nay. Kiến trúc đền gồm hai tòa, mặt bằng hình chữ nhị, với 07 gian tiền tế, 05 gian hậu cung, bộ khung kiến trúc làm bằng gỗ, chạm trổ cầu kỳ. Trong đền thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, phối thờ Thượng hoàng Trần Thừa và các vị hoàng hậu đầu triều Trần.

Trải qua nhiều biến cố của thời gian và lịch sử, khu đền thờ bị hủy hoại, đổ nát. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, cùng nhân dân địa phương, đền đã được phục dựng lại trên nền cũ. Hiện nay, khu đền gồm các hạng mục đền Vua (ở giữa), đền Thánh (ở phía Đông, bên tả đền Vua) và đền Mẫu (ở phía Tây, bên hữu đền Vua). Ba kiến trúc này đều quay hướng Nam, hướng về khu vực lăng mộ, được bố trí dàn hàng ngang, có chung sân lễ hội, đường nghi lễ, cửa chính (Ngọ môn).

Đền Vua được xây dựng với diện tích 6.498m2, nơi thờ ba vua đầu triều Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông), phối thờ Thượng hoàng Trần Thừa và các vị cao tổ, tằng tổ nhà Trần là Trần Kinh, Trần Hấp, Trần Lý, cùng hai người có công mở nghiệp nhà Trần là Trần Thị Dung, Trần Thủ Độ. Đền quay hướng Nam, gồm các hạng mục: cổng, sân tế, giếng ngọc, cổng sang đền Thánh, đền Mẫu, cổng vào phía sau đền, tiền tế, trung tế, hậu cung và hai tòa giải vũ.

Đền Thánh được xây dựng theo dạng thức truyền thống, diện tích 6.011m2, gồm các hạng mục: cổng, sân tế, lầu chiêng, lầu trống, tiền tế, phương đình, trung tế, hậu cung và giải vũ… Đền là nơi thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, phu nhân Nguyên Từ Quốc mẫu và hai con gái là Quyên Thanh Quận chúa, Đại Hoàng Công chúa. Đền Mẫu thờ các vị quốc mẫu và công chúa đầu triều Trần, tổng diện tích 6.228 m2, với các hạng mục: giếng ngọc, bình phong, sân tế, giải vũ, tiền tế, trung tế và hậu cung…

Khu di chỉ khảo cổ học Tam Đường (thời Trần), xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, đã được khai quật khảo cổ nhiều lần, phát hiện được dấu vết kiến trúc và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, với niên đại từ thời Lý đến Nguyễn, đặc biệt là nhóm hiện vật thời Trần,… minh chứng cho giá trị và sự tồn tại của di tích qua các thời kỳ lịch sử.

Vào khoảng những năm 1979 – 1990, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật 4 lần ở Tam Đường, kết quả khai quật cho thấy: Tam Đường là vùng đất đặt tôn miếu, lăng mộ các vua và hoàng hậu đầu triều Trần (như chính sử đã ghi); Tam Đường là nơi đặt hành cung Long Hưng để các vua Trần ngự trong những lần về làm lễ bái yết tổ tiên.

Giá trị lịch sử – văn hóa của di tích còn được biểu hiện qua lễ hội truyền thống, được tổ chức thường niên tại khu vực đền thờ các vua Trần từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Giêng. Ngoài nghi thức rước nước và tế tự, trong hội còn có nhiều tục, lệ, trò diễn dân gian, như thi cỗ cá, vật cầu, đấu gậy, thả diều, chọi gà, nấu cơm cần…, đặc biệt là những sinh hoạt văn hoá gắn với tục kết chạ giữa hai làng Tam Đường và Vân Đài. Đây là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình và khu vực, có sức hấp dẫn đặc biệt đối cộng đồng và du khách.

Trong suốt chiều dài lịch sử, di tích luôn đóng vai trò là một trung tâm sinh hoạt văn hóa đặc biệt quan trọng của nhân dân sở tại và vùng phụ cận. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị di sản văn hóa nơi đây sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, cố kết cộng đồng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt, di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình Ngắn Hay – Mẫu 11

Văn mẫu thuyết minh về đền Trần Thái Bình ngắn hay sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị cho bài viết trên lớp của mình.

Làng Tam Đường – Thái Bình được coi là vùng đất phát tích của Vương triều Trần. Cũng tại nơi đây, một hành cung Long Hưng hoành tráng chứng kiến nhiều dấu ấn lịch sử trọng đại gắn liền với vương Triều Trần như những đại lễ, những yến tiệc mừng chiến thắng sau mỗi sự kiện oai hùng.

Từ năm 1999, một dự án đã được phê duyệt, và ngày 5-12-2000, tỉnh Thái Bình, đã tổ chức lễ khởi công trùng tu tôn tạo Khu Di tích đền thờ, lăng mộ các vua Trần ở làng Tam Đường (Thái Đường xưa). Ngày 23-4-2003, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức dâng hương, khánh thành công trình trên, gọi tắt là: Khu Di tích Đền Trần Thái Bình.

Tổng thể toàn khu di tích có diện tích là 22ha. Trên diện tích 5175m2, đền thờ các vua Trần và đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế, tọa lạc trên nền phế tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức, gồm các hạng mục: Sân hành lễ; Tam quan kiểu tứ trụ có mái rộng; tòa Bái đường có 3 gian hai chái hình chữ nhật có qui mô dài 22,5m và rộng 12m.

Tòa Hậu cung có bố cục hình chữ “Đinh”, gồm 2 tòa 8 gian trên diện tích 359m2; hai nhà Giải vũ 5 gian; sân đền có diện tích 830m2, dựng cột cờ cao 8m; hai hố sen kè gạch đối xứng hai bên đền có diện tích trên 300m2. Ngoài ra còn có nhà trưng bày hiện vật Thời Trần, nhà bia và khu tượng đài Chiến thắng chống Nguyên – Mông.

Phía trước khu đền thờ các vua Trần và đền thờ Trần Hưng Đạo là ba ngôi mộ lớn đã được trùng tu tôn tạo. Đó là mộ của 3 vị vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông – như 3 quả núi nằm tại cánh đồng làng Tam Đường.

Lễ hội Đền Trần Thái Bình được tổ chức rất trọng thể, từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm. Sau phần lễ là phần hội với các trò vui như: Rước kiệu, thi cỗ cá, đấu võ, thi thả diều, thi phao đất, thi vật cầu…

Trong sáng và chiều 13 tháng Giêng có các lễ thức: Dâng hương tại 3 ngôi mộ các vị vua triều Trần; lễ tế mở cửa các đền Vua, đền Thánh, đền Mẫu và lễ rước nước. Lễ rước nước (gồm rước thủy và rước bộ) là nghi thức lấy nước thiêng (linh thủy) ở khu vực “tam tỉnh”- ngã ba sông – trên sông Hồng về làm lễ tế ở đền Vua. Đây là nghi lễ cầu mong mưa thuận gió hòa, nông nghiệp phát triển và tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn bó với sông nước.

Lễ rước nước trên bộ sẽ có sự hiện diện của 9 kiệu (kiệu phật, kiệu đặt bát hương linh vị các liệt tổ nhà Trần …) và nhiều đoàn tế mang chấp kích, bát biểu, tàn lọng, đồ tế khí và các đội rồng, lân, nhạc bát âm tham gia. Hành trình rước thủy sẽ có 3 thuyền rồng (trang trí đúng nghi thức), trên mỗi thuyền có cờ thần, tàn lọng.

Trong các ngày từ 14 đến 18 tháng Giêng, phần hội sẽ diễn ra với các hoạt động mang tính cố kết cộng đồng cao, đậm nét văn hóa vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng và tái hiện lại cảnh rèn binh luyện tướng của nhà Trần xưa, như: Thi pháo đất, thi vật cầu, thi kéo lửa thổi cơm cần, thi kéo co, thi gói bánh chưng, thi cỗ cá… Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, ngày Thơ Việt Nam cũng diễn ra trong những ngày này.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình Lớp 8 – Mẫu 12

Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết thuyết minh về đền Trần Thái Bình lớp 8, dưới đây là bài văn mẫu đặc sắc mà các em học sinh có thể tham khảo và nâng cao kỹ năng viết.

Mỗi năm có hàng ngàn lượt du khách thập phương đã đến dâng hương tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần tại mảnh đất phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần – Hưng Long xưa, Hưng Hà nay.

Trong lịch sử tồn tại 175 năm (1225 – 1400), vương triều Trần có vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là chiến công ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông xâm lược (năm 1228, 1258 và năm 1285). Trong cả ba lần kháng chiến, nhà Trần đều chọn Long Hưng xưa (nay là huyện Hưng Hà) làm căn cứ quan trọng, tập hợp quân sĩ, chuẩn bị lương thảo. Đây cũng là nơi các vị vua triều Trần làm lễ bái yết tổ tiên, lễ ban phúc ân cho muôn dân và lễ dâng báo chiến công. Qua nhiều tài liệu lịch sử, khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã khẳng định Hưng Hà là mảnh đất phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần.

Trên diện tích 5175 m2, đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế toạ lạc trên nền phế tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức với các hạng mục đã hoàn thành là toà hậu cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan. Đền Trần cách Hưng Yên 17 km, cách thành phố Nam Định 25 km, cách Phủ Lý 30 km và cách thành phố Thái Bình 30 km.

Đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian, như: không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh, là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc – kiến trúc đình làng.

Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) diễn ra ngày 13 tháng Giêng hằng năm nhằm tôn vinh công lao của nhà Trần trong lịch sử cũng như giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ sau, đồng thời khẳng định Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc. Đây cũng là định hướng phát triển du lịch lâu dài của huyện Hưng Hà. Phát huy truyền thống quê hương, đến nay, huyện Hưng Hà là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt chuẩn quốc gia huyện nông thôn mới.

Năm 2014, Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Khu di tích hiện là nơi đặt tôn miếu và lưu giữ mộ phần của các liệt tổ nhà Trần, của Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Lễ hội Đền Trần Thái Bình tổ chức hằng năm là dịp để đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài về đây thắp hương, tưởng niệm, tỏ lòng tri ân các vua Trần, qua đó giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, đây sẽ là dịp kết nối Khu di tích Quốc gia đặc biệt – Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần thành tuyến du lịch lịch sử – văn hóa – tâm linh của cả nước.

Tham khảo văn mẫu ☀️ Thuyết Minh Về Sơn La ☀️ 15 Bài Giới Thiệu Sơn La Hay Nhất

Viết một bình luận