Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai ❤️️ 23+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Mẫu Văn Đặc Sắc Được Chọn Lọc Từ SCR.VN Sau Đây.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai để các em có thể học hỏi và triển khai bài văn logic hơn.
- Mở bài: Giới thiệu đôi nét về đền thượng Lào Cai.
- Thân bài:
– Lịch sử hình thành của đền thượng Lào Cai.
– Cung cấp một số thông tin quan trọng như lịch sử hình thành, quá trình phát triển của chùa từ xây dựng, bị tàn phá cho đến khôi phục lại.
– Các di tích lịch sử có trong đền thượng Lào Cai.
– Vị trí các di tích, cảnh đẹp trong chùa.
- Kết bài:
– Đền thượng Lào Cai có ý nghĩa không chỉ là cảnh đẹp mà còn mang lại ý nghĩa tâm linh.
– Đền thượng Lào Cai nơi đón nhiều du khách trong và ngoài nước đến du lịch, khám phá.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai – Bài 1
Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai hay nhất giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm nhiều kĩ năng viết.
Đền Thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non song đất nước và là một danh nhân lịch sử vĩ đại.
Người là một vị Thánh linh thiêng của các thế hệ người Việt Nam, Đền được xây dựng trên đồi Hỏa Hiệu, thuộc dãy núi Mai Lĩnh, thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnhLào Cai, có tên là Đền Thượng.
Đền Thượng được xây dựng từ thời Nhà Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705), trải qua hơn ba trăm năm vật đổi sao dời, đất nước trải qua biết bao thăng trầm song ngôi đền vẫn vững vàng tọa lạc bên dòng Nậm Thi và trở thành một cột mốc tâm linh vững vàng nơi biên cương phía Bắc của Tổ Quốc.
Đất nước đổi mới, với tâm thế hướng về nguồn cội, hướng về giá trị tinh thần bền vững, đồng thời kế thừa tinh thần bảo vệ đất nước của cha ông qua những di sản văn hóa – lịch sử, nhiều năm qua Đền được tỉnh, được thành phố và những người hằng tâm đầu tư, tôn tạo, xây dựng ngày càng khang trang, đáp ứng được nhu cầu của du khách trong viếng thăm, tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc, năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Ngôi đền trang nghiêm, bề thế cùng với cảnh quan quanh đền, nơi thừa tự trang nghiêm, cây đa hơn 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán ngoài cổng Đền và khu rừng sinh thái phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành luôn trở thành nơi ngưỡng vọng mỗi khi du khách tới viếng thăm.
Đền Thượng nằm trong quần thể di tích văn hóa của thành phố Lào Cai và là một trong những ngôi đền linh thiêng được nhiều người biết đến nhất trong hệ thống các đền, chùa ở Lào Cai. Hàng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Ngắn Gọn – Bài 2
Đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Ngắn Gọn được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.
Đền Thượng Lào Cai, còn gọi là Thánh Trần Từ, nằm trên địa bàn phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Đền được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tọa lạc trên núi Mai Lĩnh trên độ cao 1200m so với mực nước biển. Đền Thượng là nơi từng được Trần Quốc Tuấn đã chọn làm nơi hỏa hiệu cho quân đội chống giặc phương bắc.
Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, hình chữ công, giữa là chính điện 2 bên có tả vu và hữu vu. Phía sau đền ngược lên phía trên là ngôi chùa Phương Đình, có bia đá khắc, ghi sự tích ngôi đền và đề tựa vắn tắt công lao của Trần Quốc Tuấn.
Hằng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày rằm tháng giêng, ngoài ra còn tiến hành lễ dâng hương ngày 20 tháng 8 âm lịch vào chính giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng công nhận di tích lịch sử văn hóa các cấp quốc gia.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Điểm 10 – Bài 3
Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây.
Đền Thượng còn gọi là Thánh Trần Từ, được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn. Đền tọa lạc trên núi Mai Lĩnh trên độ cao 1200m so với mực nước biển, thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa nay là phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Đền Thượng được Hưng Đạo Vương chọn làm nơi hỏa hiệu cho quân đội chống giặc phương Bắc. Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy.
Soi mình bên dòng sông Nậm Thi, nơi đây xưa có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược. Ngày nay, gần cửa ngõ giao thương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), vùng đất linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc này mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.
Ngay từ khi bước chân đến cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán, dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh). Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá.
Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng… và các ban thờ phía Tả Vu – Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền… tất cả đều được sắp đặt theo trình tự.
Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích “Đức Thánh Trần”. Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Hay – Bài 4
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Hay là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có thêm nhiều kiến thức lịch sử.
Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn. Đền được tọa lạc ngay trên đồi Hỏa Hiệu thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai ngày nay cách cửa khẩu Quốc tế chỉ 500m. Khu vực đền thượng là nơi có phong cảnh hữu tình, ngôi đền soi mình bên dòng sông Nậm Thi có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền một dáng vẻ uy nghiêm lộng lẫy.
Trên đường bước vào cửa chính của đền, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cây đa cổ hàng trăm năm tuổi đang vươn cành trổ tán xung quanh sân đền. Dưới bóng cây xum xuê là miếu thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – người đã góp công đánh thắng giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi nước Nam. Đi tiếp vào bên trong, du khách sẽ thấy hình ảnh của một đền Thượng được xây dựng theo lối cấu trúc cổ hình chữ Công, tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm.
Bên trong chính điện là gian thờ được sắp xếp theo trình tự gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng…và các ban thờ phía Tả Vu – Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền. Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích “Đức Thánh Trần”.
Đền Thượng là một trong những ngôi đền linh thiêng được nhiều người biết đến nhất trong các đền, chùa ở Lào Cai. Năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Hàng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, đồng thời cũng mong muốn cầu phúc cho gia đình những điều may mắn trong cuộc sống.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai – Bài 5
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai, lễ hội Đền Thượng được nhiều du khách quan tâm và đến thăm quan.
Cứ mỗi độ xuân về, khi hoa đào nở rực rỡ trên các rẻo cao của vùng núi Lào Cai, màu trắng bạt ngàn của các rừng hoa mận tam hoa là báo hiệu một mùa xuân mới, một mùa hội mới đang bắt đầu tràn về.
Những ánh nắng mới của mùa xuân tràn ngập trên các ngọn đồi, len lỏi vào gõ cửa từng gia đình đã trở thành niềm thôi thúc đối với mỗi người trước một mùa xuân mới, mùa xuân về khiến cho tâm hồn của mỗi người dân vùng cao Lào Cai cũng cảm thấy bồi hồi, xúc động xen lẫn những khấp khởi chờ ngày hội mới – ngày hội với muôn vàn xúc cảm khác nhau của mỗi người khi tham dự, hòa mình vào các trò chơi, các nghi lễ dân gian truyền thống của lễ hội Đền Thượng.
Di tích Quốc gia Đền Thượng là nơi thờ Quốc Công tiết chế Trần Hưng Đạo – Đền Thượng tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Là vùng đất hợp lưu giữa dòng sông Nậm Thi và sông Hồng chảy vào đất Việt. Đền được lập nên để thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông.
Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông, các triều đại nối tiếp sau đã phong cho Ngài tước danh Đại Vương, còn nhân dân ta phong cho Ngài là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên cả nước để đời đời tưởng nhớ, phụng thờ. Ở Lào Cai cũng vậy, nhân dân Lào Cai qua mấy trăm năm nay luôn coi Đức Thánh Trần là điểm dựa tinh thần, là niềm tự hào của tinh thần chống giặc ngoại xâm của các dân tộc nơi mảnh đất biên cương của tổ quốc.
Để rồi cứ vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, hàng vạn người trong và ngoài tỉnh Lào Cai lại nô nức đổ về lễ hội Đền Thượng để được dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính trước anh linh của Đức Thánh Trần, đồng thời lễ hội Đền Thượng còn mang ý nghĩa quốc gia, là niềm tự hào, sự khẳng định về chủ quyền quốc gia, tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam nói chung, của người dân Lào Cai nói riêng.
Để nhân dân các dân tộc Lào Cai cảm nhận được hết phong tục xưa của dân tộc trong các lễ hội truyền thống, trong tế lễ Ban Tổ chức lễ hội chuẩn bị một đoàn kiệu rước bài vị của Ngài với các trai tráng khỏe mạnh, hùng dũng, cờ phướn, võng lọng rợp trời bước theo tiếng nhạc lưu thủy của dàn bát âm.
Khi vào phần tế lễ, đội tế ăn mặc chỉnh tề với những bộ lễ phục của triều phục xưa, từng đợt dâng rượu, dâng hương tế lễ theo nhịp kèn trống cung đình. Sau phần lễ dâng hương của đội tế, chủ tế đọc bản Văn tế kể về công lao cao to lớn như trời đất của Đức Thánh Trần đối với đất nước, lời tế hùng dũng, câu từ khúc triết dễ hiểu, phản ánh được sức mạnh và những công lao to lớn của Ngài khi xưa, đồng thời lời tế còn là lời răn dạy đối với mỗi lớp người sau trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước.
Sau phần lễ hết sức trang nghiêm hướng về Đức thánh Trần của toàn thể nhân dân là đến phần hội Đền, hội Đền là sự tập hợp hàng loạt các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc Lào Cai…hết sức vui nhộn, cuốn hút hầu hết mọi người tham gia lễ hội.
Đến với lễ hội Đền Thượng, khách thập phương không chỉ được hoà mình vào không gian văn hoá của lễ hội, mà còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng trong bầu không khí vui tươi phấn khởi, đoàn kết, bình đẳng của lễ hội mà nơi khác khó có được. Khu văn hoá ẩm thực trong chương trình Hội Xuân Đền Thượng mang đậm nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của các dân tộc ở Lào Cai như thắng cố, cơm lam, xôi bảy màu, thịt trâu khô… đầy quyến rũ của các tộc người như Hmông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó…
Đặc biệt tại lễ hội Đền Thượng mọi người được ngồi quây quần quanh nồi thắng cố truyền thống của người Hmông, được cùng trò truyện, cùng chung chén rượu nồng do chính người dân tự nấu ra từ hạt thóc, hạt ngô của mình. Góc thắng cố đã trở thành điểm nhấn, điểm văn hóa vô cùng quan trọng của lễ hội, là nơi thể hiện yếu tố bình đẳng rõ nhất của mọi người tham gia lễ hội.
Có thể nói, với vị trí đắc địa của mình, di tích Đền Thượng đã trở thành “cột mốc tâm linh” quan trọng nhằm khẳng định chủ quyền của quốc gia trên mảnh đất Lào Cai thân yêu, là một trong số ít di tích nằm ở vị trí huyết mạch của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Đồng thời, cùng với các ngôi đền khác như đền Mẫu, đền Quan, đền Cấm, đền Thượng đã tạo thành điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tín ngưỡng, du lịch tâm linh của tỉnh Lào Cai, là một phần không thể thiếu trong chương trình du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ được tổ chức luân phiên hàng năm. Mỗi lần tổ chức, lễ hội đền Thượng đón hàng vạn lượt khách đến tham quan, dâng hương, vãn cảnh.
Giới Thiệu Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Đơn Giản – Bài 6
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Đơn Giản được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Đền Thượng là một địa điểm du lịch tại Thành phố Lào Cai (Tỉnh Lào Cai thuộc vùng Tây Bắc Bộ). Cách trung tâm Tỉnh Lào Cai khoảng 3 km.
Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê. Là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương. Được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công. Tuân theo thuyết phong thuỷ vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình cùng kết hợp hài hoà giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hoá bản địa.
Tạo cho ngôi đền dáng vẻ uy nghi. Soi mình bên dòng sông Nậm Thi, nơi đây xưa có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược. Ngày nay, gần cửa ngõ giao thương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), vùng đất linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc này mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.
Đón Đọc Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Hay Nhất – Bài 7
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và giới thiệu đến các bạn đọc sau đây.
Để theo được hành trình tâm linh ở Lào Cai, thì không thể không đến di tích đền Thượng Lào Cai nơi đây. Ngôi đền nằm trên phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nên được rất nhiều đến, tham quan thắng cảnh và dâng hương để thể hiện lòng thành kính của bản thân đến với ngôi đền.
Ngoài ra, đền Thượng ở Lào Cai còn có tên gọi khác là Thánh Trần Từ. Nhiều người cũng thắc mắc về đền Thượng Lào Cai thờ ai thì ngôi đền này đã được xây dựng vào thời Lê, với niên hiệu Chính Hòa và nơi đây thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một trong những người đã có công lao rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi đất nước, người dân phải kính nể, tôn trọng ông.
Tên tuổi của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng đã gắn liền với ý nghĩa và hình ảnh đền Thượng Lào Cai. Theo sử sách ghi chép,tháng 9 năm 1257 được Trần Thái Tông xuống chiếu lệnh cho Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn đi đến vùng biên ải khi sứ Nguyên sang đầu hàng, ba tháng trước khi quân Mông Cổ sang xâm lược nước Đại Việt.
Với những sự thao lược thông minh của ông, binh tướng nhà Trần cùng quân dân Đại Việt đã chiến thắng quân Mông – Nguyên ba lần, đặc biệt chiến thắng lịch sử Bạch Đằng đã tạo nên sự vẻ vang, chấm dứt được mộng xâm lược thôn tính Đại Việt của quân Nguyên – Mông.
Khi đất nước trở lại thái bình, Trần Quốc Tuấn đã lui về sống tại Vạn Kiếp, đến 20 tháng 8 năm Canh Tý Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn mất và để ghi nhớ đến công lao của ông, triều đình đã phong tặng Trần Quốc Tuấn tước Thái Sư Thượng Phụ Quốc công tiết chế nhân võ Hưng Đạo Vương.
Chính phường Lào Cai thuộc thành phố Lào Cai hiện nay đã là nơi đầu sóng gió, một trạm hỏa hiệu được lập để nổi ngọn lửa báo hiệu cho toàn dân, quân mỗi khi kẻ xâm lược tiến vào bờ cõi, nơi đây cũng đã ghi nhớ công ơn to lớn của ông và lập đền thờ Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn tại đây.
Gợi Ý Bài 💦 Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Đặc Sắc – Bài 8
Chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin hữu ích qua Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Đặc Sắc sau đây.
Đền thượng (Lào Cai) đổi mới sau những năm được coi sóc bởi tâm huyết của người thầy với tên ‘cậu Lưu” – một chiến sĩ bộ đội quốc phòng đã về hưu.
Đền Thượng được xây dựng tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m, là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn – một Danh nhân lịch sử vĩ đại, một vị Thánh linh thiêng tại nơi địa đầu của Tổ Quốc.Ngoài ra đền Thượng được nhiều người biết đến với di tích cây đa lịch sử khoảng 500 tuổi là biểu tượng của sức mạnh và ý chí hùng hồn của dân tộc Việt Nam.
Được biết cậu Lưu theo chân bố( làm thầy cúng) về đền năm 1996. Trải qua 2 đời thủ nhang trước và đền còn đơn sơ,chính thức thầy nhận trách nhiệm đền được 10 năm nay với sự ủng hộ của của Tỉnh,thành phố và Sở văn hoá tỉnh Lào cai.
Trong thời gian này,nhìn thấy bản đền cũ kĩ,những pho tượng mục,mái nhà cung Mẫu cũng dột nát thầy Lưu không khỏi xót xa. Với quyết tâm tu bổ lại đền thầy đã kêu gọi xã hội hoá cùng con nhang đệ tử hay một số tập đoàn công ty một số nhà hảo tâm để tu bổ lại đền Thượng.
Đến nay cung Mẫu đã được thay thế bằng mái gỗ chắc chắn.Những pho tượng mục giờ thay thế bằng pho tượng dát vàng thật 100% hay những bát hương,cây nến cũng nhờ một số đệ tử của thầy dâng mới nay cũng dát bằng vàng có giá trị lớn.Hoành phi câu đối cửa võng khám đều được thầy tu bổ hàng năm đến nay cũng đã được dát vàng toàn bộ.
Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lào Cai ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Lào Cai Hay
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Ấn Tượng – Bài 9
Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Ấn Tượng sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới và thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn.
Nhắc đến Lào Cai ngoài những địa diểm du lịch nổi tiếng cùng nền văn hóa đặc sắc không thể không nhắc đến những ngôi đền chùa linh thiêng nổi tiến. Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn.
Nhắc đến những ngôi đền nổi tiếng Đền Thượng nằm tại Phường Lào Cai, thành phố Lào Ca thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam. Đền Thượng còn có tên gọi khác là Thánh Trần Từ là một trong những danh thắng lịch sử vùng Đông Bắc nước ta.
Đền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi núi Mai Lĩnh với độ cao 1200m so với mực nước biển, đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm.
Ngay từ khi bước chân đến cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán, dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh). Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá.
Đền này được xây khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng… và các ban thờ phía Tả Vu – Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền… tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Hàng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách đến tham quan chiêm bái.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội Đền Thượng Lào Cai Sinh Động – Bài 10
Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Thượng Lào Cai Sinh Động, giúp các em có thể học hỏi được cách dùng từ ngữ sinh động và đa dạng.
Lào Cai mùa xuân không chỉ có cảnh đẹp mê hồn mà còn có không khí lễ hội rộn ràng hút khách. Trong đó phải kể đến lễ hội Đền Thượng diễn ra vào rằm tháng giêng Âm lịch.
Lễ hội Đền Thượng Lào Cai gắn với di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương. Đền Thượng, còn gọi là đền Lão Nhai, tọa lạc trên đồi Hỏa Hiểu thuộc dãy Mai Lĩnh có độ cao 1.200m ở thành phố Lào Cai, gần cửa khẩu quốc tế, nơi hợp lưu các dòng sông Nậm Thi, sông Hồng chảy vào đất Việt. Đây là một trong số các địa chỉ “đỏ” trong chương trình hợp tác của tuyến du lịch về cội nguồn giữa ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ. Gần Đền Thượng có đền Mẫu, đền Cấm, đền Am, chùa Tân Bảo, đền Quan tạo nên một quần thể di tích văn hóa.
Đền Thượng nổi bật với kiến trúc cổ xưa kiểu phong kiến với hệ thống “Tam quan ngoại” “Tam quan nội”, “Hậu cung” và các nhà “Tả vu”, “Hữu vu”. Trong đó ở hậu cung có 8 con rồng chầu, ở giữa có tấm bia đá khắc sự tích thờ Ðức Thánh Trần. Quần thể kiến trúc được cây đa cổ thụ xum xuê tỏa bóng mát.
Di tích lịch sử văn hóa Đền Thượng nằm nơi con đường huyết mạch trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; và quan trọng hơn cũng là một biểu tượng về văn hóa, lịch sử cũng như là chủ quyền quốc gia ở biên giới Việt Nam. Bất cứ một vị khách phương xa nào nếu có dịp đến Lào Cai, dù bận rộn vội vàng cũng không quên tới Đền Thượng thắp lên nén nhang tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc cũng như chụp bức hình lưu niệm ngày xuân.
Theo thông lệ, lễ hội Đền Thượng thường được tổ chức vào các ngày 13, 14 và ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Trước đó, người dân Lào Cai chuẩn bị rất công phu, có khi kéo dài tới 8 – 9 tháng trước mùa lễ.
Đây là cơ hội để du khách tham quan, vãn cảnh cũng là để ôn lại truyền thống cha ông, hoa mình vào không khí lễ hội với hàng loạt các loại hình sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội diễn ra gồm 2 phần: “phần lễ” và “phần hội”. Ở phần tiếng trống khai hội giòn giã của nghi thức hướng về cội nguồn vang lên. Sau đó là lễ rước kiệu Đức Thánh Trần từ sân hội chính trước cửa đền đến sân chính của đền. Tại đây chủ tế đọc bài văn tế công lao của Ngài Hưng Đạo Đại Vương và tiến hành lễ dâng hương chiêm bái. Cuối cùng, các đại biểu trồng cây lưu niệm tại vườn Thủy Vỹ nhằm gửi gắm mong ước di tích này mãi trường tồn, tươi tốt.
Phần hội thay đổi mỗi năm nhưng vẫn bảo đảm giữ được các nét truyền thống; bao gồm trình diễn văn nghệ, vũ hội dân gian; đồng thời tổ chức nhiều trò chơi truyền thống như đấu vật, kéo co, ném còn, cờ người, cầu lông… Có khi thêm các phần “hội thi nhà nông đua tài”, “hội thi đồ xôi”, “thi đội kèn pí lè” rất hấp dẫn.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất