Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa [23+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa ❤️️ 23+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giới Thiệu Về Chiếc Máy Điều Hoà Của Gia Đình Em.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa

Dưới đây là dàn ý thuyết minh về cái điều hòa để các em học sinh tham khảo và định hướng bố cục, nội dung cụ thể cho bài viết của mình.

I. MỞ BÀI: Dẫn dắt và giới thiệu về đối tương cần thuyết minh: máy điều hòa

  • Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người lại tạo ra những sản phẩm kì diệu giúp cho cuộc sống trở nên thoải mái, nhẹ nhàng.
  • Sự biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ mùa hè trở nên nóng đột biến

II. THÂN BÀI:

-Nguồn gốc điều hòa: người sáng tạo ra chiếc quạt điện đầu tiên là Willis Carrier (1876). Ông đã sáng tạo ra chiếc máy điều hoà không khí đầu tiên chạy bằng điện vào ngày 17 tháng 7 năm 1902.

-Đặc điểm và hình dáng điều hòa

  • Loại điều hòa: Panasonic, LG,… / Một chiều hay hai chiều?
  • Chất liệu: Bên ngoài có màu trắng
  • Dáng: Hình chữ nhật, vuông,…
  • Kích thước: 20x30cm

-Cấu tạo 4 phần:

  • Ống dẫn ga: Liên kết dàn nóng và lạnh là một cặp ống dịch lỏng và gas. Kích cỡ ống dẫn được ghi rõ trong các tài liệu kỹ thuật của máy hoặc có thể căn cứ vào các đầu nối của máy. Ống dịch nhỏ hơn ống gas. Các ống dẫn khi lắp đặt nên kẹp vào nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy. Ngoài cùng bọc ống mút cách nhiệt.
  • Dàn nóng gồm máy nén và quạt, là bộ phận tiêu tốn điện nhiều nhất của máy ĐHKK, chiếm khoảng 95% toàn bộ lượng điện tiêu thụ của máy. Dàn lạnh chỉ có quạt và board điều khiển nên tiêu thụ điện không đáng kể, khoảng 5%.
  • Dây điện điều khiển: Ngoài 2 ống dẫn gas, giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển.
  • Dây điện động lực: Dây điện động lực (dây điện nguồn) thường được nối với dàn nóng. Tuỳ theo công suất máy mà điện nguồn là 1 pha hay 3 pha. Thường công suất từ 36.000 Btu/h trở lên sử dụng điện 3 pha. Số dây điện động lực tuỳ thuộc vào máy 1 pha, 3 pha và hãng máy.

-Cơ chế hoạt động

  • Bật công tắc tại bảng điều khiển. Máy sẽ bắt đầu hoạt động. Lúc đó dàn lạnh chạy suốt không nghỉ, dàn nóng lúc chạy lúc nghỉ phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng đã đạt chưa.
  • Quạt dàn lạnh hút và thổi liên tục tạo ra sự luân chuyển và phân tán không khí lạnh đều trong phòng.
  • Trong dàn lạnh có một cảm biến nhiệt độ của không khí nối với board xử lý tín hiệu (gọi tắt là board). Cảm biến này có nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ không khí hồi về dàn lạnh (đây là nhiệt độ trung bình của không khí trong phòng).
  • Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt (là nhiệt độ cài đặt trên remote) khoảng 1-2°C thì board sẽ điều khiển dàn nóng chạy.
  • Khi dàn nóng chạy sẽ cung cấp gas lỏng tới dàn lạnh, gas lỏng bốc hơi trong dàn lạnh và thu nhiệt không khí đi qua dàn lạnh, không khí mất nhiệt nên nhiệt độ giảm xuống.
  • Khi nhiệt độ không khí trong phòng giảm xuống bằng nhiệt độ cài đặt thì board sẽ điều khiển ngưng dàn nóng. Quá trình làm lạnh tạm ngưng

-Các lưu ý khi sử dụng và cánh bảo quản:

  • Một phòng điều hòa không khí theo tiêu chuẩn thiết kế dùng cho sinh hoạt phải đạt nhiệt độ 24°C. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi nhất trong khoảng 25-27°C.
  • Cần vệ sinh điều hòa

-Vai trò và ý nghĩa của điều hòa:

  • Làm mát, phục vụ nhu câu con người
  • Máy lạnh đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống con người nhất là mùa hè

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của điều hòa trong cuộc sống

Xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Đồ Dùng Trong Gia Đình 🌟 18 Bài Mẫu Hay

Viết Đoạn Văn Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa – Mẫu 1

Viết đoạn văn thuyết minh về cái điều hòa sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt ý văn mạch lạc, ấn tượng.

Trong những ngày hè nóng bức, máy lạnh trở thành một vật dụng không thể thiếu với người tiêu dùng. Đối với người dân thành phố, nơi đất chật người đông thì chiếc máy lạnh chính là cứu tinh cho mùa hè. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều mà có thể bạn chưa hiểu hết về chiếc máy lạnh.

Khi máy lạnh hoạt động, không nên bật quạt hút gió, trừ trường hợp phòng bị hôi, có mùi lạ. Khi hết mùi thì nên tắt quạt hút gió ngay. Cách tốt nhất là chọn mua những sản phẩm máy lạnh có tính năng khử mùi kháng khuẩn cao như các dòng đòng điều hòa Mr Slim của Mitsubishi Electric. Với 3 màng lọc hiện đại: enzyme, nano platinum, plasma, điều hòa Mitsubishi Electric sẽ giúp bạn phân hủy vi khuẩn, loại bỏ mùi hôi và các tác nhân gây dị ứng.

Chênh lệch giữa nhiệt độ ngoài trời và trong nhà từ 5-7 độ C là phù hợp với khả năng thích ứng của cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, trong mùa nóng, mở điều hoà ở nhiệt độ 26 độ C là phù hợp nhất, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tránh được những bệnh mùa hè như: ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt… khi bạn từ trong phòng lạnh bước ra ngoài trời.

Nhiều người có thói quen bật – tắt máy lạnh liên tục để tiết kiệm điện. Có trường hợp chỉ bật máy lạnh 15 phút, sau đó thì tắt, 15 phút sau bật lại. Thực tế, đây là một sai lầm kiểu “tính già hóa non”, vì khi khởi động lại, máy lạnh “ngốn” rất nhiều điện năng. Hơn nữa, việc thay đổi trạng thái nóng – lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu.

Khi tắt máy lạnh nên tắt cả nguồn, chứ không nên chỉ tắt bằng điều khiển từ xa, vì như thế máy lạnh vẫn tiêu thụ một lượng điện năng tuy không nhiều nhưng cũng đáng kể. Phòng có lắp máy lạnh phải luôn khô thoáng để các loại vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát triển. Khi máy không hoạt động, căn phòng cần thoáng. Thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh phòng sạch sẽ, quét bụi trần nhà

Để điều hòa hoạt động hiệu quả và bền bỉ, bạn nên có thói quen bảo dưỡng điều hòa định kỳ. Tốt nhất là 3-4 tháng/ lần. Nếu tần suất sử dụng nhiều, nên bảo dưỡng khoảng 4 lần/ năm. Ở Việt Nam, chớm hè bao giờ cũng là thời điềm lý tưởng nhất để kiểm tra và bảo dưỡng các loại máy điều hòa trong gia đình.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Cái Tủ Lạnh 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa – Mẫu 2

Bài văn thuyết minh về cái điều hòa sẽ giúp các em học sinh nắm được những thông tin cần thiết cho bài viết của mình.

Điều hòa không khí là thiết bị kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong không gian kín. Ngoài ra điều hòa không khí còn kiểm soát áp lực đồng thời xử lý mức nhiệt độ và độ ẩm của không khí trong phòng.

Điều hòa không khí còn có nghĩa là điều tiết không khí xung quanh vị trí thiết bị được lắp đặt. Điều tiết không khí còn là một ngành khoa học nghiên cứu tạo ra phương pháp bằng cách sử dụng công nghệ, thiết bị nhằm tạo ra và duy trì môi trường không khí phù hợp với nhu cầu của con người.

Nguyên nhân hình thành điều hòa không khí là do thời tiết và khí hậu ngày càng khắc nghiệt, trái đất đang dần nóng lên, gây nên nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như công việc hàng ngày của con người. Việc chế tạo ra thiết bị điều hòa không khí là chế biến nhiệt độ theo ý thích của người sử dụng.

Điều hòa không khí ở đây bao gồm những tính năng: điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, lưu thông tuần hoàn không khí, lọc bụi và thành phần gây hại đến sức khỏe con người.

Điều hòa không khí hoạt động dựa vào hai bộ phận chính đó là dàn nóng và dàn lạnh. Trong đó dàn nóng lúc chạy lúc nghỉ còn dàn lạnh thì chạy liên tục nhằm đảm bảo nhiệt độ tối đa nhất cho người dùng sử dụng.

Quạt dàn lạnh hút và thổi liên tục thổi và phân tán không khí đều khắp phòng, công việc này luân chuyển nhau trong cả quá trình. Bên trong dàn lạnh có một bộ cảm biến nhiệt và board xử lý tín hiệu. Cảm biến có nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ không khí sau đó phản hồi về dàn lạnh. Nếu nhiệt độ trong phòng cao hơn mức nhiệt độ mà người dùng cài đặt trong khoảng 1-2 độ C thì board sẽ điều khiển cho dàn nóng hoạt động.

Dàn nóng hoạt động sẽ cung cấp gas lỏng cho dàn lạnh, gas lỏng bốc hơi trong dàn lạnh và thu nhiệt không khí đi qua dàn lạnh, lúc này không khí sẽ mất nhiệt và giảm xuống. Không khí trong phòng lúc này sẽ được board điều khiển ngưng dàn nóng nếu đạt nhiệt độ đã cài đặt.

Cứ thế, nếu nhiệt độ trong phòng đạt yêu cầu thì dàn lạnh sẽ ngưng, còn nếu nhiệt độ lại chênh lệch cao hơn 1,2 độ C so với cài đặt thì cơ chế này lại tiếp tục diễn ra. Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra xem nhiệt độ bên trong phòng thấp nhất là bao nhiêu thì hãy cho máy chạy với nhiệt độ thấp nhất trên remote, khoảng nửa tiếng sau sẽ bấm remote nâng nhiệt độ lên đến khi nào có tiếng kêu tách thì đó chính là nhiệt độ thấp nhất.

Tiếng tách phát ra ở đây chính là tiếng âm thanh của rơ le trên board ngắt nguồn điện điều khiển dàn nóng của điều hòa không khí. Để sử dụng thiết bị tốt nhất, người dùng chỉ nên vận hành máy từ nhiệt độ đó trở lên, không nên cho thấp hơn. Một phòng điều hòa có nhiệt độ đạt chuẩn vừa tốt cho thiết bị vừa tốt cho sức khỏe người dùng đó là từ khoảng 26 đến 28 độ C.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Quyển Vở 🌠 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa Ngắn Gọn – Mẫu 3

Bài thuyết minh về cái điều hòa ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Máy điều hòa không khí (gọi tắt là máy điều hòa, máy lạnh) là một thiết bị gia dụng được thiết kế nhằm thay đổi các tính chất của không khí (thường là nhiệt độ và độ ẩm).

Theo nghĩa thông thường, máy điều hòa là máy làm giảm nhiệt độ không khí. Trong xây dựng, một hệ thống tỏa nhiệt hoàn chỉnh, thông hơi, và điều hòa không khí được gọi là “HVAC” (viết tắt các tính năng heating, ventillation và air-conditioner). Thực chất máy lạnh chính là định nghĩa thiếu của điều hòa.

Hiện nay trên thị trường có hai loại máy điều hòa chính là máy điều hòa một chiều (chỉ có thể làm lạnh) và máy điều hòa hai chiều (có thể làm lạnh và sưởi ấm). Còn công nghệ máy lạnh được phân biệt theo 2 loại: máy lạnh thường (Non-Inverter) và máy lạnh tiết kiệm điện (Inverter).

Cấu tạo của máy lạnh bao gồm các bộ phận cơ bản là:

Dàn nóng: Là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Cấu tạo của dàn nóng cho phép lắp đặt ngoài trời. Tuy nhiên cần tránh bức xạ trực tiếp mặt trời nơi có nắng gắt, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy.

Dây điện điều khiển: giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển.

Ống dẫn ga: Dàn nóng và lạnh liên kết với nhau nhờ một cặp ống dịch lỏng và gas. Ống dịch nhỏ hơn ống gas. Khi lắp đặt các ống dẫn nên kẹp vào nhau nhằm tăng hiệu quả làm việc của máy. Phía ngoài cùng bọc ống mút cách nhiệt.

Dàn nóng gồm: quạt và máy nén, toàn bộ lượng điện tiêu thụ của máy dàn nóng chiếm khoảng 95%. Trong khi đó dàn lạnh chỉ có quạt và board điều khiển nên lượng điện tiêu thụ điện không đáng kể, khoảng 5%.

Dây điện động lực (còn gọi là dây điện nguồn): thường được nối với dàn nóng. Tùy vào công suất máy mà điện nguồn là 1 pha hay 3 pha. Công suất từ 36.000 Btu/h trở lên thì sử dụng điện 3 pha. Số dây điện động lực tuỳ thuộc vào hãng máy, máy 1 pha hay 3 pha.

Dàn lạnh: là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, được đặt bên trong phòng. Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều thiết kế khác nhau phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp đặt.

Hiểu biết cơ bản về hoạt động của máy sẽ giúp bạn chọn lựa máy lạnh được tốt hơn.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa Hay Nhất – Mẫu 4

Tham khảo bài văn thuyết minh về cái điều hòa hay nhất được chọn lọc và chia sẻ trong nội dung dưới đây:

Điều hòa, máy lạnh hay còn được gọi với những cái tên như điều hòa không khí, điều hòa nhiệt độ được đánh giá là một trong số những thiết bị thiết yếu của cuộc sống hiện đại nhờ khả năng đem lại bầu không khí dễ chịu cho không gian sinh hoạt và làm việc.

Chắc hẳn câu hỏi điều hòa là gì không khiến nhiều người phải quá băn khoăn nữa. Điều hòa, máy lạnh chính là thiết bị sử dụng năng lượng điện để loại bỏ bớt hơi nóng, độ ẩm trong phòng, giúp cải thiện độ sạch, thành phần không khí, áp suất không khí trong phòng. Cấu tạo điều hòa về cơ bản thường gồm 3 bộ phận chính là: dàn nóng (cục nóng), dàn lạnh (cục lạnh) và đường ống nối dẫn gas. Nguyên lý hoạt động của điều hòa, máy lạnh dựa trên cơ chế truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao.

Kể từ khi ra đời vào năm 1902 đến nay, những sản phẩm điều hòa, máy lạnh ngày càng trở nên nhỏ gọn, có hiệu suất hoạt động cao hơn, nhiều tính năng, chế độ thông minh cũng như thân thiện với môi trường hơn. Ngày nay, điều hòa, máy lạnh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn trong sản xuất, y tế, kiến trúc, xây dựng, thương mại, giải trí…

Người dùng nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại điều hòa, máy lạnh chỉ cần khả năng làm lạnh hay cần có cả chế độ làm lạnh và sưởi ấm. Nếu bạn ở miền Nam, nhiệt độ thường không xuống quá thấp, hãy ưu tiên các loại điều hòa 1 chiều hay máy lạnh đứng. Còn nếu bạn sống ở miền Bắc hay các vùng núi, cao nguyên hoặc gia đình bạn có người già và trẻ nhỏ, hãy ưu tiên lựa chọn các loại điều hòa, máy lạnh 2 chiều.

Bên cạnh đó, hiện nay điều hòa, máy lạnh không chỉ dừng lại ở chức năng làm mát hay sưởi ấm thông thường mà còn có rất nhiều các chế độ thông minh khác như chế độ gió thổi, chế độ hoạt động êm ái, chế độ làm khô, hút ẩm không khí, chế độ làm lạnh nhanh, chế độ đuổi muỗi, chế độ kiểm soát độ ẩm tránh mất nước cho da, chế độ khử mùi kháng khuẩn, chế độ lọc bụi… Vì thế, người dùng cũng nên lựa chọn các tính năng phù hợp, cần thiết nhất, tránh lãng phí.

Điều hòa, máy lạnh là thiết bị tiêu thụ điện năng nhiều nhất trong gia đình nên người dùng nên lưu ý chọn mua các loại điều hòa, máy lạnh tiết kiệm điện để sử dụng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại điều hòa, máy lạnh áp dụng công nghệ biến tần Inverter giúp thiết bị hoạt động êm ái hơn và có thể tiết kiệm 15 – 20% lượng điện tiêu thụ so với điều hòa không có Inverter. Với chiếc điều hòa Inverter, bạn chỉ cần cài đặt mức nhiệt độ hợp lý là thiết bị có thể tiết kiệm đáng kể điện năng, hoạt động êm ái, làm lạnh nhanh chóng hơn hẳn.

Thông thường, các loại điều hòa, máy lạnh màu trắng sẽ giúp không gian sinh hoạt và làm việc trở nên rộng rãi hơn. Loại điều hòa treo tường là phổ biến nhất, nhưng nếu bạn muốn đem đến một không gian hiện đại, tiện nghi và tiết kiệm diện tích, hãy cân nhắc các máy điều hòa âm trần và điều hòa áp trần nhé.

Khi mua các sản phẩm điều hòa, máy lạnh, lựa chọn sản phẩm chính hãng đến từ những điểm bán hàng uy tín là điều quan trọng để giúp thiết bị được bảo đảm về chất lượng và độ bền.

Gợi ý cho bạn 🌹 Thuyết Minh Về Tivi 🌹 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa Sinh Động – Mẫu 5

Bài văn thuyết minh về cái điều hòa sinh động sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Máy điều hoà là một thiết bị rất phổ biến và có nhu cầu sử dụng cao ở Việt Nam. Lịch sử phát triển của thiết bị này cũng trải qua những một quá trình dài.

Người Ai Cập cổ đại đã biết chế tạo ra mô hình làm mát để phục vụ cho chính mình. Mô hình đơn giản nhất được người Ai Cập chế tạo ra đó là treo lau sậy trên những cửa sổ rồi phun nước lên. Mục đích của mô hình này là khi gió thổi vào sẽ đi qua mô hình và mang theo hơi nước vào phòng, giữ ẩm và làm mát cho không khí bên trong. Biện pháp này giúp người Ai Cập cổ giảm bớt đi cái nóng từ sa mạc nơi họ sinh sống.

Một cách làm mát khác của người La Mã cổ đại chính là họ bao quanh tường nhà hệ thống ống nước, khi nước lưu thông sẽ làm mát ngôi nhà. Làm mát bằng nước cũng được người Ba Tư thời trung cổ áp dụng. Hệ thống của họ bao gồm tháp gió và các bể chứa nhiều nước giúp làm mát không khí trong nhà. Thế kỷ 17, nhà phát minh Cornelis Drebble đã nghĩ ra cách làm mát không khí bằng cách cho thêm muối vào nước. Hệ thống “biến mùa hè thành mùa đông” của ông đã được giới thiệu cho nhà vua nước Anh lúc bấy giờ.

Năm 1758, nhà phát minh John Hadley đã nghiên cứu và phát hiện ra mối liên hệ giữa sự bay hơi của chất lỏng và quá trình làm lạnh không khí. Năm 1820, nhà hoá học người Anh Michael Faraday đã thành công khi cho nén và hoá lỏng khí amoniac. Ông nghiên cứu được rằng khi bay hơi, khí amoniac có khả năng làm lạnh không khí xung quanh. Đó là cơ sở đầu tiên để năm 1842 bác sĩ người Scotland John Gorrie (1803 – 1855) tạo nên cỗ máy tạo băng làm mát cho cả một toà nhà lớn.

Năm 1851, kỹ sư James Harrison chế tạo thành công cỗ máy làm nước đá đầu tiên. Năm 1854, cỗ máy này chính thức được thương mại hoá. Năm 1855, ông được trao bằng sáng chế hệ thống tủ lạnh nén khí ete. Cuối thế kỷ 19, người ta sử dụng hệ thống làm lạnh từ các đường ống dẫn không khí ẩm đi vòng quanh một toà nhà. Hệ thống này giúp bảo quản một số thực phẩm, làm mát bia và một số thức uống. Ngày 17 tháng 7 năm 1902, Willis Carrier sáng tạo ra chiếc máy điều hoà không khí đầu tiên chạy bằng điện.

Hệ thống điều hoà không khí của Willis Carrier được dùng trong một nhà máy in. Hệ thống này giúp kiểm soát nhiệt độ và còn giữ độ ẩm trong nhà máy. Nguyên lý giữ ẩm cho không khí của Carrier áp dụng khá đơn giản, thay vì đẩy không khí qua ống nung nóng, dòng không khí di chuyển qua ống được làm lạnh bằng amoniac hoá lỏng.

Năm 1906, kỹ sư Stuart Cramer nghĩ ra ý tưởng chế tạo thiết bị thông gió lắp vào nồi chứa nước cất của hệ thống dệt để tạo ra độ ẩm. Quá trình này được đặt tên là “điều hoà không khí”. Năm 1911, Carrier giới thiệu “công thức làm lạnh với tỷ lệ độ ẩm hợp lý” cho hội kỹ sư cơ khí của Hoa Kỳ. Phương pháp làm lạnh này được áp dụng cho tới ngày nay. Năm 1914, hộ gia đình đầu tiên tại Minneapolis đã lắp đặt hệ thống điều hoà của Carrier chế tạo.

Từ năm 1917 đến năm 1930, người dân có thể tận hưởng không khí mát từ máy điều hoà ở các rạp chiếu phim. Năm 1922, Carrier thay thế chất sinh hàn độc hại amoniac bằng một hợp chất an toàn hơn đó là dielene. Các thế hệ máy điều hoà tiếp theo đã được giảm thiểu tối đa kích thước, nhỏ gọn hơn và được lắp đặt tại nhiều nơi như cửa hàng bách hoá, các con tàu,…

Từ năm 1924 đến năm 1930, máy điều hoà được phổ biến ở nhiều cơ sở làm việc của chính phủ Mỹ. Năm 1928, kỹ sư người Mỹ Thomas Midgley lần đầu tiên sản xuất thành công khí Freon làm chất sinh hàn trong công nghệ làm lạnh được sử dụng rộng rãi cho các thế hệ máy lạnh đến năm 1994. Năm 1931, Schultz và Sherman chế tạo thành công máy điều hoà có kích thước nhỏ gọn đặt trên bệ cửa sổ và làm mát một căn phòng.

Năm 1946, 30.000 máy điều hoà gia dụng được sản xuất và cung cấp cho người dân trên khắp nước Mỹ. Năm 1953, hơn 1 triệu máy điều hoà đã được sản xuất và bán ra. Năm 1957, kỹ sư người Đức Heinrich Krigar chế tạo thành công máy nén khí ly tâm đầu tiên trên thế giới. Với kỹ thuật này, máy điều hoà được sản xuất với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, vận hành êm và đạt hiệu suất cao hơn. Thời gian sau này, máy điều hoà được sản xuất với nhiều công nghệ mới, vượt trội và ngày càng thân thiện với môi trường.

Đọc nhiều hơn ☀️ Thuyết Minh Về Cái Máy Giặt ☀️ 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết bài thuyết minh về cái điều hòa đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý làm bài đặc sắc dưới đây:

Điều hòa là thiết bị phổ biến hiện nay nên không ai là không biết đến thiết bị làm mát này, tuy nhiên những điều cơ bản như điều hòa làm mát như thế nào, hoạt động ra sao thì không phải ai cũng nắm được.

Trước khi mua điều hòa, bạn phải hiểu sơ lược về nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Nguyên lý hoạt động không chỉ giúp bạn hiểu thêm các thông số của điều hòa mà còn giúp bạn chuẩn đoán được những vấn đề cơ bản có thể gặp phải trong quá trình sử dụng máy lạnh.

Gas sau khi qua van tiết lưu sẽ có áp suất thấp và nhiệt độ rất thấp, môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt độn của môi trường xung quanh, quạt gió trong cục lạnh hút không khí trong phòng, đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh không khí đưa trở lại phòng, môi chất mang nhiệt sẽ được đưa tới máy nén để nén gas tới áp suất cao hơn.

Môi chất mang nhiệt độ cao tiếp tục được đưa qua dàn nóng, tại đây môi chất được làm mát nhờ quạt và lá nhôm tản nhiệt, đi qua dàn nóng môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn, tiếp tục đến van tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt. Chu trình này dễn ra liên tục cho đến khi đạt được nhiệt độ trong phòng như cài đặt, sau đó điều hòa sẽ hoạt động để duy trì nhiệt độ này.

Chúng ta đều biết, nhiệm vụ của quạt dàn lạnh là hút và thổi khí liên tục nhờ đó không khí lạnh được phân tán đều khắp phòng và cũng làm tăng hiệu quả hấp thụ nhiệt ở dàn lạnh của điều hòa. Tuy nhiên, trong quá trình này, quạt của dàn nóng không phải lúc nào cũng hoạt động. Có những lúc khi nhiệt độ trong phòng đã mát thì dàn nóng, máy nén sẽ được ngắt và khi đó chỉ có quạt gió ở dàn mát thổi khí điều hòa khắp phòng.

Một trường hợp khác là khi nhiệt độ ngoài trời không quá nóng, việc bức xạ nhiệt ở dàn nóng dễ dàng diễn ra thì khi đó quạt của dàn nóng có thể không cần chạy mà điều hòa vẫn có khả năng làm mát nhờ máy nén đấy khí gas và gas hóa lỏng chạy trong các đường ống.

Ngoài các bộ phận cơ bản thì trong dàn lạnh có 2 thiết bị được nối với nhau gồm một cảm biến nhiệt độ và một bảng mạch. Cảm biến này sẽ có nhiệm vụ nhận biết sự thay đổi nhiệt độ của không khí trong phòng, từ đó phát tín hiệu về dàn lạnh để điều khiển quá trình hoạt động/dừng hoạt động của dàn nóng.

Nếu không tìm hiểu thì có thể bạn sẽ không biết rằng gas điều hòa có nhiều loại khác nhau. Và nếu bạn để ý một chút màu các loại bình gas khá đa dạng, đó là bởi mỗi loại màu thể hiện một loại gas khác nhau, để nhân viên lắp đặt điều hòa dễ phân biệt và không dùng nhầm loại gas. Gas là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm mát của điều hòa, và đặc biệt là điều hòa phải được kiểm tra lượng gas định kỳ để đảm bảo gas không bị thiếu.

Điều hòa 1 chiều là dòng chỉ có khả năng làm mát trong khi dòng 2 chiều vừa có khả năng làm mát vừa có khả năng sưởi ấm. Người dùng thường phân vân lựa chọn giữa 2 dòng điều hòa này thì thực tế vấn đề cân nhắc điều hòa 1 chiều hay 2 chiều sẽ phụ thuộc lớn nhất vào hai yếu tố là ngân sách và việc gia đình bạn có người cao tuổi/trẻ nhỏ hay không. Còn lại thì với các căn nhà kín gió ở thành phố, trong nhà thường cũng sẽ không lạnh lắm, ngay cả trong mùa đông.

Dựa vào vùng khí hậu cũng có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi chọn điều hòa 1 chiều hay 2 chiều. Điều hòa 1 chiều phù hợp với miền Nam nước ta còn điều hòa 2 chiều lại phát huy tối đa cho khí hậu miền Bắc và các tỉnh miền núi.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Ngôi Nhà Của Em 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Cái Điều Hòa Chọn Lọc – Mẫu 7

Bài thuyết minh về cái điều hòa chọn lọc sẽ cung cấp cho bạn đọc và các em học sinh những thông tin cụ thể về thiết bị điện máy này.

Máy lạnh là thiết bị phổ biến trong các gia đình giúp bạn xóa tan cảm giác khó chịu ngày nắng nóng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng máy lạnh đúng cách để bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm điện năng tiêu thụ một cách hiệu quả.

Khi vào mùa nóng, thời tiết hanh khô, bạn nên sử dụng linh hoạt các chế độ làm mát của máy lạnh để giúp tạo không khí mát mẻ dễ chịu vừa tiết kiệm điện năng. Máy lạnh có hai chế độ làm lạnh: Cool (có hình bông tuyết) – làm mát và Dry (thường có hình biểu thị là giọt nước) – làm khô. Thông thường, chế độ Dry tiêu thụ ít điện năng hơn do máy lạnh hút hơi ẩm khỏi phòng, làm không khí khô ráo không oi bức còn chế độ Cool đòi hỏi quạt đẩy nhiệt từ trong phòng ra ngoài đòi hỏi máy hoạt động với công suất cao.

Bạn nên sử dụng thêm quạt gió sẽ giúp không khí trong phòng lưu thông tốt và mang cảm giác mát mẻ hơn hẳn. Quạt gió có tác dụng giúp không khí mát từ máy lạnh lan tỏa khắp phòng vì quạt gió sẽ tăng cường tác dụng đẩy luồng khí nóng lên trên, đưa luồng khí mát bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm cho bạn cảm thấy mát hơn dù không cần để nhiệt độ thấp. Đồng thời, sử dụng quạt sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

Khi sử dụng máy lạnh, rất nhiều người tiêu dùng lo ngại thiết bị này hao tốn điện năng lớn. Hiểu được điều này, ngày càng có nhiều hãng nghiên cứu và trang bị công nghệ Inverter tiết kiệm điện vào mỗi sản phẩm máy lạnh.

Máy lạnh Inverter là máy lạnh sử dụng máy nén công nghệ biến tần. Chắc hẳn không ít người sẽ thắc mắc công nghệ Inverter trong máy lạnh đời mới là gì? Công nghệ này điều tiết độ lạnh trong phòng thông qua bộ mạch điện tử vi xử lí thông minh thay cho công nghệ sử dụng rờ le cảm biến nhiệt của các dòng máy lạnh thông thường.

Cách hoạt động của máy lạnh Inverter khác hẳn so với các loại máy thông thường. Máy lạnh thường tiêu thụ khá nhiều điện năng, bình thường một máy lạnh như vậy sẽ tiêu hao một lượng điện năng cụ thể. Ví dụ người dùng điều chỉnh nhiệt độ chỉ đạt 70% công suất thì máy vận hành trong 70% thời gian, sau đó tạm dừng 30% thời gian còn lại. Thao tác tắt bật máy lạnh lên thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động của máy, đồng thời tiêu hao rất nhiều điện năng trong việc khởi động lại động cơ, bù đắp nhiệt…

Khi khởi động máy lạnh Inverter, các mô tơ sẽ tự động khởi động từ từ giúp tiết kiệm điện năng một cách tối đa, sau đó mô tơ mới dần tăng tốc lên đến hết tải. Khi hệ thống làm lạnh đạt đến nhiệt độ yêu cầu, nó sẽ không ngắt ngay giống như máy lạnh thông thường khác, mà máy lạnh Inverter sẽ quay chậm lại giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng điện cần tiêu hao. Đây là một trong những ưu điểm rất quan trọng của máy lạnh Inverter.

Máy hoạt động nhờ thay đổi tần suất máy nén, do đó có thể đáp ứng được nhu cầu làm mát và đạt được nhiệt độ mong muốn với mức độ thay đổi nhiệt độ liên tục. Với cơ chế hoạt động không ngắt hẳn và phải khởi động máy lại như máy lạnh phổ thông thông thường, máy lạnh Inverter có thể tiết kiệm từ 30% – 60% chi phí điện tiêu thụ.

Lưu ý khi mua máy lạnh Inverter nên lựa chọn sản phẩm phù hợp diện tích phòng để máy làm lạnh nhanh sau đó giảm nhẹ công suất thì máy mới bền, khả năng tiết kiệm điện nhờ đó mà được áp dụng theo.

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Đôi Đũa 🔥 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chiếc Điều Hòa Ngắn Hay – Mẫu 8

Bài văn thuyết minh về chiếc điều hòa ngắn hay sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và ngắn gọn.

Máy lạnh là một thiết bị gia dụng đã quá quen thuộc với người tiêu dùng chúng ta. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ về máy lạnh cũng như cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị này chưa?

Có thể hiểu một cách đơn giản, máy lạnh là thiết bị sử dụng điện năng để thay đổi nhiệt độ trong phòng theo nhu cầu của người sử dụng. Thông thường, cấu tạo của máy lạnh được chia thành 2 phần bao gồm khối trong phòng và khối ngoài phòng (hay còn được gọi là cục nóng và cục lạnh).

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh như sau:

  • Bước 1: Máy nén hút hơi môi chất với áp suất thấp 118 psi và nén lên áp suất cao 400 psi, lúc này môi chất sẽ có nhiệt độ cao.
  • Bước 2: Môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được đẩy qua van đảo chiều và đi đến dàn ngưng tụ. Quạt dàn có tác dụng giải nhiệt cho môi chất, hơi môi chất trong dàn ngưng tụ khi gặp nhiệt độ thấp sẽ thành thể lỏng.
  • Bước 3: Môi chất thể lỏng đi vòng qua bằng van 1 chiều. Lúc này, môi chất đã được làm mát nhưng vẫn ở áp suất cao và di chuyển qua các đường ống kết nối đến đường ống trong nhà. Môi chất sẽ được van tiết lưu hạ áp suất và đi vào dàn bay hơi.
  • Bước 4: Môi chất sẽ hấp thụ nhiệt từ không khí do quạt thổi vào và hóa hơi và được làm mát rồi tản ra môi trường trong phòng. Môi chất lạnh sau khi làm lạnh sẽ được hút về máy nén để tiếp tục chu kỳ làm lạnh.

Ở chế độ sưởi ấm, van đảo chiều được kích hoạt, thay đổi hướng đi của môi chất. Lúc này dàn nóng sẽ trở thành dàn bay hơi và dàn lạnh sẽ thành dàn ngưng tụ. Môi chất sẽ đi qua van tiết lưu tại dàn ngoài trời và đi qua van 1 chiều tại dàn trong nhà.

Tham khảo văn mẫu 🌻 Thuyết Minh Về Nồi Cơm Điện 🌻 13 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chiếc Điều Hòa Đơn Giản – Mẫu 9

Dưới đây là bài thuyết minh về chiếc điều hòa đơn giản để các em học sinh ôn tập hiệu quả và nhanh chóng.

Máy lạnh giúp điều hòa nhiệt độ trong không khí, xua tan cái nóng, đồng thời một số máy còn có thể sưởi ấm, giúp bạn cảm thấy thư thái hơn.

Công suất làm lạnh là chỉ số để đo khả năng làm lạnh của máy lạnh. Việc chọn một chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với căn phòng bạn định lắp đặt sẽ tối ưu hóa hiệu quả làm lạnh, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện. Hiện nay, ngoài tính năng làm lạnh thông thường (máy lạnh 1 chiều), một số sản phẩm máy lạnh cũng có khả năng sưởi ấm không khí vào mùa lạnh (máy lạnh 2 chiều).

Công nghệ Inverter (công nghệ biến tần) là một trong những công nghệ tiết kiệm điện phổ biến được ứng dụng để giúp giảm thiểu điện năng hao phí trên máy lạnh. Máy lạnh Inverter là máy lạnh sử dụng máy nén công nghệ biến tần với khả năng điều tiết độ lạnh trong phòng thông qua bộ mạch điện tử chứa vi xử lí thông minh thay cho công nghệ sử dụng rơ-le cảm biến nhiệt truyền thống thường được sử dụng trên các dòng máy lạnh thông thường.

Chính vì khả năng điều chỉnh máy nén phù hợp với công suất, máy lạnh Inverter có thể đem lại hiệu quả tiết kiệm điện vượt trội, lên đến 70% so với máy lạnh thông thường.

Khi chọn mua một chiếc máy lạnh, bạn cũng cần chú ý đến thương hiệu, nơi sản xuất, cùng với chính sách bảo hành đi kèm. Việc chọn mua máy lạnh của một thương hiệu uy tín sẽ giúp bạn an tâm về chất lượng.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Cái Kính, Mắt Kính 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chiếc Điều Hòa Luyện Viết – Mẫu 10

Bài thuyết minh về chiếc điều hòa luyện viết sẽ giúp các em học sinh luyện tập nâng cao kỹ năng thuyết minh, giới thiệu về đồ vật, đồ dùng trong cuộc sống.

Máy lạnh là một thiết bị gia dụng sử dụng điện năng để thay đổi nhiệt độ trong phòng theo nhu cầu của người sử dụng.

Cấu tạo của máy lạnh với các bộ phận như sau:

  • Dàn lạnh máy lạnh: Gồm các ống đồng được uốn thành nhiều lớp và được đặt trong một dàn lá nhôm rất dày có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để môi chất lạnh mang ra bên ngoài. Bên cạnh đó, dàn lạnh còn có các bộ phận sau: Mặt nạ, lưới lọc, cảm biến hoạt động, cánh đảo gió dọc, đầu gió ra, cánh đảo gió ngang,…
  • Dàn nóng máy lạnh: Bộ phận này cũng có cấu tạo giống dàn lạnh gồm các ống đồng được uốn thành nhiều lớp đặt trong dàn lá nhôm. Chúng có nhiệm vụ xả nhiệt ra ngoài môi trường khi môi chất lạnh đã hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh và di chuyển đến dàn nóng.
  • Lốc máy lạnh: Lốc máy lạnh còn được gọi là máy nén máy lạnh, có tác dụng hút chân không ở dàn lạnh, nén gas sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình xả nhiệt hiệu quả nhất.
  • Quạt dàn lạnh: Bộ phận này tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để việc hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nếu quạt dàn lạnh chạy yếu hoặc không chạy, máy lạnh sẽ không thể làm mát.
  • Quạt dàn nóng: Quạt dàn nóng thổi không khí xuyên qua dàn nóng, giúp việc xả nhiệt ra môi trường bên ngoài hiệu quả nhất.
  • Van tiết lưu: Đây bộ phận hạ áp gas sau khi gas qua dàn nóng để tản nhiệt. Gas đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
  • Ống dẫn gas: Là một bộ phận quan trọng, ống dẫn gas có nhiệm vụ dẫn ga từ dàn lạnh đến dàn nóng. Ống dẫn gas thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa.
  • Bảng điều khiển: Được lắp trên cục lạnh, bảng điều khiển là bộ phận điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của điều hòa.
  • Tụ điện: Tụ điện có tác dụng giúp động cơ điện của máy nén khởi động.
  • Ngoài những bộ phận chính trên, cấu tạo của điều hòa, máy lạnh còn có nhiều bộ phận khác như cảm biến nhiệt dàn lạnh, khung vỏ, máng nước, bộ phận an toàn,…

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh:

  • Bước 1: Sau khi qua van tiết lưu, gas (môi chất làm lạnh) sẽ có áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
  • Bước 2: Môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Quạt gió trong cục lạnh hút không khí trong phòng, đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh rồi đưa trở lại phòng.
  • Bước 3: Môi chất mang nhiệt sẽ được đưa đến máy nén. Tại đây, gas sẽ được nén tới áp suất cao hơn.
  • Bước 4: Gas có nhiệt nhiệt độ cao, áp suất cao được đưa qua dàn nóng để làm mát nhờ quạt và dàn lá nhôm tản nhiệt. Khi đi qua dàn nóng, môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn.
  • Bước 5: Gas tiếp tục được đưa đến van tiết tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt và bắt đầu một chu trình mới.

Máy lạnh là thiết bị quen thuộc của hầu hết các hộ gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh ra sao. Biết được điều này sẽ giúp cho bạn có thể đưa ra cho mình những lựa chọn phù hợp khi mua sắm thiết bị này.

Chia sẻ thêm 🍀 Thuyết Minh Về Quê Hương Em 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất

Viết một bình luận