Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân ❤️️ 22+ Mẫu Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Mẫu Tài Liệu Tham Khảo Hữu Ích Môn Ngữ Văn Dành Cho Học Sinh.
Tóm Tắt Nội Dung Bài Chữ Người Tử Tù
Tham khảo phần tóm tắt nội dung bài Chữ người tử tù sẽ giúp bạn đọc nắm được cốt truyện chính và những ý nghĩa cơ bản của tác phẩm.
Huấn Cao nổi tiếng trong vùng là một người văn hay chữ đẹp, những nét chữ của ông được rất nhiều người yêu mến, tuy nhiên không phải ai ông cũng cho chữ, xin chữ của ông là điều khó. Ông thường xuyên chống đối lại một triều đình vốn quan liêu và mục nát, chính vì chống đối ông bị bắt và kết tội chết.
Trước khi xử tội chết, ông bị giam giữ trong nhà tù. Tại đây, viên quản ngục là người biết Huấn Cao và nét chữ tài hoa của ông, nếu xin được nét chữ của Huấn Cao treo trong nhà như một báu vật. Viên quản ngục biệt đãi rất tốt với Huấn Cao nhưng ngược lại Huấn Cao dửng dưng và tỏ ý khinh thường viên quản ngục.
Khi biết được tấm lòng của viên quản ngục và tình yêu nghệ thuật, Huấn Cao quyết định cho chữ ngay trong một hoàn cảnh trớ trêu: “trong tù”. Không gian ẩm thấp, tối tăm lại là nơi cho chữ, tay đeo gông nhưng vô cùng uy nghi, khí khái trong khi viên quản ngục lại khép nép, phục tùng. Tất cả đều thể hiện sự trái ngược hoàn toàn, ranh giới giữa kẻ tử tù và người coi ngục đã không còn, chỉ còn lại vẻ đẹp của nghệ thuật. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để tâm hồn không bị vẩn đục.
Đón đọc tuyển tập 🌹 Tóm Tắt Chữ Người Tử Tù 🌹 20 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Tuân – Mẫu 1
Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Tuân dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Tuân 💧 6 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 2
Vẽ sơ đồ tư duy Chữ người tử tù tác giả tác phẩm sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức và tiếp thu bài hiệu quả hơn.
Mời bạn tham khảo 🌠 Sơ Đồ Tư Duy Hạnh Phúc Của Một Tang Gia 🌠 9 Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Chữ người tử tù ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập tác phẩm dễ dàng và nhanh chóng.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Chữ Người Tử Tù Sơ Đồ Tư Duy Ngắn Gọn Nhất – Mẫu 4
Chữ người tử tù sơ đồ tư duy ngắn gọn nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh khi ôn tập văn bản.
Xem nhiều hơn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài 🌹 6 Mẫu Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù Đầy Đủ Nhất – Mẫu 5
Mẫu sơ đồ tư duy Chữ người tử tù đầy đủ nhất sẽ tổng hợp lại những nội dung chi tiết của tác phẩm giúp các em học sinh học tập tốt.
Gửi đến bạn 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Tình Yêu Và Thù Hận 🍃 5 Mẫu Tóm Tắt Hay
Bản Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù Chi Tiết – Mẫu 6
Dưới đây là mẫu bản đồ tư duy Chữ người tử tù chi tiết để các em học sinh cùng tham khảo những thông tin hữu ích.
Có thể bạn sẽ thích 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Hầu Trời Tản Đà 🌹 5 Mẫu Tóm Tắt Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Cho Chữ – Mẫu 7
Cảnh cho chữ là một trong những nội dung quan trọng của tác phẩm, tham khảo mẫu sơ đồ tư duy cảnh cho chữ dưới đây:
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ 🍀 11 Mẫu Đẹp
Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Huấn Cao – Mẫu 8
Với sơ đồ tư duy về nhân vật Huấn Cao, các em học sinh có thể nắm được những nội dung trọng tâm khi làm bài phân tích, nghị luận văn học.
Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🌳 9 Mẫu Đẹp Hay
Sơ Đồ Tư Duy Huấn Cao Đơn Giản – Mẫu 9
Mẫu sơ đồ tư duy Huấn Cao đơn giản với những nội dung cơ bản nhất sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và hoàn thành tốt những bài kiểm tra.
Tiếp theo tham khảo ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Khuyến ☀️ Mẫu Sơ Đồ Hữu Ích
Sơ Đồ Tư Duy Về Huấn Cao Chọn Lọc – Mẫu 10
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy về Huấn Cao chọn lọc dưới đây để vận dụng khi làm những bài viết nghị luận về nhân vật văn học.
Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Chiếu Cầu Hiền 🔥 6 Mẫu Đẹp
Lớp 11 Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù Nhân Vật Huấn Cao – Mẫu 11
Tài liệu Ngữ văn lớp 11 sơ đồ tư duy Chữ người tử tù nhân vật Huấn Cao sẽ giúp các em học sinh củng cố lại những kiến thức quan trọng, tham khảo dưới đây:
Khám phá thêm 🌜 Sơ Đồ Tư Duy Hai Đứa Trẻ Thạch Lam 🌜 17 Mẫu Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Chữ Người Tử Tù Nhân Vật Viên Quản Ngục – Mẫu 12
Chia sẻ dưới đây mẫu sơ đồ Chữ người tử tù nhân vật viên quản ngục với cách trình bày khoa học và rõ ràng để các em học sinh cùng tham khảo.
Tìm hiểu nhiều hơn 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao 🔥 4 Mẫu Tóm Tắt Hay
Bài Văn Mẫu Phân Tích Chữ Người Tử Tù
Đón đọc dưới đây bài văn mẫu phân tích Chữ người tử tù được chọn lọc và chia sẻ giúp bạn có thêm những cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa, giá trị mà tác phẩm mang lại.
Nhà thơ lừng danh người Mỹ Ralph Emerson từng có câu nói rất hay rằng: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính.” Có lẽ từ lâu nhà văn Nguyễn Tuân đã sớm thấm nhuần tư tưởng trên mà cả cuộc đời ông là một chặng đường say mê đi tìm cái đẹp thanh cao, cái đẹp của chuẩn mực tạo hoá. Tác phẩm Chữ người tử tù của ông đã khắc hoạ rất thành công chân dung vẻ toàn mỹ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì nó vẫn luôn toả sáng và trường tồn với thời gian.
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) xuất thân trong một gia đình Nho giáo, quê ông ở làng Mọc nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại, cả đời ông say mê đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để từ đó thổi hồn vào trong các tác phẩm của mình những làn gió mới, những vẻ đẹp nhân văn cao đẹp.
Các tác phẩm chính của ông gồm có: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960),… Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 tên tạp chí Tao Đàn, sau đó được in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, lỗi lạc với ý chí hiên ngang, bất khuất, cho dù là chí lớn không thành nhưng ông cũng không bao giờ gục ngã, vẫn giữ cho mình tâm hồn thanh cao trước cảnh ngục tù tối tăm, u uất.
Thành công của một tác phẩm truyện ngắn là đến từ tình huống truyện đặc sắc, đó chính là chiếc chìa khóa thúc đẩy cốt truyện dâng lên cao trào như cách mà Nguyễn Minh Châu từng nói đó là: “Tình thế của câu chuyện, là khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”.
Chữ người tử tù cũng là một câu chuyện như thế, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào nghịch cảnh trớ trêu, cuộc hội ngộ giữa hai thế lực đối lập. Một bên đại diện cho con người tài hoa khí phách, một bên là quyền lực tăm tối của xã hội phong kiến. Cuộc gặp gỡ diễn ra đầy kịch tính, lôi cuốn người đọc, cuối cùng vẻ đẹp thiên lương tao nhã đã thắng thế trước sự xã hội tàn bạo, xấu xa.
Chữ người tử tù xây dựng thành công tuyến nhân vật chính diện, họ là trung tâm đại diện cho cái đẹp thanh cao trong tâm hồn, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù thực tại xã hội có dở bẩn ra sao cũng không thể nào làm vướng bẩn nhân cách thiên lương của họ. Trước tiên là hình tượng Huấn Cao – một vị anh hùng sa cơ, thất thế ông là người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho chính mình. Ấy thế mà trong con mắt của chế độ phong kiến ông lại bị gọi là kẻ “phản nghịch”, kẻ cầm đầu nguy hiểm cần phải tiêu diệt.
Có ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân sáng tạo hình tượng Huấn Cao dựa trên nguyên mẫu Cao Bá Quát – một người tài hoa, nghệ sĩ, tinh thần quả cảm và đặc biệt là có tài viết chữ đạt đến độ tuyệt mỹ. Huấn Cao là cách gọi kính trọng, là một người mang họ Cao giữ chức huấn đạo – chức quan trông coi việc học ở một huyện.
Nguyễn Tuân khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua nhiều bình diện để thấy được cái vẻ đẹp thanh cao đạt đến chân – thiện – mỹ của một người tài hoa bậc nhất. Trước tiên, nhà văn miêu tả Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa, lừng danh khắp chốn. Ông xuất hiện gián tiếp trong câu chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại, là người mà “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, không những thế ông còn có tài “bẻ khoá và vượt ngục”.
Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm quả là một người “văn võ song toàn”, hội tụ tất cả những khí chất của một người anh hùng tài ba. Tác giả giới thiệu Huấn Cao với lối miêu tả gián tiếp là hoàn toàn có dụng ý khéo léo, chu toàn ông muốn để cho nhân vật của mình xuất hiện một cách tự nhiên mà không đường đột, từ đó cho người đọc thấy được hình tượng nhân vật phi thường tiếng thơm đã truyền đi khắp nhân gian, khi nhắc đến tên tuổi cả viên quản ngục hay thầy thơ lại đều đã từng nghe qua.
Cái tài hoa, nghệ sĩ của ông Huấn cao còn được bộc lộ rõ nét nhất khi viên quản ngục bất chấp hiểm nguy, chỉ với hy vọng có được chữ của ông, chữ ông “đẹp lắm, vuông lắm” chỉ cần có một đôi câu đối của Huấn Cao treo trong nhà coi như là “y đã mãn nguyện” bội phần, dường như trên đời sẽ chẳng có gì có thể làm cho viên quản ngục hạnh phúc hơn thế nữa.
Huấn Cao còn là vị anh hùng với khí phách hiên ngang ngút trời, dù lâm vào cảnh tù đày đối diện với án tử nhưng ông chẳng một chút sợ hãi vẫn giữ cho mình nhân cách thanh cao, không nhún nhường trước cường quyền táo bạo. Trước lời giễu cợt của bọn lính cai ngục, Huấn Cao im lặng “lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng” một hành động dứt khoát như là lời cảnh báo chắc nịch của người tử tù với bọn nha sai hách dịch, cậy quyền.
Trong ngục tù tăm tối ông thản nhiên, ung dung “nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”, thật là hiếm có người tù nào sắp chết mà vẫn giữ thái độ điềm nhiên, bình thản được như Huấn Cao.
Chẳng sợ cường quyền, khinh bạc chế độ xã hội tàn bạo dù biết trước sẽ phải đối đầu với một trận “lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo” thế nhưng người anh hùng cũng chẳng thể dối lòng “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây” Câu nói thẳng thừng như gáo nước lạnh tạt thẳng vào bộ mặt phong kiến.
Nguyễn Tuân còn miêu tả người anh hùng kiên cường mang tấm lòng thiên lương cao cả. Huấn Cao từ thuở sinh thời không bao giờ ham phù hoa, danh lợi mà bán chữ. Đời ông cũng chỉ viết có “hai bộ tứ bình và một bức trung đường” cho những người bạn tri kỷ. Ông quan niệm cái đẹp thanh cao phải được trao cho đúng người mới phát huy được hết giá trị của nó. Huấn Cao đã bị cảm động trước sự đối đãi chân tình “biệt nhỡn liên tài” của chủ tớ Viên quản ngục. Tấm lòng nhân hậu không muốn phụ “một tấm lòng trong thiên hạ”.
Ngoài nhân vật trung tâm Huấn Cao, Nguyễn Tuân còn xây dựng thêm một tuyến nhân vật viên quản ngục, một người yêu thích cái đẹp, tâm hồn tài hoa nghệ sĩ nhưng lại bị lạc vào chốn nhơ bẩn, dung tục. Nhà văn xây dựng đồng thời hai nhân vật chính diện song song soi chiếu cho nhau tỏa sáng với vẻ đẹp tâm hồn tao nhã.
Viên quản ngục dường như chọn nhầm nghề, ông là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Như cách mà tác giả nói “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Thật đáng trân trọng sống giữa một xã hội rối ren, loạn lạc mà vẫn giữ cho tâm hồn mình không vị vùi lấp trong bùn lầy, ông còn còn biết trân trọng cái đẹp, biết nể trọng người tài, là người dũng cảm bất chấp hiểm nguy.
Vào một đêm hoang vắng, tại trại giam tỉnh Sơn đã xảy ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong buồng giam tăm tối, chật hẹp, mùi ẩm mốc bốc lên, xung quanh là đầy nhưng mạng nhện giăng, mùi hôi thối của phân chuột, phân gián. Trong không khí khói tỏa, ngọn lửa đỏ rực của ngọn đuốc đang cháy hừng hực.
“Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”, vị thế nhân vật dường như đổi dời người nắm quyền thế bỗng dưng khép nép, kính cẩn trước một tử tù. Cái đẹp không lẻ loi đơn độc, nó không tồn tại cùng cái xấu xa mà chiến thắng chúng, nhân đạo hoá những tâm hồn đang vướng bụi trần giúp họ thức tỉnh, tìm lại con người nhân nghĩa vốn có của mình.
Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân là một thiên truyện đã đạt “gần tới sự toàn diện, toàn mỹ”. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài tình của nhà văn, tạo dựng thành công tình huống truyện độc đáo, khắc họa tính cách nhân vật qua thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh sinh động. Qua truyện, tác giả đã khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.
Mời bạn tham khảo 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà 🌼 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay