Chia Sẻ Đến Bạn Đọc 21+ Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê Để Có Thể Ôn Tập Hiệu Quả Nhất.
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Khuyến – Mẫu 1
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ chi tiết về tác giả Nguyễn Khuyến được nhiều bạn đọc quan tâm dưới đây.
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Khuyến Đơn Giản – Mẫu 2
Với mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Khuyến Đơn Giản sau đây giúp các em có thể nắm bắt kiến thức một cách nhanh nhất.
Tham khảo 🌼Thơ Nguyễn Khuyến ❤️️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Thơ
Sơ Đồ Tư Duy Về Tiểu Sử Tác Giả Nguyễn Khuyến – Mẫu 2
Với những thông tin chi tiết chia sẻ về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khuyến qua sơ đồ sau đây sẽ giúp các bạn đọc ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.
Sơ Đồ Tư Duy Về Sự Nghiệp Văn Học Tác Giả Nguyễn Khuyến – Mẫu 3
Cùng tham khảo một số thông tin kiến thức về sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Khuyến qua sơ đồ chi tiết sau đây.
Xem thêm 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Câu Cá Mùa Thu Nguyễn Khuyến ❤️️ 9 Mẫu
Sơ Đồ Tư Duy Khóc Dương Khuê Ngắn Gọn – Mẫu 3
Mẫu sơ đồ tư duy ngắn gọn về tác phẩm Khóc Dương Khuê được nhiều bạn đọc quan tâm đến:
Sơ Đồ Tư Duy Khóc Dương Khuê – Mẫu 4
Sơ Đồ Tư Duy Khóc Dương Khuê, một trong những tác phẩm nổi tiếng của tác giả Nguyễn Khuyến.
Một số thông tin hay phân tích về tác phẩm Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.
Dương Khuê (1839 – 1902) bạn chí thân của mình, Nguyễn Khuyến đã có bốn bài thơ chữ Hán. Riêng bài thơ thứ tư “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư” (Viếng bạn đồng khoa là Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư) được tác giả dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê”.
Đây là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến cũng là bài thơ khóc bạn rất nổi tiếng trong nền thơ ca dân tộc. Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nói tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn cảm động và tha thiết như vậy. Có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ, gồm có 38 câu thơ.
Mở đầu bài thơ là một tiếng than, tiếng nấc đau đớn:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”.
Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời”, một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi.
Phần thứ hai gồm 24 câu thơ, tác giả nhắc lại, nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc với người đã quá cố. Với nhà nho thì bạn đồng khoa là bạn đẹp nhất, tự hào nhất. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ đạt, cùng làm quan, tình bạn ấy là “duyên trời” tác hợp nên:
“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời”.
Người xưa có nói: “Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu – Thi hội tri âm bán cú đa”. Bạn tri âm trong hội thơ (chỉ nghe qua) nửa câu thơ đã là nhiều không cần dài lời cũng đủ hiểu bạn. Nguyễn Khuyến nhớ lại những lần cùng bạn uống rượu làm thơ.
Có kỉ niệm vui, có kỉ niệm buồn. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng làm quan to dưới thời nhà Nguyễn. Nhưng rồi đất nước ta bị xâm lăng, dân tộc ta bị giặc Pháp thống trị, là kẻ sĩ, là nhà nho “cùng nhau hoạn nạn”. Cách ứng xử của mỗi người đểu có chỗ khác nhau. Nguyễn Khuyến đã cáo bệnh, từ quan về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương. Không tham miếng “đẩu thăng”, lương bổng của triểu đình. Còn Dương Khuê vẫn làm quan.
Trong bài thơ chữ Hán “Gửi thăm quan Thượng thư họ Dương”, Nguyễn Khuyến tỏ ra rất thông cảm với bạn: “Tôi biết bác vì cha mẹ phải làm quan để lấy tấm lụa – Bác biết tôi nghèo phải làm quan để kiếm đấu gạo lương”. Cảnh ngộ và cách ứng xử tuy có khác nhau, kẻ làm quan, người từ quan, nhưng Tam nguyên Yên Đổ vẫn tỏ ra bao dung bạn, vẫn “kính yêu từ trước đến sau”, không bao giờ thay lòng đổi dạ.
Xem thêm ✅ Phân Tích Bài Thơ Khóc Dương Khuê ✅ chi tiết
Bài Mẫu Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Khuyến
Chia sẻ đến bạn đọc Bài Mẫu Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Khuyến được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh là những áng thơ thu tuyệt bút khắc ghi tên tuổi của một tác gia văn học trung đại nổi tiếng cuối thế kỉ XIX. Tác giả đó chính là Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu Quế Sơn, quê ở làng Và, xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Ông xuất thân trong gia đình có nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê – Mạc. Nhưng đến đời cụ thân sinh ra Nguyễn Khuyến thì lại nghèo túng.
Năm 1864, Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ Giải nguyên. Năm 1871, ông thi Hội lần thứ hai đỗ Giải nguyên, thi Đình đỗ Đình Nguyên. Do đỗ đầu cả ba kì nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Sau khi thi đỗ, ông đã lần lượt làm các chức quan ở triều đình Huế, ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi.
Năm 1883, thực dân Pháp chiếm Sơn Tây, Nguyễn Khuyến được làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên nhưng ông không nhận chức. Năm 1884, lấy cớ đau mắt ông xin về hưu. Ông sống ở làng quê hai mươi lăm năm và mất năm 1909.
Sinh thời, Nguyễn Khuyến viết rất nhiều thơ văn. Ông để lại hơn tám trăm tác phẩm gồm thơ, câu đối, văn viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác của Nguyễn Khuyến trước hết thể hiện tâm sự yêu nước hoài trước sự đổi thay của thời cuộc.
Thơ văn Nguyễn Khuyến không chỉ thể hiện nỗi lòng, tâm sự trước thời cuộc mà còn thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước dân tình làng cảnh Việt Nam. Đến Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên đời sống nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học. Nguyễn Khuyến viết nhiều về thiên nhiên với ngòi bút ấm áp, bình dị. Đó là cảnh trong Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh bình dị mà rất nên thơ.
Cùng với những nội dung tư tưởng trên, thơ văn Nguyễn Khuyến còn thể hiện một nghệ thuật bậc thầy, đặc biệt là các sáng tác bằng chữ Nôm. Có thể thấy Nguyễn Khuyến sử dụng các thể văn chương thất ngôn bát cú Đường luật, câu đối, hát nói, song thất lục bát rất nhuần nhuyễn.
Cũng chính ông đã đưa tiếng nói sinh hoạt, dân dã, bình dị vào các câu thơ truyền thống một cách tỉnh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thành thơ. Nhiễu bài điêu luyện, không còn chút dấu vết nào của niêm luật gò bó. Nhiều tác phẩm sử dụng tục ngữ, thành ngữ, từ láy.. giàu chất tạo hình, gợi cảm (Vịnh lụt, Chốn quê, Bạn đến chơi nhà, Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Tự trào, Tiến sĩ giấy, Khóc Dương Khuê…
Với một số lượng sáng tác khá đồ sộ, những thành công to lớn trong sáng tạo nghệ thuật và những tâm tư, tình cảm sâu sắc, Nguyễn Khuyến xứng đáng là một trong những nhà thơ lớn cuối cùng của thời trung đại. Đặc biệt, với những tác phẩm viết về cảnh sống bình dị, ấm áp ở thôn quê, Nguyễn Khuyến đã trở thành nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam.
SCR.VN gợi ý bài 🌺 Câu Cá Mùa Thu ❤️️ Phân Tích Thu Điếu Nguyễn Khuyến