Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài [21+ Mẫu Tóm Tắt Ngắn]

Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài ❤️️ 21+ Mẫu Tóm Tắt ✅ Giới Thiệu Trọn Bộ Những Mẫu Sơ Đồ Ngắn Gọn Và Chi Tiết Giúp Bạn Học Tốt Tác Phẩm.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

Tham khảo phần tóm tắt nội dung bài Vĩnh biệt cửu trùng đài sẽ nhắc lại cho bạn cốt truyện chính và những  diễn biến cơ bản của tác phẩm.

Vở kịch Vũ Như Tô được chia thành năm hồi, nội dung vở kịch viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517 khi nước ta đang trong giai đoạn phong kiến của thời nhà Lê. Nhân vật chính của vở kịch là kiến trúc sư tài giỏi, thẳng thắn tên là Vũ Như Tô. Lê Tương Dực vị vua bạo chúa chỉ thích ăn chơi khoái lạc, hưởng thụ đã bắt Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài làm nơi vui chơi hưởng thụ. Vũ Như Tô vốn cương trực, trọng nghĩa khinh tài đã từ chối mặc dù đối diện nguy cơ vi giết hại.

Đan Thiềm cung nữ đã hết lòng khuyên vị kiến trúc sư này xây dựng cửu trùng đài xem như là cách để Vũ Như Tô để lại kiệt tác và thể hiện tài năng của mình cho muôn đời chiêm ngưỡng. Công trình này to lớn , tiêu tốn rất nhiều tiền của và xương máu càng khiến cho nhân dân lầm than, cơ cực. Nhân dân nổi dậy phản kháng giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài cũng chịu chung số phận bị phá hủy.

Đọc nhiều hơn ☀️ Tóm Tắt Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài ☀️ 10 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Huy Tưởng – Mẫu 1

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Huy Tưởng dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn.

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Huy Tưởng
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Huy Tưởng

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù 🌼 12 Mẫu Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Nguyễn Huy Tưởng – Mẫu 2

Vẽ sơ đồ tư duy Vĩnh biệt cửu trùng đài Nguyễn Huy Tưởng sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức từ đó tiếp thu bài hiệu quả hơn.

Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Nguyễn Huy Tưởng
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Nguyễn Huy Tưởng

Mời bạn tham khảo 🌠 Sơ Đồ Tư Duy Hạnh Phúc Của Một Tang Gia 🌠 9 Mẫu Hay

Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Chi Tiết – Mẫu 3

Mẫu sơ đồ tư duy Vĩnh biệt cửu trùng đài chi tiết sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung và kiến thức của tác phẩm một cách đầy đủ nhất.

Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Chi Tiết Nhân Vật Vũ Như Tô
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Chi Tiết Nhân Vật Vũ Như Tô
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Chi Tiết Nhân Vật Đan Thiềm
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Chi Tiết Nhân Vật Đan Thiềm

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Đầy Đủ – Mẫu 4

Chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy Vĩnh biệt cửu trùng đài đầy đủ dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Đầy Đủ Nhân Vật Vũ Như Tô
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Đầy Đủ Nhân Vật Vũ Như Tô
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Đầy Đủ Nhân Vật Đan Thiềm
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Đầy Đủ Nhân Vật Đan Thiềm

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Hầu Trời Tản Đà 🌹 5 Mẫu Tóm Tắt Ngắn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Ngắn Gọn – Mẫu 5

Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Vĩnh biệt cửu trùng đài ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh tác phẩm để chuẩn bị cho những bài kiểm tra trên lớp.

Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Ngắn Gọn Mâu Thuẫn Trong Tác Phẩm
Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Ngắn Gọn Mâu Thuẫn Trong Tác Phẩm

Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Chiếu Cầu Hiền 🔥 6 Mẫu Đẹp

Sơ Đồ Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Phân Tích Tác Phẩm – Mẫu 6

Dưới đây là mẫu sơ đồ Vĩnh biệt cửu trùng đài phân tích tác phẩm để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng trong quá trình thực hiện bài viết nghị luận văn học.

Sơ Đồ Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Phân Tích Tác Phẩm
Sơ Đồ Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Phân Tích Tác Phẩm

Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🌳 9 Mẫu Đẹp Hay

Bài Văn Mẫu Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

Đón đọc dưới đây bài văn mẫu phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài được chọn lọc và chia sẻ với những ý văn hay và các phân tích sâu sắc giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là một nhà trí thức say mê văn chương và giàu lòng yêu nước. Và qua văn chương thì lòng nhiệt thành về quê hương đất nước của ông được bộc lộ. Trong rất nhiều các sáng tác của ông thì “Vũ Như Tô” là một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của ông. Và đoạn trích đặc sắc trong sách giáo khoa là một đoạn trích nằm ở hồi V như hội tụ được tài năng cũng như điểm đặc sắc của toàn bộ tác phẩm “Vũ Như Tô”

“Vũ Như Tô” là một vở kịch lịch sử bao gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long năm 1516 – 1517 dưới triều Lê Tương Dực. Có thể nói Lê Tương Dực là một hôn quân bạo chúa chỉ biết lo cho bản thâm mặc cho dân chúng lầm than, y khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài như một tòa kiến trúc nguy nga tráng lệ để làm nơi vui chơi với các cung tần mĩ nữ. Và Lê Tương Dực đã vui mừng vì phát hiện ra Vũ Như Tô, một nhà kiến trúc thiên tài, người duy nhất có khả năng xây dựng được Cửu Trùng Đài cho mưu đồ của y.

Qua tấm bi kịch của nhân vật chính “Vũ Như Tô”, tác giả đã thật tài tình đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, việc mâu thuẫn giữa cả lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực và trực liếp của nhân dân.

Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nằm ở hồi V của vở kịch, thể hiện rõ đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể dễ nhận thấy ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.

Và các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể nhưng hết sức điêu luyện trong hồi V chính và mâu thuẫn giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sống của nhân dân. Đây được xem là một mâu thuẫn giữa đời sông xa hoa trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cực khổ của người dân. Dường như mâu thuẫn này cuối cùng đã được giải quyết bằng việc nhân dân nổi dậy, hôn quân Lê Tương Dực đã bị giết.

Mâu thuẫn thứ hai là một mâu thuẫn ngầm giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Cũng chính vì do người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện để sáng tạo, ông ấp ủ hoài bão, hi vọng có một công trình thật là hoành tráng, nó phải hơn hẳn mọi kì quan khác, nên đã lợi dụng ý đồ của bọn hôn quân bạo chúa để thực hiện hoài bão của mình.

Chính việc xây dựng Cửu Trùng Đài thành một công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, “tranh tinh xảo với hóa công”, một công trình “cao cả, huy hoàng”, còn mãi với thời gian. Nhưng dường như những ý định tốt đẹp, muôn cống hiến tài năng của mình để đem lại vinh quang cho đất nước của Vũ Như Tô lại mâu thuẫn với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân.

Và nhân vật Vũ Như Tô đã bị nhân dân, những người lao động coi như kẻ thù của họ. Vì một lẽ đơn giản và dễ hiểu công trình do ông quyết chí xây dựng đã làm cho họ phải hao tốn tiền của, công sức, mồ hôi, máu và nước mắt. Hơn nữa, công trình này lại chỉ phục vụ cho sự ăn chơi trác táng của những kẻ hôn quân bạo chúa.

Như vậy,nếu như muốn thực hiện hoài bão nghệ thuật thì bị đi ngược với lợi ích của nhân dân, còn muốn ủng hộ lợi ích thiết thực của nhân dân thì mơ ước nghệ thuật không thể thực hiện được. Có thể khẳng định bi kịch không lối thoát của thiên tài Vũ Như Tô là ở đó.

Trong tác phẩm đã xây dựng lên nhân vật Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, ông “Chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hoá như cảnh hóa công, có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”.

Ông được xem là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn có lí tưởng nghệ thuật cao cả, là hiện thân cho niềm khát khao say mê cái đẹp đến mãnh liệt Vũ Như Tô có ước mơ sáng tạo cái đẹp, song cũng chính vì nó mà ông bị đẩy đến vòng bi kịch và trở thành kẻ thù của dân chúng. Dường như ông luôn sống trong tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng khi phải tìm kiếm câu trả lời “Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai đây? Là có công hay có tội?”.

Nhưng có thể thấy rằng dường như Vũ Như Tô đã không trả lời được câu hỏi đó. Vũ Như Tô được hiện lên đúng là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Trước đó ông không hề nghĩ tới việc mình xây Cửu Trùng Đài là có tội với nhân dân. Chỉ khi mà Cửu trùng Đài bị đập phá, ông và Đan Thiềm bị bắt, lúc này đâu ông mới bừng tỉnh, đau xót, kinh hoàng kêu lên: “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”

Và nhân vật Đan Thiềm là người đam mê cái tài, tôn trọng cái tài sáng tạo ra cái đẹp. Và vì có một tấm lòng yêu mến cái tài nên lúc Vũ Như Tô mới bị Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài. Lúc này ông mới nhờ Đan Thiềm mách đường chạy trốn, nàng đã khuyên ông ở lại, thuyết phục ông, và cũng nhân cơ hội này, mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão. Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ Vũ Như Tô để xây Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy. Nhưng cuối cùng, cả hai đều rơi vào bi kịch: Sự vỡ mộng thê thảm.

Và thêm một mâu thuẫn nữa là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó dường như đã được thể hiện ở hồi cuối cùng của vở kịch. Cho đến phút chót, phút cuối cùng thì Vũ Như Tô vẫn không nhận ra nghịch lí khi ông thực hiện mơ ước cao cả của nghệ thuật là đem lại một công trình nguy nga, tráng lệ cho đất nước thì vô tình ông đã đẩy nhân dân vào cảnh khổ khôn cùng.

Ông đã không hề chịu đi trốn vì vẫn tin là mình đúng chứ không sai. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô bị đem đi hành quyết, ông mới đau đớn bừng tỉnh và xót xa và thốt lên câu “Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường!”.

Dường như lúc này đây khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê chính đáng của người nghệ sĩ tài năng Vũ Như Tô đã đặt lầm chỗ, xa rời thực tế nên đã bị trả giá bằng cả sinh mạng của mình và công trình nghệ thuật. Có thể nói đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích nằm trong mâu thuẫn kịch, xung đột kịch đã phân tích ở trên.

Với việc xây dựng được những mâu thuẫn thì vở kịch mang tính cao trào hấp dẫn người đọc. Và chính nhờ những mâu thuẫn giằng xé này đa tạo lên sức hút cho tác phẩm “Vũ Như Tô” nói chung và đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nói riêng. Đây quả thực là một tác phẩm hay của Nguyễn Huy Tưởng.

Có thể bạn sẽ thích 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Tình Yêu Và Thù Hận 🍃 5 Mẫu Tóm Tắt Hay

Viết một bình luận