Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Trần Tế Xương [21+ Mẫu Đẹp]

Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Trần Tế Xương ❤️️ 21+ Mẫu Đẹp ✅ Nhằm Giúp Các Em Hệ Thống Kiến Thức Và Dễ Dàng Tiếp Thu Ôn Tập Tác Phẩm.

Sơ Đồ Thương Vợ Của Trần Tế Xương – Mẫu 1

Sơ Đồ Thương Vợ Của Trần Tế Xương, một trong những chủ đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm.

Sơ Đồ Thương Vợ Của Trần Tế Xương
Sơ Đồ Thương Vợ Của Trần Tế Xương

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Thương Vợ Đơn Giản – Mẫu 2

SCR.VN gợi ý bạn đọc Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Thương Vợ Đơn Giản để có thể nắm bắt được tác phẩm một cách nhanh chóng.

Vẽ Sơ Đồ Bài Thơ Thương Vợ Đơn Giản
Vẽ Sơ Đồ Bài Thơ Thương Vợ Đơn Giản

Đón đọc 🌼Tóm Tắt Thương Vợ ❤️️ 15 Mẫu Tóm Tắt Bài Thơ Ngắn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Thương Vợ Chọn Lọc – Mẫu 3

Với mẫu Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Thương Vợ Chọn Lọc dưới đây sẽ giúp các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kì thi của mình thêm hiệu quả.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Thương Vợ Chọn Lọc
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Thương Vợ Chọn Lọc

Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Chi Tiết – Mẫu 4

Dưới đây là mẫu vẽ sơ đồ chi tiết được SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc để có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các ý chính.

Sơ Đồ Cảm Nhận Bài Thơ Thương Vợ
Sơ Đồ Cảm Nhận Bài Thơ Thương Vợ

Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Trần Tế Xương 🌜 10 Mẫu Hay

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thương Vợ Đẹp – Mẫu 5

Cùng tham khảo mẫu sơ đồ tóm tắt bài thương vợ ấn tượng, đặc sắc nhất dưới đây.

Sơ Đồ Phân Tích Bài Thương Vợ
Sơ Đồ Phân Tích Bài Thương Vợ

Thương Vợ Sơ Đồ Tư Duy Ngắn Gọn – Mẫu 6

Thương Vợ Sơ Đồ Tư Duy Ngắn Gọn, đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của tác giả Trần Tế Xương.

Thương Vợ Sơ Đồ Tư Duy Ngắn Gọn
Thương Vợ Sơ Đồ Tư Duy Ngắn Gọn

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Đề Thực Luận Kết – Mẫu 7

Với sơ đồ tư duy đầy đủ dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình ôn tập của các em.

Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Đề Thực Luận Kết
Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Đề Thực Luận Kết

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Trần Tế Xương – Mẫu 8

Gợi ý đến bạn đọc mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Trần Tế Xương được nhiều bạn đọc yêu thích sau đây.

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Trần Tế Xương
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Trần Tế Xương

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Bình Giảng Thương Vợ 🍀 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ 11 Đặc Sắc – Mẫu 9

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ 11 Đặc Sắc sau đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc nắm bắt nội dung tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Đặc Sắc
Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Đặc Sắc

Sơ Đồ Tư Duy Thương Vợ Lớp 11 Đầy Đủ – Mẫu 10

Dưới đây là mẫu sơ đồ chi tiết và đầy đủ ý nhất để các em có thể dễ dàng hơn trong việc hệ thống lại tác phẩm Thương vợ.

Sơ Đồ Nhân Vật Bà Tú Bài Thương Vợ
Sơ Đồ Nhân Vật Bà Tú Bài Thương Vợ

Đọc nhiều hơn với 🔥 Nghị Luận Bài Thương Vợ 🔥 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thương Vợ Lớp 11 – Mẫu 11

Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy phân tích nhân vật ông Tú với tình yêu thương quý trọng vợ và sống trong xã hội phong kiến. Cùng đón xem ngay nhé!

Sơ Đồ Phân Tích Nhân Vật Ông Tú
Sơ Đồ Phân Tích Nhân Vật Ông Tú
Sơ Đồ Nhân Vật Ông Tú Bài Thương Vợ
Sơ Đồ Nhân Vật Ông Tú Bài Thương Vợ

Bài Mẫu Phân Tích Tác Phẩm Thương Vợ Hay Nhất

Chia sẻ đến bạn đọc Bài Mẫu Phân Tích Tác Phẩm Thương Vợ Hay Nhất giúp các em có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức hay về tác phẩm nổi tiếng này của tác giả Trần Tế Xương.

Tú Xương là một trong những nhà thơ có cảm quan nhạy cảm trước sự đổi thay của nhân tình thế thái. Xã hội thời Tú Xương sống là xã hội đang bị đảo lộn về tất cả ngay cả giá trị thiêng liêng nhất là tình thương cũng bị mai một, tình người với người chỉ còn là thứ tình cảm hời hợt bán mua, đổi chác quá ư dễ dàng.

Giữa xã hội nhố nhăng ấy, nhà thơ tự giữ lại cho mình tình cảm cao quý nhất là tình yêu đối với người vợ. Thương vợ là bài thơ hay ghi lại tình yêu chân thành của nhà thơ dành cho người vợ vừa có sự cảm thông, chia sẻ và biết ơn vừa là lời tự thán, tự trách bản thân về trách nhiệm của người chồng. Tú Xương ngay mở đầu đã tỏ ra là người chồng biết quan tâm đến vợ, am hiểu công việc làm ăn của vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.

Bà Tú buôn bán ấy là công việc chính bà làm để nuôi chồng nuôi con. Quanh năm chứ đâu phải là ngày một ngày hai bà tiến hành việc buôn bán mà là quanh năm suốt tháng, liên tục, không ngừng nghỉ. Nỗi vất vả của bà Tú kéo dài theo năm tháng. Mom sông là không gian làm ăn của bà.

Đó là chỗ đất nhô ra ở bờ sông Vị hoàng chảy qua thành phố Nam Định, một thế đất rất chênh vênh, cheo leo, không vững vàng, sẵn sàng đổ ụp xuống sông bất cứ lúc nào. Thế mới thấy sự nguy hiểm cho tính mạng của bà cùng nỗi vất vả, cực nhọc trong công việc làm ăn. Ở đây không gian mom sông, thời gian quanh năm tô đậm hơn hình ảnh của bà Tú tần tảo, ngược xuôi. Đó là người phụ nữ của bao đời và đến bà Tú càng rõ nét hơn.

Câu thơ sau nâng vị thế của bà trở thành người trụ cột của gia đình, còn ông chồng bị hạ xuống hạng ăn bám, là gánh nặng cho vợ. Nuôi đủ năm con với một chồng. Cách đếm năm con với một chồng thật đặc biệt. Nhà thơ đặt ông chồng như những đứa con cũng phải nuôi tựa như ông bé bỏng như con nên phải đếm ngang một miệng ăn, hai miệng ăn.

Từ đủ làm toát lên mức độ của việc nuôi nấng ấy. Bà nuôi ông không chỉ cơm no, áo đủ mặc mà còn phải có ít rượu cho ông ngân nga, bộ áo mới cho ông vui vẻ cùng bè bạn. Bà Tú lo tất, bà vừa nuôi, vừa cung phụng cho ông. Gánh nặng chồng con đè nặng lên đôi vai bà Tú.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Công việc của bà đến đây hiện lên thật rõ nét cụ thể. Bà Tú lặn lội ngược xuôi lúc một mình vượt đường xa, quãng vắng, lúc cãi và giành giật ngay trên sông với những chuyến đò đông khách qua. Sự vất vả, cực nhọc của bà là vậy. Lặn lội, eo sèo thể hiện tính chất gay go của cuộc mua bán. Thương trường là chiến trường, đâu dễ nhường nhịn cho nhau miếng ăn, té ra bà Tú cũng va chạm lời qua tiếng lại gây cảnh eo sèo nhốn nháo trên sông. Câu thơ gợi ta nhớ đến thân phận của người phụ nữ xưa qua câu ca:

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

Con cò xưa và thân cò dường như có sự đồng dạng. Hình ảnh so sánh độc đáo đó càng làm cho tình cảnh bà Tú thêm tội nghiệp đáng thương. Bà Tú có khác gì dáng cò đâu, gầy lêu khêu, bước lững thững, một thân một mình, lếch thếch, lủi thủi. Đối lập cái đơn độc, lẻ loi của bà với vẻ quạnh hiu khi quãng vắng và vẻ tấp nập, đông đúc của buổi đò đông, nhà thơ cực tả những cực nhọc, gian lao của bà để duy trì sự sống cho chồng, con.

Ông Tú thấu hiểu điều ấy. Và ông đâu có dửng dưng. Đằng sau từng câu chữ là nỗi niềm chất chứa tâm can. Ông cảm phục vì sức dẻo dai quanh năm làm việc của bà, ca ngợi bà vì bà hết lòng vì chồng con, nhưng một nỗi xót xa, hổ thẹn ngự trị trong lòng ông: Tự trách mình chưa làm tròn trách nhiệm của người chồng.

Bà Tú biết được tâm sự như thế của ông chắc gánh nặng sẽ vơi đi chút nào và trong tâm chắc cũng được an ủi, động viên. Khó nhọc, gian nan là vậy nhưng bà Tú không một lời than vãn. Ngày tháng, công việc cứ trôi qua im lặng như chính cuộc đời bà:

Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.

Câu thơ như lời nói rất tự nhiên, đa thanh, có thể coi là lời của ông hoặc bà đều được. Nhưng xưa nay bà có than thân bao giờ, bà chấp nhận tất cả, giấu kín lòng mình với bao nỗi xót xa tủi cực. Ông Tú vì tấm lòng thương vợ cất lên lời nói thay cho bà. Dùng lối nói dân gian vợ chồng là duyên là nợ.

Hẳn bà Tú không ít lần bực mình, thấy đời sao quá bất công, muốn phản kháng nhưng bà đã dặn lòng an phận, chấp nhận im lặng đến nhẫn nhuc, cam chiu. Nước mắt bà chảy ngược vào trong, bà giữ chặt lòng mình, không muốn cho ai biết nỗi khổ tâm, đau xót ấy. Các số đếm một, hai, năm, mười cùng nhịp thơ ngắn 2/2/3 thể hiện tâm trạng tức tưởi, lắng sâu và kéo dài cuộc đời bà gắn với công việc không bao giờ ngừng nghỉ.

Đến đây, Tú Xương nhập hẳn mình vào vợ để lắng nghe từng nỗi niềm u uẩn của bà. Ẩn đằng sau ấy là bao nỗi niềm của ông, một người chồng khổ tâm để vợ xuôi ngược mà không giúp được gì? Câu thơ toát lên ý thương vợ, tự trách rất sâu sắc. Hai câu cuối, tình cảm như được bộc phát mạnh mẽ, không phải lời tâm tình nhẹ nhàng như trước mà là tiếng chửi độc:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.

Tiếng chửi không phải của bà Tú vì bà chấp nhận, cam chịu suốt đời, ông Tú mong bà chửi để gánh nặng lòng ông được vơi bớt, chí ít vì bà coi ông khác lũ con. Sự dồn nén, bức bối buộc ông mượn lời bà để tự chửi mình. Một đấng chồng mà chỉ ngồi ăn bám, vô lo, có khi hạch sách, lên mặt, nhìn vợ tất tả ngược xuôi vất vả còn xứng là chồng không? Ông tự kết án mình đã ăn ở bạc bẽo, lạnh lùng, thờ ơ, vô trách nhiệm.

Đó chính là đặc trưng của xã hội đồng tiền buổi giao thời mà nhà thơ sống. Ý nghĩa tố cáo của câu thơ là vạch rõ bản chất xấu xa của xã hội coi nhẹ tình cảm, trọng sĩ diện, danh vọng, tiền tài. Câu thơ khép lại bằng từ không tưởng nhẹ nhàng mà hướng người đọc đến chiều sâu tâm trạng chất chứa nỗi chua xót, tự giận của chồng và niềm đau khổ của người vợ.

Bài thơ là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, cảm phục, chia sẻ, cảm thông trước vất vả, gian nan của bà Tú vừa là lời tự trách, tự lên án của ông Tú. Phải yêu vợ, thương vợ đến mức sâu sắc nhà thơ mới viết nên bài thơ giàu cảm xúc, chân thực như vậy.

Gợi ý cho bạn 🌟 Cảm Nhận Về Bài Thương Vợ 🌟 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận