21+ Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao. Tìm Hiểu Nhiều Hơn Về Một Trong Những Nhà Văn Nổi Tiếng Của Nền Văn Học Việt Nam.
Tóm Tắt Tiểu Sử Nhà Văn Nam Cao
Tham khảo nội dung tóm tắt tiểu sử nhà văn Nam Cao sẽ giúp bạn có được những thông tin khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những tác giả nổi tiếng nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam.
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao, các bút danh khác của ông như Nam cao, Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt.
Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định). Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Năm 18 tuổi, Nam Cao đã bắt đầu sáng tác những truyện ngắn đầu tiên như “Cảnh cuối cùng”, “Hai cái xác” . Các tác phẩm của ông được in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy. Một số tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được in trên báo Ích Hữu như: Nghèo, Những cánh hoa tàn, Đui mù, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Với bút sanh Xuân Du, Nguyệt, ông đã sáng tác truyện ngắn “Cái chết của con Mực”, tác phẩm được in trên báo Hà Nội tân văn và đã được in thơ cùng trên báo này.
Năm 1941, với bút danh Nam Cao, ông đã cho ra mắt tập truyện đầu tay “Đôi lứa xứng đôi” với tên trong bản thảo là “Cái lò gạch cũ” đã được Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành. Sau này khi in lại, nhà văn Nam Cao đã đổi tên truyện là Chí Phèo. Tác phẩm “Chí Phèo” như một hiện tượng văn học thời bấy giờ. Năm 1943, nhà văn Nam Cao cho ra mắt tác phẩm “Đời thừa”. Tác phẩm này thuộc thể loại văn hiện thực phê phán, đã lột tả một cách chân thực về xã hội và cuộc sống con người lúc bấy giờ.
Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn và cũng là một nhà báo kháng chiến. Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng 10 âm lịch), tại đồn Hoàng Đan thuộc làng Vũ Đại, xã Gia Xuân, Gia Viễn (Ninh Bình). Tuy mất sớm, nhưng ảnh hưởng của ông đến văn học Việt Nam vẫn đáng kể. Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Tác Giả Nam Cao 🌼 10 Bài Văn Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao Đầy Đủ – Mẫu 1
Chia sẻ dưới đây sơ đồ tư duy về tác giả Nam Cao đầy đủ giúp bạn đọc và các em học sinh nắm được những nét riêng nổi bật khi tìm hiểu về tác giả này.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Một Tác Giả Văn Học 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao Ngắn Gọn – Mẫu 2
Dưới đây là sơ đồ tư duy về tác giả Nam Cao ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng ghi nhớ những thông tin cần thiết về một tác giả quan trọng trong chương trình môn Ngữ Văn.
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao Lớp 11 – Mẫu 3
Mẫu sơ đồ tư duy về tác giả Nam Cao lớp 11 dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Đừng bỏ qua chia sẻ 21+ mẫu 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Vũ Trọng Phụng 🍀ngắn gọn
Sơ Đồ Tư Duy Về Nam Cao Cuộc Đời Và Sự Nghiệp – Mẫu 4
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy về Nam Cao cuộc đời và sự nghiệp dưới đây giúp các em học sinh tìm hiểu thêm về chặng đường sáng tác của nhà văn.
Mời bạn tham khảo 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Về Hồ Chí Minh 🌹 6 Mẫu Tóm Tắt Tác Giả
Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Tác Giả Nam Cao
Đón đọc dưới đây bài văn mẫu thuyết minh về tác giả Nam Cao với những phân tích sâu sắc về phong cách nghệ thuật và những đóng góp của nhà văn trong nền văn học Việt Nam.
Nam Cao được biết đến là một nhà văn hiện thực phê phán, với ngòi bút sắc sảo những tác phẩm ông đem đến luôn gần gũi với đời. “Sống đã rồi hãy viết” – một quan điểm sâu sắc và luôn đúng đắn ở mọi thời đại của Nam Cao. Nam Cao được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất tại Việt Nam ở thế kỷ 20. Nửa đầu Thế Kỷ 20, Nhà văn Nam Cao là người có công trong việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết.
Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, có sức sống mạnh mẽ trong lòng người đọc. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông càng bộc lộ những tư tưởng nhân văn cao đẹp, ý nghĩa hiện thực sâu sắc và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Đúng như nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét: “Sáng tác của Nam Cao là cả một kho trữ lượng bên trong, một kho của dư đầy…có thể đào xới vào rất nhiều tầng vỉa, và vẫn còn hứa hẹn nhiều vỉa mới”.
Nam Cao xuất hiện trên văn đàn từ 1936 bằng một số bài thơ, truyện ngắn chịu nhiều ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời nhưng không mấy thành công và ít được chú ý. Chỉ đến 1940, khi viết truyện ngắn “Chí Phèo” Nam Cao mới thực sự xác định được hướng đi cho ngòi bút của mình. Và với khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa tên tuổi và vị trí của Nam Cao mới thực sự được khẳng định.
So với các nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ trọng Phụng, Nam Cao là người đến muộn song với tài năng và sự nỗ lực của mình ông đã trở thành đại diện ưu tú nhất cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 với quan điểm nghệ thuật phải gắn liền với hiện thực, phải “vị nhân sinh”.
Sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài: người nông dân và người trí thức nghèo trước cách mạng tháng tám. Ở đề tài người nông dân Nam Cao đã dựng lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trên con đường phá sản, bần cùng, không lối thoát, hết sức thê thảm vào những năm trước cách mạng.
Và nổi lên trong bức tranh ấy là hình tượng những người nông dân hiền lành, lương thiện bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả nhân hình và nhân tính (Chí Phèo,Tư Cách Mõ, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó…). Những sáng tác về đề tài người trí thức của ông tập trung thể hiện những tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản có hoài bão, khát vọng, giàu tài năng nhưng lại bị gánh nặng áo cơn ghì sát đất, trở thành những mảnh “đời thừa”, những kiếp “sống mòn”.
Nam Cao không chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình trạng thê thảm của xã hội và con người trước cách mạng mà còn trực tiếp phân tích, cắt nghĩa, truy tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó. Dù ở đề tài người nông dân hay người trí thức Nam Cao đều bộc lộ sự cảm thông, thương xót trước những đau khổ, bất hạnh của con người. Tác phẩm của ông là lời kết án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến bất công chà đạp nhân phẩm của con người, đồng thời là tiếng kêu khẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm con người.
Về phương diện nghệ thuật Nam Cao đã đánh dấu sự cách tân ở nhiều mặt: kết cấu, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật…góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Ông thuộc trong số những cây bút hiếm hoi của nền văn xuôi hiện đại có tư tưởng, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo, có những cách tân lớn lao góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói trọn trong 15 năm (1936 – 1951), gia tài văn chương Nam Cao để lại cho hậu thế không mấy đồ sộ song chúng đã thành “mẫu số vĩnh hằng” trong nền văn học dân tộc.
Đọc thêm về 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Tác Giả Nguyễn Du 🍀 27+ Mẫu Ngắn Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Tác Giả Nam Cao Hay Nhất
Chia sẻ thêm cho bạn văn mẫu thuyết minh về tác giả Nam Cao hay nhất, lưu lại tham khảo nhé!
Nhà văn Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, thuộc tống Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Làng Đại Hoàng nằm trong vùng đồng chiêm trũng, nông dân quanh năm nghèo đói, lại bị bọn cường hào ức hiếp, đục khoét tàn tệ.
Nam Cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con – được ăn học tử tế. Học xong bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kỳ này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa, mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, Nam Cao lại trở về quê và thất nghiệp.
Sau ông lên Hà Nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục. Nhưng cuộc đời “giáo khổ trường tư” đó cũng không yên: quân Nhật vào Đông Dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính Nhật. Nhà văn – lại thất nghiệp, sông lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó.
Năm 1943, Nam Cao tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc Liên khu III, Nam Cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần Hoàng Đan (thuộc tỉnh Ninh Bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kỳ “chín” mùi về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.
Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo, lý tưởng cách mạng và sự hy sinh anh dũng của Nam Cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn – chiến sĩ. Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về “sống và viết”. Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu của phong trào lãng mạn đương thời, đã sáng tác những bài thơ, chuyện tình lâm li dễ dãi. Nhưng ông đã dần dần nhận ra rằng thứ văn chương đó rất xa lạ đối với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh. Và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh”.
Trong truyện ngắn “Trăng sáng” (1943), được coi là một tuyên ngôn nghệ thuật đanh thép, cảm động, ông viết: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”. Theo Nam Cao, người cầm bút không được “trốn tránh” sự thực, mà hãy “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…”
Lên án văn chương thoát ly, Nam Cao không tán thành loại sáng tác “chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội”. Trong truyện ngắn “Đời thừa” (1943), Nam Cao cho rằng một tác phẩm “thật giá trị” thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. Đồng thời, nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút.
Nam Cao để lại chừng hai chục truyện ngắn viết về cuộc sống tăm tối thê thảm của người nông dân đương thời. Những truyện đáng chú ý là: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tu cách mõ, Điếu văn, Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Lang Rận, Dì Hảo, Nửa đêm… Ở đề tài này, Nam Cao thường quan tâm tới những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp nhiều nhất. Họ càng hiền lành, nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng. Ông đặc biệt đi sâu vào những trường hợp con người bị lăng nhục một cách độc ác, bất công, mà xét đến cùng, chẳng qua chỉ vì họ nghèo đói, khốn khổ.
Có thể nói, dù viết về người trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ, diều làm cho Nam Cao day dứt tới đau đớn là tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy diệt cả nhân tính, trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời.
Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao vừa hết sức chân thực – ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực – vừa thấm đượm ý vị triết lý trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ trong văn đầy sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói quần chúng.
Với một tài năng lớn, giàu sức sáng tạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Tuân 💧 6 Mẫu Vẽ Tóm Tắt