Sơ Đồ Tư Duy Bài Mùa Xuân Của Tôi ❤️️ 21+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt ✅ Tham Khảo Những Mẫu Tư Liệu Hệ Thống Hoá Nội Dung Và Kiến Thức Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 7.
Tóm Tắt Nội Dung Bài Mùa Xuân Của Tôi
Tham khảo gợi ý tóm tắt nội dung bài Mùa xuân của tôi dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những ý chính trọng tâm của văn bản để tiến hành lập sơ đồ khái quát cho tác phẩm.
Đoạn trích “Mùa xuân của tôi” được rút trong bài “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” của nhà văn Vũ Bằng. Bài tùy bút đã tái hiện không khí, một vài phong tục văn hóa đất Bắc và Hà Nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê.
Tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và có quy luật tất yếu của tình cảm con người. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội (miền Bắc) được gợi tả ở cảnh sắc đất trời: sông xanh, núi tím, mưa riêu, gió lành lạnh, đêm xanh, cái rét ngọt ngào, đường không lầy lội, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình và con người với nghi lễ đón xuân, không khí gia đình êm đềm những ngày sau tết.
Mùa xuân khơi dậy sức sống cho muôn loài, khơi dậy tình cảm cao quý ở con người và ở cuộc sống. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tóm Tắt Bài Mùa Xuân Của Tôi 🌼 12 Mẫu Ngắn Gọn Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mùa Xuân Của Tôi Vũ Bằng – Mẫu 1
Với phương pháp vẽ sơ đồ tư duy bài Mùa xuân của tôi Vũ Bằng, các em học sinh có thể hệ thống hoá nội dung và kiến thức văn bản để tiếp thu bài hiệu quả hơn.
Gợi ý cho bạn 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Một Thứ Quà Của Lúa Non Cốm 🌼 8 Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Bài Mùa Xuân Của Tôi Ngắn Gọn – Mẫu 2
Mẫu sơ đồ tư duy bài Mùa xuân của tôi ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng và nhanh chóng ôn tập tác phẩm.
Tiếp tục tham khảo 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Hồ Chí Minh 🌹 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Bài Mùa Xuân Của Tôi Chi Tiết – Mẫu 3
Dưới đây chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy bài Mùa xuân của tôi chi tiết để các em học sinh tham khảo và học tốt tác phẩm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Mùa Xuân Của Tôi Đầy Đủ – Mẫu 4
Mẫu sơ đồ tư duy bài Mùa xuân của tôi đầy đủ dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh khi tìm hiểu, nghiên cứu và ôn tập văn bản.
SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh 💧 11 Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Bài Mùa Xuân Của Tôi Lớp 7 – Mẫu 5
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy bài Mùa xuân của tôi lớp 7 dưới đây để nắm vững và củng cố lại nội dung, kiến thức trọng tâm của tác phẩm.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Bạn Đến Chơi Nhà 🔥 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mùa Xuân Của Tôi Đơn Giản – Mẫu 6
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy văn bản Mùa xuân của tôi đơn giản dưới đây với những kiến thức được chắt lọc ngắn gọn và cơ bản nhất.
SCR.VN chia sẻ 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh 🍃 7 Mẫu Ngắn Gọn
Bài Văn Phân Tích Mùa Xuân Của Tôi Hay Nhất
Đón đọc bài văn phân tích Mùa xuân của tôi hay nhất được chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi những ý văn đặc sắc và nâng cao kỹ năng viết.
Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Bằng. Thiên tuỳ bút Tháng riêng mơ về trăng non rét ngọt mở đầu bằng những cảm xúc rạo rực, ngất ngây của nhà văn trước mùa xuân Bắc Việt.
Trong dòng cảm xúc của Vũ Bằng, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên thật đẹp- một vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo khó quên. Đó là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có cầu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…
Chao ôi, cái mùa xuân Bắc Việt, có lẽ là cái không khí và cảnh sắc mùa xuân trước năm 1945 được gợi nhớ lại trong lòng một người con xa quê như Vũ Bằng. Nó gợi ta nhớ đến những câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính:
Bữa ấy mưa xuân lất phất bay
Hoa xoan lớp lớp rụng
Vơi đầy hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay
(Mưa xuân)
Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùa xuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa.
Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta “sống” lại và “thèm khát yêu thương.
Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.
Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
Không chỉ cảm nhận mùa xuân bằng những giác quan quen thuộc, nhà văn còn cảm nhận mùa xuân bằng tất cả những giác quan, những cảm xúc đặc biệt nhất của tâm hồn. Sự cảm nhận ấy được diễn tả bằng những câu văn rất giàu hình ảnh và gợi cảm với một loạt các hình ảnh so sánh liên tưởng đầy ấn tượng:
“Thú giang hồ” được cảm nhận êm ái nhớ nhung; nhựa sống trong lòng người căng lên được ví như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nầm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; tình cảm gia đình đầm ấm khiến lòng người vui sướng được nhà văn liên tưởng với cảnh không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Con mắt tinh tường của ông đã phát hiện ra những chuyển biến (dù rất là nhỏ) của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm:
Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng lại nức một mùi hương man mát; bầu trời không còn đừng đục như màu pha lê mờ, sáng dậy thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở chân trời chuyển sang trong trong có những làn sóng hồng rung động như cánh con ve mới lột; trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
Cảnh sắc mùa xuân vốn dĩ đã đẹp vì mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, đến đây càng đẹp hơn. Đến mức chính tác giả cũng phải thốt lên: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
Mùa xuân ấy lắng động mãi, ngân nga mãi trong lòng người, để hôm nay, xa quê hương, một nỗi niềm như thương quê hương đến cồn cào, da diết cứ dâng lên hoá thành dòng cảm xúc ngọt ngào tươi mát, đằm thấm, dệt nên thiên tuỳ bút kiệt tác này.
Xem nhiều hơn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nghĩ Trong Đêm Thanh Tĩnh 🌹 7 Mẫu Đầy Đủ Nhất