Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Hồ Chí Minh [31+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Đơn Giản]

Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Hồ Chí Minh ❤️️ 31+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt ✅ Chia Sẻ Trọn Bộ Các Mẫu Sơ Đồ Sau Đây Để Giúp Việc Ôn Tập Được Hiệu Quả Hơn.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya – Mẫu 1

Vẽ sơ đồ tư duy là một trong những bước quan trọng để có thể nắm bắt được các ý chính của tác phẩm trước khi phân tích vào trọng tâm bài.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya

Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Đầy Đủ – Mẫu 2

SCR.VN gợi ý đến bạn đọc mẫu sơ đồ đầy đủ ý dưới đây để các em có thể ôn tập tốt nhất cho kì thi của mình.

Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Đầy Đủ

Sơ Đồ Tư Duy Bài Cảnh Khuya Đặc Sắc – Mẫu 3

Sơ Đồ Tư Duy Bài Cảnh Khuya Đặc Sắc được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Sơ Đồ Tư Duy Bài Cảnh Khuya Đặc Sắc
Sơ Đồ Tư Duy Bài Cảnh Khuya Đặc Sắc

Gợi ý cho bạn 🌹Cảm Nhận Về Bài Thơ Cảnh Khuya ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Của Bài Cảnh Khuya Chi Tiết – Mẫu 4

Mẫu sơ đồ tư duy chi tiết sau dây sẽ giúp các em học sinh nắm được những thông tin khái quát về tác phẩm.

Sơ Đồ Phân Tích Bài Cảnh Khuya Chi Tiết
Sơ Đồ Phân Tích Bài Cảnh Khuya Chi Tiết

Sơ Đồ Tư Duy Về Bài Cảnh Khuya Ngắn Gọn – Mẫu 5

Cùng theo dõi mẫu sơ đồ cảm nghĩ về bài cảnh khuya ngắn gọn được SCR.VN gợi ý sau đây nhé!

Sơ Đồ Về Bài Cảnh Khuya Ngắn Gọn
Sơ Đồ Về Bài Cảnh Khuya Ngắn Gọn

Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Hồ Chí Minh – Mẫu 6

Với mẫu sơ đồ đơn giản dưới đây để các em có thể tham khảo và chuẩn bị tốt cho việc phân tích, ôn tập tác phẩm.

Sơ Đồ Cảnh Khuya Hồ Chí Minh
Sơ Đồ Cảnh Khuya Hồ Chí Minh

SCR.VN gợi ý 💧 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya 💧 Văn Mẫu Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Ấn Tượng – Mẫu 7

Dưới đây là mẫu sơ đồ chi tiết ấn tượng nhất, tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh khi ôn tập tác phẩm.

Sơ Đồ Cảm Nghĩ Bài Cảnh Khuya Ấn Tượng
Sơ Đồ Cảm Nghĩ Bài Cảnh Khuya Ấn Tượng

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Chọn Lọc – Mẫu 8

Với mẫu sơ đồ tư duy chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức dễ dàng và tiếp thu hiệu quả hơn.

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Chọn Lọc
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Chọn Lọc

Sơ Đồ Tư Duy Bài Cảnh Khuya Lớp 7 – Mẫu 9

Với mẫu sơ đồ tư duy ngắn gọn được SCR.VN gợi ý sau đây sẽ giúp các em có thể chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.

Sơ Đồ Chi Tiết Bài Cảnh Khuya
Sơ Đồ Chi Tiết Bài Cảnh Khuya

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh ❤️️ 7 Mẫu

Văn Mẫu Phân Tích Bài Cảnh Khuya Hay Nhất

Văn Mẫu Phân Tích Bài Cảnh Khuya Hay Nhất sẽ giúp các em học sinh trau dồi nâng cao kỹ năng viết cũng như hiểu thêm về giá trị của tác phẩm.

Là vị chủ tịch kháng chiến giàu tâm hồn thơ, Bác Hồ thường dùng ngòi bút ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và bày tỏ lòng yêu nước trước vận mệnh của đất nước. “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ hay tiêu biểu của Bác, được viết năm 1947 ở Chiến khu Việt Bắc – căn cứ địa Cách mạng trong thời chống Pháp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Chiến khu Việt Bắc – đó là đầu não của cuộc kháng chiến chống xâm lược, là nơi chỉ đạo đấu tranh của Cách mạng. Nhưng không phải vì vậy mà Việt Bắc chỉ trang nghiêm và bận rộn vì những hội nghị quan trọng của trung ương. Đến với Việt Bắc trước hết là đến với núi rừng, với thiên nhiên hoang sơ nhưng rất hào phóng tạo ra những cảnh đẹp diệu kì. Hơn ai hết, Bác của chúng ra hiểu điều đó, và vì vậy trong cảnh khuya, người đã thể hiện một Việt Bắc đẹp như tranh vẽ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, tiếng suối ở đâu róc rách, rì rào… Lúc ấy, tiếng suối ngân vang trong trẻo như chiếm lĩnh cả không gian rừng khuya yên vắng. Hai thanh trắc (tiếng suối) đến hai thanh bằng (trong thơ) rồi lại tiếp tục như vậy (tiếng hát), câu thơ đầu trong “Cảnh khuya” dường như mang cả âm thanh bổng trầm của tiếng suối chảy. Tiếng suối trong đêm ấy là Bác liên tưởng mới lạ của Bác liên tưởng đến âm thanh gì?

Đó chẳng phải là cung đàn đơn lẻ, mà đối với Bác, âm thanh trong ngần ấy như “tiếng hát xa”. Lạ lùng làm sao, nhưng chính liên tưởng mới lạ của Bác đã giúp ta hiểu được rằng dù Việt Bắc có gian lao đến đâu, những tiếng suối – tiếng hát của rừng núi của các chiến sĩ đồng bào luôn vang xa trong đêm vắng, trong trẻo lạc quan… Âm thanh trong thơ Bác không lẻ loi như tiếng đàn cầm trong thơ Nguyễn Trãi mà vang lên như có sức sống, đầy vui tươi.

Trong tiếng vang róc rách, thiên nhiên như phô bày hết vẻ đẹp trong sáng của mình: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ” mang nét truyền thống của thơ cổ, khi kết hợp với hoa, hình ảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên. Hai từ “lồng” liên kết ba sự vật xa nhau, khác hẳn nhau nhưng không tại tương phản mà dường như chúng hòa quyện lại, vẻ đẹp tôn nét đẹp kia vẽ nên một bức tranh trong sáng.

Đọc câu thơ, ta có cảm giác như đang lạc vào chốn tiên, tận hưởng những đường nét, ánh sáng diệu kì mà thiên nhiên Việt Bắc vẽ nên, và ta còn có cảm giác tiếng suối cũng bay bổng, quấn quýt với hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Cảnh vật trong thơ Bác sao mà thân thiết với nhau đến thế!

Mỗi nét đều nâng vẻ đẹp của nét khác nên, cái tĩnh hòa vào cái động, cái động làm nổi bật cái tĩnh, mảng sáng chén mảng tối tạo thành một tổng thể hoàn hảo lạ lùng. Đâu phải ai cũng nhìn thấy điều ấy. Bác đã nghe và ngắm cảnh vật Việc Bắc trong đêm khuya bởi Bác thức cùng Việt Bắc.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu thứ ba trong bài thất ngôn tứ tuyệt là một câu chuyển, Ở đây, nhà thơ đã tạo ra một hình thức chuyển tiếp mới giữa những ý thơ rất uyển chuyển, độc đáo. “Cảnh khuya như vẽ…” – Với bốn chữ đầu câu này, Bác muốn nói gì? Cảnh vật như được vẽ nên hay cảnh vật muốn vẽ nên cái gì đó ngoài vẻ đẹp đẹp của chính mình? Có lẽ điều đó không quan trọng, bởi vì chúng ta có bao nhiêu cách hiểu về những ý thơ “gợi mở” của Bác.

Điều quan trọng là câu thơ chuyển từ tả cảnh sang tả tình. “Người chưa ngủ” trong một cảnh khuya tuyệt vời đến như vậy phải chăng chỉ là để cùng sống với thiên nhiên? Câu trả lời đến thật đơn giản nhưng mang bản sắc riêng của vị lãnh tụ kháng chiến cao cả: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hai từ “chưa ngủ” được lặp lại một lần nữa , nối tiếng và nhấn mạnh cho câu thơ trên.

Cảnh khuya đẹp thật đấy, và con mắt bác đã thu hết cảnh vật ấy vào tâm hồn của mình, nhưng trong lòng bác còn có một nỗi niềm thao thức lớn – đó là “nỗi nước nhà”, là vận mệnh của cả dân tộc, là cuộc chiến đấu còn vô vàn thử thách gian lao. Dấu ngã trong từ “nỗi” có một cái gì đó như day dứt, trăn trở kéo dài, và tuy không xoáy vào tâm trí ta như dấu hỏi nhưng nó cũng thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt dìu dặt, trong hình ảnh quấn quýt đầm ấm của đêm rừng Việt Bắc, nỗi thao thức của người như lớn dần lên, ngày càng day dứt không nguôi.

Tấm lòng Người dành cho đất nước là như vậy. Những gì thuộc về TỔ QUỐC đã trở thành nỗi lo, thành tình thương của Bác. Bác bày tỏ lòng mình trong “Cảnh khuya”, như muốn nói: cảnh vật thiên nhiên của chúng ta diệu kì như vậy đấy, và chính vì vẻ đẹp của núi rừng càng làm cho niềm thao thức của người lớn hơn, canh cánh bên lòng – làm sao để gìn giữ vẻ đẹp ấy, làm sao để giang sơn mãi bình yên như bức tranh Việt Bắc trong đêm?

Nỗi lo không làm cho những vần thơ tả cảnh mất đi nét đẹp lung linh trong sáng – điều đó thể hiện con người bác, tâm hồn thơ và tâm hồn lãnh tụ luôn hòa hợp. “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ hay nhất nói về Việt Bắc và là một trong những bài thể hiện tâm tư của Bác rõ ràng, sâu sắc nhất. Chỉ trong một bài thơ ngắn nét truyền thống và nét hiện đại song hành với nhau, mang rất đậm phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Có lẽ, ai đã từng một lần đến Việt Bắc sẽ cảm nhận bài thơ đầy đủ hơn, nhưng dù ta có đến đấy hay không, “Cành Khuya” cũng vẫn giúp ta hình dung rõ cảnh vật Việt Bắc và hiểu được tấm lòng của Bác kính yêu trong những năm đầu kháng chiến gian nan.

Bài thơ là một thành công lớn cả về nghệ thuật lẫn nội dung và chắc chắn sẽ ghi đậm dấu ấn trong mỗi người chúng ra về cái đẹp trong sáng của thiên nhiên Việt Bắc, về tấm lòng cao cả của vị lãnh tụ của dân tộc ta.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận