Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm Đốt ❤️️ 32+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Gợi Ý Tuyển Tập Những Mẫu Văn Đặc Sắc Để Các Em Ôn Tập Tốt.
Cách Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm Đốt
Để phân tích truyện cây tre trăm đốt một cách logic và đầy đủ nhất, bạn hãy tham khảo ngay những gợi ý sau đây.
- Trước khi bắt đầu phân tích, bạn cần đọc kỹ và hiểu nội dung truyện. Hãy đọc truyện ít nhất hai lần để nắm rõ cốt truyện và các chi tiết quan trọng.
- Tóm tắt nội dung: Bao gồm các sự kiện chính của truyện.
- Nhân vật chính và phụ: Bạn có thể phân tích về tính cách, hành động, tình huống của từng nhân vật.
- Điểm nhấn của truyện: Điểm nhấn đó có thể là một sự kiện, một hành động của nhân vật, hoặc một câu chuyện phụ nào đó trong truyện.
- Bối cảnh: Bối cảnh là môi trường, thời gian và văn hóa mà câu chuyện diễn ra. Bạn có thể phân tích về những yếu tố này và tác động của chúng đến câu chuyện.
Chia sẻ đến bạn 🌼 Tóm Tắt Truyện Cây Tre Trăm Đốt 🌼 ngắn gọn
Dàn Ý Phân Tích Cây Tre Trăm Đốt
Tham khảo mẫu dàn ý phân tích cây tre trăm đốt để có thể nắm bắt được các ý chính và dễ dàng hơn trong việc triển khai bài viết.
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về truyện và ý kiến khái quát của người viết về truyện. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn truyện này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích.
2. Thân bài:
+ Tóm tắt nội dung chính của truyện.
+ Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ truyện
3. Kết bài: Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của truyện, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, .
Đón đọc thêm 🌷 Kể Lại Câu Chuyện Cây Tre Trăm Đốt 🌷 hay nhất
Phân Tích Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt Ngắn Gọn – Mẫu 1
Tham khảo bài phân tích truyện cổ tích cây tre trăm đốt ngắn gọn, súc tích được nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây.
Văn học dân gian là một trong những cách răn dạy mềm dẻo và hiệu quả nhất về đạo đức, về lối sống chân thiện mỹ. Trong đó có những câu chuyện được thêu dệt nên từ trí tưởng tượng của con người với các tình tiết ly kỳ hấp dẫn.
Truyện “Cây tre trăm đốt” cũng là một trong những bài học ý nghĩa về quy luật bất di bất dịch ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo nhân nào gặp quả ấy. Cho đến nay, câu chuyện đã đi qua bao nhiêu thế hệ mà vẫn còn nguyên giá trị.
Truyện kể về một chàng trai nghèo khổ nhưng thật thà chất phác, làm thuê làm mướn cho lão địa chủ giàu có trong vùng. Để giữ chân anh, lão hứa gả con gái cho anh. Nhưng rồi ngày tháng qua đi, cô gái đến tuổi lấy chồng, lão ta bảo chàng trai hãy vào rừng chặt cây tre trăm đốt về đây rồi làm lễ cưới. Như một cách thực hiện lời hứa nhưng thực chất lại là sự lừa đảo trắng trợn bởi trên đời này làm gì có cây tre trăm đốt.
Nhưng với bản tính hiền lành, thật thà, chàng trai nghèo khổ chẳng may may nghi ngờ, anh vác rao vào rừng tìm kiếm. Anh chặt hết cây này đến cây khác nhưng chẳng cây nào được một trăm đốt. Dường như anh dần tỉnh ngộ.
Anh buồn và khóc. Trong lúc tuyệt vọng nhất, Bụt đã hiện ra giúp anh giải quyết được mọi chuyện. Bụt bèn chỉ cách giúp anh chàng: “con hãy chặt một trăm đốt tre và xếp vào đây, khi chặt xong con hãy hô to: Khắc nhập, khắc nhập” – thật kỳ lạ, sau khi hô xong thì một trăm đốt bèn nối liền lại với nhau.
Và để dễ dàng mang về nhà, con hãy nói: “khắc xuất, khắc xuất” – thì một trăm đốt tre lập tức rời ra. Chàng trai vui mừng mang một trăm đốt tre về nhà. Trước sự chứng kiến của lão địa chủ và cả con rể hờ mà lão đang chuẩn bị cưới cho con, chàng trai đã xếp một trăm đốt tre lại rồi hô “khắc nhập, khắc nhập”.
Không những cả trăm đốt tre được dính liền lại với nhau mà ngay cả lão địa chủ và con rể hờ cũng bị dính chặt vào cây tre. Đúng là quả báo cho kẻ tham lam, bội lời hứa. Lão ta phải van xin và giữ đúng lời hứa gả con gái cho chàng thì mới được tha.
Sự kết thúc có hậu của câu chuyện đã khiến người đọc thỏa mãn, hả hê. Mỗi nhân vật được xây dựng trong truyện đều mang một thông điệp ý nghĩa. Lão địa chủ với tính tình gian ác, tham lam là hiện thân của bọn cường hào ác độc bất chấp thủ đoạn để thu lợi nhuận về bản thân mình. Nhưng sau cùng, với những gì hắn làm, hắn đã phải trả giá một cách thích đáng.
Anh nông dân đại diện cho những con người nghèo khổ, chân lấm tay bùn nhưng có tâm hồn thanh cao với tấm lòng trong sáng. Anh thật thà, chất phác. Sự bế tắc của anh cũng chính là sự bế tắc của bao người dân khi bị bọn cường hào áp bức mà không thể làm gì được vì thân phận bé nhỏ thấp hèn.
Nhưng nhân dân đã sáng tác ra ông Bụt từ niềm tin vào cái thiện để giải quyết tất cả mọi chuyện, để cái thiện luôn chiến thắng cái ác, để quân gian ác phải trả giá, phải chịu hình phạt đáng đời.
Tham khảo trọn bộ 🔥 Mở Bài Cây Tre Trăm Đốt 🔥 hay nhất
Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm Đốt Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc mẫu phân tích truyện cây tre trăm đốt hay nhất được gợi ý ngay sau đây nhé!
Mỗi tác phẩm văn học dân gian đều chứa đựng những bài học sâu sức rút ra từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của tầng lớp nhân dân lao động. Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt với bài học “thiện ác báo ứng” cũng không phải là ngoại lệ.
Cây tre trăm đốt kể về nhân vật Khoai, một anh chàng nông dân nghèo, từ nhỏ đã phải đi làm thuê cho địa chủ giàu có trong vùng. Với tính tình thật thà, ngay thẳng lại chịu thương chịu khó, anh Khoai được rết nhiều người yêu quý. Nhưng địa chủ của anh là một gã xảo quyệt, hắn biết có địa chủ khác để ý tới anh nên hứa gả con gái út cho anh, với điều kiện anh phải làm việc chăm chỉ cho hắn cho tới cô con gái út tới tuổi.
Tin tưởng hắn ta, anh Khoai ở lại làm việc chăm chỉ cho hắn suốt những năm sau đó, nhưng tên địa chủ lại trở mặt, hứa gả con gái út của lão cho một tên công tử giàu có làng bên. Để có cớ thoái thác với anh Khoai, hắn ra điều kiện anh phải chặt được một cây tre trăm đốt về làm đám cưới. Vốn tính thật thà, anh lại xác dao vào rừng, nhưng tìm khắp nơi cũng không thấy cây tre nào có đủ 100 đốt.
Lúc này anh mới bừng tỉnh, biết mình bị lừa, uổng phí bao năm làm việc cực khổ cho lão, đành ngồi ôm mặt khóc. Rồi như hầu hết những câu truyện cổ tích khác, một ông lão phúc hậu xuất hiện, mách nước cho anh bằng cách chặt 100 đốt tre tới rồi đọc thần chú “khắc nhập, khắc nhập” tạo thành cây tre có đủ 100 đốt.
Để dễ vận chuyển, chỉ cần đọc “khắc xuất, khắc xuất” là các đốt tre lại rời ra. Anh Khoai dập đầu cảm tạ vị thần thiên đã giúp đỡ rồi ôm bó tre trở về.
Đúng lúc đó, tên địa chủ đang tổ chức lễ ăn hỏi cho con gái hắn với công tử của làng bên. Khi địa chủ và những kẻ a dua xung quanh đều cười nhạo anh Khoai vì ôm một bó tre về thì anh khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập”, các đốt tre dính với nhau, tạo thành cây tre trăm đốt.
Cả đám người cười nhạo anh cũng bị dính vào giữa các đốt tre, rối xin xin anh Khoai tha cho. Cuối cùng anh Khoai đọc “khắc xuất, khắc xuất” tha cho chúng và kết hôn cùng con gái út của tên địa chủ.
Kết thúc của truyện là cái kết điển hình của những câu chuyện dân gian theo lối “thiện ác báo ứng”. Những người hiền lành, tốt bụng, dù gặp bao khó khăn, khổ nạn thì tới cuối cùng cũng sẽ được hưởng hạnh phúc. Ngược lại, kẻ gian ác, hãm hại người khác cũng sẽ gặp phải quả báo.
Nhưng truyện Cây tre trăm đốt còn có một bài học khác, đó là bài học về lòng bao dung và sự hối cải kịp thời. Tên địa chủ và những kẻ a dua theo hắn hãm hại, cười nhạo anh Khoai đã được thứ tha khi biết hối cải và sửa chữa kịp thời.
Tìm đọc thêm mẫu 🌈 Kết Bài Cây Tre Trăm Đốt 🌈 hay nhất
Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm Đốt Đặc Sắc – Mẫu 3
Xem thêm bài văn mẫu phân tích truyện cây tre trăm đốt đặc sắc nhất dưới đây để có thêm nhiều tài liệu ôn tập hữu ích.
Những câu chuyện của người Việt thường đề cao giá trị nhân văn, sự chân thực, hướng đến cái thiện, bài trừ gian xảo, xảo quyệt và tiêu diệt cái ác thường được lấy làm trọng tâm chính của câu chuyện. Và một trong những câu chuyện không thể bỏ qua chính là câu chuyện: “Cây tre trăm đốt”- câu chuyện đã đem lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ và bài học sâu sắc.
Câu chuyện kể về một anh chàng nông dân thật thà, chăm chỉ. Do gia đình rất nghèo nên ngay từ khi còn nhỏ anh đã phải làm thuê cho một tên địa chủ giàu có trong vùng. Tính anh thì thật thà lại ngoan ngoãn, chăm chỉ, không sợ khó, sở khổ lại hay giúp đỡ mọi người trong vùng nên ai ai cũng đều quý mến anh.
Tên địa chủ lại là người nham hiểm và nhiều toan tính, biết anh rất chăm chỉ làm lụng, rất có ích cho công việc của gia đình ông, nên ông ta đã quyết định giữ chân anh bằng mộ lời hứa báu bở: “Nếu chăm chỉ làm việc thì ta sẽ giả người con gái út của ta cho”.
Chỉ bằng một lời hứa suông, không giấy tờ hay người làm chứng, chàng trai trẻ của chúng ta cứ thế mà lao vào làm việc, quên hết ngày đêm mà chỉ luôn nghĩ đến cái lời hứa viển vông đó. Trong khi đó, lão ta chỉ cười thầm trong đầu và nghĩ rằng: Chắc chỉ có điên mới có thể gả đứa con gái vàng bạc của ta cho tên người làm nghèo rớt mồng tơi như vậy.
Nhiều năm trôi qua, cô con gái út đến tuổi lấy chồng. Hắn đã tìm được gia đình môn đăng hậu đối cho con gái của hắn. Đó là một tên công tử giàu có ở làng bên. Để ngăn chặn anh chàng phá đám cưới, tên địa chủ bèn gọi anh ra và bảo: “Con hãy vào rừng tìm cây tre trăm đốt về đây, ta sẽ gả con gái cho”.Vẫn không mảy may nghi ngờ, chàng trai thật thà đem rựa vào trong rừng.
Nhưng càng chặt tre, mỗi cây tre đổ xuống, chàng lại dần dần tỉnh ngộ ra, hình như chàng đã bị lừa trong nhiều năm qua. Chàng cay đắng, buồn tủi và tự hỏi: mình đã làm những gì trong những năm qua? Quá bất lực và không có cách nào để vùng dậy, chàng chỉ biết ôm mặt khóc.
Và ông bụt hiện ra như một nhân vật giúp con người ta cảm thấy bình yên và an toàn mỗi khi con người ta cảm thấy khó khăn, bế tắc và không có cách nào để thoát ra.
Bụt bèn chỉ cách giúp anh chàng: “con hãy chặt một trăm đốt tre và xếp vào đây, khi chặt xong con hãy hô to: Khắc nhập, khắc nhập” – thật kỳ lạ, sau khi hô xong thì một trăm đốt bèn nối liền lại với nhau. Và để dễ dàng mang về nhà, con hãy nói: “khắc xuất, khắc xuất” – thì một trăm đốt tre lập tức rời ra và chàng trai tốt bụng nhanh chóng đem được về nhà.
Về đến nhà, chàng thấy mọi người đang tất bật chuẩn bị cho đám cưới. Chàng trai đi đến bên tên địa chủ và nói rằng đã tìm được câu tre trăm đốt. Tên địa chủ nhìn vào những đốt tre thì cười khểnh và bảo: “ta bảo mang về 1 cây tre trăm đốt chứ đâu có bảo mang về một trăm đốt tre?”.
Không cần giải thích nhiều lời trước sự chế nhạo và dè bỉu của tên địa chủ, chàng trai bèn hô: khắc nhập, khắc nhập – một trăm đốt tre bèn nhập lại thành một. Điều kỳ lạ là cả tên địa chủ và người con rể hờ đều bị dính chặt vào thân tre và lơ lửng trên cao.
Cả đám người tỏ ra kinh hãi, cho đến khi tên địa chủ van xin và đồng ý gả con gái cho chàng trai thì chàng mới hô: Khắc xuất, khắc xuất, mọi thứ đều trở lại như cũ. Cuối cùng thì chàng trai tốt bụng cũng lấy được người vợ đã hẹn ước trước với mình.
Câu truyện kép lại với một cái kết hạnh phúc. Thông qua đó, câu chuyện muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: người tốt sẽ nhận lại điều tốt, ở hiền sẽ gặp lành, và ta chỉ đạt được hạnh phúc và những điều tốt đẹp khi ta đã có những sự trải nghiệm. Những kẻ ác độc cuối cùng cũng sẽ bị trả giá cho những hành động của mình.
Những kẻ xấu, kẻ ác dù có vùi dập những người tốt, những người lương thiện đến đâu thì cuối cùng vị trí của ai cũng sẽ được trả lại cho chính những người đó. Cũng giống như cái kết của câu chuyện này.
Đọc thêm 🌼 Phân Tích Nhân Vật Em Bé Thông Minh 🌼 chi tiết
Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm Đốt Nâng Cao – Mẫu 4
Giới thiệu đến bạn bài phân tích truyện cây tre trăm đốt nâng cao được SCR.VN biên soạn sau đây.
Dân gian xưa thường tạo ra những câu truyện nhằm đề cao giá trị của con người, đề cao sự lương thiện, trung thực và phê phán cái ác, sự xảo trá. Một trong những câu truyện ý nghĩa đó là truyện cây tre trăm đốt – câu truyện đem lại cho chúng ta bài học ý nghĩa và suy nghĩ sâu sắc về sự chân thực và cái thiện.
Câu truyện cây tre trăm đốt xoay quanh một anh nông dân nghèo sống thật thà chất phát và rất chăm chỉ, vì hoàn cảnh gia đình mà phải đi ở cho nhà địa chủ giàu có. Chính vì sự chăm chỉ thật thà của anh nên mọi người rất quý mến, nhưng tên địa chủ giàu có lại là một người gian xảo và rất toan tính lợi dụng sự thật thà của anh nông dân mà buông lời hứa để giữ chân anh.
Ông ta hứa nếu anh làm việc chăm chỉ thì sẽ gả cô con gái út cho anh và với bản tính thật thà anh nông dân tưởng thật và cứ làm quần quật suốt cả ngày mà không biết rằng tên địa chủ đã tím được một mối khác giàu có rất nhiều cho con gái mình.
Hình ảnh anh nông dân thể hiện cho cái thiện, những người nông dân nghèo khó chăm chỉ làm việc, còn tên phú hộ là hiện thân của cái ác, thế lực cường hào ác bá luôn bắt nạt và áp bức nông dân. Dù có chăm chỉ thật thà và hiền lành đến mức nào họ vẫn bị chế độ cường hào áp bức.
Quay lại câu truyện, khi anh nông dân biết sự thật thì đã sắp đến ngày cưới, vì không muốn đám cưới bị phá anh nông dân vẫn bị tên địa chủ lừa gạt, hắn ta muốn anh vào rừng tìm cây tre trăm đốt về rồi sẽ gả con gái cho. Anh nông dân tội nghiệp vào rừng chặt che và rồi nhận ra không có một cây tre nào dài đến vậy và mình đã bị lừa bao năm qua.
Anh buồn tủi ngồi khóc, lúc này bụt hiện lên và giúp đỡ anh với câu thần chú “khắc nhập – khắc nhập”: ngay lập tức đốt tre dính với nhau thành cây tre dài cả trăm đốt, anh hô “khắc xuất – khắc xuất”: những đốt tre rời ra để anh có thể mang về.
Ông bụt trong các câu truyện dân gian luôn là hiện thân của những sự giúp đỡ, hình ảnh bình yên, an toàn của ông luôn là sự bảo vệ những người nghèo khổ, người nông dân những lúc họ gặp khó khăn, bế tắc. Sauk hi có sự xuất hiện của ông bụt và câu thần chú thì cây tre trăm đốt đã được hình thành, anh vui vẻ vác về nhà.
Khi về đến nhà, anh lại đau khổ khi nhà của tên địa chủ đang chuẩn bị đám cưới nhưng là đám cưới cô con gái với một tên nhà giàu khác. Anh vừa buồn vừa giận, lúc này mới phát hiện ra mình đã bị lừa anh liền hô thần chú những đóttre lập tức biến thành cây tre dài trăm đốt, tên địa chủ và con rể lão cũng bị dính luôn vào đó không thoát ra được.
Cả đám người sợ hãi đến khi van xin tha thì anh mới chịu hô thần chú để cho tên địa chủ thoát ra, và câu truyện kết lại trong sự hạnh phúc của anh nông dân lấy được người vợ hẹn ước của mình. Với kết thúc như vậy chúng ta có thể thấy rõ tác giả dân gian muốn chứng minh một điều đó là những người ở hiền, ắt sẽ gặp lành.
Tuy nhiên để gặt hái được sự thành công đến cuối cùng đều phải trải qua gian nan, trắc trở. Những kẻ gây nên tội ác thì sẽ không bao giờ có được kết cục tốt đẹp mà phải trả giá cho những hành động sai lầm của mình.
Cũng giống như kết thúc của câu truyện cây tre trăm đốt hay những câu truyện dân gian khác, những kẻ ác dù có hại người tốt, vùi dập người tốt đến đâu đều sẽ gặp quả báo và phải hối hận cho những gì mình đã làm. Câu truyện giống như một bài học của người xưa luôn răn dạy chúng ta phải biết ở hiền, lương thiện thì nhất định sẽ được nhiều người giúp đỡ, đạt được điều mình mong muốn.
Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Đây Mùa Thu Tới 🌜 ấn tượng
Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm Đốt Đầy Đủ Ý – Mẫu 5
Dưới đây là bài mẫu phân tích truyện cây tre trăm đốt đầy đủ ý, cùng tham khảo ngay nhé!
Cây tre trăm đốt là một truyện cổ dân gian thú vị mà nhân dân ta từ lâu nay đã truyền tụng. Thú vị nhất hẳn là canh tương- một cây tre dài ngoằng đến một trăm đốt đủ lại gắn cả một chuỗi người từ lão trưởng giả gian ác, xáo trá đến tên cai tổng tham lam và cả con trai hắn, càng giãy càng đau, cả ba ông đau kêu khóc.
Lại thêm hai họ mặc áo rộng đứng sắp hàng; tái mặt van xin anh Khoai bỏ lỗi. Ở hiền gặp lành, nhờ Bụt giúp đỡ anh Khoai đã giành được thắng lợi và rất xứng đáng với thắng lợi đó.
Gấp trang sách lại rồi, em vẫn không thể nào quên được hình ảnh anh trai cày cần cù, chẳm chỉ, chất phác, cả tin tên là Khoai. Anh Khoai phải đi ở từ nhó, làm thuê không công cho tên trưởng giả trong làng. Anh đã làm đủ trăm công nghìn việc nhọc nhằn. Đến lúc hắn hứa hẹn gả cô út cho, anh Khoai tướng thật, từ đó lại làm việc gấp năm, gấp mười lần. Bản chất anh ngay thật. Bị lừa lần đầu anh tức lắm.
Nhưng khi tên trưởng giả xoay sở hứa hẹn thêm thì anh lại thật thà tin ngay và lập tức vác dao lên rừng, chú ý tìm cho ra cây tre trăm đốt. Anh ngay thật, không hề nghĩ rằng đó chính là mưu sâu kế độc của tên trưởng giả. Hắn lợi dụng tính chân thật, cả tin nơi anh nhằm mượn tay rừng sâu, thú độc giết chết anh cho rảnh mắt hắn.
Có thể anh Khoai vác dao vào rừng mà lòng chẳng hi vọng gì đâu. Anh vào đó để khóc than cho vơi đi nỗi đau khổ và niềm căm tức của mình thôi. Tiếng khóc của anh vang lên giữa rừng sâu chính là tiếng khóc của người hiền lành thấp cổ bé miệng bị kẻ gian ác dập vùi, chà đạp…
Tiếp theo, trong niềm căm tức, nỗi đau khổ tột cùng của anh. Bụt đã hiện ra. Phép lạ của Bụt đã giúp cho anh không những có được sức mạnh mới mà còn có cả một lòng quyết tâm mới. Lúc bấy giờ, anh Khoai đã trở nên sáng suốt. Ta không ngạc nhiên chút nào khi thấy anh đã liên tiếp đọc Khắc nhập, khắc nhập cho đến khi cả ba kẻ thù của anh bị trừng phạt.
Cây tre kỳ lạ và lời niệm chú thần tình của anh đã làm cho tiệc cưới lừa lọc kia bị phá vỡ. Tên trưởng giả, tên cai tổng và cả con trai hắn đều kêu khóc. Sức mạnh của anh Khoai khi ấy là sức mạnh của người hiền lành chiến thắng kẻ độc ác Và tên trướng giả ngay ngày hôm sau phải gả cô út cho anh Khoai y như lời hắn hứa hẹn. Đó chính là hạnh phúc, là niềm vui mà anh trai cày này phải có được như một điều tất yếu trên đời.
Tóm lại, truyện cổ dân gian Cây tre trăm đốt đã làm nổi rõ vẻ đẹp hiền lành, cần cù, chất phát, ngay thật của anh Khoai, một con người đáng yêu mến và kính trọng. Anh Khoai hoàn toàn ngay thật và công bằng. Có Bụt trợ giúp tạo sức mạnh nhưng anh không làm điều gì quá đáng. Anh chỉ đòi lại cái đáng lẽ thuộc về mình: cô Út, như lời lão trưởng giả đã giao kết.
SCR.VN gợi ý mẫu 🌺 Phân Tích Bài Thơ Gặp Lá Cơm Nếp 🌺 chi tiết
Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm Đốt Chi Tiết – Mẫu 6
Đừng bỏ lỡ bài văn mẫu phân tích truyện cây tre trăm đốt chi tiết sau đây nhé!
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, và mỗi câu chuyện kể về một nhân vật khác nhau và chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc, răn dạy con người những bài học đáng quý. Một trong số đó là câu chuyện về chàng Khoai trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt.
Chàng Khoai là một thanh niên nhà nghèo, nhưng hết mực chăm chỉ chịu thương chịu khó. Anh phải đi làm thuê ở đợ cho nhà Phú ông. Hàng ngày anh làm mọi việc không quản khó khăn nặng nhọc, Phú ông cũng nhận thấy anh là một người được việc. Nhưng vốn tính tham lam nên Phú ông chỉ muốn anh làm việc cho mình mà không cần phải trả công cho công sức của anh.
Ông ta hứa hẹn rằng chỉ cần anh làm cho nhà mình 3 năm thì ông sẽ gả con gái cho anh. Anh chàng Khoai hiền lành, lương thiện đâu có suy tính nhiều, anh cả tin nghe theo lời ngon ngọt của lão phú ông. Để rồi suốt 3 năm, anh quần quật làm việc không quản nắng mưa khó nhọc, mang lại nhiều của cải cho gia đình lão Phú.
Đến đây người đọc có thể chưa thấy được hết sự gian manh trong con người của lão phú ông nhưng chúng ta cũng nhân ra rằng anh chàng Khoai hồn hậu chất phác, là đại diện cho người nông dân Việt Nam, chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó.
Bản chất thật sự của lão phú ông chỉ thực sự được bộc lộ khi mà kì hạn 3 năm hết, lão đã bày trò bắt anh phải tìm cho được 1 cây tre có đủ 100 đốt về để làm đũa mời làng ăn cưới. Chàng Khoai ngây ngô lại vác dao vào rừng sâu tìm cho được cây tre. Trong khi đó, ở nhà, lão Phú ông tổ chức đám cưới cho con gái lão với một người giàu có ở làng bên.
Tội nghiệp cho anh Khoai, đi vào tận rưng sâu tìm kiếm mãi mà không thấy cây tre nào có đủ 100 đốt như yêu cầu của lão phú ông, anh bất lực đành ngồi xuống khóc. Nhưng ở hiền gặp lành, tiếng khóc của anh đã cảm động được cả thần tiên. Một ông bụt hiện ra, cho anh câu thần chú: “ khắc nhập, khắc nhập”.
Anh có được cây tre đủ 100 đốt. Nhưng anh loay hoay không biết làm thế nào để đưa được cây tre dài như vậy ra khỏi rừng. Và một lần nữa Bụt lại giúp anh với câu thần chú “ khắc xuất, khắc xuất”. Lương thiện, tốt bụng, cần cù, chăm chỉ… có lẽ chính những đức tính ấy của anh Khoai đã khiến cho ngay cả Ông bụt cũng cảm thấy yêu quý và muốn giúp đỡ cho anh.
Gánh 100 đốt tre về đến nhà, anh Khoai mới vỡ lẽ ra rằng lão phú ông chỉ lừa anh đi chặt tre để ở nhà gả cưới con gái cho một nhà giàu khác. Hơn nữa lão phú còn cười cợt anh tại sao lại mang về 100 đốt tre? Nhưng khi câu thần chú “khắc nhập, khắc nhập” vang lên 100 đốt tre kia lập tức biến thành cây tre có đủ trăm đốt.
Lão nhà giàu vì tò mò đến xem thử bị anh Khoai dùng thần chú khiến lão dính vào cây tre, còn lão thông gai với phú ông vì muốn giúp kéo ông ta ra khỏi cây tre mà cũng bị anh Khoai dùng thần chú khiến bị dính liền với cây tre ấy. Anh Khoai lúc này, vẫn là một con người lương thiện nhưng trước việc bị phú ông lừa gạt anh đã quyết định dạy cho ông ta một bài học nhớ đời.
Và chắc chắn lão phú ông đã nhận được 1 bài học để đời, lão cuống quýt xin anh tha cho và hứa gả con gái cho anh ngay hôm ấy. Thế là đám cưới hai lão nhà giàu tổ chức ra cũng lại chính là đám cưới của anh Khoai với con gái phú ông. Anh có được cô vợ xinh đẹp dịu hiền và họ cùng nhau sống hạnh phúc mãi mãi.
Một lão phú ông gian manh đã nhận được bài học thích đáng, một anh nông dân chất phác hiền lành đã nhận được sự giúp đỡ và có một cuộc sống hạnh phúc.
Kết truyện có hậu và đầy tính nhân văn như muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp rằng: hãy cứ sống thật lương thiện và chăm chỉ cuối cùng thì ở hiền cũng sẽ gặp lành và người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng. Đây là bài học về cách sống cho tất cả mọi người đáng được trân trọng.
Xem thêm bài 🌼 Phân Tích Truyện Tấm Cám 🌼 ấn tượng
Yếu Tố Kì Ảo Trong Truyện Cây Tre Trăm Đốt Văn Ngắn – Mẫu 7
Yếu tố kì ảo trong truyện cây tre trăm đốt văn ngắn được gợi ý sau đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho kì thi của mình.
Truyện cổ tích phản ánh xung đột, mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội. khi đi vào thế giới cổ tích trở thành xung đột, mâu thuẫn truyện và yếu tố thần kì có vai trò to lớn, không thể thiếu, trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện.
Trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt cũng như nhiều truyện cổ tích thần kì khác xung đột trong truyện cổ tích thần kì luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì.
Khi nhân vật chính gặp khó khăn, ông Bụt sẽ xuất hiện và giải quyết hết những khó khăn đó, ta có thể thấy rất rõ trong truyện “cây tre trăm đốt”, khi anh Khoai không thể đáp ứng được yêu cầu của phú ông, ông Bụt liền xuất hiện và chỉ cho anh cách tạo ra cây tre trăm đốt. Yếu tố hoang đường kì ảo xuất hiện xen kẽ song hành với những yếu tố thần kì, được lồng ghép vừa đủ, chỉ xuất hiện vào những lúc cao trào để gỡ rối cho nhân vật.
Dường như mọi tác phẩm cổ tích đều giải quyết mâu thuẫn bằng yếu tố kì ảo, đặc trưng này vừa có những ưu điểm nhưng cũng có những khuyết điểm. Việc đưa các lực lượng thuộc thế giới thần tiên vào trong truyện khiến mâu thuẫn được giải quyết quá dễ dàng, nhân vật không có sự đấu tranh mạnh mẽ, không có ý thức cá nhân và chưa biết cách tự mình vượt qua khó khăn.
Đôi khi dễ khiến độc giả lầm tưởng vào sự dễ dàng này, tuy nhiên, trên tất cả, các yếu tố thần kì chỉ giúp những nhân vật chính diện. Chi tiết này thể hiện niềm tin to lớn và mãnh liệt của người dân vào chân lý ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành. Sự giúp đỡ này là tất yếu, là phần thưởng xứng đáng cho tấm lòng lương thiện và nỗ lực chiến đấu với khó khăn của học.
Nhờ sự phù trợ của lực lượng thần kì, xung đột được giải quyết bao giờ cũng theo hướng người tốt, thật thà, lương thiện chiến thắng, hạnh phúc; kẻ xấu, tham lam, độc ác thất bại, bị trừng trị đích đáng. Sự chiến thắng và hạnh phúc của nhân vật hiền lành, lương thiện trong truyện cổ tích thần kì gần như chỉ là biểu hiện của niềm tin vào triết lí ở hiền gặp lành.
Nhìn chung, yếu tố thần kì vừa là đặc trưng nghệ thuật, vừa là tư tưởng của những người sáng tác nên tác phẩm. Nó là biểu hiện rõ ràng nhất cho ước mơ công lý của người dân Việt Nam, sự đấu tranh không ngừng cho công bằng của xã hội.
Tham khảo thêm 🍀 Phân Tích Đi San Mặt Đất 🍀 ấn tượng
Phân Tích Đánh Giá Truyện Cây Tre Trăm Đốt – Mẫu 8
Hãy cùng SCR.VN tham khảo thêm bài văn phân tích đánh giá truyện cây tre trăm đốt chi tiết sau đây nhé!
Truyện “Cây tre trăm đốt” ở phần kết thúc như một màn hài kịch. Phú ông đã giàu lại có cô con gái xinh đẹp. Lão ta là một kẻ tham lam, đê tiện đã dùng con gái làm cái mồi để bóc lột anh trai cày quá thật thà. Chỉ 3 năm sau, phú ông đã gả cô út cho con trai viên chánh tổng giàu có.
Một lần nữa, lão ta lại đánh lừa Khoai một vô’ rất đau! Điều kiện cây tre trăm đốt làm đũa cưới mà lão ta đưa ra cho Khoai thực chất là một trò đại bịp. Khoai “hiền quá hóa ngu” nên anh mới tin lời hứa lão chủ. Anh thật đáng thương! Lão phú ông cũng như người nghe kể chuyện cổ tích từ xưa đến nay đều nghĩ rằng chẳng bao giờ anh trai cày củ mỉ cù mì này lại lấy được cô út!
Thế mà rốt cuộc, anh Khoai đã thắng cuộc. Anh trai cày nghèo khổ, quá chân thật, cần cù chịu khó làm ăn. Cái ước mơ lấy được vợ đẹp, con nhà giàu là một ước mơ đẹp, rất đời! Có lẽ vì thế, anh đã được tiên ông độ trì? Câu thần chú: “Khắc xuất! Khắc nhập!” đã làm cho truyện “Cây tre trăm đốt” thâm đẫm màu sắc hoang đường, thần kì hấp dẫn.
Qua truyện cây tre trăm đốt nhận vật Tiên ông có phép lạ giúp anh Khoai câu thần chú nhiệm mầu, để Khoai vừa vạch trần bộ mặt tham lam xảo trá của phú ông, vừa lấy được vợ đẹp, điều đó thể hiện một triết lí nhân sinh của nhân dân ta: “Ở hiền gặp lành”. Mặt khác, qua cách xử sự của Khoai, ta càng thấy rõ lòng nhân hậu và bao dung độ lượng của con người Việt Nam.
Xem thêm🌱 Phân Tích Nhớ Con Sông Quê Hương 🌱 hay nhất
Phân Tích Ý Nghĩa Cây Tre Trăm Đốt – Mẫu 9
Tiếp tục bài viết là mẫu phân tích ý nghĩa cây tre trăm đốt ngắn gọn nhất.
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích Việt Nam rất nổi tiếng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thông qua câu truyện bài học dành cho mỗi chúng ta là sống trên đời phải luôn nhân hậu, lương thiện. Nếu như vậy thì chắc chắn ta sẽ được nhiều người giúp đỡ khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống.
Chuyện kể về anh Khoai nhà nghèo được một phú ông thuê làm việc. Vì tin lời ông chàng đi kiếm cây tre trăm đốt để được gả vợ. Cuối cùng, Khoai được bụt giúp đỡ nên tìm được cây tre trăm đốt và phú ông muốn nuốt lời. Nhưng sự trừng phạt của anh khiến phú ông khiếp sợ.
Kết thúc có hậu của câu truyện cho chúng ta thấy được người ăn ở hiền lương, lương thiện chắc chắn sẽ nhận lại được sự hạnh phúc sau khi phải trải qua rất nhiều khổ nạn khó khăn. Còn kẻ có dã tâm ác động thì cuối cùng cũng phải nhận lấy sự trừ phạt. Lão phú hộ tượng trưng cho điều bất hảo.
Ngày nay dù xã hội đã văn minh, hiện đại hơn nhưng đôi lúc chúng ta sẽ vẫn bắt gặp những người như lão phú hộ kia, và cũng sẽ có những người hùa theo ủng hộ kẻ ác và cái xấu mặc dù biết đó là điều không tốt và hắt hủi chèn ép những người lương thiện. Mọi việc chúng ta làm, lựa chọn đều sẽ phải nhận lại báo ứng về sau ứng với một câu ca dao tục ngữ “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”.
Cũng qua câu truyện này muốn dạy chúng ta rằng phải biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai, người nào tốt kẻ nào xấu. Nếu chúng ta biết đứng về phía lẻ phải, bênh vực người tốt thì chúng ta sẽ nhận được một kết quả xứng đáng. Còn nếu chọn cái xấu hay đứng ủng hộ cho cái xấu ác làm hại những người lương thiện thì ta sẽ phải nhận quả bảo những điều bất hạnh cho chính bản thân mình trong tương lại như lão phú hộ vậy.
Tuy là vậy nhưng ở đoạn kết của câu truyện, anh Khoai vẫn đọc câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho kẻ xấu và những người ủng hộ kẻ xấu đang bị treo trên cây tre trăm đốt sau khi họ tỏ ra hối hận.
Qua đó ta thấy được, nếu những kẻ ác biết nhận ra lỗi sai của mình và hối hận đúng lúc thì chắc chắn sẽ được tha thứ để quay trở lại con đường lương thiện. Nhưng điều này chỉ xảy ra nếu những kẻ đó biết nhận ra lỗi biết ăn năn hối cải kịp lúc trước khi quá muộn. Còn dù biết mình đã sai nhưng vẫn cố không chịu nhận lỗi sai của chính mình thì tất nhiên sẽ không được tha thứ.
Cái kết từ câu truyện Cây tre trăm đốt rất đáng để cho mỗi chúng ta học hỏi. Với một cái kết mang đậm tính nhân văn, mọi người hãy luôn nhớ rằng cứ sống thật nhân hậu và chăm chỉ cuối cùng người ở hiền cũng sẽ gặp lành và người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc thật xứng đáng.
Ngược lại những người ác và những người ủng hộ kẻ ác sẽ không có kết quả tốt đẹp, sẽ bị trừng phạt vì báo ứng sẽ đến trong tương lai. Ghi nhớ bài học này, chúng ta cần rèn luyện theo để có một lối sống đúng đắn.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú 🌳 đặc sắc
Phân Tích Nhân Vật Trong Truyện Cây Tre Trăm Đốt – Mẫu 10
Giới thiệu thêm đến bạn đọc bài mẫu phân tích nhân vật trong truyện cây tre trăm đốt hay nhất dưới đây.
Truyện cổ tích là một thể loại truyện luôn hấp dẫn và cuốn hút đối với bất cứ ai ngay từ tuổi thơ ấu. Những câu chuyện luôn có các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo cùng bài học nhân văn sâu sắc. “Cây tre trăm đốt” là một trong những câu chuyện hay nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Truyện cho người đọc, người nghe nhưng giây phút thư giãn, lý thú cùng bài học về cái thiện, cái ác, ở hiền nhất định sẽ gặp lành.
Truyện “Cây tre trăm đốt” khắc họa hai tuyến nhân vật nông dân với địa chủ, kẻ giàu với người nghèo trong đời sống xã hội Việt Nam trước đây. Đại diện cho hình ảnh người nông dân là anh nông dân nghèo khó, lam lũ, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh đi làm thuê cho nhà phú ông giàu có.
Anh là một người chăm chỉ, chịu khó, làm việc hăng hái quần quật không ngại nắng mưa. Thấy anh thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, tên phú ông gian xảo đã bày kế lợi dụng anh và nói rằng cứ làm việc chăm chỉ ông sẽ gả con gái cho.
Qua hình ảnh anh nông dân nghèo cùng tên địa chủ tham lam, tác giả dân gian đã khắc họa rõ nét hình ảnh người nông dân Việt Nam chịu thương chịu khó, thật thà và lương thiện nhưng vì nghèo khó không có ruộng đất nên phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ.
Còn những tên địa chủ xưa qua cách kể của tác giả dân gian là những tên trọc phú giàu nhưng lại rất gian xảo, luôn bày kế bóc lột sức lao động của người dân lương thiện. Qua đây, người đọc hiểu hơn về cuộc sống của người nông dân dưới xã hội cũ.
Truyện mang những yếu tố kỳ ảo đặc sắc. Điều đó thể hiện trong chi tiết ông bụt cùng câu thần chú. Đó là chi tiết tưởng tượng rất hay trong câu chuyện cổ tích. Một thần tiên luôn giúp đỡ những người tốt bụng nhưng lại gặp hoàn cảnh éo le. Năm tháng trôi qua, anh nông dân vẫn làm việc chăm chỉ hàng ngày để có thể cưới con gái phú ông như lời hứa năm xưa.
Nhưng đến ngày cô con gái đến tuổi lấy chồng, tên phú ông đã hứa gả cô cho người giàu có khác. Đến ngày cưới, phú ông lừa anh nông dân vào rừng chặt cây tre trăm đốt về ông mới gả con gái cho. Bản tính thật thà, anh hăm hở vào rừng chặt tre. Nhưng anh tìm mãi cũng không có cây nào đủ trăm đốt, anh buồn bã ngồi biết mình đã bị lừa nên khóc.
May mắn lúc này bụt hiện lên và giúp đỡ anh, bụt nói anh tìm đủ trăm đốt tre rồi hô “khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có cây tre trăm đốt. Còn nếu muốn các đốt tre rời ra để mang về anh chỉ cần hô “khắc xuất, khắc xuất”.
Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh bụt qua truyện “Tấm Cám” đã giúp đỡ cô Tấm ngoan hiền, vị tiên trong “Bánh chưng, bành dày” đã giúp đỡ Lang Liêu hiếu thảo, chăm chỉ, thì nay lại gặp lại hình ảnh bụt giúp đỡ anh nông dân trong “Cây tre trăm đốt”. Qua chi tiết này, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh rằng những người lương thiện, chăm chỉ và luôn cố gắng thì dù gặp khó khăn gì cũng sẽ được quý nhân giúp đỡ.
Gợi ý cho bạn ☀️ Phân Tích Nam Quốc Sơn Hà ☀️ ngắn gọn