Nhận Định Về Nam Cao ❤️ 36+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Sưu Tập Trọn Bộ Những Lời Nhận Định Về Nhà Văn Nam Cao Của Các Nhà Phê Bình.
Giới Thiệu Về Nam Cao
SCR.VN chia sẻ đến bạn thông tin về tiểu sử và cuộc đời của nhà văn Nam Cao!
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, mất năm 1951. Quê ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà Nam Cao nghèo, làng Đại Hoàng lại càng nghèo hơn, bởi đây là vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, dục khoát.
- Thở bé, ông theo học ở trường làng, cấp tiểu học và bậc trung học thì học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong tại tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, vì lí do sức khỏe yếu nên về quê dưỡng bệnh, mặc dù vẫn chưa thi được bằng.
- Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may và bắt đầu viết truyện để kiếm tiền mưu sinh.
- Tháng 4/1943, Nam Cao là một trong những thành viên đầu tiên gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, nhưng sau đó, ông phải lánh về quê vì quân địch truy lùng gắt gao.
- Cách mạng tháng Tám thành công, Nam Cao cùng tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân. Sau đó, ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương.
- Năm 1946, Nam Cao lại quay lại hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc và vào miền Nam với tư cách phóng viên.
- Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm thư ký cho tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc.
- Tháng 05/1951, Nam Cao cùng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ tại Liên khu 3 và sau này về công tác tại Liên khu 4.
- Năm 1951 Nam Cao đã ngã xuống bỏ lại bao dự định dang dở lúc tài năng đang đương độ chín mùi, ông đã hy sinh một cách anh dũng trong tư cách một nhà văn chiến sĩ, trong khao khát tiếp tục có nhiều đóng góp cho dân tộc, cho quê hương.
Mẫu 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao 🌸 đẹp và dễ nhớ!
Nam Cao Được Mệnh Danh Là Gì
Nhà văn Nam Cao được người đời và các nhà phê bình mệnh danh là gì bạn đã biết chưa? Đọc ngay thông tin bên dưới nhé!
Nam Cao được mệnh danh là “Nhà văn hiện thực xuất sắc”, “Nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn“
1. “Nhà văn hiện thực xuất sắc”
- Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 -1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình.
- Ông phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ “ánh trăng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than (Giăng sáng).
- Nam Cao là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý. Điều đó có quan hệ mật thiết tới quan niệm về con người của ông.
2. “Nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn”
- Nam Cao là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ và bất hạnh, nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến. Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo của ông đã thấu hiểu những hoàn cảnh thiếu nhân tính làm cho con người bị tha hóa. Viết về những con người dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự cảm thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn.
- Nam Cao là nhà văn của những người trí thức nghèo, của những kiếp “Sống mòn” có hoài bão, có tâm huyết, tài năng, muốn vươn lên cao nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất. Nếu như mỗi tác phẩm viết về đề tài người nông dân của Nam Cao đều là sự trả ơn, gửi gắm ân tình với người nghèo khổ thì mỗi trang viết về đề tài người trí thức đều chứa đựng tâm sự, nỗi đau và niềm khát khao cháy bỏng của chính nhà văn.
- Ông là nhà văn đồng tình với khát vọng sống lương thiện và khát vọng được phát huy đến tận độ tài năng của con người. Tư tưởng nhân đạo mới mẻ, phong phú và sâu sắc đó cho thấy nhà văn không chỉ dừng lại ở chỗ tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp quyền sống của con người mà còn đòi hỏi xã hội tạo những điều kiện để con người được sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
Bài văn 🌸 Thuyết Minh Về Tác Giả Nam Cao 🌸 hay nhất!
Phong Cách Sáng Tác Của Nam Cao
Tìm hiểu về phong cách sáng tác cùng quan niệm về nghệ thuật của Nam Cao nhé!
1. Quan điểm về nghệ thuật:
a. Nghệ thuật vị nhân sinh
- “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thốt ra từ những kiếp lầm than”. (Nam Cao)
- Nghệ thuật không nên lãng mạn rời xa thực tế mà phải luôn bám sát vào đời sống của con người. Nghệ thuật sinh ra từ những chất liệu của cuộc sống và quay trở lại phục vụ con người, phục vụ cuộc sống. Ông xác định điều này khi nhìn vào cuộc sống và tình hình đất nước vô cùng cực khổ, lầm than. Chế độ thực dân nửa phong kiến tồi tệ và thối nát. Với thực tế đó ,đòi hỏi người cầm bút – những người được gọi là tầng lớp trí thức phải tham gia vào đấu tranh.
b. Sống đã rồi hãy viết
- Một quan điểm vô cùng đúng đắn và có giá trị mà Nam Cao đã đề ra. Một khi nhà văn cầm bút để vẽ lên một nhân vật nào đó thì đòi hỏi phải hiểu về cuộc sống ,tính cách cũng như những điều sâu xa trong tâm hồn của họ. Đôi mắt của nhà văn phải nhìn mọi việc một cách đa chiều trên nhiều phương diện.
c. Nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo
- “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một và kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. (Nam Cao).
- Với Nam Cao văn chương chính là hiện thực cuộc sống. Chính bởi điều này chúng ta bắt gặp trong những trang viết của ông là những phận người rất đời thực, những câu chuyện thật xuất phát từ chính cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, tính hiện thực phải được kể một cách sáng tạo và mới mẻ chứ không rập khuôn, máy móc, khô cứng.
d. Nhà văn phải có trách nhiệm với tác phẩm
- “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. (Nam Cao).
- Văn chương đi lên từ hiện thực, ảnh hưởng tới cuộc sống. Bởi vậy khi cầm bút viết ra bất cứ điều gì nhà văn cũng phải suy xét cẩn thận và tận tâm. Viết bằng cả trái tim và khối óc của mình.
2. Đề tài chính trong các sáng tác của Nam Cao:
a. Trước cách mạng tháng 8
- Người trí thức nghèo: Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945. Những “giáo khổ trường tư”, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”, phải sống như “một kẻ vô ích, một người thừa”.
- Người nông dân nghèo: Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm; càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân.
b. Sau cách mạng tháng 8
- “Đôi mắt”, tác giả thể hiện một cái nhìn, một quan điểm, một sự thay đổi đối với thời cuộc, có đi nhiều tìm hiểu nhiều và quan sát nhiều mới có sự thay đổi cách nhìn cách nghĩ.
- Sau cách mạng tháng 8 nhà văn tích cực tham gia vào kháng chiến có sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật và nhìn nhận hướng đi mới cho nhân vật.
- Những tác phẩm văn chương của Nam Cao đã trở thành những tuyên ngôn nghệ thuật cho giới nghệ sĩ đương thời.
- “Trăng sáng” là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao: “Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thế chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.
3. Những tác phẩm tiêu biểu:
a. Tiểu thuyết
- Truyện người hàng xóm (1944) – Báo Trung văn Chủ nhật.
- Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956), ban đầu có tên Chết mòn – Nhà xuất bản Văn Nghệ.
- Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.
b. Truyện ngắn
Trước cách mạng: Chí Phèo (1941); Đời thừa (1943); Lão Hạc (1943); Một bữa no (1943); Giăng sáng (1942);…
Sau cách mạng: Mò Sâm Banh (1945); Nỗi truân chuyên của khách má hồng (1946); Đôi mắt (1948)
c. Truyện ký cách mạng
- Đường vô Nam
- Ở rừng (Nhật ký)
- Từ ngược về xuôi
- Trên những con đường Việt Bắc,….
d. Khác
- Ngoài ra ông còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1969), Địa dư Việt Nam (1951).
Hình ảnh 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Nam Cao 🌸 đặc sắc!
Những Nhận Định Về Nam Cao Hay Nhất
Những nhận định của các nhà phê bình về nhà văn Nam Cao đã được tổng hợp lại trong bài viết này, mời bạn tham khảo!
Những Câu Nói Hay Về Nam Cao
“Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đỡn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới”.
“Cái đáng quý nhất ở ngòi bút Nam Cao là niềm tin sâu sắc ở bản chất tốt đẹp của người lao động”.
“Nam Cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật”.
“Thông qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về cuộc đời ngay trong cuộc sống bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Và mỗi câu văn của ông là một chiêm nghiệm về cuộc đời.”
“Đời thừa bộc lộ rõ nét tư tưởng nhân đạo mới mẻ độc đáo của nhà văn lớn Nam Cao”.
Các Nhà Phê Bình Nói Về Nam Cao
Nhà văn Nguyễn Thế Vinh, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam cho biết:
“Từ những tấn bi kịch của người nông dân và trí thức trong xã hội cũ, chúng ta thấy Nam Cao quan tâm sâu sắc tới hai vấn đề lớn của con người là quyền được sống lương thiện và điều kiện để phát huy tài năng để sống một cuộc sống có ích, có ý nghĩa. Những cuộc đời như Chí Phèo, Lão Hạc, thầy giáo Thứ… mỗi người một tính cách, một số phận, một diện mạo riêng, nhưng tất cả đều là những con người vốn lương thiện, họ muốn làm người lương thiện, khát khao vươn tới hạnh phúc.”
“Những tác phẩm đầy sức khám phá và sáng tạo của Nam Cao là thông điệp thể hiện khát vọng cháy bỏng của những con người chân chất lam lũ về một ngày mai tốt đẹp hơn, nhất định sẽ trở thành hiện thực, và sự thật đã trở thành hiện thực.”
Đồng quan điểm, nhà phê bình văn học Trần Đăng Suyền cũng cho biết:
“Nam Cao không chỉ đồng tình với khát vọng sống lương thiện mà còn đòi hỏi cho mỗi con người được phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình, cổ vũ cho khát vọng được cống hiến, được sáng tạo của người trí thức, người nghệ sỹ chân chính.”
Tham khảo bài 🌸 Phân Tích Đời Thừa Của Nam Cao 🌸 xuất sắc nhất!
Lời Bình Về Nam Cao Của Lê Văn Trương
Trích lời tựa tuyển tập “Đôi lứa xứng đôi”, nhà văn Lê Văn Trương viết:
“Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những sắc cạnh riêng của mình. Những cảnh sắc ấy, nếu ông cứ giữ cho nó sắc mãi thì chúng ta có thể tin tưởng ở tương lai văn nghiệp ông. Vườn văn Việt Nam thiếu những bông hoa lạ, thiếu những nghệ sĩ táo bạo, thiếu những bản thể đặc biệt”.
Lời Bình Về Nam Cao Của Phong Lê
GS. Phong Lê nhận định, ngót sáu năm cho một hành trình cùng nhân dân, từ nông thôn ra thành thị, từ miền xuôi lên miền núi, cùng bộ đội và dân công, với vũ khí vẫn chỉ là ngòi bút và trang viết, những trang viết gắng viết theo kịp những chuyển động muôn mặt của sự sống, và là một sự sống gắng được soi nhìn bằng một đôi mắt mới, nên sớm chuyển được vào đường ray cách mạng.
“Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai, năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả… năm năm cày xới để tự biếm họa, tự khẳng định, để có Nam Cao như hiện nay ta có”.
Cảm Nhận Về Nam Cao Của Hà Minh Đức
“Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bú của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực”.
“Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình”.
Phê Bình Văn Học Nam Cao Của Lê Định Kỵ
“Trong văn xuôi trước cách mạng,chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo,gân guốc soi mói như của Nam Cao”
Nhận Xét Về Nam Cao Và Tác Phẩm Chí Phèo
“Chí Phèo nhật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, thì người ta liền trông thấy ngay rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ và tủi nhục nhất của người nông dân ở một nước thuộc địa, bị cào xe, bị phá hủy từ nhân tính cho tới nhân hình.
Chị Dậu đã bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn còn được là con người. Chí Phèo phải bán cả dung mạo lẫn vong linh của mình để trở thành con quỷ dữ.”
Nhận Xét Về Cuộc Đời Nam Cao Của Nguyễn Đình Thi
“Con người Nam Cao mảnh khảnh ,thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt”.
Nhận Xét Về Con Người Nam Cao Của Tô Hoài
“Nam Cao lạnh lung quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc (…) thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi”.
Xem ngay bài 🌸 Liên Hệ Chí Phèo Của Nam Cao 🌸 nâng cao!
Nhận Định Về Nam Cao Của Phan Thị Việt Trung
PGS, TS. Phan Thị Việt Trung, Đại học Thái Nguyên nhận xét: “Các sáng tác đó góp phần thanh lọc tâm hồn con người; nó kêu gọi tình thương và trách nhiệm của con người đối với nhau và đối với xã hội. Trong xã hội ngày nay, những khát vọng hưởng thụ được đẩy lên ở mức độ cao khó cưỡng đối với một số khá đông người trong cộng đồng, thì những sáng tác của Nam Cao vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí còn mang tính thời sự nữa”.
Nhận Định Hay Về Nam Cao Của Nguyễn Minh Châu
Nam Cao “biến mình thành kẹp chả dưới tay mình, tự đem mình ra quat dưới than hồng”.
“Nam Cao thường lấy bản thân mình ra để mà kiểm nghiệm”.
Nhận Xét Về Quan Điểm Nghệ Thuật Của Nam Cao
Nếu cần khái quát thật gọn tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao, cái linh hồn và cũng là cái lớn lao toát lên từ toàn bộ sáng tác của ông theo quan điểm của PGS,TS. Lê Quang Hưng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đó là:
“Nhà văn của câu chuyện nhân cách và tình thương. Nam Cao luôn đăm đăm soi xét nhân cách con người trong tương quan với môi trường sống, với hoàn cảnh xã hội. Ông đau đớn, xót xa khi nhân cách con người bị lăng nhục, bị chà xát. Ông mừng vui phấn khởi khi con người bảo toàn được nhân cách trước sự xô đập của hoàn cảnh, sự đe dọa tha hóa bởi chính mình, qua Lão Hạc, Dì Hảo, anh đĩ Chuột trong Nghèo.”
Nhận Định Về Văn Chương Của Nam Cao Của Nguyễn Minh Châu
“Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”
Chia sẻ cho bạn 🌸 Nhận Định Về Chí Phèo 🌸 độc đáo!
Những Câu Nói Của Nam Cao Về Văn Chương
Dưới đây là tổng hợp 1 số câu nói của Nam Cao về văn chương, trích trong các tác phẩm văn học của ông!
Nhận Định Của Nam Cao Về Nghệ Thuật
“Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng…” (trích Trăng sáng, 1943, Nam Cao)
Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao say sưa tham gia kháng chiến. Ông sẵn sàng hi sinh thứ “nghệ thuật cừ khôi”, sẵn sàng “vứt tất cả bút đi để cầm lấy súng” vì muốn dành tất cả những gì mình có cho lợi ích của dân tộc. Theo ông: “góp sức vào việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”.
Nhận Định Của Nam Cao Về Văn Chương
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, sẽ là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao và mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. (trích Đời thừa, Nam Cao)
Nhận Định Về Văn Học Của Nam Cao
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong nghề văn thì thật là đê tiện.” (trích Đời thừa, Nam Cao)
Đọc thêm những 🌸 Nhận Xét Về Nhân Vật Huấn Cao 🌸 trong “Chữ người tử tù”!