Nhận Xét Về Nhân Vật Huấn Cao ❤️ 29+ Nhận Định, Lời Bình ✅ Tìm Hiểu Thêm Về Nhân Vật Huấn Cao Thông Qua Nhận Định Của Nhà Phê Bình.
Vài Nét Về Nhân Vật Huấn Cao Trong Chữ Người Tử Tù
SCR.VN đã biên soạn bên dưới là những thông tin quan trọng về nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” mà bạn cần biết để làm bài văn phân tích hay hơn, cùng xem nhé!
1. Tóm tắt về Huấn Cao:
Huấn Cao là một tử tù, bị bắt do chỉ huy toán quân chống lại triều đình. Là một nhà nho tài hoa, anh hùng và có tài viết chữ.
Trước khi bị xử tử, Huân Cao được giải đến nhà lao, nơi có quản ngục và thầy thơ, hai con người rất yêu và mến mộ cái đẹp. Cả hai người nghe danh Huân Cao và đều rất ngưỡng mộ tài viết chữ của ông và có mong muốn được xin chữ ông.
Trong suốt thời gian ở ngục, Huân Cao được viên quản ngục đối đãi rất tốt, hầu hạ cơm bưng nước rốt nhưng Huân Cao thì khinh bạc và không thèm để ý tới, mà ung dung tận hưởng. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huân Cao, ông và thầy thơ lại bàn bạc nhau và quyết tâm xin bằng được chữ ông Huấn.
Trước thái độ chân thành, lòng biệt nhỡn liên tài và tình yêu cái đẹp của viên quản ngục nên Huấn Cao vô cùng cảm mến nên đã cho chữ.
Trong nhà tù, một chuyện chưa bao giờ diễn ra nay đã xảy ra tại nơi ngục thất tối tắm của tỉnh Sơn, cảnh ba con người chụm đầu vào nhau. Một người tử tù trên mình mang đầy xiềng xích nhưng đang vẽ ra từng nét chữ trên tấm lụa trắng thơm mực tàu, bên cạnh lá hai cái đầu đang dõi theo, run rẩy, khúm núm, chờ đợi của viên quản ngục và thầy thơ.
Huấn Cao khuyên viên quản ngục nên tìm nơi thanh tao yên bình đề gìn giữ tấm lòng yêu cái không bị vấy đục. Viên quản ngục vô cùng xúc động và cúi đầu vái lạy ta người tử tù Huân Cao với tất cả sự biết ơn và trân trọng.
2. Đặc điểm của nhân vật Huấn Cao:
a. Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp
- Giải thích về tài viết chữ đẹp – chữ thư pháp trong nền văn hóa truyền thống: đó là một thú vui, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc từ ngàn đời, cần được bảo tồn, gìn giữ.
- Biểu hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao được thể hiện gián tiếp, thông qua:
- Lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”
- Ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”
b. Huấn Cao là người có lòng tự trọng, có khí phách sống hiên ngang, bất khuất
- Huấn Cao là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.”
- Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”.
- Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”
c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp
- Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.
- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”
- Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện: thể hiện rõ qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục.
=> Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.
Tham khảo bài văn 🌸 Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao 🌸 hay nhất!
Những Nhận Xét Về Nhân Vật Huấn Cao
Tổng hợp các nhận xét của các nhà phê bình về nhân vật Huấn Cao gửi đến bạn tham khảo!
Nhận Xét Về Huấn Cao Của Nguyễn Đăng Mạnh
Huấn Cao có cái tài hoa của một người nghệ sĩ thứ thiệt, là thứ ” vàng mười” mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm trong hành trình 77 năm dài dặc đời mình. Huấn Cao là người sáng tạo cái đẹp, là người thợ điểm tô phấn son cho cuộc đời thêm hương sắc.
Nguyễn Đăng Mạnh Nhận Xét Về Huấn Cao
Đó là những quan niệm đẹp đẽ về cuộc đời, về nghệ thuật mà Nguyễn Tuân gửi gắm qua Huấn Cao – “quan niệm thống nhất giữa tâm và tài, giữa cái đẹp và cái thiện mà ông gọi là “thiên lương”
Nhận Xét Về Nhân Vật Huấn Cao Của Vũ Dương Qũy
Huấn Cao – người tử tù hiện lên lồng lộng với lời khuyên sang sảng, đĩnh đạc. Không còn cách ngăn, Huân Cao – quản ngục và thầy thơ lại đã “đỡ nhau, đứng dậy, thực sự hòa đồng… tỏa sáng cho nhau: Lửa đóm cháy rừng rực. Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau…”
“Những tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục và thầy thơ lại đã có sức mạnh để Huấn Cao chấp nhận họ như những kẻ tri kỉ, tri âm”
Nhận Định Về Huấn Cao Của Văn Tâm
Cái đẹp đã phế bỏ cái trật tự mà xã hội sắp đặt ở chốn nhà tù để thiết lập một trật tự khác. Trật tự phận vị đã được thay thế bằng trật tự nhân văn. Cảnh cho chữ thực là cảnh tượng đăng quang của Cái Đẹp. Có thể nói đó là cuộc nổi loạn của Cái Đẹp trong thế giới nhà tù. Thì ra không chỉ có quyền lực của Cái Chết, quyền lực của Cái Gông mà còn có quyền lực của Cái Đẹp.
Nhận Định Về Nhân Vật Huấn Cao Của Trần Quốc Toàn
Chi tiết: Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, trong truyện “Chữ người tử tù “ của Nguyễn Tuân. Nhà văn Trần Quốc Toàn cho rằng: “Huấn Cao cho chữ gì trong tù thì ngoài Nguyễn Tuân không ai biết”.
Lời Bình Về Huấn Cao Của Thai Sắc
“Huấn Cao viết cả một cặp câu đối trên nhiều tấm lụa” và cụ thể hơn: “Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cả một câu đối, viết trên nhiều tấm lụa trắng, sau đó theo thứ tự đã đánh dấu mà can lại”.
Lời Bình Về Huấn Cao Của Nguyễn Hoàng Sơn
Huấn Cao viết chữ gì trên tấm lụa trắng kia, tôi tán thành ý của Thai Sắc: có lẽ đôi câu đối được truyền tụng là thích hợp “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”…”.
Lời Bình Về Huấn Cao Của Trần Đình Sử
Nhân vật trung tâm của truyện là Huấn Cao, một người có khí phách ngang tàng, không sợ đòn roi, cái chết, và lại có tài thư pháp, tức là viết chữ Hán đẹp, trở thành niềm khao khát của quản ngục và quản ngục quyết xin cho bằng được chữ của người tử tù.
Lời Bình Văn Học Về Huấn Cao
Theo các nhà phê bình văn học, Huấn Cao là con người đại diện cho cái đẹp, từ tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp.
Văn mẫu nêu 🌸 Cảm Nhận Về Nhân Vật Huấn Cao 🌸 chi tiết!