Phân Tích Đời Thừa Của Nam Cao ❤️ 23+ Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Bài Văn Mẫu Về Tác Phẩm Đời Thừa Đặc Sắc Mà Bạn Nên Tham Khảo.
Cách Phân Tích Tác Phẩm Đời Thừa Của Nam Cao Đơn Giản
Nhà văn Nam Cao luôn nổi tiếng với những tác phẩm văn học mang tính hiện thực phê phán. Đời Thừa là một trong những truyện ngắn đặc sắc của ông, hôm nay cùng SCR.VN học cách phân tích tác phẩm này nhé!
👉Bước 1: Nắm vững kiến thức
- Khái quát về tác giả Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong gia đình nông dân ở Hà Nam. Ông đến với nghệ thuật bằng con đường “vị nhân sinh”
- Khái quát về tác phẩm “đời thừa”, đây là truyện ngắn được đăng lần đầu tiên trên tuần báo “tiểu thuyết thứ bảy” 1943. Tác phẩm nói về đề tài tri thức tiểu tư sản, miêu tả tấn bi kịch của một nhà văn nghèo phải chịu…
👉Bước 2: Lập dàn ý chi tiết phân tích truyện ngắn “đời thừa”
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Thân bài: Phân tích nội dung truyện ngắn theo các luận điểm chính, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
- Kết bài: Cảm nhận của em và liên hệ.
👉Bước 3: Viết bài
Ngoài phân tích tác phẩm Đời Thừa, các bạn có thể tham khảo 🌸 Tóm Tắt Đời Thừa Nam Cao 🌸 mẫu ngắn gọn và hay nhất!
Dàn Ý Phân Tích Đời Thừa Chi Tiết
Gợi ý cho bạn mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Đời Thừa nổi tiếng của nhà văn Nam Cao để giúp bạn làm bài hiệu quả hơn.
👉 Mở bài: Giới thiệu “Đời thừa” của Nam Cao bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Truyện Đời thừa là một thành công tiêu biếu của Nam Cao viết về đề tài người trí thức nghèo trước Cách mạng Truyện đã hàm chứa một tính nhân đạo và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.
- Tác giả cảm thông và xót xa đối với tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo có tài năng, có tâm huyết, giàu lòng nhân đạo trong xã hội thực dân phong kiến. Đồng thời lên án gay gắt cái xã hội ngột ngạt bóp chết mọi mơ ước, tước đi cuộc sống chân chính của con người, đã đầu độc tâm hồn con người và mối quan hệ vốn đẹp đẽ giữa người và người.
👉 Thân bài: Phân tích tác phẩm Đời Thừa chi tiết
- Nhân vật Từ: Một người đàn bà bạc mệnh, lỡ làng vì bị phụ tình, Từ hội tụ bao đức tính tốt đẹp của người vợ, người mẹ.
- Nhân vật Hộ: Là một con người giàu tình thương, có hành động cao đẹp là nuôi Từ,nuôi mẹ già và con dại cho Từ. Là một người chồng yêu thương vợ con, là một nhà văn nhân đạo.
- Bi kịch vỡ mộng văn chương: Bi kịch của một nhà văn giàu khát vọng, yêu cái đẹp nhưng lại mang gánh nặng cơm áo, phải chịu đựng một cuộc sống vô ích, đời thừa.
- Bi kịch rạn nứt tình thương: Bi kịch của một con người coi tình thương là nguyên tắc sống nhưng lại vi phạm lẽ sống tình thương ấy.
- Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao: tác phẩm “đời thừa” chứa đựng nội dung tư tưởng mang ý nghĩa hiện thực tàn khốc của xã hội ngày ấy và toát lên tinh thần giá trị nhân đạo sâu sắc.
👉 Kết bài: Đánh giá về giá trị mà tác phẩm đem lại.
- Truyện Đời thừa là một thành công tiêu biếu của Nam Cao viết về đề tài người trí thức nghèo trước Cách mạng Truyện đã hàm chứa một tính nhân đạo và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Truyện Đời thừa đến Độ trong Đôi mắt cũng là một nhịp đời một nhịp đời của Nam Cao đến với Cách mạng và cũng là một nhịp đời của Nam Cao đến với Cách mạng và kháng chiến.
Phân Tích Tác Phẩm Đời Thừa Ngắn Gọn – Mẫu 1
Một bài văn phân tích ngắn gọn sẽ giúp người đọc có thể hiểu hết được nội dung trong thời gian ngắn, để làm được dạng đề phân tích ngắn gọn hãy tham khảo qua văn mẫu phân tích Đời Thừa sau đây:
Nam Cao là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều tác phẩm viết trong giai đoạn trước năm 1945, trong những sáng tác của ông có thể kể đến là tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao, hay Chí Phèo, mỗi tác phẩm đều phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ.
Trước tình hình xã hội có nhiều rối ren, Nam Cao luôn thể hiện được khao khát của mình trước hiện thực xã hội, luôn phản ánh xã hội một cách sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa nhất. Mỗi chi tiết đều là những nội tâm được giằng xé trong cách sáng tạo của nhân vật về cuộc sống, cũng như phản ánh xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Tác phẩm đã thể hiện sự khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ, nó biến con người trở thành những những người bị tha hóa do xã hội đưa đẩy, biến người tri thức phải chịu cảnh nặng nề về cơm áo gạo tiền trong xã hội.
Qua cách xây dựng tình huống đầy mâu thuẫn, Nam Cao muốn xây dựng lên tác phẩm nhằm tố cáo hiện thực xã hội lúc bấy giờ, ở đây con người luôn phải trải qua những sóng gió, đè nặng của cuộc sống. Với tình hình xã hội khó khăn, con người đang bị bủa vây bởi cái đói, chính tấm bi kịch của nhân vật Hộ là dụng ý để tác giả phản ánh những vấn đề của thời đại, của xã hội phong kiến thời bấy giờ.
Với bao khát vọng, lý tưởng, nhưng bị xã hội vùi dập xuống, ước mơ, hoài bão đó đã làm kìm nén đi ước mơ, họ đang phải đối mặt với cuộc sống đói khổ, rồi chìm vào những tấm bi kịch của thời đại. Nhân vật Hộ hiện lên trong tác phẩm là một nhà văn, người tri thức, nhưng vì cái đói, khổ mà biết bao nhiêu hoài bão của nhân vật này bị tan biến, ông rằn vặt chính bản thân mình, là người vô tích sự, không làm được gì cho gia đình, chính vì thế, ông lâm vào bi kịch của cuộc sống hôn nhân. Chính cái nghèo đói đã làm cho những người tri thức đó bị tha hóa, không có một lối thoát nào.
Nam Cao đã xây dựng thành công nên hình tượng nhân vật của mình, với những nét tinh tế trong phong cách sáng tác, ông để cho nhân vật của mình biểu lộ dòng tâm trạng, thể hiện tình cảm nội tâm, ông để cho nhân vật của mình độc thoại, qua đó toát lên được diễn biến tâm lý, khi nhân vật Hộ ngộ ra được cuộc sống hiện thực, ông thoát ly hoàn toàn với cuộc sống trong văn chương.
Chính cái nghèo đã làm cho những người nghệ sĩ trở nên buồn tủi, trước hiện thực xã hội, nhiều khó khăn, bất cập, biết bao nhiêu giá trị, hồi ức, xuất hiện, ông đau khổ trước cuộc sống hiện tại. Trước hiện thực xã hội nhà văn đã phản ánh sâu sắc được hiện thực xã hội.
Đúng như quan điểm của Nam Cao về cuộc sống, nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là kiếp đau khổ, thoát nên từ những kiếp lầm than, quả đúng như vậy, mỗi sáng tác của ông đã để lại cho người đọc những suy ngẫm về cuộc sống, tương lai và giá trị hiện thực được phản ánh sâu sắc, tinh tế nhất.
Đời thừa là tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội, ở đó người tri thức bị xã hội hóa, bị đẩy vào tấm bi kịch, họ rơi vào áp lực cơm áo gạo tiền, mà chà đạp lên nghệ thuật chân chính, chính cái nghèo đói, đã biến những người làm nghệ thuật chân chính, phải phá vỡ quy tắc mà mình đã đề ra.
Chính sự nghèo đói làm tha hóa tâm hồn của những người nghệ sĩ chân chính, người nghệ sĩ là người luôn sáng tạo, chứ không làm theo những khuôn mẫu có sẵn, người nghệ sĩ phải tài năng, và thể hiện sự sáng tạo của mình. Có thể nói Nam Cao đã khắc họa sâu sắc được hình ảnh người tri thức đang bị tha hóa trong xã hội nghèo đói.
Trong xã hội trước năm 1945 con người luôn phải chịu sự khổ cực do nghèo đói bủa vây, con người bị tha hóa, những người nghệ sĩ chân chính cũng luôn phải chịu áp lực tiền bạc, cơm áo hàng ngày, để rồi bị tha hóa đi tâm hồn của những người nghệ sĩ.
Ngoài làm văn phân tích Đời Thừa, SCR,VN gợi ý cho bạn 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc 🌸 của nhà văn Nam Cao!
Phân Tích Đời Thừa Hay Nhất – Mẫu 2
SCR.VN đã tuyển chọn cho bạn bài văn mẫu phân tích tác phẩm Đời Thừa hay nhất ngay phía dưới, xem ngay nhé!
Nam Cao là một nhà văn lớn của Việt Nam. Những tác phẩm của ông đem lại những giá trị lớn cho kho tàng văn chương Việt Nam. Tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” mà ông viết vào năm 1943 là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của ông.
Tác phẩm đã thể hiện rõ hình ảnh của những trí thức nghèo. Với những hoài bão lớn lao đã bị nhấn chìm bởi chính cái nghèo đeo bám. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao.
Tác phẩm “Đời thừa” nói về cuộc sống của một nhà văn, một trí thức nghèo. Nhà văn đó là một người có trách nhiệm với ra đình. Yêu vợ thương con và là một con người trung thực. Anh luôn ấp ủ trong mình những hoài bão lớn. Và thực sự nghiêm túc về công việc văn chương của mình. Anh có mong muốn viết nên một tác phẩm để đời. Một tác phẩm có thể làm lu mờ những tác phẩm khác cùng thời, và tác phẩm đó sẽ đoạt giải Nobel.
Nhưng một cái thực tế thực sự phũ phàng. Cuộc sống này dường như đã nhấn chìm giấc mơ ấp ủ của anh. Một cảnh đời với bao buồn lo suy nghĩ về cuộc sống. Làm quần quật suốt ngày để kiếm tiền, nhưng vẫn không đủ tiền để nuôi gia đình. Không có tiền để chạy chữa cho đàn con lúc ốm đau bệnh tật. Một hình ảnh người đàn ông, một người chồng, một người cha có lòng tự trọng rất cao.
Nhân vật Hộ, được xây dựng nên thực sự là một người đàn ông mẫu mực trong cái xã hội đó. Anh rất khổ tâm trước cảnh cơ cực của gia đình, buồn rầu trước cảnh nhà túng thiếu. Và anh cũng thực sự buồn rầu khi vợ mình là Từ. Một người phụ nữ đau khổ với người tình cũ đã đến bên anh nhưng lại phải cùng anh chịu đựng sự cực khổ, vất vả lầm lũi.
Cuộc sống khổ cực, túng thiếu khiến cho Hộ không thể nào có thời gian viết lách văn chương một cách thanh thản. Và chính vì thế, Hộ viết nhanh, viết cẩu thả. Những tác phẩm văn của anh không được chỉnh chu, thậm chí là người ta đọc xong đã quên luôn. Hộ cảm thấy xấu hổ với chính bản thân mình. Cảm thấy thực sự tủi nhục vì nghĩ đến những hoài bão lớn lao của mình trước đây.
Có thể nói rằng trong hoàn cảnh như vậy, những người như Từ chỉ biết chịu đựng, nhẫn nhục, và càng hiểu chồng, thương chồng. Nhưng dường như ở Hộ là một nhà văn. Hộ như đã càng thấy hoàn cảnh sống thật là nặng nề, như không có lối thoát, một bi kịch thật sự. Văn sĩ Hộ có lúc nói ra miệng là vợ con làm khổ mình, nhưng trong thâm tâm anh biết không phải như vậy. Có lẽ chẳng biết trách ai, anh tự trách mình, xỉ vả mình. Gặm nhấm một mình nỗi bất bình và đau khổ.
Nhân vật chính trong tác phẩm là nhà văn. Chính vì vậy cho nên, tác phẩm đã thông qua cuộc sống và nhất là suy nghĩ của nhân vật Nam Cao. Như cũng đã đề cặp trực tiếp đến một vấn đề mà ông thường xuyên quan tâm. Đó chính là vấn đề sáng tạo nghệ thuật, quan niệm và yêu cầu của ông về văn chương. Hộ rất thiết tha với nghề văn. Sáng tạo văn chương là khát vọng, là lí tưởng của đời Hộ.
Lúc đầu, Hộ coi khinh những lo lắng tùn mùn về vật chất. Dồn hết tâm sức vun trồng cho cái tài mỗi ngày một thêm nảy nở. Hộ đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Hộ biết đi vào nghề văn sẽ nghèo, sẽ khổ, nhưng Hộ chấp nhận. Và chính với văn chương cũng mang lại cho Hộ niềm vui không gì sánh được. Mỗi lần Hộ tâm sự với vợ nhân đọc được một đoạn văn hay cả.
Và để rồi khi Hộ đã phải viết cẩu thả cho nhanh những tác phẩm không ra sao để có thể có thêm tiền lo cho cuộc sống. Chính cái nghèo đói đã là Hộ trở thành một “kẻ đê tiện” trong văn chương. Và đây cũng chính là quan niệm của nhà văn Nam Cao gửi gắm vào đó. Người đọc như cũng đã chắc chắn đó cũng là mong ước. Là yêu cầu của Nam Cao về một tác phẩm hay, về văn chương. Văn chương đối với Hộ hay chính là nhà văn Nam Cao không chỉ là nghề mà còn là nghiệp. Một sự ràng buộc, một nhu cầu nội tại văn chương. Và cả về phương diện sáng tác cũng như thưởng thức. Là nỗi đau mà cũng là niềm vui, là hạnh phúc, tự nguyện của từng người.
Văn chương dường như đã được xem là lĩnh vực của tài năng, của sự liên tài. Ta như đã có thể thấy tác dụng cao quý của văn chương là nhân đạo hóa xã hội và cuộc sống ngày nay. Làm cho con người cảm thông với nhau, gần gũi nhau. Nhà văn Nam Cao dường như cũng đã phê phán nghiêm khắc bệnh cẩu thả trong văn chương. Xem những người viết văn cẩu thả là những tên bất lương. Ông viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.
Nam Cao cũng đã khẳng định quyết liệt và rất rõ ràng viết văn. Làm nghệ thuật là tìm tòi phát hiện, sáng tạo, và đặc biệt là phải không ngừng mang đến cho người đọc một cái gì lạ. Và đó chính là một cái gì mới, một cái gì độc đáo, mà điều này thì chỉ có tài năng và công phu mới làm được. Nam Cao viết rằng “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu. Biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”!
Có thể nói rang đó là quan niệm rất chính xác, một yêu cầu rất cao về văn chương. Là nhà văn là nhà nghệ sĩ tất nhiên phải biết “hành nghề” thì tất nhiên phải am hiểu về kĩ thuật. Phải “khéo tay” ở một mức độ nhất định, nhất là trong một số ngành nghệ thuật nào đó. Chẳng hạn như điêu khắc, biểu diễn âm nhạc rồi,… Nhưng dường như đối với các nhà văn, nghệ sĩ, về bản chất hoạt động mà nói.
Không phải là người thợ, cho dù là thợ khéo tay, làm theo những kiểu mẫu có sẵn. Làm theo “đơn đặt hàng” của người khác. Văn chương nghệ thuật là hoạt động tinh thần, là “Thôi thúc bên trong”. Dường như đó chính là tình cảm, tư tưởng không nén nổi của người nghệ sĩ cất lên thành lời, thành nhạc, thành tranh… Có lẽ đó chỉ có thứ văn chương “gan ruột”. Không viết ra không được đó mới rung động được tâm hồn người khác, mới có giá trị.
Hơn nữa, đặc biệt và quan trọng hơn thì trong lĩnh vực văn chương. Chỉ có thật, chân thành, chưa đủ, mà còn phải sâu sắc, phải mới, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Nếu như mà không sâu sắc, không phát hiện và tạo được cái mới, và không có được một cách nhìn mới. Và lại không tiếng nói mới, thì cũng không thể nào có được một chỗ đứng thật sự trong thế giới nghệ thuật. Nam Cao như trong lúc này cũng đã cảm nhận sâu xa ý nghĩa và bi kịch của cuộc đời trong những cái tư tưởng chừng nhỏ nhặt, vô nghĩa hằng ngày ở xung quanh.
Dường như những cảnh bực bội, thương tâm trong gia đình mà Hộ và Từ đã trải qua. Lòng tự tin đến ngông nghênh và sự chán chường. Những ý nghĩ cao quý và lại quá tầm thường luôn giằng xé tâm trí Hộ trong khi cầm bút. Dường như cũng là chuyện thường tình, không có gì đáng nói. Nhưng qua tài năng và tâm hồn của Nam Cao đã trở thành nỗi đau, bi kịch của con người, của cuộc sống. Nỗi đau và bi kịch của con người thừa, của đời thừa.
Tác phẩm nào của Nam Cao luôn luôn đã khiến cho mọi người ta chú ý hơn. Nhìn sâu hơn vài cái bình thường, cái hằng ngày ở xung quanh và ở chính mình. Và phải như sống có ý thức hơn, nhân ái hơn. Kéo con người ra khỏi tình trạng nhỏ nhen, lố bịch, độc ác. Và đã lại tự bằng lòng một cách vô lối, tức là làm cho người ta “bất an” như là một nhà văn có tên tuổi đã nói về chức năng của văn chương vậy. Tác phẩm “Đời thừa” sau khi đọc xong, người đọc cảm thấy nó có một kết cấu rất tự nhiên. Một câu truyện ngắn không có cốt truyện và những sự việc hầu như diễn ra hầu như không có gì.
Nam Cao đã miêu tả về quá khứ bất hạnh của Từ. Nói về quá trình gặp gỡ nên duyên vợ chồng giữa Hộ và Từ. Miêu tả về cuộc gặp gỡ với bạn làng văn của Hộ. Nhưng xoáy sâu vào câu truyện đó chính là viết nên nỗi khổ tâm của một nhà văn nghèo đó là Hộ. Chính vì cuộc sống nghèo khổ mà đã không thể thực hiện được những nguyện vọng lớn lao của cuộc đời mình. Hộ đã không thể hoàn thành nổi một tác phẩm văn chương nào thực sự có giá trị.
Lẽ ra với một nhà văn yêu nghề, tâm huyết như Hộ. Mọi nỗ lực đều sẽ hướng tới việc viết văn, dành hết tâm huyết cho nghề viết văn. Thế nhưng cảnh đời cơ cực, một người chồng, một người cha bắt buộc phải lo lắng cho miếng cơm manh áo gia đình. Nhưng trong cái xã hội đó, việc nuôi sống cả gia đình với một người nghèo khó lại càng khó. Tất tưởi vì cuộc sống mưu sinh, luôn luôn bị cái cảnh nghèo quấy rầy, sự túng quẫn. Một trí thức cũng chính vì thế mà trở nên thô bỉ hèn kém, những mộng tưởng và những khát khao dần cũng lụi tàn.
Người đọc có thể nhân thấy tâm trạng của Hộ bị giằng xé một bên là khát khao sáng tạo. Vươn tới những đỉnh cao trong văn chương và bên kia là những đòi hỏi thực dụng, cấp bách của cuộc sống gia đình. Đó là sự vất vả và cả những thiếu thốn hàng ngày. Có thể thấy đặc sắc và chiều sâu của tác phẩm là ở sự giằng xé trong tâm trạng của Hộ. Và còn nằm ở chất lượng những suy nghĩ của nhân vật chính phát ngôn cho tác giả về cuộc đời, về sáng tạo văn chương.
Những sự mới mẻ, những chiều sâu về suy nghĩ. Với cách tạo hình nhân vật, sự đơn giản trong lối văn chương đã khiến cho tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao diễn ra một cách rất tự nhiên. Tạo ra một sức hút đối với người đọc. Khi đọc “Đời thừa” của Nam Cao dường như người đọc sẽ có những cảm nhận vô cùng sâu sắc về những số phận nghèo khổ của tri thức trong xã hội xưa. Và những cảm thông sâu sắc về những số phận này.
Phân Tích Nhân Vật Từ Trong Đời Thừa Đặc Sắc – Mẫu 3
Mời bạn xem ngay bài mẫu phân tích khía cạnh nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao đặc sắc nhất dưới đây để có góc nhìn mới mẻ về tác phẩm:
Nam Cao là nhà văn hiện thực, nhà nhân đạo chủ nghĩa nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn trăn trở để “đôi mắt” của mình có thể đồng cảm, thấu hiểu được với những cuộc sống đau khổ, thân phận nhỏ bé, bất hạnh của người nông dân bị áp bức và người trí thức nghèo.
“Đời thừa” là truyện ngắn viết về người trí thức, tác phẩm tiêu biểu cho tấm gương “trí thức vô ngần”, đồng thời bộc lộ được tài năng bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật. Một trong những nhân vật đáng chú ý trong truyện ngắn “Đời thừa” là Từ – người vợ bất hạnh của Hộ.
Trong truyện ngắn “Đời thừa”, nhân vật Từ không được tập trung miêu tả chi tiết mà chỉ xuất hiện qua một vài nét miêu tả của Nam Cao trong phần cuối của tác phẩm, đó là một người đàn bà “bạc mệnh” với làn da xanh nhợt, đôi môi nhợt nhạt, mắt có quầng thâm, má hóp lại, bàn tay lủng củng rặt những xương…Từ hiện lên với dáng vẻ của một người thiếu phụ mệt mỏi, xanh xao nhiều lo lắng, suy tư về cuộc sống mưu sinh, những nét đẹp thời con gái đã tàn phai chỉ để lại hình dáng của người đàn bà khắc khổ.
Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao, Từ là người đàn bà bất hạnh, khi còn trẻ vì quá tin tưởng vào gã tình nhân bạc bẽo, vô trách nhiệm Từ đã phải đối mặt với bi kịch lỡ làng vì bị phụ tình, đây cũng là một trong những bi kịch khủng khiếp nhất đối với người đàn bà lương thiện, luôn khát khao yêu thương như Từ.
Hình ảnh đáng thương của Từ sau khi bị bỏ rơi đã khiến bao độc giả rơi nước mắt vì cảnh ngộ quá bi thương, đau đớn của người đàn bà ấy. Sau khi sinh con, Từ ôm con nhịn đói, người mẹ già bị mù, đau khổ bất lực trước cuộc đời Từ chỉ biết khóc để thịt chảy thành nước mắt, để cùng chết cả “ cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả”.
Nhân vật Từ hội tụ được tất cả những đức tính tốt đẹp của một người vợ yêu chồng, người mẹ thương con. Từ là người dịu dàng, biết thấu hiểu, giàu đức hi sinh, trước sự tàn nhẫn của Hộ trong cơn say, Từ không trách móc mà ân cần chăm sóc cho Hộ bởi Từ biết Hộ khổ là vì mẹ con Từ. Từ những cử chỉ chăm sóc đến bát nước ấm Từ để sẵn cho hộ uống sau cơn say đều thể hiện tình yêu thương của người đàn bà khắc khổ nhưng giàu yêu thương, và tấm lòng vị tha.
Bị Hộ đối xử tàn nhẫn, nói những lời vô tình khi say nhưng Từ vẫn luôn cảm thông, yêu thương chồng, chị không ôm con bỏ đi vì bên cạnh tình yêu, tình thương dành cho chồng thì Từ còn có lòng biết ơn sâu nặng đối với Từ bởi Hộ chính là người cưu mang Từ trong lúc cuộc sống của chị bế tắc, đau khổ nhất “ Từ yêu chồng bằng thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó với người nuôi”, đó là tình cảm chân thành tuyệt đối.
Trong phần cuối truyện, khi Hộ tỉnh dậy từ trong cơn say đã hối hận về những hành động tàn nhẫn của mình với vợ, Từ đã có hành động đầy dịu dàng, yêu thương, Từ ôm lấy cổ chồng nói “ ..không…anh chỉ là một người khổ sở…vì em và anh khổ” đã cho thấy đây là người phụ nữ giàu yêu thương, giàu lòng vị tha. Chị ru con qua dòng nước mắt, vậy là người đàn bà ấy giữ lại những đau khổ cho mình để mà cảm thông, thấu hiểu cho chồng. Cũng chính tình thương của Từ đã giúp Hộ thức tỉnh để thay đổi.
Tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao đã thể hiện ở nỗi đồng cảm với cuộc sống “bạc mệnh” của người đàn bà giàu tình thương như Từ đồng thời trân trọng đối với những giá trị tốt đẹp bên trong người đàn bà khắc khổ, bất hạnh ấy.
Tham khảo 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao 🌸 để biết thêm về tác giả khi làm văn phân tích tác phẩm Đời Thừa nhé!
Phân Tích Tác Phẩm Đời Thừa Xuất Sắc – Mẫu 4
Bài văn mẫu xuất sắc mà chúng tôi chia sẻ dưới đây hy vong sẽ đem lại tư liệu hữu ích cho bạn khi làm bài phân tích Đời Thừa của Nam Cao:
Đời thừa ‘là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo trước cách mạng. Tác phẩm. không chỉ thành công về mặt nội dung mà đặc biệt thành công về mặt nghệ thuật, nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Nét độc đáo của Nam Cao khi ông xây dựng tính cách nhân vật là việc nhà văn để nhàn vật vào những tình huống bộc lộ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm dữ dội và sâu sắc,.
Hộ – nhân vật chính của Đời thừa – cũng được xây dụng theo bút pháp như vậy. Trong số những chi tiết tạo tính cách của Hộ thì chi tiết về giọt nước mắt Hộ là chi tiết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất. Đây là chi tiết ‘đắt’ nhất tác phẩm, thể hiện sự tinh tế và năng lực sở trường của nhà văn trong việc tìm kiếm và phát hiện những góc khuất của nội tâm con người.
Đời thừa chủ yếu tập trung xoay quánh tấn bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ: đó là bi kịch nghề nghiệp và bi kịch tình thương. Tấn bi kịch ấy sẽ mãi đeo đuổi Hộ cho đến khi giọt nước mắt ở cuối tác phẩm trở thành sự giải thoát cho anh. Trong một truyện ngắn khác cũng viết về đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao đã dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau:
“Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, và nước mắt là một tấm kính biến hình vũ trụ”.
Tác phẩm ấy được Nam Cao đặt tên là Nước mắt. Giọt nước mắt của những người trí thức đương thời trở thành nỗi ám ảnh đối với nhà văn, để ông đua vào tác phẩm như một chi tiết nghệ thuật độc đáo ở. Đời thừa,giọt nước mắt của Hộ là sự tự thức tỉnh, là sự cứu rỗi anh trước những sa ngã. Điều ấy có ý nghĩa quan trọng đối với nhân cách con người.
Hộ là một nhà văn trẻ, nghèo nhưng có hoài bão, có lí tưởng về nghề nghiệp. Anh bỏ qua những lo lắng về vật chất để châm chút cho sự nghiệp của mình. Anh ao ước có một tác phẩm để đời, được giải Nobel và dịch ra mọi thứ tiếng.
Và đáng lẽ Hộ sẽ có cơ hội để thực hiện ước mơ của mình nếu như anh không có gánh nặng gia đình. Ấy là khi Hộ cưới Từ về làm vợ và những đứa con lần lượt ra đời. Hộ có cả một gia đình phải gánh trên vai. Anh buộc phải thay đổi cách viết để lo cho cuộc sống gia đình. Anh phải viết vội, viết cho nhanh mà không có thời gian sửa chữa. Đó là một thứ văn nhạt nhẽo, vô vị và khiến người ta đọc một lần rồi quên ngay.
Hộ có thể sẽ không quan tâm đến điều ấy nếu như anh là người vô trách nhiệm. Nhưng tiếng nói của một người cầm bút chân chính khiến anh day dứt, đau đớn. Anh tự sỉ vả mình, tự coi minh là một kẻ ‘khốn nạn’, một kẻ ‘bất lương’, bởi cách viết cẩu thả ấy là vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp của anh. Song hiện thực cuộc sống không cho anh lựa chọn nào khác.
Chuyện cơm áo muôn đời không đùa với những nhà văn nghèo như anh. Anh buộc phải hi sinh khát vọng nghề nghiệp để thực hiện trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình. Bi kịch cứa Hộ là ở chỗ hiện thực cuộc sống không cho phép anh sáng tạo nghệ thuật, đè bẹp ý chí, mài mòn ước mơ của một người sẵn sàng hiến dâng cho nghệ thuật như anh.
Bi kịch nghề nghiệp đã khiến Hộ vô cùng đau đớn, nhưng anh lại còn phải chịu đựng một bi kịch thứ hai, đó là bi kịch tình thương. Đối với Hộ, tình thương là nguyên tắc sống, là lẽ sống cao đẹp nhất. Nó là ranh giới phân biệt giữa con người và loài vật.
Anh coi trọng triết lí sống của mình, rằng kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh phải là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai mình. Chính vì vậy, anh đã cúi xuống nỗi đau của một người phụ nữ bất hạnh như Từ, bảo tốn danh dự và mang lại hạnh phúc cho Từ. Đấy là một việc làm cao cả mà người khác khó có thể làm được.
Tuy nhiên, để nuôi sống gia đình, anh phải hi sinh nghệ thuật. Và trong anh mơ hồ hiểu rằng cái gia đình nhỏ bé ấy là nguyên nhân của sự đổ vỡ nghề nghiệp mà anh đang gánh chịu. Vậy là, vô tình, mọi uất ức trong anh, lúc thì dồn nén. lúc thì bùng lên không gì ngăn nổi. Anh uống rượu, anh tiêu tiền quá mức, anh cáu giận vô cớ. có lúc quát mắng, đánh đuổi vợ con. Hộ đang dần từng bước vi phạm vào nguyên tắc sống. Những việc làm, những hành động của anh đã không còn là biểu hiện của một người coi trọng tình thương nữa rồi.
Hộ cứ mãi như thế nếu không có lần anh mải đi theo bạn và uống rượu say. Khi tinh dậy, anh giật mình sợ hãi khi nhớ ra hôm qua hình như mình đã đuổi vợ con đi. Anh đưa mắt tìm kiếm và nhìn thấy Từ đang ôm con ngủ trên võng. Hộ tuôn trào nước mắt khi nhìn khuôn mặt và dáng hình mềm yếu gầy gò của vợ.
Anh nhận ra sai lầm của mình. Không, gia đình không phải là nguyên nhân mọi nỗi bất hạnh của anh. Đấy là nơi anh sống để thực hiện nhân cách con người. Giọt nước mắt ấy không phải là sự yếu đuối nhất thời trong Hộ mà nó nâng đỡ, bảo vệ nhân cách của anh. Hiện thực cuộc sống không cho phép Hộ thực hiện ước mơ nghề nghiệp, nhưng anh vẫn được làm người theo nghĩa đầy đủ.
Nhưng nếu anh tiếp tục vi phạm cả vào nguyên tắc sống thì anh sẽ vượt qua ranh giới của con người. Giọt nước mắt đã thanh lọc tâm hồn anh, cứu anh thoát khỏi những sai lầm bế tắc. Sự thức tỉnh, sám hối ấy chính là quá trình tự đấu tranh của người trí thức trước những cám dỗ của cuộc đời.
Điền trong Nước mắt hay Hộ trong Đời thừa là minh chứng cho số phận của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời. Giọt nước mắt của những con người ấy trở thành một ‘mã’ nghệ thuật để nhà văn thể hiện ý nghĩa tác phẩm.
Trở đi trở lại trong tác phẩm Nam Cao là vấn đề người nghệ sĩ chân chính trước hiện thực cuộc sống, và người ta thấy trong đó thấp thoáng cả hình ảnh của bản thân nhà văn. Qua đó nhà văn đã lên án tố cáo xã hội đương thời không tạo điểu kiện cho người trí thức thực hiện ước mơ, nguyện vọng chính đáng của mình, không cho họ có cơ hội được đem tài năng cống hiến cho xã hội, khiến họ phải sống kiếp sống mòn, một cuộc đời thừa.
Nói tóm lại, chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ không chỉ là chế tiết để nhà văn thể hiện tâm lí nhân vật mà nó còn chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc. Đối với tác phẩm của Nam Cao, nước mắt không phải là biểu liên của những yếu đuối, đớn hèn, ủy mị mà nó là vũ khí bảo vệ danh dự và nhân phẩm của con người. Chính điều đó đã làm nên một cá tính sáng tạo riêng của nhà văn, một gương mặt không thể trộn lẫn.
Phân Tích Tác Phẩm Đời Thừa Nâng Cao – Mẫu 5
Dưới đây là bài phân tích Đời Thừa nâng cao, tham khảo ngay để giúp bạn đạt kết quả tốt trong bài thi, bài kiểm tra.
Truyện ngắn độc đáo và đặc sắc ‘Đời thừa” được viết năm 1943. Có thể coi đây là một trong những tác phẩm đóng góp không nhỏ về mặt chủ đề chuẩn bị trực tiếp cho tiểu thuyết nổi tiếng “Sông mòn” sau đó của nhà văn Nam Cao vào năm 1944. Và qua tác phẩm hình ảnh người trí thức được miêu tả trong cái nghèo và những hoài bão bị nhấn chìm khi bị cái nghèo đeo bám.
“Đời thừa” là một tác phẩm viết về cuộc sống của một trí thức nghèo, một nhà văn. Hộ là một con người trung thực, và lại còn rất mực thương yêu vợ con. Hộ là một người rất có trách nhiệm đối với gia đình, là một người cầm bút có suy nghĩ đúng đắn, anh luôn luôn nghiêm túc về nghề nghiệp hơn nữa lại có hoài bão xây dựng được một tác phẩm thật có giá trị “sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời”, thậm chí có thể được trao giải Nobel.
Nhưng thực tế thật phũ phàng khi Hộ phải chịu bao nhiêu cảnh buồn lo, đó là những sự cực nhục trong cuộc sống. Hộ dường như đã phải làm quần quật nhưng vẫn không kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình, chạy chữa thuốc men cho một bầy con nhỏ quặt quẹo, ốm luôn.
Được xây dựng lên là một người đàn ông và là một người chồng, một người cha rất có tinh thần tự trọng, Hộ có lẽ rằng rất khổ tâm trước cảnh nhà túng thiếu, nhất là nhìn thấy Từ, vợ mình, người đàn bà này dường như cũng đã chịu nhiều đau khổ với người tình cũ, đến với mình đầy ân nghĩa, lại phải chịu đựng khổ sở, lầm lũi, vất vả quá. Lúng túng, khổ tâm vì chuyện gia đình.
Hộ dường như cũng không mấy khi được ngồi viết văn một cách thanh thản, thực hiện được những điều mình ưa thích, mong muốn. Chính cái nghèo đã khiến cho nhà văn Hộ viết nhanh, cẩu thả trong văn chương, những bài viết mà người ta đọc xong lại quên luôn. Hộ cảm thấy thật tủi nhục và xấu hổ với chính bản thân mình và cả với ước mơ hoài bão trước đây.
Có thể nói rằng trong hoàn cảnh như vậy, những người như Từ chỉ biết chịu đựng, nhẫn nhục, và càng hiểu chồng, thương chồng. Nhưng dường như ở Hộ là một nhà văn, Hộ như đã càng thấy hoàn cảnh sống thật là nặng nề, như không có lối thoát, một bi kịch thật sự. Văn sĩ Hộ có lúc nói ra miệng là vợ con làm khổ mình, nhưng trong thâm tâm anh biết không phải như vậy. Có lẽ chẳng biết trách ai, anh tự trách mình, xỉ vả mình, gặm nhấm một mình nỗi bất bình và đau khổ.
Nhân vật chính trong tác phẩm là nhà văn. Chính vì vậy cho nên trong tác phẩm, thông qua cuộc sống và nhất là suy nghĩ của nhân vật Nam Cao như cũng đã đề cặp trực tiếp đến một vấn đề mà ông thường xuyên quan tâm, đó chính là vấn đề sáng tạo nghệ thuật, quan niệm và yêu cầu của ông về văn chương. Hộ rất thiết tha với nghề văn. Sáng tạo văn chương là khát vọng, là lí tưởng của đời Hộ
Lúc đầu, Hộ coi khinh những lo lắng tùn mùn về vật chất, dồn hết tâm sức vun trồng cho cái tài mỗi ngày một thêm nảy nở. Hộ đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Hộ biết đi vào nghề văn sẽ nghèo, sẽ khổ, nhưng Hộ chấp nhận. Và chính với văn chương cũng mang lại cho Hộ niềm vui không gì sánh được. Mỗi lần Hộ tâm sự với vợ nhân đọc được một đoạn văn hay cả.
Và để rồi khi Hộ đã phải viết cẩu thả cho nhanh những tác phẩm không ra sao để có thể có thêm tiền lo cho cuộc sống. Chính cái nghèo đói đã là Hộ trở thành một “kẻ đê tiện” trong văn chương. Và đây cũng chính là quan niệm của nhà văn Nam Cao gửi gắm vào đó. Người đọc như cũng đã hắc chắn đó cũng là mong ước, là yêu cầu của Nam Cao về một tác phẩm hay, về văn chương.
Văn chương đối với Hộ hay chính là nhà văn Nam Cao không chỉ là nghề mà còn là nghiệp, một sự ràng buộc, một nhu cầu nội tại văn chương. Và cả về phương diện sáng tác cũng như thưởng thức, là nỗi đau mà cũng là niềm vui, là hạnh phúc, tự nguyện của từng người. Văn chương dường như đã được xem là lĩnh vực của tài năng, của sự liên tài. Ta như đã có thể thấy tác dụng cao quý của văn chương là nhân đạo hóa xã hội và cuộc sống ngày nay, làm cho con người cảm thông với nhau, gần gũi nhau.
Nhà văn Nam Cao dường như cũng đã phê phán nghiêm khắc bệnh cẩu thả trong văn chương xem những người viết văn cẩu thả là những tên bất lương. Ông viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.
Nam Cao cũng đã khẳng định quyết liệt và rất rõ ràng viết văn, làm nghệ thuật là tìm tòi phát hiện, sáng tạo, và đặc biệt là phải không ngừng, mang đến cho người đọc một cái gì lạ, và đó chính là một cái gì mới, một cái gì độc đáo, mà điều này thì chỉ có tài năng và công phu mới làm được. Nam Cao viết rằng “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”!
Có thể nói rằng đó là quan niệm rất chính xác, một yêu cầu rất cao về văn chương. Là nhà văn là nhà nghệ sĩ tất nhiên phải biết “hành nghề” thì tất nhiên phải am hiểu về kĩ thuật, phải “khéo tay” ở một mức độ nhất định, nhất là trong một số ngành nghệ thuật nào đó, chẳng hạn như điêu khắc, biểu diễn âm nhạc rồi,…Nhưng dường như đối với các nhà văn, nghệ sĩ, về bản chất hoạt động mà nói, không phải là người thợ, cho dù là thợ khéo tay, làm theo những kiểu mẫu có sẵn, làm theo “đơn đặt hàng” của người khác.
Văn chương nghệ thuật là hoạt động tinh thần, là “Thôi thúc bên trong” dường như đó chính là tình cảm, tư tưởng không nén nổi của người nghệ sĩ cất lên thành lời, thành nhạc, thành tranh… Có lẽ đó chỉ có thứ văn chương “gan ruột”, không viết ra không được đó mới rung động được tâm hồn người khác, mới có giá trị.
Hơn nữa, đặc biệt và quan trọng hơn thì trong lĩnh vực văn chương, chỉ có thật, chân thành, chưa đủ, mà còn phải sâu sắc, phải mới, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Nếu như mà không sâu sắc, không phát hiện và tạo được cái mới,và không có được một cách nhìn mới, và lại không tiếng nói mới, thì cũng không thể nào có được một chỗ đứng thật sự trong thế giới nghệ thuật. Nam Cao như trong lúc này cũng đã cảm nhận sâu xa ý nghĩa và bi kịch của cuộc đời trong những cái tư tưởng chừng nhỏ nhặt, vô nghĩa hằng ngày ở xung quanh.
Dường như những cảnh bực bội, thương tâm trong gia đình mà Hộ và Từ đã trải qua, lòng tự tin đến ngông nghênh và sự chán chường, những ý nghĩ cao quý và lại quá tầm thường luôn giằng xé tâm trí Hộ trong khi cầm bút. Dường như cũng là chuyện thường tình, không có gì đáng nói, nhưng qua tài năng và tâm hồn của Nam Cao đã trở thành nỗi đau, bi kịch của con người, của cuộc sống, nỗi đau và bi kịch của con người thừa, của đời thừa.
Tác phẩm nào của Nam Cao luôn luôn đã khiến cho mọi người ta chú ý hơn, nhìn sâu hơn vài cái bình thường, cái hằng ngày ở xung quanh và ở chính mình. Và phải như sống có ý thức hơn, nhân ái hơn, kéo con người ra khỏi tình trạng nhỏ nhen, lố bịch, độc ác, và đã lạitự bằng lòng một cách vô lối, tức là làm cho người ta “bất an” như là một nhà văn có tên tuổi đã nói về chức năng của văn chương vậy.
Có thể thấy rằng “Đời thừa” đã có một kết cấu rất tự nhiên. Và suy cho cùng thực chất đây là một loại truyện không có cốt chuyện. Chính những sự việc hầu như không có gì. Nhà văn có nói qua về quá khứ bất hạnh của Từ, cả về quá trình Hộ và Từ quen biết nhau và nên vợ nên chồng. Hay cả về một buổi gặp gỡ giữa Hộ và các bạn làng văn, nhưng lại như đã được tập trung chủ yếu vào suy nghĩ và nỗi khổ tâm củ Hộ, cũng chính vì không được thực hiện nguyện vọng thiết tha của đời mình là viết văn, hoàn thành những tác phẩm thật có giá trị như mình mong ước và tin rằng có khả năng làm được.
Và có lẽ ra phải dồn hết tâm lực cho văn chương, cống hiến cho sự nghiệp cao quý đã lựa chọn tất cả những gì tốt đẹp nhất của mình, thì Hộ dường như lại tất tưởi lo kiếm sống, luôn luôn bị quấy rầy bởi cảnh gia đình nheo nhóc, túng quấn, do đó mà con người cũng trở nên thô bỉ, hèn kém, mộng tưởng ban đầu cũng tàn lụi dần.
Người đọc có thể nhân thấy tâm trạng của Hộ bị giằng xé một bên là khát khao sáng tạo, vươn tới những đỉnh cao trong văn chương và, bên kia, là những đòi hỏi thực dụng, cấp bách của cuộc sống gia đình vất vả, đó là cả những thiếu thốn hàng ngày. Có thể thấy đặc sắc và chiều sâu của tác phẩm là ở sự giằng xé trong tâm trạng của Hộ, và còn nằm ở chất lượng những suy nghĩ của nhân vật chính phát ngôn cho tác giả về cuộc đời, về sáng tạo văn chương.
Dường như những chiều sâu và sự mới mẻ của chủ đề, chất lượng suy nghĩ, chất thơ và chất trữ tình đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm độc đáo “Đời thừa’, có lẽ như cũng như cho nhiều tác phẩm khác của Nam Cao có cấu tạo một cách rất tự nhiên, đã khiến cho người đọc có thể trở lại nhiều lần với truyện ngắn của ông, dừng lại trên từng ý, từng câu văn ông viết ra.
Sau khi đã phân tích xong tác phẩm Đời thừa, bạn có thể tìm hiểu thêm 🌸 Thuyết Minh Về Tác Giả Nam Cao 🌸 10+ mẫu hay!
Phân Tích Tác Phẩm Đời Thừa Tiêu Biểu – Mẫu 6
Gửi tặng bạn đọc bài văn phân tích tác phẩm truyện ngắn Đời Thừa tiêu biểu nhất:
Nam cao là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, ông đi sâu vào chủ nghĩa hiện thực, lột tả hết những cái khốn khổ của lớp dân lành trong xã hội cũ từ người nông dân cho đến người trí thức. Hầu hết những tác phẩm ấy đều có cốt truyện là tấn bi kịch của cuộc đời nhân vật chính, tuy nhiên vẫn thấm đượm tính nhân văn sâu sắc trong từng câu chữ, đặc biệt là tấm lòng yêu thương đồng loại và Đời thừa chính là một tác phẩm như vậy.
Nam Cao (1917-1951), quê tại tỉnh Hà Nam, sống trong cảnh đất nước lầm than, đâu đâu cũng thấy cảnh nghèo đói tang thương, với nền tảng nghệ thuật vị nhân sinh, Nam Cao sớm ý thức được tinh thần Cách mạng, ông vừa tham gia chiến đấu vừa viết văn với vai trò là một nhà báo ở chiến trường.
Trong đời viết văn của mình Nam Cao có rất nhiều quan điểm nghệ thuật đậm tính nhân văn và sâu sắc, ấn tượng nhất là câu nói: “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời”. Rằng nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống của con người, đi sâu vào cái bi kịch khổ đau để mà thấu hiểu cảm thông.
Những tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao phải kể đến Chí Phèo, Đời thừa, sau cách mạng tháng tám thì cóĐôi mắt, tác phẩm đánh dấu sự thay đổi trong cách nhìn nhận và quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
Đời thừa được viết và đăng báo lần đầu tiên vào năm 1943, đây là một tác phẩm đặc sắc của Nam Cao nói về số phận của giới tri trức trong nhưng năm trước cách mạng, được ví như một tác phẩm văn học dành cho cả loài người bởi nó đã vượt qua khỏi mọi ranh giới của lòng bao dung giữa người với người, đấy là thứ tình cảm đáng trân quý biết bao. Càng khẳng định được công việc làm nghệ thuật không phải chỉ làm qua loa đại khái cho có lệ, mà đó là cả một công trình dày đặc tâm sức mà người nghệ sĩ phải bỏ ra bao gồm cả máu và nước mắt.
Nếu viết văn mà cẩu thả thì đó gọi là vô lương tâm, là bất lương, là đê tiện bởi tác phẩm là đứa con tinh thần bất diệt của nhà văn. Tất cả những điều kể trên đều được thể hiện trong tác phẩm Đời thừa mà nhân vật chính là Hộ, một trí thức có niềm đam mê văn học nhưng lại phải đi ngược lại với cái mong muốn của mình vì phải kiếm tiền cưu mang vợ con, điều đó đã đẩy Hộ vào tấn bi kịch cuộc đời, vào một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Câu chuyện mở đầu bằng ánh mắt của Từ, vợ Hộ nhìn anh bằng ánh mắt rụt rè mà trong đó là niềm thương yêu sự nhẫn nhịn, hình ảnh nhân vật Hộ hiện lên thật rõ nét, điều ấy cũng phần nào bao quát được cuộc sống hiện tại của Hộ. Đôi mày rậm chau lại, trán có nếp nhăn, đôi gò má cao bóng nhẫy, mũi cũng cao mà thẳng tắp, đôi mắt sáng hơi lồi. Tất cả những nét đó đem đến cho Hộ một vẻ “hốc hác” và “trông khắc khổ đến thành dữ tợn”, đến cả người hàng ngày đầu ấp tay gối với anh cũng thấy sợ “Từ thấy sợ”.
Nói đến Từ người phụ nữ có số phận bất hạnh, từng khóc cạn nước mắt, định chết cùng đứa con mới đẻ khi bị kẻ nhân tình sở khanh ruồng bỏ. Nhưng đời Từ đã chuyển sang một hướng khác, khi được Hộ một chàng trai tốt bụng lại yêu văn chương cưu mang, nhận làm vợ và trở thành một người mẹ, người vợ cam chịu, nhẫn nhịn.
Nam Cao so sánh tình yêu của Từ dành cho chồng gần như tình cảm của một con chó đối với chủ nhân của nó. “Từ là một người vợ rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm”, suốt mấy năm trời Từ chưa một lần nào có ý nghĩ khác, hay cãi lại chồng, bởi đối với Từ, Hộ không chỉ là người cứu vớt cuộc đời mình ra khỏi vũng bùn lầy mà còn là người mà Từ phải mang ân suốt đời, thay cho cả mẹ gìa và con thơ của mình. Từ không có gì cả, Từ chỉ có đôi bàn tay trắng, sự dịu dàng đúng mực và lòng biết ơn sâu sắc nên dù có phải làm nô lệ cho Hộ, cô cũng chẳng từ nan.
Hộ thế nhưng cũng không sung sướng được bao lâu, bởi sau cái hành vi đầy nhân đạo của mình, cùng với tình yêu của vợ thì Hộ lại rẽ vào một con đường khác và đó không phải là lý tưởng của anh. Hộ nghèo, đúng vậy nhà văn thuở trước cách mạng làm gì có ai giàu, may mắn lắm thì đủ bữa ăn, bữa mặc, nuôi thân còn khó huống chi đến việc nuôi cả một gia đình, vừa vợ vừa mấy đứa con thơ dại đang chờ Hộ mang tiền về.
Từ đây Hộ bước ra khỏi con đường viết văn chân chính với những tác phẩm tràn đầy tâm huyết, từ bỏ thứ hoài bão lớn lao mà anh từng theo đuổi cả tuổi trẻ, để viết những thứ văn chương mà theo anh là “toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi”.
Hộ thấy xấu hổ đỏ cả mặt khi đọc lại những đoạn văn ấy, Hộ tự thấy sao mình khốn nạn quá, bất lương quá, sự cậu thả trong văn chương khiến Hộ thấy mình thật đê tiện. Suốt mấy năm trời Hộ không có một tác phẩm nào ra hồn, anh tự thấy mình thật thừa thãi trong giới văn chương nơi mà không cần “những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” mà chỉ dung nạp những kẻ biết tìm tòi ra cái mới.
Hộ nghĩ thế thế và thấy sao đau đớn quá, những suy nghĩ tự trách cứ mãi quẩn quanh trong cái đầu óc của một người đàn ông khắc khổ vì phải lo cơm áo gạo tiền và ti tỉ những thứ khác cho vợ con vừa phải vật lộn với nỗi đau trái lương tâm nghề nghiệp. Nhưng Hộ có thể quay lại với hoài bão của mình mà bỏ vợ con nheo nhóc được hay sao?
Lương tâm và trách nhiệm của một người chồng người cha không cho phép anh làm như vậy, Hộ tự an ủi mình bằng suy nghĩ cố gắng làm vài ba năm kiếm tiền cho đủ vốn để Từ buôn bán nhỏ, rồi anh sẽ rảnh rỗi để thực hiện tiếp ước mơ văn chương một cách tử tế nhất. Nhưng cuộc sống luôn nghiệt ngã như vậy khi mà những đứa con của hai vợ chồng cứ lần lượt ra đời, chúng cứ liên tục quấy khóc, bệnh vặt liên miên, khiến Từ gần như không còn đủ sức để lo thêm việc nào nữa.
Nhà cửa ồn ào, khiến Hộ không thể tập trung mà viết một thứ nào cho ra hồn, đã nhiều lúc Hộ vì thấy bực dọc và uất ức trong lòng mà “đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn”. Hộ ban đầu chỉ đi tìm mấy người bạn bàn về văn chương, uống đôi cốc bia cốc chanh giải khát, rồi đến khi đã vơi hết nhọc nhằn, khó chịu Hộ lại về nhà trong nỗi buồn miên man.
Nhưng dần dà Hộ đã thay đổi, Hộ đi ra ngoài và về nhà trong cái say mèm chẳng biết trời trăng rồi đổ ập xuống giường thiếp đi, Từ ở nhà đợi chồng phải rón rén lừa con ngủ mới dám thay áo quần và đắp chăn, kê gối cho chồng. Đấy là những hôm Hộ đã ngủ, còn có những buổi chẳng hiểu cớ sự gì, Hộ cũng về nhà trong men say rồi nhìn gườm gườm nhìn vợ, nói những lời như dọa trẻ con, Từ không dám nói lời nào, bởi cô nghĩ âu tất cả cũng do mình.
Hộ dọa đuổi, dọa giết, chắc có lẽ vì túng quẫn và đau khổ quá mà Từ đã thốt ra những lời như vậy, đọc vào đôi khi ta cảm thấy đó không phải là lời thật lòng của Hộ, phải chăng Hộ chỉ đang đùa, đùa cho vơi bớt cái khổ tâm sầu não của anh, bởi ngữ điệu của câu nói trong lúc say khướt ấy chẳng mang tính điên cuồng nào cả, tưởng như Hộ chỉ đang dọa nạt mấy đứa con nít xíu xiu chưa biết gì.
Thế nhưng lúc tỉnh cơn say Hộ lại trở về là người cha người chồng mẫu mực, thương yêu vợ con như chưa từng có những lời nói hôm qua, riết rồi cũng thành quen Từ không giận nổi nữa. Bởi chính Từ cũng tự nghĩ rằng bi kịch của Hộ chính là do Từ mang đến, nhiều lần Từ muốn bồng con đi thật xa, có lẽ thế thì Hộ sẽ hết khổ, sẽ trở lại là chàng trai tươi sáng năm nào, chứ không phải gã đàn ông khắc khổ, rượu chè như bây giờ.
Nhưng cái thứ tình cảm mềm yếu trong Từ đã giữ chân không cho Từ đi lấy nửa bước và Từ lại tiếp tục ở lại ngoan ngoãn chăm sóc chồng con bằng một tình yêu và sự hi sinh trung thành nhất. Từ nhớ đến lúc Hộ hôn hít, bế bồng các con, lúc Hộ xanh mặt thức đêm chăm sóc mình ốm bệnh, Từ nhận ra cả hai vợ chồng đều yêu và cần nhau đến mức nào, như vậy Từ càng không thể bỏ đi được, Từ sẽ ở lại đến tận cùng với chồng với con, đói rách cũng chẳng sao chỉ cần được ở bên nhau.
Câu chuyện lại tiếp tục tiến vào cái vòng luẩn quẩn của nó khi Từ nhắc đến tiền nhà, Hộ lại tỏ ra khó chịu, bởi biết bao nhiêu thứ cần đến tiền, mà tiền thì đã hết từ hôm mồng 10 đầu tháng. Hộ ân hận vì mình đã tiêu pha quá trớn để vợ con phải nheo nhóc, thậm chí đói, thế nên anh quyết tâm hôm nay lấy được tiền lương thì sẽ về thẳng nhà, ăn cơm với vợ con, mua thêm chút đồ ăn nữa và cứ thế Hộ nằng nặc đòi vợ phải đợi mình về ăn cơm.
Thế rồi mọi chuyện lại chẳng được như Hộ nghĩ anh lại tiếp tục lao vào cuộc nhậu với bạn bè của mình, quên béng đi rằng vợ con anh đang háo hức chờ cha về trong mỏi mòn. Sáng hôm sau Hộ thức dậy tại nhà, anh giật bắn mình dáo dác đi tìm vợ, Hộ sợ Từ bỏ đi mất, bởi hình như anh lờ mờ nhớ ra hôm qua mình đã đánh và đuổi cả Từ đi nữa.
Thật may Từ vẫn ở nhà, ôm con thiếp đi trên chiếc võng, lúc này Hộ ân hận biết bao nhiêu, sao anh lại có thể làm như thế với người vợ tào khang chân yếu tay mềm, người chưa từng cãi anh một lời mà chỉ biết vâng dạ chăm sóc cho cha con anh ngày này qua tháng khác. Hộ khóc, khóc vì bất lực trước cuộc sống, khóc vì thương vợ cũng khóc cho cái bi kịch trái ngang của cuộc đời mình, anh đã làm khổ mình cũng làm khổ cả vợ con bởi cái bản ngã cái tự trách đầy tiếc nuối về hoài bão xưa kia.
Thế mới nói con người chỉ thực sự làm tốt khi họ hoàn toàn chú tâm vào chúng, còn Hộ anh vừa muốn sống cho lý tưởng vừa muốn sống cho thực tế (kiếm tiền), mà hai thứ ấy nào có dung hòa được với nhau. Cuối bài lời ru con của Từ đã dấy lên nhiều suy nghĩ: “Ai làm cho gió lên giời,Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;Ai làm cho Nam, Bắc phân kỳ,Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân…”
Cuộc sống đau khổ của vợ chồng Hộ có lẽ nguồn cơn to lớn nhất ấy là bối cảnh đất nước những năm trước cách mạng, cái xã hội ấy đã kìm kẹp người nông dân và người trí thức khiến họ phải sống trong kiếp vật vờ, đầy bi kịch, tiêu biểu là nhân vật Hộ, một trí thức với nhiều hoài bão ước mơ, nhưng cuối cùng vì sự khốn khó xuất phát từ tấm lòng thương người của mình mà phải đau khổ.
Truyện ngắn “Đời thừa” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao về đề tài hiện thực xã hội trước Cách mạng tháng 8, năm 1945, ở đó ta thấy được một nghịch lý rất lạ, lòng nhân đạo của nhân vật cũng chính là sợi dây dẫn đến bi kịch cho chính cuộc đời họ, rồi từ trong cái bi kịch ấy ta lại thấy hiện lên những thứ tình cảm khác, ấy là tình vợ chồng, tình cha con, tình người.
Và có lẽ ấn tượng nhất ấy là tấm lòng yêu văn chương sâu sắc đến day dứt của nhân vật Hộ, nhấn mạnh một quan điểm nghệ thuật rất tâm đắc của Nam Cao: Văn chương không được phép cẩu thả, cẩu thả là vô lương tâm, là đê tiện.
Phân Tích Tác Phẩm Đời Thừa Sáng Tạo – Mẫu 7
Để có thể đạt điểm số tối đa khi làm bài văn phân tích tác phẩm Đời Thừa, bài viết của bạn ngoài đúng và đầy đủ còn phải có ngôn từ sáng tạo.
Nếu kể tên đến những nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam ngoài những cái tên như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… thì Nam Cao là cái tên mà nhiều người trong chúng ta nghĩ đến. Những tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng và suy ngẫm trong lòng người đọc. Đặc biệt là những tác phẩm trước cách mạng tháng Tám. Bên cạnh những tác phẩm nói về đề tài người nông dân thì Nam Cao còn rất thành công với đề tài người trí thức mà tiêu biểu cho chủ đề này là tác phẩm Đời Thừa.
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về nhan đề của tác phẩm này. Như chúng ta đã biết thì tác phầm giống như một đứa con tinh thần của mỗi nhà văn nhà thơ. Chính vì thế mà việc đặt tên cho những đứa con ấy rất quan trọng. Nó không chỉ mang đến sự chú ý của độc giả mà còn là ý đồ nghệ thuật của nhà văn nhằm thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm.
Ở tác phẩm này cũng vậy, sở dĩ nhà văn lấy tên nhan đề tác phẩm là đời thừa nhằm nói lên cuộc sống bế tắc của những người tri thức trong cái xã hội trước. Nếu như người nông dân bế tắc bị lưu manh tha hóa thì người tri thức cũng rơi vào bế tắc với những bi kịch về văn học nghệ thuật và tình thương.
Cái xã hội ấy không tạo điều kiện cho những người tri thức cũng như những tác phẩm văn học của họ phát triển vì gắng nặng cơm áo gạo tiền. Trong cuộc sống người ta chỉ thừa cái quần cái áo, thừa bát cơm đấu gạo. Thế mà ở đây nhân vật Hộ lại thừa đời. Có thể nói anh tư thấy bản thân mình thừa ra để vô vị, vô nghĩa trước cuộc đời, thừa ra với người thân thừa ra với chính bản thân mình. Đồng thời qua tác phẩm này ta sẽ thấy được những quan niệm sáng tác văn học của nhà văn hiện thực Nam Cao.
Cuộc đời nhân vật Hộ được phân tích dựa trên hai bi kịch lớn. đó là bi kịch nghệ thuật của nhà văn và bi kịch tình thương của anh với gia đình mình.Trước hết là bi kịch nghệ thuật, quan điểm của Hộ trước khi gặp Từ, đó là cái thời hoài bão của anh còn rất lớn. Đối với người nghệ sĩ như anh thì đói rét không có nghĩa lý gì với một gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp tâm hồn hắn trong sáng. Không những thế đầu hắn mang một hoài bão lớn đó là “ Cả đời tôi chỉ viết một tác phẩm nhưng tác phẩm ấy sẽ làm lu mờ hết tất cả những tác phẩm ra cùng thời, tác phẩm ấy phải được ăn giải Nô- Ben và phải dịch ra mọi thứ tiếng trên toàn cầu”.
Qua những tâm tư của người tri thức ấy ta thấy được một con người đam mê nghệ thuật đến mức quên đi những vụn vặt như chuyện cơm ăn áo mặc thường ngày. Anh luôn ý thức tự giác về nghề nghiệp của mình, ta thấy đây chính là một người nghệ sĩ chân chính. Số ít trong những quan niệm sáng tác của Hộ là “ Văn học không cần đến nhưng người thợ khéo tay làm theo một vài khuôn mẫu có sẵn, mà văn học chỉ dung nạp những người nghệ sĩ biết khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” hay “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương riêng sự cẩu thả trong văn chương là đê tiện”. Qua đây ta có thể khẳng định Hộ là một nhà văn tài năng có nhân cách, có quan niệm đẹp đẽ.
Khi ghép cuộc đời mình vào cuộc đời của Từ thì bi kịch nghệ thuật bắt đầu diễn ra với người nghệ sĩ này. Bây giờ Hộ không còn có một mình nữa Hộ có cả một gia đình để lo toan với những gồng gánh bận rộn tẹp nhẹp. Vợ thì đói rách con cái thì mai ôm nay đau, đứa nào cũng nhiều đẹn nhiều sài, quấy rức suốt cả ngày.
Hộ phải kiếm tiền nuôi gia đình bằng cách viết văn và viết thật nhiều. Chính vì thế mà anh không thể nào đợi viết một tác phẩm cả đời được. Có những bài văn anh đọc rồi lại quên luôn, nhưng vì gia đình anh phải đi trái với quan niệm với lương tâm nghề nghiệp của mình. Anh đau khổ nhưng biết làm sao khi cả nhà trông chờ vào đồng lương ít ỏi của anh. Hộ tự thấy xấu hổ mỗi khi đọc lại chính bài viết của mình. Hộ chửi bản thân là một thằng đê tiện, khốn nạn và bất lương. Hộ vỡ mộng và rơi vào bi kịch.
Như vậy ta thấy bi kịch của Hộ không phải là bi kịch của riêng ai mà là cả bi kịch của xã hội thời bấy giờ. Ở đó giá trị con người cuộc sống và tài năng trở nên vô nghĩa. Bị kịch của Hộ chính là sự đối nghịch giữa hoàn cảnh và phẩm giá làm người. Không chỉ chịu bi kịch của một người nghệ sĩ không được phát triển tài năng của mình mà Hộ còn phải chịu bi kịch của tình thương.
Trước khi xảy ra bi kịch thì Hộ coi tình thương là tiêu chuẩn hàng đầu để xác định nhân cách con người, kẻ mạnh là kẻ biết giúp đỡ người khác. Từ là một cô gái bị tình nhân bỏ rơi, tên tình nhân ấy không những mang đến cho cô đau khổ mà hắn con ra đi mà đẻ lại cốt nhục của mình không thương tiếc không chịu trách nhiệm với cuộc đời của Từ. Thế rồi Từ mang thai đứa con ấy, mẹ già thì mù lòa, và khi ấy chính Hộ đã cúi xuống cứu vớt cuộc đời Từ.
Anh chấp nhận nuôi mẹ già và làm cha đứa trẻ trong bụng của Từ. từ đó cho thấy Hộ là một nhà văn giàu tình thương và lòng nhân ái. Và chính vì tình thương mà Hộ chấp nhận bỏ đi hoài bão lớn lao của mình để kiếm tiên nuôi gia đình. Hộ chấp nhận viết những tác phẩm giống như “thứ hồ quấy loãng” và chấp nhận là một kẻ đê tiện để có tiền nuôi gia đình. Tuy nhiên trong sâu thẳm anh vẫn dằn vặt khôn nguôi trước hoài bão của mình.
Thế nhưng khi nhận ra mình chỉ là kẻ bất lương, là một kẻ đê tiện thì Hộ lại trà đạp lên chính tình thương mà mình gây dựng và quan điểm sống của mình. Anh bắt đầu chán nản và tim đến rượu bia. Anh đánh vợ chửi con và trở thành một người chồng vũ phu. Tuy vậy anh luôn sống khổ sở bởi anh không quên được nghệ thuật.
Trong Hộ có hai con người dằn xé lẫn nhau: Một là con người của văn chương nghệ thuật, một là con người của cuộc sống đời thường, một sự hi vọng, một sự đau khô u uất. Tưởng rằng tìm đến rượu sẽ làm vơi bớt nỗi đau nhưng ai ngờ chính con ma men lại càng làm nâng lên nỗi đau khổ trong lòng Hộ. Nó biến Hộ thành một kẻ vũ phu và tiếp tục rơi vào bi kịch lần nữa. Mỗi lần tỉnh dậy anh lại càng thấm thía bi kịch của bản thân mình, anh hối hận vì đối sử thô bạo với người thân, anh chửi vả mình và tự cho mình là một thằng khốn nạn.
Như vậy qua đây ta thấy được một tấn bi kịch lớn của người tri thức đương thời. Anh Hộ là một trong những cuộc đời điển hình của những người tri thức. Biết rằng hoài bão lớn lao kia nó luôn ở trong tim nhưng ở xã hội ấy thì nó chỉ làm khổ cho chính người đang mơ ước đến nó mà thôi. Một lần nữa giá trị hiện thực lại được thể hiện ở đây
Để phân tích tác phẩm Số Đỏ hay như khi phân tích Đời Thừa, bạn nên vẽ sơ đồ tư duy 🌸 Tóm Tắt Số Đỏ 🌸 để làm bài nhanh và chính xác hơn!
Phân Tích Tác Phẩm Đời Thừa Ấn Tượng – Mẫu 8
Mẫu bài văn phân tích Đời Thừa ấn tượng nhất của một bạn đọc giả ngay dưới đây sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức và kĩ năng viết:
Nếu trong Trăng sáng, Nam Cao phê phán rất thấm thìa, rất hay, thứ nghệ thuật lãng mạn thoát ly, coi đó là “ánh trăng giả dối”, và chủ trương nghệ thuật chân chính phải trở về đời thực, thì trong Đời thừa, ông còn phê phán cả thứ tả chân hời hợt, “chỉ tả dược cái bề ngoài xã Hội”.
Nhà văn Hộ có ý kiến đích đáng về cuốn sách Đường về của một người bạn sắp dịch ra tiếng Anh: “Cuốn Đường về chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tá được cái bề ngoài của xã Hội. Tôi cho là xoàng lắm! Xu hướng “tả chân” chỉ được hiểu là “tả… chân”, là viết về những cái thực. Phần nhiều tiểu thuyết phong tục thịnh hành khi đó ‘chỉ tả được cái bề ngoài của xã Hội, là thuộc loại tả chân đó”.
Đến Nam Cao, Ý thức nghệ thuật của xu hướng hiện thực sâu sắc, mới mẻ hơn. Nhà văn không chỉ đối lập thứ văn chương ‘giả dối ‘ với văn chương chân thực, mà còn phân biệt đối lập thứ ‘chân thực ‘ bề ngoài với sự chân thực có chiều sâu của nghệ thuật chân chính.
Ý kiến của Nam Cao về “một tác phẩm thật giá trị”, thật là một tác phẩm hay cho thấy tư tưởng nghệ thuật của nhà văn có một tầm vóc bất ngờ: Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đáu, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần hơn .
Những lời lẽ dường như bốc đồng của nhân vật Hộ giữa đám bạn văn xung quanh cốc bia ấy lại là một tuyẻn ngôn nghệ thuật hàm súc, rất đỗi sâu sắc và tiến bộ, thuộc vào những tuyên ngôn nghệ thuật hay nhất bây giờ, và giờ đây vẫn còn làm người ta sững sờ…
Làm sao mà trong cái bối cảnh xã Hội thuộc địa đang khủng hoảng hỗn loạn khi đó, có chiến tranh phát xít, bắt bớ, chết đói… các nhà văn cũng đói vàng cả mắt, thị trường vàn chương thì là cái chợ trời bày la liệt hàng thật hàng giả đủ thứ bát nháo, lại có anh nhà văn tỉnh lẻ, hầu như vô danh đang ốm yếu thất nghiệp và có cái gia đình lôi thôi lếch thếch… là Nam Cao ấy, có thể có những suy nghĩ về nghệ thuật nghiêm túc, tâm huyết, có tầm cỡ như thế.
Nam Cao đã nói đến điều cốt lõi nhất làm nên giá trị đích thực chân chính phải thấm đượm lý tưởng nhân đạo lớn lao: mang giá trị nhân loại phổ biến, phải đề cập tới những gì liên quan đến vận mệnh con người, vừa mang nỗi đau nhân tình, vừa khơi gợi niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn để vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp… Văn chương làm cho người gần hơn – tư tưởng ấy đã gặp Sê-khốp: văn học hòa giải con người với con người. Đẹp đẽ, lớn lao biết bao một tư tưởng như thế.
Cũng qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã phát biểu rất hay, rất gan ruột về yêu cầu tìm tòi, khám phá của cái nghề sáng tạo là vãn chương: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu dưa cho. Văn chương chí dung nạp dược những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những gì chưa có… . Và để cho nhân vật Hộ mỗi khi đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên tên mình, được viết ra một cách vội vàng, cẩu thả, lại đỏ mặt, xấu hổ, cau mày nghiến răng, vò nát sách và tự mắng mình như một thằng khốn nạn (…) một kẻ bất lương (…) đê tiện.
Nam Cao đã ra nghiêm khắc đến thế nào trong yêu cầu đối với lao động văn học, đối với lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút. Có thể nói, hơn bất cứ ở đâu, truyện ngắn Đời thừa cho thấy đầy đủ nhất chẳng những quan điểm nghệ thuật mà còn toàn bộ chất người của Nam Cao, một nghệ sĩ lớn, một trái tim lớn.
Đời thừa không có một cốt truyện đầy kịch tính và những tình tiết éo le, li kỳ, không có những nhân vật mà diện mạo, ngôn ngữ, hành vi độc đáo đọc một lần nhớ mãi… Tức là truyện không mấy hấp dẫn ở bề ngoài. Song không thể không cho rằng đây là một truyện ngắn rất hay, thuộc loại xuất sắc, chứng tỏ một tài năng đã rất chính của tác giả.
Là người đòi hỏi rất cao về việc luôn đổi mới, sáng tạo trong văn chương. Nam Cao đã đem lại sự cách tân to lớn, sâu sắc trong văn xuôi Việt Nam đang trưởng thành nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa. Có điều là mặc dù đổi mới táo bạo, truyền của Nam Cao lại không hề có dáng vẻ tân kỳ, độc đáo gì đặc biệt ở ngoài; mà thường rất mực dung dị tự nhiên, hết sức gần với đời sống thực bình thường hàng ngày xung quanh. Song đó là sự dung dị tự nhiên chỉ có thể có ở một cây bút già dặn bậc thầy.
Cốt truyện Đời thừa khá đơn giản, có thể nói là xoàng xĩnh. Chuyện diễn ra một một không gian hẹp: hai vợ chồng tiểu tư sản, có va chạm vì cảnh nghèo, nhưng không có gì gay gắt và không gây biến cố đáng kể gì… Song từ những chuyện dường như tầm thường trong sinh hoạt gia đình hằng ngày ấy, nhà văn đã đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa xã Hội, nhân sinh to lớn, sâu sắc, có sắc thái triết học. Vừa là những cảnh đời rất thực, rất quen thuộc, vừa đầy ắp suy nghĩ, tư tưởng. Đạt được như vậy chính vì nhà văn đã sống hết sức sâu sắc cuộc sống, đã quan sát, mổ xẻ suy ngẫm về tất cả những gì trải nghiệm.
Truyện của Nam Cao cho thấy tư duy phân tích ở nhà văn đặc biệt sắc sảo. Cái lạ trong tài năng Nam Cao là ở chỗ ông hầu như chỉ viết về những sự thực tầm thường quen thuộc với người đọc nhưng đã soi chúng dưới ánh sáng rất mạnh của sự phân tích, của tư tưởng, khiên cho những sự thực tưởng như vụn vặt vô nghĩa ấy hiện ra với những khía cạnh mới, mang ý nghĩa sâu sắc bất ngờ. Câu chuyện Đời thừa chỉ xoàng xĩnh thế thôi, nhưng bao vấn đề hệ trọng trong đời sống tinh thần thời đại đã được đặt ra một cách đầy ám ảnh: cá nhân và xã Hội, lý tưởng và hiện thực, nghệ thuật và tình thường, nhân vật và hoàn cảnh…
Xung đột truyện không phải giữa các nhân vật chính diện và phản diện, thông trị và bị trị, mà là xung đột gay gắt dai dẳng ở trong nội tâm nhân vật. Và đó cũng là phản ánh sự xung đột không thế điều hòa giữa con người và các xã Hội thù địch với con người.
Vì vậy, truyện vừa có không khí hết sức chân thực, chân thực trong từng chi tiết nhỏ nhất, vừa mở ra những vùng tư tưởng rộng lớn, man mác ý vị triết lí sâu xa. Có điều, chất triết lý ở đây không chút trừu tượng, siêu hình, mà là những suy nghĩ khái quát vắt ra từ cuộc đời lam lũ vất vả đầy mồ hôi nước mắt, từ những cơn giằng xé chảy máu của một tâm hồn trung thực và dũng cảm, luôn bám sát vào đời sống và cố vươn tới chân lý. Chất suy nghĩ, triết lý này đem đến cho Đời thừa một giọng điệu riêng.
Xây dựng nhân vật Hộ, Nam Cao không quan tâm đến việc khắc họa tính cách bằng những nét cá tính độc đáo gây ấn tượng đậm – khác với đám nhân vật trong Giông tố, Sổ đỏ, Tắt đèn và cả Chí Pheo. Ông tập trung đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật và làm nổi bật bi kịch tinh thần của người trí thức đó. Và ở đây, nổi bật sở trường miêu tả sự diễn biến tâm lý và cho thấy quy luật tâm lý con người. Có thể nói, trong đội ngũ tác giả văn xuôi đông đảo nhiều tài năng đương thời chưa ai có được ngòi bút tinh tế, sâu sắc trong việc khám phá, thể hiện tâm lý như Nam Cao.
Sức hấp dẫn nghệ thuật của Đời thừa – và của mảng sáng tác về người tiểu tư sản của Nam Cao – một phần quan trọng cũng là ở đó.
Phân Tích Tác Phẩm Đời Thừa Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
Tham khảo cách làm văn phân tích tác phẩm Đời Thừa của học sinh giỏi để trau dồi thêm khả năng phân tích của mình nhé!
Đời thừa là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc chí. Đề tài ấy không thật mới : đương thời, đã có Mực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tùy bút của Nguyễn Tuân, nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vĩ, Trần Huyền Trân…, hai câu thơ rất quen thuộc của Xuân Diệu : “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt – Cơm áo không đùa với khách thơ”… Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đáng thương của người cầm bút.
Đời thừa cũng như một số sáng tác của Nam Cao gần gũi với nó về đề tài, giọng điệu, tư tưởng : Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn… – đã ghi lại chân thực hình ảnh buồn thảm của người trí thức tiểu tư sản nghèo. Tuy không đến nỗi quá đen tối, “tối như mực” lắm khi “đen quánh lại” – chữ dùng của Nguyễn Tuân – như cuộc sống của quần chúng lao động thường xuyên đói rét thê thảm, nhưng cuộc sống của những người “lao động áo trắng”, những “vô sản đeo cổ cồn” đó cũng toàn một màu xám nhức nhối : “không tối đen mà xam xám nhờ nhờ” (Xuân Diệu). Vì nghèo túng triền miên, vì “chết mòn” về tinh thần.
Trong bức tranh chung về cuộc sống người tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã góp vào những nét bút rất mực chân thực và sắc sảo, làm cho hình ảnh vừa bi vừa hài của lớp người này trở nên đầy ám ảnh.
Trong mảng sáng tác về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao, Đời thừa có một vị trí đặc biệt. Cũng như tiểu thuyết Sống mòn, Đời thừa là sự tổng hợp của ngòi bút Nam Cao trong đề tài tiểu tư sản, là tác phẩm đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng nghệ thuật cơ bản của nhà văn. Có điều, trong khuôn khổ truyện ngắn, sự tổng hợp ấy không trải ra trên bề rộng mà chủ yếu tập trung đi vào bề sâu.
Giá trị của Đời thừa không phải chỉ ở chỗ đã miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người trí thức tiểu tư sản nghèo, đã viết về người tiểu tư sản không phải với ngòi bút vuốt ve, thi vị hoá mà còn vạch ra cả những thói xấu của họ, v.v…
Cách nói đó dường như xác đáng, song chỉ thấy một lớp ý nghĩa, lớp thứ nhất, lớp bên trên của tác phẩm. Mà với Nam Cao, cách nhìn như vậy thật tai hại, vì nó “bất cập”, vô tình thu hẹp và hạ thấp rất nhiều tầm tư tưởng của truyện.
Khác với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, truyện của Nam Cao thuộc loại có nhiều lớp nghĩa, tư tưởng truyện không phải luôn trùng khít với nội dung cuộc sống được phản ánh trong truyện. Trong khi dựng lại chân thực tình cảnh nhếch nhác của người trí thức nghèo, ngòi bút Nam Cao đã tập trung xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần của họ, qua đó, đặt ra một loạt vấn đề có ý nghĩa khái quát xã hội và triết học sâu sắc.
Hộ là một nhà văn. Một số nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao thường là nhà văn, nhà giáo, những nhân vật mà người đọc dễ dàng nhận ra hình ảnh tác giả. Song, hơn ở bất cứ đâu, với nhân vật Hộ này, Nam Cao mới gửi gắm đầy đủ nhất tâm sự sâu kín, hoài bão lớn của ông về sự nghiệp văn chương cũng như quan niệm về sáng tác.
Hộ là người rất “mê văn”. Anh bảo với vợ: “Tôi mê văn quá nên mới khổ. Ấy thế mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi chưa chắc tôi đã đổi. Tôi cho rằng những khi được đọc một đoạn văn như đoạn này mà lại hiểu được tất cả cái hay, thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng. Sướng lắm!”. Như vậy, ở Hộ, văn chương là một niềm vui to lớn, không có lạc thú vật chất nào sánh được.
Nhưng Hộ không chỉ say mê thưởng thức văn chương, mà anh còn ôm ấp một “hoài bão lớn” về nghề văn. Văn chương không chỉ là sở thích, lạc thú trong đời mà còn là sự nghiệp, là lí tưởng sống của anh: “Dầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở, hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán… Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa”.
Cũng như nhân vật Điền trong Trăng sáng “sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm nổi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn”. Hộ cũng sẵn sàng chấp nhận “sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ để miễn là được theo đuối nghề văn. Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp”.
Với niềm “say mê lí tưởng” trong trẻo mãnh liệt đầy lãng mạn đó, Hộ không còn giới hạn nào trong mơ ước dự định: “Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời” Và sau này, trong một phút cao hứng, anh còn tuyên bố với bạn văn: “Rồi các anh em… Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nôben và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu!”.
Phải chăng đó chỉ là lời lẽ huênh hoang chếnh choáng hơi men, cho thấy thói hám danh phàm tục của một nhà văn tiểu tư sản, mà Nam Cao, với ngòi bút trung thực đã nghiêm khắc vạch ra để phê phán? Đặt trong văn cảnh của nó, những lời ấy cần được hiểu khác.
Ở người thanh niên trí thức “thế hệ 1930” ấy, cũng như ở cả lớp người như anh, có sự thức tỉnh mạnh mẽ về ý thức cá nhân. Và cá nhân tự ý thức thì đồng thời cá nhân có nhu cầu tự khẳng định. Nó không bằng lòng sống cuộc sống buồn tẻ, mờ nhạt, vô danh vô nghĩa trong “cái Ao Đời bằng phẳng” (chữ của Xuân Diệu). Nó “khát khao làm một cái gì để nâng cao giá trị sự sống” như lời Hộ. Phải làm một cái gì, phải có một sự nghiệp gì, để đứng trong trời đất.
Nhưng hoàn cảnh thuộc địa tàn bạo và điều kiện kinh tế, xã hội khắc nghiệt của người tiểu tư sản nghèo đã chặn hết mọi nẻo đường của nó. Duy có một con đường hết sức thích hợp với sở nguyện, tâm lí và điều kiện của những cá nhân giàu tài trí, nhiệt huyết ấy: Văn chương. Muốn tạo dựng cho mình một sự nghiệp tinh thần, để cá nhân được phát triển, được thực hiện, không gì bằng văn chương. Và cả một thế hệ thanh niên có tài năng và đầy nhiệt tình, đã hăm hở tìm đến văn chương như một lẽ sống của cuộc đời mình.
Chuyện Hộ “mê văn”, có “hoài bão lớn” về văn chương và khao khát tên tuổi chói sáng, là một hiện tượng phổ biến, có ý nghĩa điển hình.
Với Đời thừa (sau đó là Sống mòn), Nam Cao đã đề cập gần như trực diện tới vấn đề cá nhân, nói lên yêu cầu được khẳng định và phát triển của cá nhân – vấn đề mà lâu nay, người ta tưởng đâu chỉ đặt ra trong văn học lãng mạn đương thời.
Quả là chủ đề cá nhân không có trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, nhưng lại là chủ đề tâm huyết của Nam Cao. Và niềm khao khát được làm đầy trái tim, khao khát được sống mạnh mẽ, sâu sắc, chói sáng, vượt lên trên cái bằng phẳng tầm thường, sự ghê sợ điệu sống mòn mỏi, đơn điệu, vô vị…, là những điều da diết ở tác giả Phấn thông vàng, Kinh cầu nguyện của những kẻ đi làm, tác giả Thiếu quê hương, Tùy bút (I. II), Chiếc lư đồng mắt cua…, nhưng cũng là những điều nung nấu ở tác giả Đời thừa, Sống mòn.
Chủ đề ấy chính là một biểu hiện mới mẻ của chủ nghĩa nhân đạo trong ván học Việt Nam thế kỉ XX này. Có điều làm nếu như phần nhiều cái “tôi” trong văn học lãng mạn trong khi giãy giụa “nổi loạn” “chống lại cái xã hội thù địch với nó, nó càng ngày càng khép kín, chỉ còn tự thực hiện và tự “phát triển” trong sự đối lập với xã hội; thì ở Nam Cao, yêu cầu khẳng định và phát triển cá nhân luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng theo lí tưởng nhân đạo tiến bộ. Hoài bão cá nhân mà Hộ say mê đạt tới để tự khẳng định trước cuộc đời mang tinh thần nhân đạo cao đẹp, “nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình”...
Có lẽ trong văn học đương thời, không ai ngoài Nam Cao đã đặt ra vấn đề cá nhân một cách đúng đắn và tiến bộ như vậy.
Nhưng cái xã hội ấy nếu kích thích sự thức tỉnh ý thức cá nhân thì đồng thời, đã đẩy cá nhân vào tình trạng bị đè bẹp. Đó là tất cả tấn bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm trong đời sống tinh thần thế hệ 1930 khi đó.
“Hoài bão lớn” mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường đã không thể thực hiện được. Hộ gặp Từ giữa lúc người con gái bất hạnh đó đang “đau đớn không bờ bến”: bị một gã Sở Khanh bỏ rơi với đứa bé mới đẻ… Hộ đã “cúi xuống nỗi đau khổ của Từ (…) mở rộng đôi cánh tay đón lấy Từ”. Trước số phận đau khổ của con người, anh không còn có thể coi “nghệ thuật là tất cả” mà đã hành động như một con người chân chính. Nhưng điều đó đã gây nên nguy cơ phá hỏng sự nghiệp của anh.
Từ khi “ghép cuộc đời của Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo”. Hộ không thể “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” như trước đây, mà trái lại, phải ra sức kiếm tiền. Và “những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn”. Nhưng không phải chỉ thì giờ.
Vì phải kiếm tiền – trong điều kiện, khả năng của Hộ, cách kiếm tiền duy nhất là sáng tác – Hộ không thể viết thận trọng, nghiêm túc theo yêu cầu của nghệ thuật chân chính. Anh “phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng (…) phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”. Đây là điều vô cùng đau đớn đối với một người như Hộ. Không phải anh không được viết, mà là cứ phải viết thứ văn chương mà một người có lí tưởng nghệ thuật cao đẹp, có lương tâm nghề nghiệp, có khát vọng vươn tới đỉnh cao nghệ thuật như anh, không thể nào chấp nhận được.
Thế là, Hộ đã phản bội lại chính mình. Nhà văn chân chính nơi anh cảm thấy hết sức đau đớn, nhục nhã chứng kiến gã “bất lương”, “đê tiện” cũng chính là anh đang làm thứ hàng giả: “Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bàng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến cho văn chương”.
Là người hiểu rất rõ viết văn là một hoạt động sáng tạo không ngừng, phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, Hộ cay đắng nhận ra rằng mình “là một kẻ vô ích, một người thừa”, bởi vì, “hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến cho văn chương”. Người nghệ sĩ sáng tạo trước đây trong Hộ đã chết. Hộ đau buồn vô hạn vì cảm thấy đời mình đã bỏ đi, không gì cứu vãn được: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!”. Tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ là ở đó.
Đây không phải chỉ là bi kịch của một nhà văn không thành đạt, cũng không phải là bi kịch “vỡ mộng” của những chàng trai nghèo tỉnh lẻ cay cú muốn nhập vào xã hội thượng lưu Pari nhưng bị ném trả tàn nhẫn trong tác phẩm của Banzắc.
Đây là bi kịch của con người có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn vươn lên một cuộc sống chân chính, trong đó cá nhân được phát triển bằng sự nghiệp tinh thần có ích cho xã hội, nhưng đã bị nhấn chìm trong lối sống mà anh ta rất khinh ghét vì không xứng đáng với con người. “Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”
Trong Sống mòn, cuốn tiểu thuyết dày dặn đã triển khai một cách hệ thống chủ đề này, tiếng kêu đó lại cất lên một cách thống thiết: “Đau đớn thay những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất!”. Cũng như nhà văn Hộ, anh giáo Thứ đau đớn vì cuộc đời khốn nạn cứ bắt anh phải sống “cái lối sống quá ư loài vật, chẳng biết một việc gì ngoài cái việc đổ thức ăn vào dạ dày”! Đó là nỗi đau tinh thần to lớn, không nguôi và không gì có thể xoa dịu được đối với người trí thức khát khao sáng tạo, khát khao khẳng định trước cuộc đời “khao khát muốn lên cao”…
Xoáy sâu vào bi kịch tinh thần này, Nam Cao đã lên án sâu sắc cái hiện thực tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của con người, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính thật sự xứng đáng với con người.
Nhưng tấn bi kịch tinh thần của nhà vặn Hộ không chỉ có thế. Từ cái bi kịch đau đớn dai dẳng vì phải sống cuộc “đời thừa”, Hộ đã lâm vào một bi kịch thứ hai cũng rất đau đớn, thậm chí, đau đớn hơn nữa. Đó là bi kịch của con người coi tình thương là nguyên tắc, là đạo lí cao nhất, nhưng lại vi phạm vào chính nguyên tắc, dạo lí thiêng liêng đó của chính mình.
Trước mắt Hộ, có một con đường giải thoát: Thoát li vợ con. Có thế anh mới có thể rảnh rang theo đuổi sự nghiệp văn chương là lẽ sống của đời anh. Tức là để đạt được “hoài bão lớn”, thực hiện được lí tưởng mà anh hằng say mê, anh phải tự gỡ bỏ sợi dây ràng buộc của tình thương. Đã có cả một triết lí cao siêu, đầy hấp dẫn bênh vực, khuyến khích anh làm điều đó. Một triết gia nổi tiếng phương Tây đã ném ra câu nói hùng hồn: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Câu nói có giọng điệu của chủ nghĩa siêu nhân của Nitsơ, tư tưởng gia tiền bối của những kẻ đang khao khát “sống cho mạnh mẽ”, khao khát khẳng định cá nhân như Hộ.
Nhưng mặc dù nỗi đau đớn vì “đời thừa” to lớn đến đâu, nỗi mong mỏi được giải thoát mãnh liệt đến đâu, Hộ vẫn không thể lựa chọn cách giải quyết ấy. Bởi vì, thoát li vợ con để rảnh thân – dù là gì chăng nữa – vẫn cứ là tàn nhẫn, vứt bỏ lòng thương. “Hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người”.
Như vậy là, với Hộ, tình thương và tiêu chuẩn xác định tư cách làm người; không có tình thương, con người chỉ là “một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”. Khi cuộc đời tàn nhẫn buộc anh phải lựa chọn một trong hai thứ: nghệ thuật và tình thương, anh đã hi sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương, hi sinh lẽ sống thứ nhất cho lẽ sống thứ hai, dù đây là sự hi sinh quá lớn đối với anh. Như vậy là, một lần nữa, người nghệ sĩ say mê lí tưởng nghệ thuật, có thể hi sinh tất cả cho nghệ thuật ấy, đã hi sinh nghệ thuật, cho tình thương, cái mà anh thấy còn cao hơn cả nghệ thuật.
Việc dứt khoát đặt tình thương, trách nhiệm đối với con người lên trên nghệ – thuật như vậy, cũng như lời phát biểu của Hộ về thế nào là một tác phẩm văn chương “thật giá trị” cho thấy cái gốc nhân đạo sâu vững của nhà văn lớn Nam Cao.
Sự lựa chọn của Hộ ở đây khó khăn, phức tạp và cao hơn sự lựa chọn của Điền trong Trăng sáng. Ở Điền là sự lựa chọn giữa hai con đường nghệ thuật: lãng mạn thoát li và hiện thực nhân đạo; lựa chọn giữa hai lối sống: hưởng lạc, phù phiếm, chạy theo sự quyến rũ của những “người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những cái ghế xích đu, nhún nhẩy”, phản bội lại vợ con và tất cả những người nghèo khổ lam lũ lầm than, hay trở về chỗ đứng giữa họ, chung thủy với họ. Từ bỏ nghệ thuật lãng mạn thoát li để đến với nghệ thuật hiện thực, với Điền, là cưỡng lại sự quyến rũ tội lỗi, là sự thức tỉnh của lương tâm, sự giác ngộ của tâm hồn. Sự lựa chọn ấy đem đến cho Điền niềm yên tâm và sức mạnh mới.
Ở Hộ có khác. Anh từ bỏ nghệ thuật không phải như từ bỏ một đam mê tội lỗi, cũng không phải như từ bỏ một sở thích, sở nguyện. Nghệ thuật với anh có ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng hơn nhiều. Đó là lẽ sống đời anh, là lí tưởng anh hằng theo đuổi, là cái chứng tỏ sự có mặt của anh ở cõi đời này.
Chính vì vậy mà, tuy Hộ không băn khoăn nhiều khi phải lựa chọn tình thương trách nhiệm thay cho nghệ thuật, khi từ chối lời kêu gọi thoát li vợ con để được “sống cho mạnh mẽ” và thực hiện “hoài bão lớn” của đời mình, nhưng sau sư lựa chọn ấy anh không thể yên tâm thanh thản mà vẫn đau khổ dai dẳng, lúc ngấm ngầm âm ỉ, lúc nhói lên dữ dội. Và anh cứ bị giày vò bởi mặc cảm cay đẳng là đang sống một cách vô ích, vô nghĩa, là tài năng và ý chí để thực hiện khao khát của mình ấy làm sao không đau khổ u uất trong tình cảnh đó
Hộ đã cố hi vọng rằng sau vài năm bỏ phí để kiếm tiền, cho người vợ có được cái vốn con để làm ăn, anh lại có thể trở lại con đường sự nghiệp của mình. Nhưng cuộc sống cơm áo ngày càng chẳng dễ dàng khiến cho hi vọng của Hộ trở thành hão huyền và tình cảnh của Hộ trở nên hoàn toàn bế tắc.
Gánh nặng cơm áo chẳng hề nhẹ đi mà cứ ngày càng nặng thêm mãi. “Đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc (…) Hộ điên người lên vì phải xoay tiền”. Và những “bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí” đó chẳng những làm tiêu tan hi vọng về sự nghiệp của Hộ mà còn thường xuyên phá hoại sự yên tĩnh, thư thái của tâm hồn là điều rất quan trọng đối với người trí thức sáng tạo:
“Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn”.
Đi ra phố để thoát khỏi “không khí bực tức ở trong nhà” hay tìm người bạn nào để nói chuyện văn chương cho vơi nỗi lòng, nhưng chẳng đi đâu trốn được bản thân mình, Hộ chỉ càng nung nấu thêm tâm sự u sầu: “Hắn lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự đinh từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương (…) Lòng hắn ru buồn”.
Như một thông lệ, người nghệ sĩ bất đắc chí ấy tìm đến sự giải sầu giải uất trong men rượu. Nhưng cả rượu cũng chẳng làm vơi đi mà chỉ như càng làm cho anh thấm thía thêm nỗi khổ sở đắng cay của mình. Và anh trút nó vào vợ con mà anh thấy là nguồn gốc trực tiếp của tình cảnh bế tắc của đời anh.
Con người giàu tình thương, đã từng hi sinh những gì quý giá, thiêng liêng của mình cho tình thương và trách nhiệm đối với vợ con đó, đã hơn một lần đối xử phũ phàng thô bạo với vợ con mình, như một gã vô lại. Anh đã gây khổ cho người vợ rất đáng thương, rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm đối với anh và cũng khổ sở không kém gì anh. Tức là anh đã vi phạm vào nguyên tắc, đạo lí làm người cao nhất của chính mình.
Thành ra muốn “nâng cao giá trị sự sống” bằng cao vọng về sự nghiệp thì cứ phải sống như một kẻ “vô ích”, một “người thừa”; chỉ còn có thể cố giữ lấy tình thương như là lẽ sống cuối cùng thì lại cứ tàn nhẫn, luôn gây khổ cho những người cần được yêu thương, đáng được yêu thương.
Cái bi kịch thứ nhất – không thực hiện được hoài bão lớn tuy rất đau đớn nhưng còn có lí do để an ủi: hi sinh sự nghiệp vì tình thương, còn bi kịch thứ hai này – lẽ sống tình thương bị vi phạm – thì không có gì an ủi, biện hộ được. Và nếu Hộ phải từ bỏ con đường sự nghiệp là do áp lực của hoàn cảnh, thì sự vi phạm vào nguyên tắc tình thương lại trực tiếp do bản thân anh. Vì thế mà nó chua xót vô cùng.
Tỉnh rượu, nhớ lại hành vi của mình, Hộ hối hận tới đau đớn. Khi rón rén bước lại gần người vợ đang nằm bế con ngủ mệt trên võng, nhận ra từ cái “dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não”, “cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ”, từ khuôn mặt xanh xao, có cạnh, có đôi mắt thâm quầng, đến bàn tay “xanh trong xanh lọc”, “lủng củng rặt những xương”… tất cả đều “lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả”, “một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật”, Hộ đã “khóc nức nở”, nước mắt “bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh”…
Anh đau đớn vì nghĩ đến lối cư xử tồi tệ của mình đối với người vợ đáng phải được anh an ủi, che chở đó… Tiếng trong Sống mòn – nghe tin Đích ốm nặng, Thứ thầm mong Đích chết, và ngay lúc ấy, Thứ đã khóc – là những tiếng khóc “khóc cho cái chết của tâm hồn”. Hộ nghẹn ngào nói với Từ, giọng nói đẫm nước mắt: “Anh… anh… chỉ là… một thằng… khốn nạn”. Anh không thể nào tha thứ cho mình.
Trong sáng tác, Nam Cao đã nhiều lần đề cập và ca ngợi nước mắt Nhân vật tiểu tư sản của ông có không ít tật xấu và lỗi lầm, nhưng thường là những người hay bị hối hận giày vò và thường khóc vì hối hận. Đó không phải thứ “hối hận” ồn ào hời hợt của những kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe khoang; cũng không phải thứ hối hận có chu kì của nhiều kẻ tiểu tư sản dùng để xoa dịu cái lương tâm rách nát của mình trong khi vẫn buông mình theo cái xấu. Mà đó là sự giằng xé chảy máu của những tâm hồn trung thực, khát khao hướng thiện.
Với Nam Cao, nước mắt là biểu tượng của tình thương và ông gọi nước mắt là “giọt châu của loài người”, là “miếng kính biến hình vũ trụ”. Giọt nước mắt của Hộ lúc này đã thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ nhân cách của anh, giữ anh lại trước vực thẳm sa ngã.
Điều đáng chú ý là trong khi miêu tả rất chân thực tình trạng con người bị đẩy vào chỗ phải tàn nhẫn, Nam Cao vẫn dứt khoát lên án cái ác, bảo vệ tình thương. Nếu đương thời, không ít cây bút gọi là “tả chân”, là “xã hội”, đã đồng tình, biện hộ và đề cao những nhân vật vứt bỏ lương tâm, vứt tình thương yêu đồng loại, tự cho phép làm điều ác nhân danh sự trả thù xã hội bất công tàn bạo, thì Nam Cao trước sau không bao giờ chấp nhận cái ác. Nhân vật của ông dù lâm vào tình thế bi kịch bế tắc, vẫn vật vã quằn quại cố vươn lên lẽ sống nhân đạo.
Song, nước mắt chỉ là… nước mắt; nó đâu phải là sức mạnh vạn năng để có thể xoay lại cuộc đời, cứu được loài người! Nhân vật của Nam Cao vẫn bế tắc và bi kịch của họ không cách gì gỡ ra được.
Tác phẩm của Nam Cao không mở ra triển vọng cho sự giải thoát. Và thực ra, làm cho con người “thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét” (Sống mòn), để không chỉ hoạt động kiếm sống trong “vương quốc tất yếu” mà còn có thể bước ra hoạt động trong “vương quốc tự do” – theo cách nói của Mác – để con người có thể phát triển tự do và toàn diện, là việc mà lịch sử không dề dàng thực hiện. Nhưng, từ những câu chuyện sinh hoạt thường nhật bề ngoài tầm thường, Nam Cao đã gióng lên tiếng chuông báo động về sự hủy diệt giá trị sự sống và nhân cách. Đó cũng là lời kêu cứu thống thiết:
“Hãy bảo vệ tình thương để cứu lấy con người, và con người hãy tự cứu lấy mình!”
Trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, Trăng sáng được xem như bản tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn. Hoàn toàn đúng như vậy. Nhưng có điều là quan điểm nghệ thuật của nhà văn lớn luôn suy nghĩ về “sống và viết” trong suốt cuộc đời cầm bút đó lại được ông phát biểu tương đối hệ thống, thể hiện một chiều sâu và tầm vóc bất ngờ, là trong Đời thừa chứ không phải Trăng sáng.
Không chỉ phân tích Đời Thừa, bạn nên xem thêm cách phân tích thơ thông qua văn mẫu 🌸 Phân Tích Chiều Hôm Nhớ Nhà 🌸 ngắn gọn nhất!