Nhận Định Về Chí Phèo ❤️ 33+ Nhận Xét, Lời Bình, Phê Bình Văn Học ✅ Liên Hệ Mở Rộng Tác Phẩm Chí Phèo Bằng Những Nhận Định Đặc Sắc.
Vài Nét Về Tác Phẩm Chí Phèo Của Nam Cao
Cùng tìm hiểu đôi nét về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao với bài viết của SCR.VN dưới đây nhé!
1. Tóm tắt tác phẩm:
Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây.
Vì Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ.
Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh.
Vào một đêm trăng, Phèo say thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở.
Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.
2. Hoàn cảnh ra đời:
- Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.
- Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.
- Tác phẩm Chí Phèo được phát hành đầu năm 1941 trong tạp chí Đời Mới, cho thấy tài năng của Nam Cao, thể hiện giá trị vô cùng sâu sắc về Chí Phèo
3. Bố cục:
- Giai đoạn 1: Chí Phèo ở tuổi 20 là tá điền cho nhà lý Kiến, sau đó Chí Phèo bị vu oan, và bị bắt đi tù.
- Giai đoạn 2: Trở về làng sau bảy – tám năm phiêu bạt, Chí Phèo trở thành tay sai, đã giúp Bá Kiến, từ một nông dân bình thường, bây giờ anh ta đã trở thành một tên quái vật hung ác, ngang ngược ở đời. Chí Phèo bị tất cả dân làng Vũ Đại loại trừ ra khỏi xã hội. Kết quả là, cả cơ thể và tâm hồn của Chí Phèo đã bị phá hủy nặng nề, trở thành kẻ xấu xa, hung ác. Đang bị áp bức, người nông dân thời bấy giờ đã không có sự lựa chọn nào khác.
- Giai đoạn 3: Ở tuổi 39 – 40, Chí Phèo nhờ có tình thương và bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức tính người ở Chí Phèo. Hai người đem lòng yêu nhau. Chí đã sống với bản chất đẹp của một con người kể từ đó. Sau đó, vì bị cự tuyệt quyền làm người và nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến, Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
4. Giá trị nội dung:
- Khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945, một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
- Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.
- Chủ đề chính của câu chuyện này là phê phán xã hội phong kiến ngày xưa. Trong truyện, có những sự xuất hiện của con người và nhân vật. Hơn nữa, nhà văn Nam Cao đã đề cao và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của Chí Phèo – Thị Nở. Câu chuyện này đã nói lên sự xung đột vô cùng quyết liệt của các tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến.
=> Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Tác phẩm thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán chặt chẽ; ngôn ngữ trần thuật đặc sắc
Tham khảo 🌸 Dàn Ý Chí Phèo 🌸 chi tiết nhất!
Những Nhận Định Về Chí Phèo Hay Nhất
Tham khảo các nhận định của các nhà phê bình về tác phẩm “Chí Phèo” để làm bài văn phân tích, cảm nhận hay hơn, điểm cao hơn!
Các Nhà Phê Bình Nói Về Chí Phèo
Cuối năm 2017. Nguyễn Sóng Hiền – lúc ấy là nghiên cứu sinh tiến sĩ trường ĐH Newcastle (Australia) – nêu quan điểm nên đưa tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ra khỏi chương trình Ngữ Văn 11.
Nguyễn Sóng Hiền lập luận: “Chí Phèo chẳng đại diện cho ai cả. Anh ta chỉ đơn giản là một đứa trẻ không được giáo dục, bị lưu manh hóa. Nếu nói rằng Chí đại diện cho tầng lớp nông dân bị áp bức thi thật là “tội nghiệp” cho nông dân mình quá…. Chí vẫn là kẻ xấu.”
Đọc được tin, bà Trần Thị Hồng (con gái nhà văn Nam Cao) bày tỏ rằng: “bất cứ một tác phẩm văn học nào được đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh chắc chắn phải được hội đồng biên soạn mỗ xẻ nhiều góc cạnh, cân nhắc kỹ lưỡng, qua nhiều khâu, và tiếp thu ý kiến từ các chuyên gia, các nhà phê bình văn học.”
“Anh Nguyễn Sóng Hiền nói tác phẩm không có tính giáo dục là ý của cá nhân anh Hiền. Đây là lần đầu tiên gia đình tôi nghe được ý kiến trái chiều về tác phẩm ” – Bà – Hồng chia sẻ
Khách quan thì, bất cứ một tác phẩm văn học kinh điển nào, ngoài giá trị văn học, chúng còn có giá trị lớn lao về mặt lịch sử, “Chí Phèo” cũng không ngoại lệ. Và khi phân tích các tác phẩm đó, cần đặt chúng vào thời gian lịch sử nơi chủng thuộc về, có thể thì mọi giá trị và tư tưởng mới tìm được vị trí đúng sáng.
Với “Chí Phèo”. Nam Cao không chỉ viết về một cuộc đời bị lưu manh hóa và quá trình cưỡng lại sự phi nhân hóa đó, mà còn vẽ lại cả một thế hệ, một xã hội với những tầng lớp, những đau khổ mà người dân Việt Nam phải chịu đựng dưới ách thống trị thực dân, thấu được những điểm mù lịch sử, học sinh thời nay sẽ hơn bao giờ hết cảm thấy biết ơn Cách mạng Tháng Tám, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vi nền hòa bình hiện tại đến nhường nào. Đây là một trong những giá trị giáo dục.
“Chí là kẻ xấu” ? Không. Chí luôn khát khao thiện lương và thêm được thiện lương. Chí chỉ rạch mặt, chỉ ăn vạ chỉ đáng sợ … khi Chí say, khi men rượu kiểm soát hành vị Chí trở thành kẻ liều. “Thế đẩy cái nghề đời hiền quá cũng hóa ngu, ở đâu chứ ở đất này đã ngu, đã nhịn thì chúng nó ấn cho đến không còn ngóc đầu lên được.“
Cái xã hội mà công lý nằm trong tay kẻ có quyền và kẻ mạnh, đã ép buộc Chí phải trở thành kẻ liều. Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố củng liều thân, đời không cho Chí có cơ hội làm anh hùng, thì Chí phải liều mới có thể được sống.
Chí Phèo là nhân vật của thời đại, là hình tượng đáng thương của người nông dân vốn thiện lương dưới chế độ thực dân nửa phong kiến bị ép vào đường cùng, đó là quy luật “con giun xéo mãi cũng quằn.” Đây là một trong những giá trị nhân đạo.
Nam Cao là nhà văn hiện thực kiệt xuất, đồng thời là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Chủ nghĩa nhân đạo lấy con người làm gốc, con người với tất cả mọi nhu cầu chính đáng. năng lực trần thế và hiện thực.
Nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn học, cây bút biên dịch thông tin văn học nghệ thuật Lại Nguyên Ân viết:
“Điều đáng kể là Nam Cao không chỉ mô tả những nông dân lưu manh hóa như những con người bị tha hóa, mất nhân tính, trở thành những công cụ gieo rắc tội lỗi, gieo rắc sự kinh hoàng vào đời sống làng quê.
Ở nhân vật Chí Phèo, như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra, Nam Cao đã cho thấy cả xu thế tha hóa, vật hóa, phi nhân hóa ở những nông dân lưu manh hóa, lại cũng cho thấy cả sự cưỡng lại quá trình vật hóa, phi nhân hóa ở những nông dân ấy.
Việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi “được làm người lương thiện”, rồi biết rằng không thể nào xóa đi những tội lỗi mình từng gây ra theo lệnh viên kỳ mục ấy, Chí xông đến giết lão rồi tự sát – hành vi ấy được nhiều nhà nghiên cứu xem như biểu hiện sự cưỡng chống quyết liệt trước xu thể tha hóa ấy của người nông dân của con người nói chung”.
PGS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới, thẳng thắn cho rằng quan điểm đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách Ngữ văn lớp 11 của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền, là không đáng bàn.
Những 🌸 Dẫn Chứng Chí Phèo 🌸 đặc sắc!
Phê Bình Văn Học Chí Phèo Của Nguyễn Thành Thi
Giữa những trang kể về khoảng thời năm sáu ngày ngắn ngủi Chí Phèo tỉnh táo tận hưởng hạnh phúc, tình yêu bình dị mộc mạc mà ngọt ngào với thị Nở, và những câu, đoạn gợi lại hồi ức vui, trong sáng hiếm hoi như vậy, Nam Cao đã kể khá dài và khá kĩ về những cơn say, những tiếng chửi, những hành động đập phá đang đẩy Chí Phèo trượt dài xuống hố thẳm tha hóa.
Càng lúc Nam Cao càng làm cho người đọc hiểu thấm thía cái giá để được sống như một con người. Gập ghềnh và cheo leo thay là con đường trở về với bản tính lương thiện của Chí Phèo.
Hầu hết những cảnh ngộ, những sự kiện tạo ra những va đập và biến đổi sâu sắc số phận, tính cách, tâm lí Chí Phèo đều được nhìn bằng con mắt bên trong, con mắt của nhân vật Chí Phèo và kể bằng tiếng nói tâm hồn, theo mạch suy tư của tâm hồn.
Ai đó đã rất có lí khi gọi cách trần thuật và kết cấu truyện “Chí Phèo” là trần thuật và kết cấu theo dòng ý thức của nhân vật chính… Nương theo dòng ý thức và điểm nhìn của nhân vật, nhà văn, người đọc cùng nhân vật nhìn vào hiện tại, quá khứ, tương lai của anh ta. Từ đó, tác phẩm mở ra một hành trình để nhân vật chính tự nhận thức, tự phát hiện con người bên trong của mình.
Cứ thế, mỗi một lần “hắn thấy…”, “hắn sợ…”, “hắn nhớ…”, “hắn muốn…” là mỗi lần cõi thầm kín của Chí Phèo được tự nhận thức, tự phô diễn, cũng là mỗi lần niềm khao khát từ bên trong vang vọng lên tiếng nói làm tái tê, xao xuyến lòng người.
Ở đây rõ ràng có nỗi đau, tiếng kêu tuyệt vọng, nhưng bao trùm, và sâu thẳm vẫn là tiếng nói khát khao. Khát khao được sống cho ra một con người: biết cười khóc, buồn vui như một con người, được yêu thương, hạnh phúc bình dị như một con người, được đón nhận bằng những vòng tay bè bạn như một con người… Tiếc rằng, khi giấc mơ ấy sắp thành hiện thực thì cũng là lúc đổ vỡ tất cả, tiêu tan thành mây khói tất cả.
Thế là, Nam Cao miêu tả Chí Phèo vỡ lẽ, tuyệt vọng mà làm cho người đọc choáng váng. Và, nhân vật càng tuyệt vọng, người đọc càng choáng váng thì tiếng nói khát khao được sống như một con người càng khắc khoải thiết tha.
Chí Phèo Phê Bình Văn Học Của Nguyễn Hoành Khung
Qua hình tượng Chí Phèo, một hình tượng nông dân lưu manh hóa, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đọa của người nông dân bị đè nén bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi bị xã hội vùi dập đến mất cả hình người, tính người.
Chí Phèo sống cuộc sống tối tăm của một con vật và chết cái chết thê thảm của một con người. Số phận khốn khổ ấy của Chí Phèo cũng chính là số phận của cả một lớp người cố cùng dưới đáy xã hội nông thôn Việt Nam cũ.
Không phải là một vụ giết người mới của Chí Phèo lưu manh mà đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân cùng khổ đã uất ức vung lên, vùng lên một cách cô độc, tuyệt vọng, manh động. Giết chết kẻ thù, Chí Phèo cũng “chỉ còn một cách” kết liễu cuộc đời mình. Ý thức nhân phẩm đã trở về Chí Phèo không bằng lòng trở lại cuộc sống thú vật nữa.
Trước đây, để bám lấy sự sống, Chí Phèo đã bán linh hồn cho quỷ; giờ đây, linh hồn ấy đã trở về, Chí Phèo lại phải thủ tiêu cuộc sống của mình! Chí Phèo đã chết. Chết vì không tìm ra đường sống. Kẻ thù đã bị đền tội, “tre già măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác”. Cuộc sống vẫn tối sầm.
Lí Luận Văn Học Về Chí Phèo Của Nguyễn Đăng Mạnh
Sức hấp dẫn của Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm lí sắc sảo của ông, Nam Cao chú ý nhiều đến nội tâm hơn là ngoại hình nhân vật (trừ những trường hợp có dụng ý đặc biệt). Dường như mọi đặc sắc nghệ thuật của ông đều gắn với sở trường ấy…
Chính vì rất thông thuộc tâm lí con người nên Nam Cao có một lối kể chuyện rất biến hóa, cứ nhập thẳng vào đời sống bên trong của nhân vật mà dẫn dắt mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm. Lối kể chuyện theo quan điểm nhân vật như thế, tạo ra ở nhiều tác phẩm của Nam Cao một thứ kết cấu về ngoài có vẻ rất phóng túng, tùy tiện mà thực ra thì hết sức chặt chẽ nhưng không thể nào phá vỡ nổi…
Tài hoa của Nam Cao càng được phát huy đầy đủ khi ông đi vào những quá trình tâm lí phức tạp, những tính cách lưỡng hóa, những trạng thái dở say, dở tỉnh, dở khóc, dở cười…
Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc, phong kiến lại có một nỗi khổ nào hơn nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha.
Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta liền nhận ra rằng, đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa: bị giày đạp, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình.
Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa,… nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại… Thạch Sanh xưa kia từ dưới hang sâu đã trở lại cõi đời để lấy công chúa Quỳnh Nga, Chí Phèo chỉ ước ao trở lại làm anh dân cày bình thường với mối tình thị Nở. Vậy mà không thể được.
Một tính cách thật độc đáo, vừa là một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị, vừa là người nô lệ thức tỉnh, một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa khái quát sâu sắc vượt ra ngoài tầm khôn ngoan lọc lõi của bá Kiến: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?” Một nhân vật như thế, chỉ có thể là của Nam Cao.
Đọc thêm những 🌸 Liên Hệ Chí Phèo Của Nam Cao 🌸 hay nhất!
Nhận Xét Về Chí Phèo Của Hà Minh Đức
“Chí Phèo là cột mốc cuối cùng đi tới các số phận”
Lời Bình Về Tác Phẩm Chí Phèo Của Chu Văn Sơn
TS.Chu Văn Sơn – Giảng viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định:
Chí Phèo là câu chuyện số phận con người. Đúng hơn : số phận của phần người trong con người. Là một nhà hiện thực từ cốt tuỷ, Nam Cao luôn đau đớn thấy rằng cái phần người đang bị băng hoại mà vô phương cứu chữa
Các thế lực thù địch với con người: cường quyền bạo ngược, định kiến hà khắc, định mệnh tàn khốc, thù hận mù quáng, cùng biết bao những thói đời khác nữa (ích kỉ, tham lam, đố kị, vô tình…) ở làng Vũ Đại đã là những đồng loã vào hùa với nhau thành cái hoàn cảnh phi nhân, ráo hoảnh tình người, cạn khô tính người, tiêu diệt phần người. Phần người lương thiện không thể cưỡng được hoàn cảnh phi nhân.
Trong cái gầm trời có tên là Vũ Đại kia, phần người của Chí Phèo đã bị bóp nghẹt, bị biến dạng, bị chặn đứng, bị ngoảnh mặt. Phần người quằn quại trong Chí. Phần người luôn làm quằn quại ngòi bút Nam Cao. Biết đau đớn trước phần người trong con người vẫn là thước đo muôn đời về tầm cỡ nhân đạo ở một nghệ sĩ.
Bá Kiến là hiện thân của cường quyền bạo ngược, thế lực đã huỷ hoại mất phần người trong Chí. Chí Phèo là một nạn nhân điển hình, bị tha hoá cùng cực, là hiện tượng mất tính người. Còn thị Nở là hiện thân của tình người.
Cuộc gặp gỡ Chí Phèo – thị Nở đã chứng tỏ một chân lí sâu xa: chỉ có tình người mới hồi sinh được tính người. Nhưng tình người mong manh có thể bị tiêu diệt bởi định kiến. Bà cô thị Nở là hiện thân của định kiến hà khắc trong xã hội Vũ Đại.
Chu Văn Sơn Nhận Định Về Chí Phèo
“Lạnh lùng mà đau xót” – đó là giọng điệu Nam Cao, giọng điệu “Chí Phèo”. Thật là một cấu trúc nghịch lí. Bề ngoài, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Người kể cứ như kẻ dửng dưng trước cái khổ, cái ác. Bề sâu, đau xót khôn nguôi. Người kể nghẹn lòng, nước mắt đắng từng lời. Đó vẫn là giọng điệu của nước mắt thôi.
Còn gì lạnh lùng hơn ! Từ cách xưng hô đến lối nói bàng quan, từ việc chọn điểm nhìn đến thứ ngôn ngữ cân đo, lấp lửng. Nhưng cũng còn gì đau xót hơn ! Cái câu ngăn ngắn ấy như nghẹn lời, đứt mạch, cái câu dài ra như nén một nỗi chua xót. Bởi người kể biết cái khoảnh khắc mắt “ươn ướt” kia là khoảnh khắc chiến thắng. Phần người đang hồi sinh trong Chí.
Lạnh lùng cần cho hiện thực sắc cạnh. Nhưng đau xót mới là gốc của hiện thực cao siêu. Dòng hiện thực Nam Cao cứ mãi vang âm trong giọng điệu nghịch lí ấy.
Nhận Định Văn Học Về Chí Phèo Của Phạm xuân Nguyên
Từ mấy chục năm qua, Thị Nở cùng Chí Phèo của Nam Cao đã trở thành cặp uyên ương bất hủ của văn học Việt Nam. Ai cũng rõ, Thị Nở vô duyên, xấu gái, dở hơi bậc nhất làng Vũ Đại. Thế mà, trong cuốn sách vừa ra mắt, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đưa Thị Nở lên hàng đầu, lại còn đặt ngang với danh xưng “nhà văn” – “Nhà văn như Thị Nở”.
“Cái bọn nhà văn dở hơi như Thị Nở” – cách hiểu ấy, nếu tồn tại, chẳng qua là trong câu chuyện phiếm mang lại dăm ba tiếng cười vui vẻ. Trong bài viết “Nhà văn như Thị Nở”, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lý giải sự so sánh này ở góc độ khác, đến cùng cách cắt nghĩa tinh tế về nhân vật Thị Nở. Thị, với lòng yêu không suy tính, với bát cháo hành đến đúng thời điểm trong cuộc đời Chí, đã thức tỉnh khao khát làm người của hắn.
“Chí Phèo suýt khóc và hắn đã khóc khi được thức tỉnh về điều này. Bát cháo hành của Thị Nở vào lúc đó là đỉnh điểm hạnh phúc của Chí Phèo, đồng thời cũng là đỉnh điểm tấn bi kịch làm người của hắn (…) Thị Nở đã khơi dậy trong hắn mơ hồ cảm thức về quyền con người được lương thiện”, Phạm Xuân Nguyên viết.
Từ đó, ông liên tưởng, nhà văn cũng như Thị Nở: “Văn học phải là cái hơi đó. Nhà văn phải làm sao tỏa được cái hơi đó. Sao cho mỗi trang văn là một bát cháo hành Thị Nở cho người đọc văn”.
Thông qua những 🌸 Nhận Định Về Nam Cao 🌸 để hiểu hơn về nhà văn nhân đạo này!