Mâm Cơm Cúng Ông Bà ❤️️ Cách Chuẩn Bị Thực Đơn, Bày Đẹp ✅ Tham Khảo Những Thông Tin Hữu Ích Được Chia Sẻ Từ SCR.VN Dành Tặng Đến Bạn
Mâm Cơm Cúng Ông Bà
Mâm Cơm Cúng Ông Bà, Đặc trưng mỗi vùng miền khác nhau nên mâm cúng giỗ cũng sẽ có sự khác nhau. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn những món ăn cho ngày cúng giỗ. Hãy cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây nhé.
Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, phong tục cúng giỗ đã trở thành nét đẹp văn hóa của người phương Đông. Đây là truyền thống được ông bà ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hầu như không có bất kỳ một gia đình nào quên đi hay không làm lễ cho người đã khuất.
Ngày cúng giỗ gia tiên chính là ngày để con cháu thể hiện tấm lòng và sự thương xót. Cũng như để tưởng nhớ đến những người thân đã khuất. Đây cũng được xem là dịp để con cháu quay về, tụ tập sum vầy bên nhau. Do đó, cho dù gia đình có điều kiện hay chưa có điều kiện, mâm cỗ có thể lớn có thể nhỏ. Nhưng không bao giờ quên đi ngày làm giỗ.
Trong những mâm cơm giỗ cổ gia truyền của người miền Bắc rất đa dạng về món ăn. Thông thường sẽ bao gồm thất cả những món ăn dưới đây và cho đến ngày nay cũng chưa có thay đổi gì nhiều. Cụ thể:
- Xôi vò, chè đường;
- Cơm trắng hay Xôi gấc ;
- Bánh dầy nhân đậu;
- 1 con cua đi kèm 1 quả trứng trưng chung trên 1 đĩa;
- Cây chả quế;
- Thịt heo quay;
- Bê thui;
- Giò lụa, giò bì hay giò thủ;
- Thị kho tàu truyền thống;
- Chân giò hầm măng khô cùng mộc nhĩ;
- Gà luộc hoặc là gà quay;
- Thịt đông và dưa chua;
- Chả giò cua bể để ăn liền cùng với bún
Chia Sẻ 🌿Mâm Cơm Cúng 30 Tết🌵Cách Chuẩn Bị Thực Đơn, Bày Đẹp
Mâm Cỗ Cúng Ông Bà
Khi đến với mâm cơm cúng ngày giỗ ông bà ở miền Nam bạn sẽ bắt gặp những món ăn quen thuộc như:
Lễ cúng sẽ là nơi có mặt đầy đủ của những người quá cố từ thời xa xưa cùng tham dự. Do vậy, khi cúng 3 mâm cơm ở trên 3 bàn thờ bên hay trên 1 bàn thờ thì đều phải giống nhau.
- Món kho: Cá lóc, thịt heo kho với nước dừa đúng chuẩn vị của người miền Nam.
- Món luộc: thịt ba rọi luộc thái mỏng.
- Món hầm: thịt heo hầm với măng tre.
- Món xào: xào mặn, xào chua, xào rau cùng đồ lòng, hay các món xào với tôm. Nhưng không bao giờ có thịt rừng bên trong những món xào ở trên mâm cúng giỗ của người miền Nam.
Cũng như những điều linh thiêng khác. Việc cúng giỗ cho người đã mất cũng có những điều cấm kỵ mà bạn không nên phạm phải. Chẳng hạn như:
- Trong những mâm cơm cúng giỗ mà gia chủ chuẩn bị. Không nên có những món mà khi còn sống người đó không thích ăn.
- Tuyệt đối cấm kỵ không được phép nêm nếm hay ăn thử thức ăn để dùng làm cơm cúng gia tiên.
- Trên mâm cúng đặc biệt không được để những món đồ sống có mùi hôi tanh khó chịu. Hoặc đặt những món gỏi trên mâm đồ cúng.
- Những món ăn như cá mè hay cá sông cũng không nên đưa lên trên bàn thờ cúng.
- Toàn bộ mâm cơm cúng ngày giỗ đều cần được đặt làm riêng. Món ăn được bày biện trên bát mới, dĩa mới.
- Nên chuẩn bị bát đũa riêng để có thể dọn lên bàn cúng. Không nên sử dụng chén đũa thường ngày đã dùng cho mâm cúng giỗ.
- Không được sử dụng đồ đóng hộp hay những món ăn được đặt ở nhà hàng vào mâm cúng.
Tìm Hiểu 🌿Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà🌵 Bài Văn Khấn
Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Đơn Giản
Mâm Cơm Cúng Ông Bà Gia Tiên Đơn Giản cần những gì?Theo dõi chia sẻ sau đây nhé!
Để chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà gia tiên đơn giản, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu và vật phẩm phổ biến dưới đây:
- Đồ cúng chính:
- Bánh Tráng Nướng: Đây có thể thay thế cho bánh chưng, giò lụa trong các dịp khác nhau.
- Trái Cây Tươi: Chọn các loại trái cây phổ biến như xoài, dưa hấu, nho, lựu, mâm, để tạo sự đa dạng và tươi mới.
- Nước Ông Nước Bà: Nước lọc hoặc nước ngọt nhẹ.
- Mâm cơm và đĩa: Sử dụng mâm hoặc đĩa trắng đơn giản làm nền.
- Đèn cúng và nến: Đèn cúng và nến để tạo không khí trang trí và ấm áp.
- Bát hoa, chén đựng nước cúng:
- Bát hoa có thể chứa hoa tươi để làm đẹp cho không gian cúng.
- Chén hoặc đĩa để đựng nước cúng.
- Tranh ảnh ông bà gia tiên: Tranh ảnh ông bà gia tiên để đặt trên bàn thờ.
- Lễ dụng cụ: Các lễ dụng cụ như cây nhang, bát hương, lọ hương để tiến hành lễ cúng.
- Gạo nếp: Gạo nếp có thể đặt ở giữa bàn cúng để tạo thành hình tròn, tượng trưng cho sự tròn đầy, phồn thịnh.
Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Gồm Những Món Gì
Mâm Cơm Cúng Ông Bà Gia Tiên Gồm Những Món Gì, Gợi ý thực đơn làm mâm cơm cúng giỗ dễ làm
Thực đơn 1
- Gỏi gà xé phay.
- Cháo gà
- Giò heo muối chiên giòn ăn với kim chi.
- Miến xào.
- Thịt bì xào hành tây.
Thực đơn 2
- Nộm rau củ.
- Xôi lạc.
- Thịt gà luộc.
- Canh xương nấu măng.
- Nộm đu đủ.
- Tôm tẩm bột chiên xù.
Thực đơn 3
- Salad trộn.
- Thịt gà luộc.
- Tôm hấp sả.
- Thịt bê xào me
- Nem rán.
- Canh măng.
- Măng xào mực.
- Xôi yến.
Thực đơn 4
- Canh gà nấu ngô.
- Thịt gà luộc.
- Tôm chiên giòn.
- Miến trộn kiểu Thái.
- Canh thập cẩm.
- Xôi vò.
- Hoa quả tráng miệng.
Gợi Ý 🌵 Mâm Cơm Cúng🌿 Cách Bày Mâm Cơm Đúng
Mâm Cơm Cúng Ông Bà Ngày 30 Tết
Mâm Cơm Cúng Ông Bà 30 Tết được nhiều người quan tâm.
Mâm Cơm Cúng Ông Bà Ngày 30 Tết, khám phá mâm cỗ khác nhau giữa các vùng miền
- Mâm cỗ cúng tất niên miền Bắc
- Gồm có các món cúng tất niên : Bánh chưng, cánh móng giò hầm măng, miến xào lòng gà, bát canh mọc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, dưa hành muối,…
- Mâm cỗ cúng tất niên miền Trung
- Gồm có các món ăn cúng tất niên: Bánh chưng, canh miến lòng gà, thịt gà luộc, đĩa hành muối, giò me, giò lụa, thịt đông, đĩa rau xào, chả nem rán,…
- Mâm cỗ cúng tất niên miền Nam
- Gồm có các món cúng tất niên: Bánh tét, gỏi tôm thịt, đĩa củ kiệu muối, canh măng, canh mướp đắng nhồi thịt, giò chả, thịt heo luộc,…
Đọc Thêm 🌿Mâm Cơm Cúng Gia Tiên🌵 Bày Đẹp
Mâm Cơm Cúng Ông Bà Cuối Năm
Mâm Cơm Cúng Ông Bà Cuối Năm ấn tượng qua những hình ảnh sau
Mâm Cơm Cúng Ông Bà Ngày Tết
Mâm Cơm Cúng Ông Bà Ngày Tết, Mâm cúng mùng 1 – Cúng Tết Nguyên đán và ông bà tổ tiên.
Vào buổi sáng mùng 1, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ hoành tráng để đón chào một năm mới đến. Phong tục này bắt nguồn từ tên gọi “Nguyên đán” với “Nguyên” có nghĩa là điểm khởi đầu và “đán” có là buổi sáng sớm. Mâm cỗ mùng 1 mang ý nghĩa là sự bắt đầu của một năm mới tốt đẹp và may mắn hơn.
Ngoài ra, với đạo lý lâu đời “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, ngày mùng 1 còn mang ý nghĩa thiêng liêng là để bày tỏ lòng thành kính đối với bậc tổ tiên. Các con cháu cùng tụ hội về nhà để tưởng nhớ đến các thế hệ trước, cùng dọn ra mâm cúng và mời ông bà về chung vui với con cháu trong dịp năm hết Tết đến là một phần không thể thiếu trong truyền thống gia đình Việt.
Về việc chuẩn bị mâm cỗ, mỗi miền Bắc, Trung, Nam sẽ có cách bày trí khác nhau sao cho phù hợp với văn hóa mỗi miền.
Đối với miền Bắc, do có bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời nhất nên việc chuẩn bị mâm cỗ cần phải chỉnh chu. Mâm cỗ miền Bắc cần phải đúng theo quy tắc “4 bát 6 đĩa” hoặc “8 bát 8 đĩa” (đối với mâm cỗ lớn). Về cơ bản, số bát và đĩa trên mâm cần phải là số chẵn để đặt được sự hài hòa, cân xứng. Các món ăn cần phải được bày trí cho đẹp mắt để mang lại may mắn cho gia đình.
Xem Thêm 🌿Mâm Cúng Đất Đai🌵 Đầy Đủ
Mâm Cơm Cúng Giỗ Ông Bà
Mâm Cơm Cúng Giỗ Ông Bà ở miền Trung, Người miền Trung từ xưa đã nổi tiếng với những món ăn cầu kỳ. Đặc biệt trong đó là xứ Huế – một vùng đất ảnh hưởng ẩm thực cung đình Huế các triều đại.
Vì vậy, Huế được xem như là đại diện mâm cúng của người miền Trung thể hiện sự chỉn chu và cầu kỳ đặc biệt. Các món cúng giỗ miền Trung được chia ra làm bốn loại. Bốn loại đó bao gồm: món từ thịt, món từ tôm cá, món canh và món xào.
Những món quen thuộc trong thực đơn bao gồm:
- Các món thịt: Thịt gà bóp với rau răm, Thịt vịt luộc chấm mắm gừng, Thịt heo quay, Thịt bò nướng, Thịt gà roti, Thịt heo kho rim.
- Những món tôm cá như: tôm rim hay tôm rang, cá cắt khúc chiên, vả trộn với tôm,…
- Món canh: Canh bún nổi giò heo, canh ổ qua nhồi thịt, canh củ hầm thịt bò,…
- Món xào: Đậu cô ve xào, su su xào, su hào xào,…
Ngoài những món ăn này người miền Trung thường xuyên lựa chọn những món ăn kèm. Chẳng hạn như: nem chả, món gỏi, chả ram,… Những món này sẽ được bày biện thêm ở trên mâm cúng.
Khám Phá 🌿Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng🌵Đẹp
Mâm Cơm Cúng Rước Ông Bà
Mâm Cơm Cúng Rước Ông Bà, theo dõi những thông tin hữu ích được chia sẻ sau:
Đối với người Việt Nam, chữ hiếu được xem là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu, là thước đo phẩm chất của con người. Và một trong những cách thể hiện cho trọn chữ hiếu đó là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Và vào ngày 30 tháng chạp (hoặc ngày 29 đối với những năm tháng chạp thiếu), khi mọi công đoạn dọn dẹp chuẩn bị đón Tết gần như hoàn thành, nhà nhà bắt đầu tổ chức lễ “rước ông bà” về ăn tết cùng gia đình hay còn gọi là cúng đón ông bà tổ tiên.
Cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 tết không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Ý nghĩa của việc cúng rước là thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà tổ tiên cũng như những người đã khuất trong gia đình.
Gợi ý một số cách cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Gia chủ có thể mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết bằng hai cách cúng được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, hai cách cúng này cụ thể như sau:
- Cách thứ nhất: Con cháu chỉ cần làm mâm cỗ mặn và dâng cúng lên gia tiên vào trưa ngày 30 Tết. Khi khấn vái, gia chủ sẽ mời đích danh cũng như đúng tên tuổi của các cụ về để dự hưởng hoa hoa quả và đón Tết tại gia.
- Cách thứ hai: Vào chiều ngày 30 Tết, gia chủ và những người thân trong gia đình sẽ ra mộ tổ tiên, tiến hành dọn dẹp, sửa sang đồng thời thắp hương khấn vái để mời ông bà, gia tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.
Tùy vào điều kiên thì tùy vào từng vùng miền mà mâm cỗ cúng rước tổ tiên có sự khác nhau, chẳng hạn như:
- Mâm cỗ rước ông bà ở miền Bắc gồm: miếng lòng gà, móng giò hầm măng, giò xào, giò lụa, bánh chưng …
- Mâm cỗ rước ông bà ở miền Trung gồm: – Giá chua, thịt heo luộc, gà bóp rau răm, bánh tét, bánh chưng …
- Mâm cỗ cúng rước ông bà ở miền Nam thường gồm bánh tét, chả giò, nem, gỏi tôm thịt, thịt kho tàu .
Chia Sẻ 🌿Mâm Cơm Cúng Giỗ 🌵 Đơn Giản Đẹp
Mâm Cơm Cúng Đưa Ông Bà
Mâm Cơm Cúng Tiễn Ông Bà được mọi người quan tâm
Mâm Cơm Cúng Đưa Ông Bà, Đưa ông bà ở miền Nam hay lễ hóa vàng ở các vùng miền còn lại là tục lệ dịp Tết hàng năm của người Việt. Lễ này thường được thực hiện vào ngày Mùng 3 Tết hàng năm.
Trong ngày này, gia chủ thường bày một mâm cỗ nhỏ nhằm thể hiện sự kính trọng, đây cũng là dịp để người trong nhà tụ họp, bày tỏ lòng thành đến các bậc tổ tiên. Vì vậy dù có bận rộn đến đâu đi chăng nữa, con cháu cũng sẽ cố gắng sắp xếp, quây quần bên nhau vào ngày mùng 3 Tết để làm lễ đưa ông bà.
Nguyên liệu quan trọng nhất trong mâm cỗ mùng 3 chính là gà luộc. Con gà luộc được ngon, vàng, đẹp mắt sẽ là dấu hiệu cho một năm mới thuận lợi, hứa hẹn nhiều thành công và hạnh phúc cho gia chủ.
Gà được chọn thắp hương thường sẽ là những con gà trống to, khỏe mạnh, có cặp chân chắc chắn và được xếp dáng cẩn thận, đẹp mắt. Bạn có thể nhận ra ngay sự chỉn chu, cẩn thận của một gia đình khi nhìn qua cách họ xếp gà trên mâm cỗ đấy.
Bánh chưng, dưa hành cũng là một cặp đôi không thể vắng mặt trong mâm cỗ đưa ông bà ngày Mùng 3 Tết. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, là nơi con người sinh ra và lớn lên, ý nghĩa biết bao.
Đây là vật phẩm được chắt chiu từ những gì tinh túy nhất dâng tặng lên ông bà, tổ tiên, ăn kèm với món dưa hành chua cay tròn vị càng thêm ngon mà không hề gây ngán. Với mâm cỗ miền Nam, bánh chưng thường được thay thế bằng bánh tét tròn, là một thức quà ngon không kém.
Canh măng nấu móng giò là món ăn đậm đà tình dân tộc, khiến mâm cỗ đầu xuân thêm phần trọn vẹn. Tuy đơn giản nhưng nó chứa cả một nền tinh hoa ẩm thực dân tộc, khi ăn vào có cảm giác ấm áp tựa trước những ngày đầu xuân.
Kèm theo đó là những món ăn quen thuộc khác như chả giò, nem rán, giò thủ và các món xào đậm đà, tuy vị khác nhau nhưng lại hòa hợp một cách bất ngờ, làm cho mâm cỗ ngày mùng 3 càng thêm ngon miệng, đầm ấm.
Tham Khảo 🌿Chưng Mâm Ngũ Quả🌵 Đẹp Nhất
Mâm Cơm Chay Cúng Ông Bà
Mâm cỗ chay cúng ông bà vô cùng phong phú và đa dạng. Thế nhưng, trong mâm cỗ chay cúng giỗ không thể thiếu những món ăn chay truyền thống đặc trưng.
- Nem chay: nem là một món ăn rất quen thuộc trong mâm cỗ chay cúng tổ tiên. Nem chủ yếu được làm từ nguyên liệu là các loại nấm, rau củ quả. Tất cả mang lại vị đậm đà tự nhiên nhưng cũng không làm mất đi hương vị đặc trưng của vị nem chay thông thường.
- Giò lụa chay: giò lụa chay là một món ăn trong cỗ chay cúng giỗ được làm từ các nguyên liệu rất đơn giản. Nguyên liệu chính và chủ yếu là phù trúc và váng đậu. Cách làm chúng cũng không có gì khó khăn lại tốn ít thời gian. Đây là một trong những món ăn rất phù hợp trong thực đơn món chay cho ngày giỗ.
- Miến chay: một bát miến chay sẽ giúp cho mâm cỗ chay cúng giỗ thêm đầy đủ. Thông thường nguyên liệu chính là mộc nhĩ, các loại nấm và các loại rau củ quả.
- Xôi gấc đậu xanh: Trong mâm cỗ chay cúng, xôi gấc là một món ăn cũng được nhiều người sử dụng. Món xôi nóng hổi mang màu đỏ của may mắn, mùi nếp dẻo hòa quyện cùng mùi của quả gấc mang hương thơm lan tỏa.
- Đậu sốt nấm: Chỉ với đậu phụ và nấm hương bạn đã có ngay một món tuyệt ngon cho cỗ chay cúng giỗ. Đậu phụ sốt nấm hương, đậu phụ béo ngậy quyện với mùi thơm của nấm hương tạo nên món ăn vừa giản dị vừa thanh đạm.
- Canh nấm chay: Cách làm canh nấm chay không quá khó nhưng không phải ai cũng biết làm cho ngon và giữ được hương vị của nắm. một số loại nấm thường dùng cho món canh nấm chay như nấm rơm, nấm hương, nấm linh chi…
Chia Sẻ 🌿Cách Xếp Mâm Ngũ Quả Đẹp🌵 Đẹp Nhất