Lễ Cúng Nhập Trạch: Cách Cúng + Thủ Tục Nhập Trạch Nhà Mới Chi Tiết

Lễ Cúng Nhập Trạch ❤️ Cách Cúng, Thủ Tục Nhập Trạch Nhà Mới ✔️ Lễ vật, mâm cúng, văn khấn và các bước tiến hành nhập trạch nhà ở.

Thủ Tục Nhập Trạch Nhà Mới

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là chiếc bếp than (than củi) bếp than này để ở giữa lối đi qua cửa chính. Chủ nhà tay bê bát hương thờ Thổ công bước qua lò, chân trái trước, chân phải sau, rồi lần lượt đến những thành viên khác trong gia đình vào nhà cũng làm như vậy.

Điện trong nhà được bật sáng toàn bộ, các cửa kể cả cửa sổ được mở hết để đón khí lành vào nhà. Các đồ vật tiếp theo mang vào nhà là: Cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, muối, nước … lễ vật để cúng Thổ công xin nhập trạch và xin phép Thổ công rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Sắm lễ: Mâm lễ dâng Thổ công, Gia tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương hoa, giấy tiền, quả (mùa nào quả ấy), bánh kẹo và mâm lễ mặm: Rượu, thịt, xôi, gà, gạo muối…

Lễ vật được để lên bàn thờ có hướng đẹp với gia chủ, tự tay gia chủ thắp hương và khấn lễ. Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần:

  • Văn khấn Thần linh.
  • Văn khấn cáo yết Gia tiên.

Tiếp ngay sau đấy gia chủ châm bếp đun nước.

Cúng Nhập Trạch Đơn Giản

Trước khi dọn về sinh sống ở căn nhà mới, gia chủ cần phải đảm bảo tuân thủ những điều sau:

  • Xem ngày lành tháng tốt, giờ đẹp để lên nhà mới. Điều đó sẽ giúp cho gia đình bạn gặp có dược cuộc sống may mắn, suôn sẻ, sức khỏe dồi dào, tài lộc thịnh vượng.
  • Những đồ đạc quan trong trong ngôi nhà như tài sản quý giá, bát hương…phải do chính tay gia chủ chuyển sang nhà mới.
  • Gia chủ phải là người thực hiện nghi lễ dâng hương, báo cáo với thần linh, tổ tiên.
  • Thời điểm thích hợp nhất cho việc chuyển nhà là vào buổi sáng hoặc trưa, trước 3 giờ chiều. Không nên chuyển nhà vào lúc trời tối bởi đây là lúc vận khí xấu hoạt động mạnh, không tốt cho gia chủ.

Mời bạn tìm hiểu thông tin ❁Nhập Trạch Có Cần Bàn Thờ Không❁ cực chuẩn

Cách Cúng Nhà Mới

Đến giờ đẹp, gia đình sẽ tiến hành làm lễ nhập trạch theo các thủ tục sau:

  • Đầu tiên, gia chủ là người mang theo một cái chiếu đang dùng, một bếp lửa (không dùng bếp điện), một cái chổi.. mang vào nhà trước. Các thành viên trong gia đình lần lượt mang gạo, nước…vào sau.
  • Sau đó, gia chủ sẽ là người dâng hương lên thần linh, tổ tiên để xin nhập trạch và xin phép thần linh được rước vong linh gia tiền về ngôi nhà mới để thờ phụng.
  • Gia chủ tự tay đun một ấm nước sôi ở trong nhà, mục đích để khai bếp, tượng trưng cho sự giàu sang, ấm lo, đầy đủ.
  • Sau khi dâng hương, dâng lễ xong, gia chủ cần phải làm lễ cáo yết Gia tiên trước, rồi mới được phép sắp xếp các đồ vật trong nhà.
  • Mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng phụ nhau dọn dẹp, sắp xếp các đồ vật. Trong quá trình dọn lên nhà mới, tất cả mọi người cần phải giữ một tinh thần vui vẻ, phấn khởi.
  • Sau khi mọi việc xong xuôi, gia đình sẽ làm lễ bái tạ thần Phật và tổ tiên.

Thủ tục và quy trình làm 🌌Lễ Nhập Trạch Nhà Chung Cư🌌 cụ thể nhất

Nghi Lễ Nhập Trạch

Thực hiện nghi lễ nhập trạch sao cho đúng, tất cả được giải đáp bên dưới. Bạn tham khảo ngay nhé.

Theo phong tục của người Việt từ xưa đến nay, khi làm bất kỳ nghi lễ cúng bái nào cũng đều phải thắp nhang trình bày thần linh và tổ tiên, gọi là văn khấn. Đối với lễ nhập trạch cũng vậy, khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm đồ lễ để cúng nhập trạch xong, gia chủ cần đọc văn khấn lễ nhập trạch cho đúng nhằm thể hiện lòng thành với thần linh và bề trên. Khi làm lễ nhập trạch, có 2 loại văn khấn: Văn khấn thần linh xin nhập trạch và Văn khấn gia tiên khi nhập trạch.

Lễ Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì

Trước hết chúng ta cần giải đáp được thắc mắc: lễ nhập trạch là gì? Trong từ Hán Việt nhập trạch được giải thích như sau: “nhập” có nghĩa là “vào”, “trạch” có nghĩa là “nhà”.

Như vậy nhập trạch là vào nhà, lễ nhập trạch vào nhà mới được hiểu nôm na là làm lễ dọn vào nhà mới. Trong phong thủy người xưa lý giải việc nhập trạch về nhà mới giống như bạn đăng ký hộ khẩu với thần linh, Thổ Địa đang cai quản ngôi nhà. Đây là nghi lễ cổ truyền được dân tộc ta xem trọng qua bao đời nay.

Tùy gia chủ ở thành phố, nông thôn, nhà mới, nhà thuê, nhà chung cư… sẽ có các cách tổ chức lễ nhập trạch nhà mới riêng. Tuy nhiên dẫu có ở đâu thì nghi lễ nhập trạch cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cũng như mâm cúng. Sau đó cùng làm lễ nhập trạch, vui vẻ thưởng thức các món ăn cùng gia đình, người thân, bạn bè.

Bật mí các bước 🌹Cúng Về Nhà Mới Đơn Giản🌹 và dễ thực hiện

Lễ Vật Cúng Về Nhà Mới

Trên mâm lễ cúng nhập trạch nhà mới thông thường có ba phần: Ngũ quả, Hương hoa và Mâm cơm cúng lễ nhập trạch nhà mới. Với ba món này bạn có thể bày ra từng mâm nhỏ hoặc để chung một mâm lớn. Tùy vào điều kiện tài chính mà bạn làm mâm cúng thịnh soạn hay đơn giản.

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch dù lớn hay nhỏ không quan trọng, cốt lõi nằm ở lòng thành. Trong phong tục thờ cúng không có quy định mâm cúng to sẽ được phù hộ nhiều hơn. Do đó tùy điều kiện tài chính mà gia chủ linh hoạt mua sắm miễn sao đủ lễ là được.

Mâm Cơm Cúng Nhập Trạch

Xem ngày làm nhà cho biết, trong ngày lễ nhập trạch, gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để dâng hương cảm tạ thần linh, trời đất, gia tiên. Trong mâm lễ vật cần phải có:

  • Mâm cúng hoa quả: trầu, cau, hương, hoa, vàng mã, hoa quả, bánh kẹo…
  • Mâm cúng mặn: thịt, xôi, gà, rượu..

Lưu ý: Dù lễ vật là gì thì điều quan trọng nhất vẫn là cái tâm của gia chủ. Vì thế khi chuẩn bị, gia chủ phải thật cẩn thận, kỹ càng, sạch sẽ, sao cho thể hiện được lòng thành kính của mình.

Nhiều bạn đọc cũng quan tâm đến cách 🌼Cúng Nhà Mới Thuê🌼 trọn bộ

Lễ Cúng Nhập Trạch Nhà Mới

Ngoài mâm cơm cúng nhập trạch cùng những thứ có trên, bạn cần chuẩn bị các lễ vật cúng nhập trạch nhà mới đầy đủ. Cụ thể bạn cần sắm lễ cúng nhập trạch như sau:

  • Bếp than dùng để ở giữa cửa chính.
  • Chiếu (hoặc thảm) dùng để trải ra làm nơi khấn vái.
  • Ấm siêu tốc, nồi cơm điện.
  • Các dụng cụ lau rửa dọn dẹp nhà cửa.
  • Bàn thờ đẹp cùng các đồ thờ.

Lễ Cúng Nhập Trạch Nhà Chung Cư

Mâm đồ cúng lễ nhập trạch nhà chung cư thường có:

  • Ngũ quả (5 loại quả)
  • Hoa tươi
  • Nhang (hương)
  • Một cặp nến cốc
  • Một bộ Tam sên (tôm/cua/thịt/trứng vịt mỗi thứ chuẩn bị 1 con/miếng/quả)
  • Một đĩa xôi
  • Một con gà luộc
  • Ba miếng trầu cau têm sẵn
  • Một đĩa muối gạo
  • Ba lọ muối – gạo – rượu. Và trà – Rượu – Nước mỗi thứ 3 lọ
  • Bộ vàng mã bao gồm: 6 con ngựa đa màu sắc, mũ kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, giấy tiền, vàng lá, nến mỗi thứ 5 tập. Các vật dụng này cần được đặt tại hướng tương ứng là Nam – Tây – giữa nhà – bắc – đông.

Điểm qua những bài 📍Văn Khấn Về Nhà Mới Thuê, Phòng Trọ📍 đúng nhất

Lễ Cúng Nhập Trạch Nhà Thuê

Chúng ta cần chuẩn bị gồm có những thứ trong lễ cúng nhập trạch nhà thuê.

  • Hoa quả tươi được rửa sạch.
  • Hoa tươi và hương thơm để thắp.
  • Đèn hoặc nến để thắp sáng.
  • Ba món luộc mặn: Thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc.
  • Một món nếp ( đĩa sôi hoặc chén chè)
  • Một con gà luộc hoặc đĩa thịt lợn quay.
  • Trầu cau. vàng mã, đĩa muối gạo
  • Rượu + thuốc lá.

Hướng dẫn cách 🌿Dọn Đồ Về Nhà Mới Trước Khi Nhập Trạch🌿 đầy đủ nhất

Lễ Cúng Nhập Trạch Văn Phòng Mới

Cũng tương tự như làm lễ nhập trạch chung cư, nhà mới. Lễ cúng chuyển văn phòng cũng cần được chuẩn bộ đồ lễ kỹ lưỡng như sau:

Lễ vật bài lên bàn thờ bao gồm:

  • Ngũ quả – năm quả tròn (ngũ quả cúng nhập trạch bao gồm 5 loại trái cây khác nhau trở lên tùy thuộc vào từng vùng miền  để bày lên đĩa cúng).
  • Hoa tươi có thể là hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.
  • Nhang hay hương thơm.
  • Đèn cầy đỏ 1 cặp nên là nến cốc.
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  • Một con gà luộc (chéo cánh) hoặc một con heo quay.
  • Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm.
  • Giấy vàng mã.
  • Một đĩa muối gạo.
  • Nước trà.
  • Một bao thuốc lá.
  • Rượu, bia.
  • Chén cháo trắng.
  • Một đĩa bánh kẹo.

Vật dụng tượng trưng để mang đến địa chỉ mới trước đó, bao gồm:

  • Bài vị, bát nhang (nếu có)
  • Một vài cái bàn, cái ghế đang sử dụng
  • Chổi quét nhà
  • Gạo
  • Nước

Lễ Cúng Nhập Trạch Chuyển Nhà

Mâm cúng nhập trạch thường có ba phần, là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn.

Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ. Nhưng hãy nhớ, quan trọng vẫn là lòng thành, không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên gia chủ hãy cứ sắm lễ cúng chuyển nhà mới trong khả năng tài chính của mình.

  • Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
  • Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
  • Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn.

Trọn bộ 🍃Bài Cúng Về Nhà Mới🍃 theo phong tục cổ truyền người Việt

Văn Cúng Về Nhà Mới

Mời bạn tìm hiểu thêm bài văn cúng về nhà mới chuẩn nhất.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …… ( Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ)

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. ( địa chỉ nhà chi tiết) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Lễ cúng nhập trạch biểu thị mong muốn về cuộc sống mới an lành, hạnh phúc và may mắn tại ngôi nhà. Vì thế, gia chủ cần thực hiện với lòng thành tâm, tôn kính để thần linh phù hộ.

Viết một bình luận