Dọn Đồ Về Nhà Mới Trước Khi Nhập Trạch [Lễ Vật, Cách Cúng Chuẩn]

Dọn Đồ Về Nhà Mới Trước Khi Nhập Trạch ❤️ Lễ Vật, Cách Cúng ✔️ Hướng dẫn cách dọn đồ về nhà mới trước lúc làm lễ cúng cực chuẩn.

Lễ Vật Cúng Nhập Trạch

Mời bạn tìm hiểu những lễ vật trong thủ tục nhập trạch theo nội dung dọn đồ về nhà mới trước khi nhập trạch. Mọi thứ không cần cầu kỳ hoa mỹ. Tuy nhiên để có sự chu đáo nhất chủ nhà nên chuẩn bị:

  • 1 bình hoa tươi (hoa ly, hoa hồng, hoa cúc vàng,…).
  • Rượu gạo
  • Hương nhang
  • Nến hoặc có thể thay thế bằng đèn dầu
  • Trầu cau (chọn những lá trầu đẹp, không được rách, cau quả phải đẹp)
  • Bánh kẹo (1 đĩa lớn).
  • Gà trống luộc
  • Xôi (có thể xôi đậu xanh, xôi gấc).
  • Chè (có thể thay thế bằng cháo trắng hoặc cơm trắng).
  • Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn).
  • Gạo tẻ.
  • Muối hạt sạch.
  • 1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc hoặc cua luộc và sắp xếp đẹp mắt).
  • Tiền vàng mã.

Theo đó, gia chủ cần chuẩn bị một lễ cúng nhà mới ở ngay trước nhà chính. Thời gian làm lễ nên xem tử vi để chọn được ngày giờ hoàng đạo.

Gửi đến bạn 🍃 Văn Khấn Nhập Trạch 🍃

Văn Khấn Nhập Trạch

Chia sẻ đến bạn nội dung bài văn khấn nhập trạch đầy đủ và chính xác nhất.

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Có thể bạn quan tâm nội dung 🍓Bài Cúng Về Nhà Mới Mượn Tuổi🍓 đầy đủ nhất

Có Nên Dọn Đồ Về Nhà Mới Trước Khi Nhập Trạch

Nhập trạch là một trong những nghi lễ có từ rất xa xưa cho đến ngày nay nó đã trở thành phong tục không thể thiếu trước khi chuyển đến nơi ở mới. Nhập trạch nhà mới được tính từ khi chủ nhà tiến hành làm lễ nhập trạch. Nếu lễ nhập trạch chưa diễn ra thì khi bạn chuyển đến nơi ở mới được tính là chưa nhập trạch.

Cùng với sự phát triển của xã hội, thì những quan niệm phong tục tín ngưỡng đang ngày càng được linh động hơn. Sao cho phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy nên việc nhập trạch nhà mới cũng sẽ được sắp xếp sao cho thuận tiện nhất đối với cuộc sống và công việc của mỗi người.

Bạn đừng nên quá lo lắng về việc chuyển đồ trước khi nhập trạch. Vì theo phong thủy việc này đều không có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống trong tương lai của gia đình bạn. Điều bạn cần quan tâm đó chính là cần làm đúng, đầy đủ các thủ tục và những lễ vật cần thiết trong lễ nhập trạch đúng theo phong thủy và truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Có nên chuyển đồ trước khi nhập trạch không? Câu trả lời là nên chuyển đồ trước khi nhập trạch nếu hoàn cảnh của bạn thật sự không thể chuyển sau khi làm lễ. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể để bạn đưa ra quyết định chuyển đồ trước và sau khi nhập trạch sao cho phù hợp và thuận tiện nhất.

Mời bạn tìm hiểu thêm cách soạn 📌Bài Cúng Về Nhà Mới📌 chính xác nhất

Dọn Đồ Về Nhà Mới Trước Khi Nhập Trạch Như Thế Nào

Bạn có thể hiểu đơn giản, lễ nhập trạch chính là lễ dọn vào nhà mới. Ngôi nhà này là do bạn mua lại hoặc xây mới, tránh nhầm với việc chuyển phòng trọ thì không gọi là nhập trạch.

Nhập trạch là một trong các nghi lễ khi xây nhà. Nghi lễ này rất quan trọng, đặc biệt đối với người Việt Nam. Theo quan niệm của người xưa thì đất có Thổ công, sông có Hà Bá. Đất mới sẽ có những vị thần mới cai quản, do đó lễ nhập trạch như một nghi lễ thông báo với thần linh; thổ địa mong được các vị thần phù hộ độ trì, bình an, làm ăn gặp nhiều may mắn.

Lễ nhập trạch được xem như là một nét tinh túy trong văn hóa phương đông, đã có lịch sử lâu đời. Nghi lễ cũng như là một bài học quý báu cho cháu con về sự lễ phép “đi thưa về trình” và tôn trọng những giá trị văn hóa từ ngàn đời xưa của ông cha.

Do đó mà gia chủ cần phải cẩn thận chọn ngày đẹp để chuyển nhà mới. Tuyệt đối không được tùy tiện mà phải dựa vào tuổi và mệnh của gia chủ.

Trọn bộ lễ vật cần có trong ✅Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản✅ bạn cần biết

Dọn Đồ Về Nhà Mới Trước Khi Nhập Trạch Gồm Những Gì

Theo quan niệm dân gian, để quá trình chuyển nhà trước khi nhập trạch không làm “phật ý” thần linh, tổ tiên thì bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Hãy chọn ngày thích hợp và thuận tiện cho mình trong việc chuyển nhà (có thể là ngày cuối tuần). Sau đó tiến hành đóng gói đồ đạc, thuê xe chuyển đồ đến nhà mới và mang đồ đạc vào nhà.
  • Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý là chuyển đồ nhanh gọn, không nên quá rình rang và ồn ào. Sau đó sắp xếp và lắp đặt các đồ dùng, thiết bị tại những vị trí phù hợp.
  • Các đồ vật quan trọng có ý nghĩa phong thủy như Lửa (bếp), bàn thờ gia tiên,…chỉ nên mang vào nhà sau khi đã tiến hành lễ nhập trạch. Nếu muốn chuyển bàn thờ gia tiên, thì không nên chuyển bát hương theo cùng. Bạn có thể để tại nhà cũ chờ tới ngày làm lễ nhập trạch rồi mới mang qua. Hoặc cũng có thể thả lư hương trôi sông, khi nhập trạch thì bốc bát hương mới.
  • Không nên ngủ lại nhà mới trong thời gian này.
  • Chuyển đồ về nhà mới chỉ nên để đó, hạn chế vận hành sử dụng.
  • Đợi đến ngày đẹp chuyển nhà đã chọn, thực hiện Lễ cúng nhập trạch như bình thường.

Hướng dẫn chuẩn bị ✨Lễ Vật Cúng Về Nhà Mới✨ chi tiết nhất

Lưu Ý Khi Dọn Đồ Về Nhà Mới Trước Nhập Trạch

Trong quá trình chuyển nhà trước khi nhập trạch được diễn ra suôn sẻ; thì bạn cần tránh làm phật ý thần linh và tổ tiên. Vậy nên bạn cần lưu ý một số việc sau đây:

  • Có thể chuyển dần đồ đạc sang bên nhà mới trước nhưng phải sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp. Chưa cần phải bày ra hết như ở bên nhà cũ mà chỉ để thành từng khu vực, trong thùng.
  • Tránh việc lắp đặt hay khoan đục gây ra những tiếng ồn ào lớn. Tuy nhiên với những gia đình mua nhà cũ; nên tiến hành sửa sang lại nhà trước khi làm lễ nhập trạch. Tránh sửa nhà sau khi làm lễ nhập trạch vì đây là điều kiêng kỵ.
  • Không cho bất cứ thành viên nào ngủ lại trong nhà mới. Vì nếu như có người ngủ và ở lại sẽ tính là nhập trạch nhà mới rồi.
  • Những đồ đạc đã chuyển vào nhà mới, nên hạn chế sử dụng.
  • Đồ vật có ý nghĩa về phong thủy và rất quan trọng như bàn thờ, bếp, bát hương,… thì chưa chuyển trước. Hãy để lại ở nhà cũ đến ngày nhập trạch rồi mới chuyển qua.

Gợi ý những loại 🌌Trái Cây Cúng Về Nhà Mới🌌 trên mâm ngũ quả theo vùng miền

dọn đồ về nhà mới trước khi nhập trạch

Dọn Đồ Về Nhà Mới Trước Khi Nhập Trạch Đơn Giản

Theo các chuyên gia phong thủy, khi chuyển vào nhà mới, thứ gia chủ nên mang đầu tiên là chiếc thảm; chiếu hoặc đệm đã được sử dụng qua. Tiếp đó bạn vào khu bếp nhà mình bật lửa lên (bếp ga hoặc bếp củi đều được) với mục đích khai bếp, lan tỏa sự ấm áp đến toàn ngôi nhà.

Đặc biệt, một số điều tối kỵ bạn không nên mang vào gian bếp là bếp điện (bếp điện tính nóng mà không có lửa); không nhờ người mang thai hoặc người tuổi Dần… để tránh tai họa về sau. Sau đó, gia chủ mang theo gạo vào nhà trước, những người trong gia đình vào nhà sau mang theo tiền, hoa quả, lễ lộc để nhận tài lộc về cho gia đình.

Lưu ý, đến giờ hoàng đạo làm lễ cúng về nhà mới, bạn nên đặt lễ vật gồm một lọ hoa tươi; một mâm hoa quả, bánh kẹo và rượi thịt lên bàn thờ theo hướng hợp với tuổi mình. Đích thân chủ nhà phải thắp hương, khấn vái thành tâm để xin phép thần linh rước bàn thờ gia tiên về nhà mới để thờ phụng.

Khi đã khấn xong, chủ nhà làm lễ báo cáo và xin phép gia tiên rồi mới nên dọn dẹp; sắp xếp lại vật dụng của gia đình. Nếu có điều kiện và sắp xếp được thời gian; chủ nhà nên làm lễ bái tạ tổ tiên, thần phật, thổ địa để thủ tục nhập trạch được trọn vẹn hơn.

Trên đây là những nội dung liên quan đến việc dọn đồ về nhà mới trước khi nhập trạch cùng lễ vật, bài cúng chính xác. Nếu có điều gì còn thắc mắc, bạn hãy bình luận vào ô bên dưới để Scr.vn giải đáp nhé.

Viết một bình luận