Danh Dự Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Ví Dụ Về Danh Dự Nhân Phẩm ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Thông Tin Hay Và Ý Nghĩa, Những Tấm Gương Tiêu Biểu.
Danh Dự Là Gì
Danh dự là gì? Danh dự là sự coi trọng, tôn trọng của xã hội đối với một cá nhân, tổ chức nào đó và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Bên cạnh đó, danh dự còn là sự coi trọng đối với một cá nhân nhưng mang tính xã hội rất lớn và luôn gắn với một chủ thể nhất định. Sở dĩ nói danh dự mang tính xã hội lớn là bởi vì danh dự được hình thành dựa trên những mối quan hệ trong xã hội. Việc mọi người nhìn vào chính là thước đo để đánh giá một cá nhân có danh dự hay không.
Ngoài ra, danh dự cũng chính là yếu tố quan trọng để khẳng định vai trò và uy tín của một cá nhân, tổ chức nào đó trong xã hội, được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, không ái có quyền xâm phạm.
Chia sẻ đến bạn thông tin ✅ Đạo Đức Là Gì ✅ chi tiết
Danh Dự Nhân Phẩm Là Gì
Cùng SCR.VN tìm hiểu thông tin chi tiết về câu hỏi danh dự nhân phẩm là gì dưới đây nhé!
Nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm.
Mỗi con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân mà còn phải biết làm nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hành động cống hiến không mệt mỏi cá nhân cho xã hội.
Danh dự và nhân phẩm là quyền của mỗi người, được pháp luật công nhận và bảo vệ, điều này được thể hiện nhiều trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành.
Trên thực tế danh dự và nhân phẩm có mỗi quan hệ khăng khít với nhau và tạo nên giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm chính là toàn bộ những phẩm chất của một con người còn danh dự chính là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội với một con người trên cơ sở giá trị đạo đức tinh thần của người đó.
Cập nhật thêm thông tin 🌷 Đức Hạnh Là Gì 🌷 ngắn gọn
Ý Nghĩa Của Danh Dự
Thông tin chia sẻ về ý nghĩa của danh dự được SCR.VN tổng hợp sau đây:
- Là một phẩm chất quan trọng để khẳng định giá trị đạo đức, tinh thần tốt đẹp của chính bản thân mình, được xã hội tin tưởng và coi trọng.
- Người có danh dự thường sẽ được đánh giá cao bởi người có danh dự là người có phẩm chất đạo đức tốt, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc nên làm và không nên làm.
- Phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ.
Những Biểu Hiện Của Danh Dự
Những biểu hiện của danh dự phải kể đến như:
- Là người có nhân phẩm
- Tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận
- Thực hiện tốt nghĩa vụ về đạo đức
Đừng bỏ lỡ chia sẻ về 💧 Chính Trực Là Gì 💧 chi tiết
15 Ví Dụ Về Danh Dự Tiêu Biểu
Danh sách 15 ví dụ về danh dự tiêu biểu được SCR.VN sưu tầm dưới đây để gợi ý đến các bạn độc giả.
Tấm Gương Về Danh Dự – Mẫu 1
Một ngày như mọi ngày, Đại úy Nguyễn Tuấn Cường và đồng đội lại lặng lẽ làm nhiệm vụ. Từ phía xa, len lỏi giữa dòng người đang tất bật ngược xuôi, một chiếc xe máy chầm chậm đi qua tổ công tác, người điểu khiển phương tiện cố ra vẻ điềm tĩnh, nhưng vẫn không giấu khỏi sự lo sợ.
Bằng một phản xạ rất nhanh, anh cùng đồng đội ra tín hiệu dừng xe… Ngay lúc này, đối tượng ngồi sau bất ngờ nhảy xuống xe, chạy thục mạng về phía trước. Nhận thấy dấu hiệu nghi vấn, anh đã chỉ huy các mũi khép kín, bắt giữ đối tượng…
Khi Đại úy Nguyễn Tuấn Cường cùng với đồng đội trở về thì chuông đồng hồ đã điểm quá nửa đêm. Một ngày theo chân Đại úy Nguyễn Tuấn Cường và các thành viên tổ Y7/141, tôi thêm hiểu về công việc của anh và đồng đội.
Đội CSGT số 2 được giao nhiệm vụ phụ trách các cung đường thuộc quận Tây Hồ và Ba Đình (Hà Nội), đây là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, vì thế áp lực công việc của anh và đồng đội rất lớn.
Cùng với công tác bảo vệ an toàn các Đoàn đại biểu tại địa bàn được phân công, anh còn cùng tập thể chỉ huy đơn vị nghiên cứu, chủ động bố trí lực lượng, phân luồng giao thông hợp lý, nhằm đảm bảo tốt công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự giao thông.
Đại úy Nguyễn Tuấn Cường luôn có mặt tại những điểm nóng, các tuyến, địa bàn phức tạp về tình hình an toàn giao thông để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn giao thông, đảm bảo không để xảy ra ùn tắc, phục vụ nhân dân đi lại thông suốt, an toàn, thuận tiện.
Bên cạnh đó, với tư cách là tổ trưởng Tổ công tác Y7-141, Đại úy Nguyễn Tuấn Cường và cán bộ chiến sỹ trong tổ công tác còn tham gia bắt giữ các đối tượng phạm tội hình sự, góp phần trấn áp tội phạm.
Với những thành tích đã đạt được, 8 năm liên tục, anh đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; vinh dự được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an (4 lần); Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội (3 lần); Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Năm 2017, anh được UBND TP Hà Nội chọn là đại diện cho Khối cán bộ công chức toàn thành phố, là 1 trong 5 gương điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt của TP Hà Nội… Anh cũng là một trong 10 gương mặt trẻ Công an Thủ đô tiêu biểu năm 2017 được tuyên dương.
Câu Chuyện Về Danh Dự – Mẫu 2
Có câu chuyện vô cùng cảm động về ông già tù nhân Cao Văn Ngọc, sinh năm 1897, quê ở Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã kiên cường đấu tranh chống ly khai, bảo vệ Đảng và lãnh tụ, dù ông không là đảng viên. Ông đối mặt với kẻ thù và khẳng định: Cụ Hồ giải phóng cho dân tộc khỏi ách nô lệ, tôi mang cái nợ đó, tôi phải trả suốt đời.
Ông cũng nói với các đồng chí bị giam cùng phòng: Mấy chú là đảng viên, mấy chú được chiến đấu cho lý tưởng cộng sản, được chết cho lý tưởng cộng sản thì còn vinh dự nào bằng.
Trong cuộc đấu tranh một mất một còn đó, đã có những tấm gương sáng ngời, được gọi là năm ngôi sao sáng: Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Bình, Phạm Quốc Sắc, Nguyễn Minh, Lê Văn Một. Ở những con người đó là sự hòa quyện, thống nhất giữa lý tưởng, danh dự và trách nhiệm, niềm tin vào thắng lợi.
Ví Dụ Về Coi Trọng Danh Dự – Mẫu 3
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, 28 năm làm quan, ở vùng nào ông cũng dồn tâm sức làm cho dân được ấm no, yên vui. Ông tổ chức đào kênh, làm thủy lợi ở nhiều tỉnh Bắc Kỳ, đặc biệt tổ chức khai khẩn vùng ven biển, lập huyện mới Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình).
Nhân dân yêu quý, kính trọng lập đền thờ ông khi ông còn sống. Nguyễn Công Trứ từng nói: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông”. Danh ở đây không phải là quyền cao chức trọng, khoa bảng mà là đạo làm người, phụng sự đất nước và nhân dân, là nghĩa khí, coi thường danh lợi.
Ví Dụ Về Danh Dự Của Người Học Sinh – Mẫu 4
- Ví dụ 1: danh dự đoàn viên thanh niên, đạt học sinh giỏi, danh hiệu học sinh suất sắc,…
- Ví dụ 2: Thực hiện tốt các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi, thực hiện nội quy nhà trường, trân trọng danh dự nhân phẩm của bản thân và những người khác.
Ví Dụ Về Danh Dự Người Cảnh Sát – Mẫu 5
Đó là một ngày giữa năm 2016, như thường lệ, sau khi lấy tiền hàng, anh Đức phóng xe về công ty. Vào giờ cao điểm, đoàn xe nhích từng bước một trên cung đường Nguyễn Thái Học – Chu Văn An, mải mê đi đường, chiếc túi xách để 70 triệu đồng tiền hàng cùng chiếc ví của anh rơi lúc nào mà không hay.
Khi phát hiện sự việc, anh Đức vô cùng lo lắng. Số tiền 70 triệu đồng là tài sản lớn đối với gia đình anh. Trong trường hợp không tìm thấy, anh phải vay mượn tiền hoặc trừ lương của cơ quan trong một thời gian dài mới có thể hết nợ. Song mất tiền thì có thể làm lại được nhưng mất danh dự và niềm tin thì khó có thể lấy lại…
Giữa lúc anh hoang mang nhất thì nhận được điện thoại của Đại úy Nguyễn Tuấn Cường… trong giây phút ấy, anh vỡ òa hạnh phúc.
Trước đó, trong quá trình làm nhiệm vụ tại chốt chỉ huy điều khiển giao thông ngã tư Nguyễn Thái Học – Chu Văn An, cán bộ Đội CSGT số 2 nhặt được chiếc cặp màu đen của người dân đánh rơi ven đường.
Khi kiểm tra chiếc túi xách, Đại úy Nguyễn Tuấn Cường và đồng đội phát hiện khoảng 70 triệu đồng; một chiếc ví, có giấy tờ tùy thân mang tên anh Đức. Chắc chắn người mất số tiền này sẽ rất hoang mang, lo lắng…
Với suy nghĩ như vậy, anh đã liên hệ với Công an xã Tiên Dương tìm kiếm người đàn ông có tên như trong chứng minh nhân dân. Sau khi có số điện thoại của anh Đức, Đại úy Nguyễn Tuấn Cường đã chủ động liên hệ và trao trả số tiền cho người đánh rơi theo đúng quy định của pháp luật.
Xúc động trước sự tận tụy, trách nhiệm của Đại úy Nguyễn Tuấn Cường và các cán bộ Đội CSGT số 2, anh Đức đã viết thư cảm ơn đến đồng chí Giám đốc và Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội.
Câu chuyện của một công dân nhận lại tài sản sau nhiều năm bị đánh mất… thôi thúc chúng tôi tìm gặp Đại úy Nguyễn Tuấn Cường, người chiến sỹ giao thông có những việc làm thiết thực, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an trong lòng dân vào một buổi chiều muộn hiếm hoi anh có thể tranh thủ về nhà đón con.
Tìm hiểu thêm 💙 Lý Tưởng Sống 💙 là gì, ví dụ
Ví Dụ Về Danh Dự Của Người Bác Sĩ – Mẫu 6
Bác sĩ Đinh Văn Tần người bác sĩ luôn tận tụy với dân. Vào làm việc tại TTYT huyện Ba Vì từ năm 1986 sau đó, bác sĩ Đinh Văn Tần được bổ nhiệm làm đội phó Đội y tế dự phòng, rồi là đội trưởng và đến năm 2006 TTYT huyện Ba Vì tách ra thành 2 đơn vị: Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì và TTYT Dự phòng huyện Ba Vì rồi sau này là TTYT huyện Ba Vì, bác sĩ Tần giữ chức vụ giám đốc TTYT.
Lúc đầu, TTYT chỉ có 34 cán bộ trong đó chỉ có 05 bác sĩ, đến nay, TTYT huyện Ba Vì đã có 316 cán bộ với 6 bác sĩ CKI và 27 bác sĩ, nhiều dược sĩ đại học, điều dưỡng đại học, cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng khang trang đầy đủ.
Với mong muốn để người dân có sức khỏe và không có bệnh dịch xảy ra trên địa bàn huyện, bác sĩ Đinh Văn Tần đã lãnh đạo đơn vị làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân huyện Ba Vì. Công tác truyền thông – giáo dục sức khỏe cũng được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
Những đợt địa phương có dịch bệnh, bác sĩ Tần trực tiếp xuống cơ sở hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng,… nhờ vậy người dân hiểu và làm theo, dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời, đời sống người dân được ổn định.
Tiếp xúc với cộng đồng không phải là chuyện dễ và không phải ai cũng làm được, đôi khi tiếp xúc với những người có thái độ không tốt nhưng bác sĩ Tần vẫn nhẹ nhàng giải thích không để họ hoang mang, và sau khi hiểu ra vấn đề người dân mới càng nể phục, kính trọng và yêu mến bác sĩ Tần nhiều hơn.
Rồi công tác tiêm chủng mở rộng cần đảm bảo an toàn tuyệt đối không để xảy ra sai xót chuyên môn, hạn chế tai biến xảy ra, bác sĩ Tần đã mời cán bộ TTYT Dự phòng Hà Nội về đào tạo, đào tạo lại và cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng cho cán bộ tiêm chủng của các trạm y tế xã, thị trấn.
Các chương trình y tế đều được bác sĩ Tần chỉ đạo đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, vấn đề con người được hết sức chú trọng. Bác sĩ Tần luôn quan tâm đến công tác đào tạo cho nhân viên, động viên cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Từ năm 2008 đến nay đã cho 36 cán bộ của trung tâm và trạm y tế đi học lên bác sĩ, cử nhân y tế công cộng, và các chuyên ngành khác.
Từ năm 2011 đến nay, TTYT huyện Ba Vì liên tiếp được phong tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; năm 2014, trung tâm đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2011, bác sĩ Tần đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở…
Nghiêm khắc, quyết đoán trong công việc, giản dị, hòa đồng với nhân viên, đồng nghiệp… là những điều cán bộ, nhân viên ở TTYT huyện Ba Vì nói về bác sĩ Đinh Văn Tần. Với họ, người lãnh đạo cao nhất của đơn vị luôn gần gũi, thân thuộc như người cha, người chú, người anh em vậy.
Ví Dụ Về Danh Dự Hay Nhất – Mẫu 7
Câu chuyện về đại úy Nguyễn Tuấn Cường không giấu được xúc động khi nghĩ rằng công việc hằng ngày của mình lại mang đến cho gia đình người bị mất tài sản một niềm vui lớn lao như vậy.
Anh nhớ lại: Khoảng 21h45 ngày 14-7, tổ công tác Y7/141 làm nhiệm vụ tại nút giao thông Lý Thái Tổ – Trần Nguyên Hãn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Trong dòng người hối hả ngược xuôi, anh phát hiện 1 nam thanh niên điều khiển xe máy hiệu Honda Spacy BKS 29R4-7608 có dấu hiệu nghi vấn. Dù người vi phạm đã xuất trình giấy tờ xe nhưng bằng linh cảm, anh vẫn phát hiện có điều gì đó không bình thường. Và linh cảm của người Đội phó ấy đã hoàn toàn chính xác, số khung, số máy chiếc xe không trùng khớp với giấy đăng ký.
Tiến hành tra cứu, tổ công tác xác định chiếc xe Spacy mang BKS 29K3-2666, chủ nhân là bà Đinh Thị Minh Phương (địa chỉ tại 181 phố Sơn Tây, phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội). Ngay sau đó, anh đã liên hệ với gia đình và được biết gia đình bà Phương đã bị mất chiếc xe này cách đây 16 năm.
Có mặt tại Công an phường Lý Thái Tổ, ông Nguyễn Hùng Anh (56 tuổi, chồng bà Phương) cho biết, năm 2000, do sơ suất nên bà Phương đã để kẻ gian lấy mất chiếc xe. Thời điểm mất chiếc xe, ông Nguyễn Hùng Anh đang ở Nga và năm 2003 thì về nước.
Ông Hùng Anh cho biết thêm, chiếc xe do vợ ông đứng tên đăng ký. Vợ ông đã qua đời cách đây 2 năm do mắc bệnh hiểm nghèo. Trong 2 năm liên tiếp 2016 và 2017, tổ công tác 141 do Đại úy Nguyễn Tuấn Cường phụ trách luôn dẫn đầu về số vụ việc bắt giữ, trong tổng số 15 Tổ công tác 141 của Công an TP Hà Nội.
Anh đã cùng đồng đội bắt giữ nhiều đối tượng hình sự nguy hiểm, thu giữ nhiều tài sản trả lại cho người bị hại.
Khi tôi hỏi về bí quyết của sự thành công, Đội phó Nguyễn Tuấn Cường cười xòa: Đó là thành tích của cả tập thể, không phải riêng cá nhân tôi. Trong dòng người qua lại, ngoài việc phát hiện đâu là tội phạm và các dấu hiệu nghi vấn còn là sự nhạy cảm và bản lĩnh nghề nghiệp.
Ví Dụ Về Danh Dự Ý Nghĩa – Mẫu 8
Hiền lành, dễ mến và giọng nói nhẹ nhàng, cởi mở là những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với bác sĩ Đặng Thị Mười. Trải qua 35 công tác, bác sĩ Mười đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ y đức, hết lòng tận tụy chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân, là một trong những tấm gương sáng của ngành Y tế huyện Chợ Gạo.
Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Y tế Tiền Giang, năm 1986, bác sĩ Mười được phân công về công tác tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo. Sau nhiều năm công tác, chị được bổ nhiệm qua nhiều cương vị như: Trưởng khoa cấp cứu và hiện nay giữ chức vụ Trưởng khoa Nhi.
Dù ở cương vị công tác nào, bác sĩ Mười luôn cố gắng khắc phục khó khăn và không ngừng phấn đấu rèn luyện, khẳng định năng lực lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trong qua trình công tác, bác sĩ Mười thường xuyên tự nhắc nhở bản thân học tập, tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao y đức để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn.
Sau khi về nhận nhiệm vụ công tác, năm 1992, chị tiếp tục học chuyên ngành Bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh để bổ sung kiến thức chuyên môn; đến năm 1997, chị học chuyên khoa Nhi tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh.
Trong đơn vị, chị Mười luôn nêu gương đi đầu thực hiện, chấp hành tốt các quy chế chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy của cơ quan, ngành; luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến của người bệnh; thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh, không để bệnh nhân đến khám phải chờ đợi.
Để hoàn thành công việc được giao, nhất là trong công tác chuyên môn, chị Mười đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, nhờ đó chị đã cùng với đồng nghiệp thực hiện tốt công tác chẩn đoán điều trị đối với những ca bệnh khó.
Làm công tác quản lý là công việc còn khá mới mẻ nên chị luôn ý thức được trọng trách được giao, đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc các giải pháp nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị; nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào chữa bệnh. Bên cạnh đó, chị còn tích cực tham gia thực hiện các đề tài sáng kiến trên cơ sở nhiệm vụ được cấp trên phân công.
Nhi khoa là lĩnh vực khó, đòi hỏi người thầy thuốc bên cạnh có chuyên môn tốt còn cần có tấm lòng nhân ái, đặc biệt với trẻ em. Với bản tính trầm, giản dị, bác sĩ Mười luôn nhẹ nhàng trong ứng xử với bệnh nhân, đặc biệt với trẻ nhỏ đang trong thời gian điều trị bệnh.
Ngoài làm tốt công tác khám, chữa bệnh, chị luôn gần gũi với đồng nghiệp, giúp đỡ hướng dẫn các đồng nghiệp mới vào nghề tiếp cận với công việc; tuyên truyền, vận động các đồng nghiệp trong khoa tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của cơ quan, ngành Y tế. Không chỉ “giỏi việc nước”, bác sĩ Mười còn có một gia đình hạnh phúc khi hai con ngoan ngoãn và đang nỗ lực theo ngành Y của cha mẹ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo cho biết: “Bác sĩ Mười rất yêu nghề, giỏi về chuyên môn, “hồng” về đạo đức, có tấm lòng nhân hậu, được nhân dân, đồng nghiệp yêu mến. Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú là vinh dự của bác sĩ Mười, đồng thời cũng là của ngành Y tế huyện nhà.”
Với những cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bác sĩ Đặng Thị Mười đã nhận được nhiều Bằng khen và giấy khen; tiêu biểu như danh hiệu Chiến sĩ thi đua 05 năm liền, danh hiệu Thầy thuốc tận tâm năm 2014.
Đặc biệt, năm 2021, danh hiệu Thầy thuốc ưu tú như niềm động viên, khích lệ bác sĩ Mười càng nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ như lời Bác Hồ đã dạy về trách nhiệm, nghĩa vụ và tình thương, lòng bác ái, hy sinh, sự tận tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập tiến bộ và ý thức kỷ luật của cán bộ, nhân viên ngành Y.
Ví Dụ Về Danh Dự Ấn Tượng – Mẫu 9
Mang trên mình danh dự, trách nhiệm của người thầy thuốc quân y, thiếu tá – bác sĩ Vũ Sơn Giang (Phó Chủ nhiệm chính trị Bệnh viện Quân y 175, TPHCM) luôn khắc ghi lời thề binh nghiệp, hết lòng vì đồng đội, vì bà con nhân dân. Anh được vinh danh là 1 trong 10 Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021.
Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân y vào năm 2008, bác sĩ Vũ Sơn Giang nhận công tác tại Bệnh viện Quân y 175 và làm việc tại đây cho đến nay. Hơn 10 năm công tác, dù ở bất kỳ hoàn cảnh, nhiệm vụ nào, chàng bác sĩ khoác áo lính đều nỗ lực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thời quan qua, được sự tin tưởng, giao nhiệm vụ của Ban Giám đốc, bác sĩ Giang vừa đảm nhiệm công việc quản lý nhân sự, vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một bác sĩ khoa Hồi sức tích cực.
Khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 với chủng Delta bùng phát tại TPHCM và gây ra hậu quả nặng nề, nhận chỉ lệnh của Ban giám đốc, bác sĩ Giang và đồng nghiệp đã nhanh chóng thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID với 200 giường, rồi 350 giường, sau đó lên 500 giường bệnh, hỗ trợ thành phố và các tỉnh lân cận chống dịch.
Sau khi Chính phủ nhận thấy biện pháp chống dịch căn cơ phải tập trung vào chiến lược vắc-xin, bác sĩ Vũ Sơn Giang được bệnh viện cử làm nhiệm vụ phủ vắc-xin nhanh nhất có thể cho TPHCM và các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ.
Chia sẻ về công việc trong những ngày trên “tuyến lửa” chống “giặc” COVID-19, bác sĩ Giang cho biết, khi nhận nhiệm vụ tại Trung tâm COVID của bệnh viện, áp lực lớn nhất là số lượng bệnh nhân đông, nặng rất nhiều, trong khi khả năng thu dung của trung tâm có giới hạn.
“Nhiều khi hết giường, người nhà và bệnh nhân cầu cứu, với lương tâm người nhân viên y tế, chúng tôi không thể bỏ rơi bệnh nhân, nhưng nhận lại không có chỗ. Tình huống lúc đó rất nan giải, bắt buộc chúng tôi phải tư vấn và sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân khi có dấu hiệu trở nặng”, bác sĩ Vũ Sơn Giang nhớ lại.
Cũng theo BS. Giang, những ngày thực hiện tiêm phòng vắc-xin, nhiều người lớn tuổi không muốn tiêm, anh và đồng nghiệp đã phải động viên, dỗ dành, làm sao cho những cụ lớn tuổi, có bệnh nền được tiêm càng nhiều càng tốt. Mặt khác, đội ngũ y tế tại bệnh viện cũng sẵn sàng xử lý các tình huống bất thường sau tiêm cho người dân.
“Mang trên mình màu áo của người lính, trước hết chúng tôi phải thực hiện nghiêm túc 10 lời thề danh dự của quân nhân, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì, tham gia đảm bảo bình yên cho Tổ quốc, đảm bảo tính mạng của nhân dân. Ngoài ra, tôi còn một màu áo gắn liền với cuộc đời binh nghiệp, là màu áo blouse. Tôi dặn mình phải luôn luôn giữ được sự tinh khiết của màu áo blouse”, thiếu tá – bác sĩ Vũ Sơn Giang bộc bạch.
Tiếp nối truyền thống ngành y và danh dự của một người quân nhân, thiếu tá – bác sĩ Vũ Sơn Giang khẳng định trong chặng đường tiếp theo luôn học tập, rèn luyện để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, luôn giữ vững được phẩm chất người chiến sĩ, bác sĩ quân y “vừa hồng – vừa chuyên”.
Vị bác sĩ khoác trên mình bộ quân phục cũng cho rằng còn phải nuôi dưỡng, tạo dựng sự nhiệt huyết cho các thế hệ nhân viên y tế mai sau, giữ vững phẩm chất của người bác sĩ – chiến sĩ quân y. “Chúng tôi nhắc mình phải luôn đặt tính mạng bệnh nhân lên hàng đầu, luôn xem bệnh nhân như người thân của mình. Cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng tôi sẽ không để ai ở lại phía sau”, bác sĩ Giang bày tỏ.
Ví Dụ Về Danh Dự Đặc Sắc – Mẫu 10
Tại địa bàn tỉnh, trong năm 2017 cũng đã nổi lên một số vụ việc như một số giáo viên tại huyện Đăk Tô tham gia môi giới, làm bằng tốt nghiệp THPT giả; hiệu trưởng tổ chức thu tiền dạy phụ đạo sai quy định trong một thời gian dài.
Các vụ việc nêu trên đã ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, tâm lý, niềm tin của học sinh; uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo và gây bức xúc trong xã hội. Đồng thời, nó gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa sút đạo đức nhà giáo. Ngày nay, trong cơ chế thị trường, trước những cám dỗ về vật chất nên đôi lúc, đôi nơi, chữ tâm của người giáo viên bị đánh mất. Bên cạnh đó, thực trạng thu nhập của giáo viên còn thấp, đời sống của một bộ phận giáo viên còn nhiều khó khăn, đặc biệt là giáo viên mới ra trường, giáo viên hợp đồng đồng lương quá eo hẹp nên một số người đã không giữ được cái tâm trong sáng.
Đón đọc thêm 🌲 Lẽ Sống Là Gì 🌲 chi tiết nhất
Ví Dụ Về Danh Dự Ngắn Nhất – Mẫu 11
- Ví dụ 1: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người Bộ trưởng Y tế đáng kính, chỗ nào có dịch, có bệnh là Ông tìm đến. Phạm Ngọc Thạch đã vượt qua bom đạn, rừng núi vào tận chiến trường với quyết tâm tìm ra phương thức, cách chữa đạt hiệu quả cao đối với đồng bào, chiến sĩ miền Nam và Ông đã hy sinh trên chiến trường ngày 7/11/1968 trong khi thực hiện sứ mệnh cao cả đó.
- Ví dụ 2: Đó còn là Giáo sư Đặng Văn Ngữ, người thầy thuốc có công to lớn trong công cuộc chống sốt rét ở nước ta thời chống Pháp và chống Mỹ. Tiền Giang chúng ta cũng rất tự hào và không bao giờ quên tấm gương dũng cảm.
- Ví dụ 3: Hy sinh cứu người của Võ Văn Đấu, một điều dưỡng của Bệnh viện Tâm thần, bị bỏng nặng khi thực hiện nhiệm vụ khống chế bệnh nhân tâm thần đang lên cơn kích động tại xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành vào ngày 12/7/2015; được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và mất vào ngày 03/8/2015.
- Điều dưỡng Võ Văn Đấu đã được Nhà nước truy tặng liệt sĩ để ghi nhận sự cống hiến lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Ví Dụ Về Danh Dự Nổi Tiếng – Mẫu 12
Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Mười luôn mang trong mình nhiệt huyết, đam mê, tình yêu nước thương dân, sự hy sinh thầm lặng của anh đã đóng góp không nhỏ vào bình yên của vùng đất anh hùng – Tam Bình.
Trong quá trình công tác gần 20 năm, gần 09 năm giữ chức vụ Chỉ huy Đội An ninh đã mang đến cho anh một tác phong gần gũi, đĩnh đạc của người Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Đồng chí Nguyễn Văn Mười có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, Chỉ thị của Ngành, Điều lệnh Công an nhân dân,
Có lối sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, không lợi dụng nhiệm vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân, luôn thực hành tiết kiệm, không tham ô lãng phí và các biểu hiện tích cực khác làm ảnh hưởng đến uy tín của nghành củng như của bản thân và luôn thể hiện tính tiến phong trong mọi nhiệm vụ được giao.
Khi mới bước chân vào Ngành, đồng chí Mười đã góp sức mình vào giải quyết các cuộc khiếu kiện kéo dài, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, …
Từ đó đã tham mưu lãnh đạo Công an huyện Tam Bình những địa điểm nào có cơ sở ngầm của các hội nhóm, tổ chức phản động, những đối tượng chống đối cực đoan, những biện pháp nghiệp vụ vừa khôn khéo vừa tài tình để giúp công tác đấu tranh được diễn ra thuận lợi, không để lại thương vong trong nhân dân và đưa kẻ xấu chịu sự trừng phạt trước pháp luật. Từ đó, càng xây dựng được tình quân dân thắm thiết, nhận được sự hỗ trợ, tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân.
Với trách nhiệm là người chỉ huy của một đơn vị mũi nhọn, anh luôn xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của bản thân, luôn thể hiện tinh thần gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, đảm nhận những phần việc khó. Luôn nêu gương trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao hiệu quả công tác, đối mới lề lối, tác phong làm việc hiệu quả. Nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đồng chí Nguyễn Văn Mười chủ động tham mưu Đảng ủy Công an huyện Tam Bình tăng cường công tác đưa lực lượng hướng về cơ sở, chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã theo chủ trương “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.
Làm tốt công tác xã hội, phòng chống bão lũ, cứu nạn, cứu hộ, đắp đập đê vỡ,… trong các đợt bão lũ xảy ra trên địa bàn huyện. Góp phần giúp đỡ người dân trong hoàn cảnh khó khăn, nâng cao hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an trong lòng nhân dân.
Dẫn Chứng Về Danh Dự Chi Tiết – Mẫu 13
Câu chuyện về em Đỗ Tuấn L (học lớp 4, trường Tiểu học Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) đã bị cô giáo bắt 42 bạn cùng lớp tát vào mặt là hành vi đi ngược lại với mục tiêu giáo dục tiểu học để đào tạo ra một thế hệ mới, là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này.
Hành vi của cô giáo này đã đi ngược lại với tư cách, đạo đức của Nhà giáo chân chính, vi phạm nghiêm trọng nhiệm vụ của nhà giáo là luôn phải giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học; đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
Ví Dụ Về Xâm Phạm Danh Dự – Mẫu 14
Lên mạng xã hội đăng tin bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, một người đàn ông tại Bình Dương đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng.
Ngày 27.10, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với ông L.C.H (44 tuổi, ngụ TX.Bến Cát) vì đăng tin bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Theo cơ quan công an, trước đó trong tháng 9.2022, ông H. đã sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh liên quan đến ông N.H.N (36 tuổi, ngụ TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm buộc ông N. phải trả số tiền 130 triệu đồng.
Liên quan đến vụ việc này, ông N.H.N cho biết mình không vay mượn tiền của ông H. Số tiền đó là do mẹ ông N. vay mẹ vợ ông H. nhưng chưa trả.
Làm việc với cơ quan chức năng, ông H. thừa nhận việc đã sử dụng mạng xã hội để đăng tin bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông N. mục đích là để ép ông N. phải trả tiền nợ thay cho mẹ.
Ví Dụ Về Xúc Phạm Danh Dự Nhân Phẩm – Mẫu 15
Tình trạng nhiều người lên mạng xã hội xúc phạm đến cá nhân, tổ chức khá phổ biến. Có người lên mạng cãi qua cãi lại, nhưng có người kiện ra tòa cho nhanh. Ví dụ như trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng vừa bị kiện.
Bà Lê Thị Giàu khởi kiện ra TAND quận 1, TP.HCM về việc bà Nguyễn Phương Hằng đã có hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của bà trên livestream vào ngày 14.5. Đồng thời, bà Giàu cũng yêu cầu tòa án buộc bà Nguyễn Phương Hằng gỡ bài nói về bà, công khai xin lỗi và cải chính trên mạng YouTube, bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần.
Chuyện bồi thường bao nhiêu, có căn cứ hay không có căn cứ, chuyện đó để tòa lo, còn điều mà chúng ta nhìn thấy là một vụ kiện về xúc phạm uy tín, danh dự.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Sống Đẹp Là Gì 🍃 ý nghĩa