Học Tập Là Gì, Ý Nghĩa [15+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Học Tập Hay]

Học Tập Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 15+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Học Tập Hay ✅ Hãy Cùng SCR.VN Khám Phá Những Thông Tin Hữu Ích Được Tổng Hợp Sau Đây.

Học Tập Là Gì

”Học tập” là cụm từ rất quen thuộc, bất cứ ai cũng đều phải học dù là ở bất kỳ hình thức nào. Vậy bạn đã hiểu rõ học tập là gì hay chưa? Hãy cùng SCR.VN đi tìm hiểu rõ hơn với những thông tin dưới đây nhé!

  • Học tập là quá trình tiếp thu, tìm hiểu để có sự hiểu biết về kỹ năng, tri thức cơ bản cho bản thân mình.
  • Học tập là không ngừng trau dồi, bổi sung kiến thức mới, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hay sở thích và liên quan đến việc tổng hợp những thông tin khác nhau.
  • Ngoài ra, học tập còn là quá trình nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng các vấn đề, lĩnh vực mà mình muốn biết.

Đón đọc thêm 🌷 Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Học Tập 🌷 bất hủ

Ý Nghĩa Của Học Tập

Tiếp tục bài viết là những chia sẻ về ý nghĩa của học tập:

  • Học tập là một hành trình kéo dài suốt đời, mỗi người cần cố gắng học tập không ngừng để nâng cao tri thức. Từ đó, nâng cao khả năng tư duy để có thể tiếp nhận những tác động xung quanh cuộc sống thông qua các giác quan của mình.
  • Học tập giúp nắm bắt cơ hội, tự tạo ra hạnh phúc của riêng mình. Hạnh phúc có một ý nghĩa lớn hơn chính là sự sẻ chia, và chúng ta không thể trao tặng ai điều gì nếu chúng ta không có những thứ đó trong lòng.
  • Học tập còn giúp mọi người hiểu biết hơn, từ đó vun đắp lòng yêu thương, học cách sẻ chia, tôn trọng xung quanh, đó có lẽ là gia tài lớn nhất mà một nhân cách có được.

Mục Đích Học Tập Của Học Sinh Là Gì

Vậy mục đích học tập của học sinh là gì? Hãy đi tìm cấu trả lời ngay sau đây:

  • Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.
  • Học tập để có kiến thức, kỹ năng trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp
  • Học tập để hực hiện trách nhiệm đối với gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Gửi đến bạn chùm 🔻 Thơ Về Học Tập 🔻 hay nhất

15 Dẫn Chứng Về Học Tập Tiêu Biểu

Khám phá ngay 15 dẫn chứng về học tập tiêu biểu được SCR.VN tổng hợp dưới đây nhé!

Tấm Gương Về Học Tập – Mẫu 1

“Cậu bé Google” san bằng kỷ lục 16 năm của “Đường lên đỉnh Olympia”

Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là “cậu bé Google” nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác. Minh gây ấn tượng với khán giả truyền hình cả nước qua chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 17 khi giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng kỷ lục 460 điểm của chương trình trong vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết năm.

Mẹ Phan Đăng Nhật Minh cho biết “cậu bé Google” nhận biết các con số khi chỉ mới 6 tháng tuổi, đọc chuẩn chữ trên tivi và truyện cổ tích lúc 18 tháng tuổi, giải toán nhanh từ tuổi mầm non. Đó chính là lý do Minh tận dụng tốt 60 giây ở phần thi khởi động, trả lời chính xác ngay khi MC chưa đọc xong câu hỏi. Dù thể hiện xuất sắc trong các phần thi, Phan Đăng Nhật Minh vẫn tiếc nuối vì chưa thể lập kỷ lục mới cho chương trình.

Câu Chuyện Về Học Tập – Mẫu 2

Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, ở trong căn nhà xập xệ rộng chưa tới 20 m2 vốn là chuồng heo, kho chứa củi. Nguồn sống của gia đình là thu nhập bấp bênh từ nghề thiết kế biển quảng cáo của bố, nghề lao công vất vả sớm hôm của mẹ.

Liên từng học lớp chuyên Anh trường chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm, có kinh nghiệm dạy thêm tiếng Anh ở các mái ấm tình thương từ ngày cấp ba và các trung tâm ngoại ngữ.

Sau khi đỗ ngành khoa học của một trường đại học ở TP HCM, Liên bảo lưu một hoc kỳ để theo đuổi học bổng du học. Tháng 4, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard. Hiện Liên học tập tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới này.

Ví Dụ Về Học Tập Tiêu Biểu – Mẫu 3

Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) trải qua chặng đường dài đầy chông gai trước khi giành được học bổng đắt giá SUFONAMA kéo dài hai năm do nhóm 5 đại học tốt nhất châu Âu về lâm nghiệp và quản lý tài nguyên cấp. Yến là người dân tộc Dao, nơi người dân giữ nếp suy nghĩ không ủng hộ con gái học hành.

Hết lớp 9, cô phải nghỉ học để đi làm nương. Sau ba năm thuyết phục người nhà, cuối cùng Yến được đi học cấp ba với ước mơ làm cô giáo. Tuy nhiên, trận lũ lịch sử năm 2008 khiến cô thay đổi suy nghĩ, chọn Đại học Lâm nghiệp là bến đỗ tiếp theo bởi khao khát tìm cách giữ rừng, hạn chế lũ.

Yến chật vật vượt qua sự tự ti để học tiếng Anh, làm thêm ở sân golf để trang trải học phí. Cô gái Dao từng trượt học bổng Nhật vì lý do sức khỏe. Cô vừa đi làm vừa tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng và đến tháng 3 nhận được email thông báo trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen, Đức.

Ví Dụ Về Tư Duy Sáng Tạo Trong Học Tập – Mẫu 4

Anh Khoa là một người anh họ tài giỏi của em. Anh Khoa đang học tại ngôi trường đại học lớn về kỹ thuật, điện tử. Anh ấy rất yêu thích việc được chế tạo ra những đồ vật từ những vật dụng bỏ đi. Em cũng rất thích những đồ vật đó vì trông nó hoàn toàn khác biệt với những đồ vật chưa chế tạo thông thường. Em có gợi ý rằng anh có thể làm đồng hồ hay không? Thì anh Khoa đồng ý sẽ làm cho em một chiếc đồng hồ treo tường.

Khi thấy chiếc đồng hồ đó thì em vô cùng ngạc nhiên bởi nó được chế tạo từ nắp chai nhựa và chúng cũng được sử dụng như bình thường. Những sáng tạo độc đáo đó khiến em rất ngưỡng mộ anh Khoa và cũng mong muốn bản thân có được sự năng động sáng tạo như vậy.

Ví Dụ Về Học Tập Tự Giác Tích Cực – Mẫu 5

Trang Ha, cô gái đến từ Bình Dương, Việt Nam, bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas – Fort Smith (Mỹ) như một tấm gương vượt khó học giỏi với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa). Cô sinh viên năm hai đã vượt qua cú sốc ngoại ngữ, dành hơn một tháng học thuộc đường tới trường, đọc sách giáo khoa bằng chữ nổi, học cách sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học.

Trang tốn 3 tiếng để hoàn thành bài tập, gấp 3 lần một học sinh bình thường. Mỗi khi bắt đầu học kỳ mới, Trang lại mất thêm nhiều thời gian học thuộc đường tới lớp mới, tìm sách giáo khoa. Kết quả học tập sau năm đầu tiên ở đại học là chứng minh nghị lực của cô gái Việt Nam nhỏ bé sống trên đất Mỹ.

Đừng bỏ lỡ 🌲 Những Câu Nói Truyền Cảm Hứng Học Tập 🌲 nổi tiếng

Ví Dụ Về Học Tập Và Làm Theo Lời Bác – Mẫu 6

  • Vi dụ 1: Sinh viên tích cực tham gia hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên,Hội Sinh viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.
  • Vi dụ 2: Hội viên, sinh viên cần Chủ động học tập kiến thức, tích cực tu dưỡng đạo đức,rèn luyện sức khỏe, có lối sống lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội, không nói dối thầy cô, cha mẹ.
  • Vi dụ 3: Không gian lận trong thi cử, làm tròn trách nhiệm của người con ngoan, trò giỏi. Phải đấu tranh với vấn đề quay cóp, học hộ, thi hộ, bằng giả, mua bán tri thức.
  • Vi dụ 4: Tích cực vận dụng kiến thức học được từ nhà trường áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, vào công việc

Dẫn Chứng Về Học Tập Cụ Thể – Mẫu 7

Nguyễn Quỳnh Anh, dân tộc Tày là một trong hai gương mặt học sinh DTTS có thành tích cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 của tỉnh Điện Biên, với số điểm đạt được là 27,25. Hiện, Quỳnh Anh đang là sinh viên năm thứ nhất khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Ngay từ nhỏ, Quỳnh Anh đã có niềm yêu thích đặc biệt đối với Văn học. Với suy nghĩ, Văn học sẽ giúp bồi dưỡng tâm hồn, có những cảm xúc chân thật với đời sống xung quanh, em đã duy trì thói quen đọc sách, nuôi dưỡng niềm đam mê Văn học. Chính vì thế, vào THPT em đã quyết định thi vào lớp chuyên Văn của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên để tiếp tục niềm đam mê với văn học của mình.

Quỳnh Anh cho biết, trong quá trình học, em luôn được các thầy cô, bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về kiến thức, kỹ năng để có kết quả cao. Bố mẹ thường mua thêm sách cho em đọc và dành nhiều thời gian để em tập trung cho việc học.

Để học tốt môn Ngữ văn, em đã trau dồi được vốn kiến thức ngôn ngữ, rèn luyện cách viết trôi chảy bằng việc đọc thêm nhiều sách báo. Bên cạnh đó, em còn kiên trì, dành nhiều thời gian luyện viết, luôn dành sự tập trung cao đối với môn học. Nhờ đó mà trong cả 12 năm học, Quỳnh Anh đều đạt học sinh giỏi.

Tuy dành nhiều thời gian cho môn Ngữ văn, nhưng không vì thế mà Quỳnh Anh sao nhãng những môn học khác. Em học giỏi đều tất cả các môn học và còn tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp, được thầy cô và bạn bè yêu mến.

Sắp tới, Quỳnh Anh có nhiều kế hoạch, em đang nuôi trong mình hoài bão lớn lao là làm sao có thể giúp đỡ được nhiều người. Cùng với đó, Quỳnh Anh đang cố gắng, nỗ lực từng ngày để hoàn thiện chương trình đại học, đó cũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của em.

Dẫn Chứng Về Học Tập Hay Nhất – Mẫu 8

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Tày ở TP. Cao Bằng, Trần Thu Hà có được điều kiện học tập tốt hơn so với nhiều bạn học sinh sống ở các bản làng xa thành phố. Thế nhưng gia đình Hà vẫn còn nhiều khó khăn khi bố mẹ em đều là lao động chân tay, không có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng.

“Bố mẹ em đi làm phụ hồ, tiền công chẳng đáng bao nhiêu, những hôm trời mưa không đi làm được thì không có thu nhập. Thế nhưng, bố luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có điều kiện ăn học. Cũng từ những động viên của bố mẹ mà em có nhiều động lực, quyết tâm hơn để học tập”, Thu Hà cho biết.

Suốt 12 năm học, Trần Thu Hà luôn là học sinh giỏi toàn diện. Với niềm yêu thích riêng với môn Địa lý, Thu Hà đã đạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm học lớp 11. Ấn tượng hơn cả là kết quả xuất sắc khi Thu Hà đỗ vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với 26,25 điểm.

“Khi được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019, em cảm thấy rất hạnh phúc. Sau nhiều năm cố gắng, cùng với bao vất vả của bố mẹ phần thưởng này chính là động lực cho em tiếp tục hành trình phía trước”, Thu Hà chia sẻ.

Dẫn Chứng Về Học Tập Chi Tiết – Mẫu 9

Là học sinh lớp 9 Trường PTDTBT THCS xã Ma Ly Pho, Hoàng Thị Yến – dân tộc Dao ở bản Pờ Ma Hồ, xã Ma Ly Pho, Phong Thổ (Lai Châu) là một trong những học sinh tiêu biểu ở xã biên giới này, luôn biết tự mình vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trở thành học sinh giỏi toàn diện.

Hoàng Thị Yến là chị cả trong một gia đình có 3 chị em, bố mẹ làm nghề nông ở bản Pờ Ma Hồ, xã Ma Ly Pho. Ngoài chăm lo học tập ở lớp, ở trường thì khi về nhà Yến còn phải phụ giúp bố mẹ những việc trong gia đình, chăm sóc, hướng dẫn các em học bài…

“Ở lớp Yến luôn chủ động trong học tập, lắng nghe, tiếp thu và tìm tòi học hỏi từ các bạn trong lớp, trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo để nâng cao kiến thức. Những nội dung, những vấn đề chưa rõ Yến luôn chủ động hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè”, thầy Đỗ Mạnh Cường, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 chia sẻ.

Không chỉ học giỏi, Yến còn luôn được thầy cô, bạn bè yêu mến, tin tưởng. Là Lớp trưởng Yến luôn năng động, nhiệt tình, trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn đứng đầu trong các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng như các hoạt động khác của nhà trường.

Dẫn Chứng Về Học Tập Chọn Lọc – Mẫu 10

Em Ngô Danh Quân – Học sinh lớp 3A – Trường Tiểu học Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cũng xứng đáng là một tấm gương sáng về “Người tốt, việc tốt” để các bạn noi theo.

Danh Quân là một cậu bé có dáng người đậm đạp, nước da trắng trẻo, đôi mắt to, đen láy toát lên vẻ tinh anh cùng nụ cười rạng rỡ thân thiện. Danh Quân rất hiền lành, tốt bụng, luôn nhường nhịn bạn, đặc biệt là bạn nữ. Em biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến các bạn trong lớp nhưng cũng rất cương trực, thẳng thắn với những quyết định em cho là đúng.

Em còn đưa ra lý lẽ cho những ý kiến đó để mọi người hiểu và đồng tình với mình. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ đã li hôn. Mẹ là công nhân may ở công ty tư nhân Thu Nguyên, với mức lương không cao, phải tằn tiện trong chi tiêu để nuôi hai chị em ăn học.

Nhận thức được hoàn cảnh của mình, Quân đã sớm có ý thức tự lập: tự phục vụ bản thân, tự lo sắp xếp đồ dùng cũng như thời gian học tập ở nhà, đặc biệt em còn biết nấu cơm 3 bữa sáng- trưa- tối cho cả mẹ và chị dù mới là cậu bé 8 tuổi.

Giống như rất nhiều học sinh trong lớp, Quân rất thích đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách về tự nhiên, em tính toán rất nhanh. Những giờ nghỉ năm phút hay giờ nghỉ giải lao – giờ ra chơi, Quân thường tranh thủ để đọc sách.

Cũng chính vì sự hoạt bát, năng động của mình mà Quân đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ thầy cô giao cho hay những công việc trong lớp. Vì thế, em đã giành được sự tin yêu cũng như lòng quý mến của các bạn và thầy cô, được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp.

Không chỉ xuất sắc trong những công việc trường lớp, Quân còn là một học sinh với thành tích học tập rất tốt. Em học rất đều tất cả các môn, nổi trội nhất là Toán. Giờ học nào bạn cũng hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.

Những lần kiểm tra miệng, em đều giơ tay trả lời câu hỏi của cô bởi em luôn chuẩn bị kĩ bài trước ở nhà. Em luôn chăm chú nghe giảng, những kiến thức nào chưa hiểu em sẽ hỏi thầy cô ngay để có thể hiểu rõ hơn về những kiến thức đó, cũng như để mở rộng thêm tầm hiểu biết của mình.

Vì vậy mà trong các bài kiểm tra, các kì thi cuối năm học, em luôn đạt kết quả tốt. Ba năm liền, Quân đạt danh hiệu: “Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”. Đặc biệt, năm học lớp 2 em đã đạt Huy chương bạc cấp quốc gia kì thi Olympic Toán- tiếng Anh TIMO.

Em vinh dự được Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen. Năm học này, với sự cố gắng,chăm chỉ của mình, Danh Quân đã đạt được Huy chương vàng cấp quốc gia kì thi Olympic Toán- tiếng Anh TIMO

Học giỏi như vậy nhưng Quân không kiêu căng, cho mình là hơn mọi người, mà em rất chan hòa với các bạn trong lớp, tích cực giúp đỡ các bạn trong học tập. Em luôn đem những kiến thức mình có được để giúp các bạn giải những bài tập khó, sẵn sàng giúp những bạn học còn chậm.

Quân là một học sinh rất gương mẫu. Ở trường, em luôn biết nghe lời thầy cô, lễ phép với người lớn. Ở nhà, Quân là một người con ngoan, hiếu thảo, chăm chỉ phụ giúp mẹ những công việc nhà.

Gửi đến bạn trọn bộ 💧 Câu Đố Vui Về Học Tập 💧 thú vị

Dẫn Chứng Về Học Tập Ấn Tượng – Mẫu 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh – tấm gương học tập suốt đời. Bản thân Bác chính là một tấm gương sáng về tinh thần học tập suốt đời. Người học từ sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân và từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới.

Bác học ở trường lớp không nhiều mà tự học là chính. Trong những năm tháng bôn ba nước ngoài, làm đủ các nghề để sống, khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết trong mùa đông băng giá ở nước Anh, khi thì bán báo, làm thợ ảnh, vẽ đồ cổ ở nước Pháp…, Bác đều tranh thủ để tự học.

Cần học chữ nào Bác viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, vừa làm vừa học, đến cuối ngày chữ mờ dần cũng là lúc Bác nhớ được hết. Mặc dù công việc nặng nhọc, kéo dài suốt ngày, Bác vẫn tranh thủ tới thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi kiến thức.

Tối đến, Bác đi dự những cuộc mít tinh, làm quen với các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật để nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Dù cuộc sống lao động vất vả, Bác vẫn đã tự rèn cho mình ý chí quyết tâm tự học một cách bền bỉ.

Những năm sống và hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ đã luôn nêu cao tinh thần tự học tập, rèn luyện trong thực tiễn. Chính từ những hoạt động trải nghiệm thực tế tại các nước thuộc địa, các nước thực dân, đế quốc, trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc bị áp bức, Bác đã tìm thấy lý luận Mác-Lênin, cẩm nang thần kỳ để cứu dân, cứu nước.

Bác luôn khẳng định, học cốt để áp dụng vào công việc thực tế, nếu lý thuyết mà không áp dụng vào thực tế là lý thuyết suông; chỉ học thuộc lòng lý thuyết thì lý thuyết ấy cũng vô ích, mà phải vừa học, vừa làm… Do đó, học phải đi đôi với hành.

Bác nhấn mạnh, muốn giỏi đòi hỏi phải gắn học với thực hành, học để vận dụng sáng tạo vào trong thực tế công tác, trong cuộc sống, học để ứng xử với bản thân, với mọi người, với thực tế cuộc sống, để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Dẫn Chứng Về Học Tập Đặc Sắc – Mẫu 12

Hiếu là một người bạn tốt bụng và chăm chỉ với vầng trán cao thông minh. Không chỉ là tấm gương tốt trong học tập mà Hiếu còn tích cực tham gia các hoạt động của trường của lớp. Hiếu luôn được thầy cô yêu quý và tuyên dương. Tuy vậy nhưng Hiếu không bao giờ tỏ ra kiêu căng mà ngược lại lúc nào bạn ấy cũng hòa đồng, đoàn kết với bạn bè.

Trong lớp, Hiếu học giỏi và đồng đều tất cả các môn. Vì vậy, Hiếu luôn là người được thầy cô tin tưởng trong việc kèm các bạn học lực yếu. Còn nhớ học kì I ở lớp 6A, mình học rất kém môn Toán và thường xuyên bị điểm dưới trung bình nhưng sang đến học kì II, các bài kiểm tra Toán của mình đã có sự vượt bậc rõ rệt, đó là nhờ có sự giúp đỡ của Hiếu.

Hiếu có cách kèm bài rất dễ hiểu và luôn kiên trì trong việc dạy kèm các bạn học yếu. Có nhiều hôm, Hiếu còn tranh thủ giờ ra chơi để đến chỗ mình kèm bài tập, chỗ nào mình chưa hiểu, Hiếu đều giảng đi giảng lại một cách kĩ càng cho đến khi nào mình hiểu thì thôi.

Không chỉ học giỏi, Hiếu còn tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Vào mỗi buổi chiều thứ năm thường có hoạt động lao động vệ sinh cây cỏ và lớp học. Hiếu luôn là người tích cực trong những hoạt động ấy, khi dọn vệ sinh, Hiếu vừa làm thật cẩn thận lại rất ngăn nắp sắp xếp và thu dọn mọi thứ.

Hiếu là một người khá hài hước và hay tổ chức các trò chơi cho các bạn trong lớp những lúc có công việc tập thể như thế này. Vì vậy dù lao động có vất vả nhưng trong lớp ai cũng đồng lòng khiến công việc trở nên nhanh hơn mà không khí lúc nào cũng vui tươi không mệt mỏi.

Thế mới thấy Hiếu không chỉ là một tấm gương tốt trong học tập mà những hành động tốt bạn ấy làm cũng đáng để các bạn khác noi theo.

Dẫn Chứng Về Học Tập Hay – Mẫu 13

Những tấm gương về vượt khó học tập chưa bao giờ là thiếu trên cả nước.Và câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký chính là một điểm sáng hy vọng trong những điều tối tăm ấy. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh.

Thế nhưng khi lên 4 một cơn bạo bệnh bất ngờ,đã cướp đi cả hai bàn tay của ông,kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây. Sau ngày hôm đó Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập.

Và sau ngày hôm đó,quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình. Lúc đầu thầy tâm sự,viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả.

Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi, từng được Bác Hồ 2 lần tặng huy hiệu cao quý, cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học.

Dẫn Chứng Về Học Tập Nổi Tiếng – Mẫu 14

Mạc Đỉnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập. Tương truyền rằng,thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn lanh lợi,thông minh.

Những lại là con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày mọi đứa bé khác đi học,thì ông lại phải vào rừng kiếm cũi.Vốn bản tính ham học,nhưng nhà lại nghèo không có tiền. Thế nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi luôn ghé đến lớp học của Thầy Đồ gần nhà trong làng, đứng ngoài cửa ngấp nghé với bó củi sau lưng để học ‘’ké’’.

Nhiều ngày Thầy Đồ thấy tội nên đã cho vào lớp ngồi cùng các bạn. Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng,thế nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.

Ấy thế mà bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

Dẫn Chứng Về Học Tập Ngắn – Mẫu 15

Renald Moore, 42 tuổi có quá khứ đen tối với việc tàng trữ ma túy từ năm 14 tuổi, bắn chết một người đàn ông khi phi vụ buôn bán ma túy không thành năm 18 tuổi và dành hết thời gian tuổi trẻ trong ngục tù. 20 năm thi hành án, Moore tìm cách đối diện với “con quỷ” trong người mình, không ngừng cầu Chúa giúp anh làm lại cuộc đời.

Moore lấy bằng giáo dục đại cương ở trong tù từ năm 2000. Anh ra tù năm 2013 nhưng bất đồng với bố dượng nên sớm thành kẻ vô gia cư, từng sống vạ vật ở gầm cầu, không thể tìm được việc. Mẹ chính là người khích lệ anh vào đại học ở tuổi 39.

Tại Đại học Texas Southern, Moore từng bước làm quen với công nghệ, tìm được đam mê trong diễn xuất và tích cực học tập. Cuối năm nay, Moore trở thành thủ khoa, tốt nghiệp với số điểm trung bình 3,9.

Tìm đọc thêm thông tin 💚 Tự Học Là Gì 💚 chi tiết

Viết một bình luận