Chính Trực Là Gì, Biểu Hiện, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Ví Dụ Tính Chính Trực ✅ Đón Đọc Những Thông Tin Hữu Ích Được Tổng Hợp Sau Đây.
Chính Trực Là Gì
Chính trực là đức tính của sự trung thực và sự tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ; nói cách khác, nó là sự trung thực gắn liền với đạo đức. Thông thường, nó là một sự lựa chọn của cá nhân để giữ cho người đó luôn bám chắc vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức.
Ý Nghĩa Của Tính Chính Trực
Tiếp theo sau đây, SCR.VN chia sẻ cho bạn Ý Nghĩa Của Tính Chính Trực chi tiết nhất.
- Người có tính chính thực luôn được mọi người yêu mến, đánh giá cao và lấy làm gương để noi theo.
- Luôn tạo dựng được uy tín, khiến mọi người tin tưởng. Người xung quanh sẽ hiếm khi nghi ngờ về lời nói, hành vi mà người trung thực thực hiện.
- Xây dựng được mối quan hệ bền chặt, người chính thực trở nên đáng tin cậy trong trường hợp mọi người cần giúp đỡ.
- Nhận được sự kính trọng, người chính thực không bao giờ làm việc sai trái, đi ngược lại lương tâm, đạo đức.
Tìm hiểu thêm 💚 Trung Thực Là Gì 💚 chi tiết
Những Biểu Hiện Của Chính Trực
Nếu bạn đọc quan tâm đến Những Biểu Hiện Của Chính Trực là gì? Vậy hãy cùng theo dõi những chia sẻ cụ thể sau đây:
- Biểu hiện đầu tiên của người chính trực đó là sự khiêm tốn và luôn thành thật.
- Người chính trực là biết trân trọng thời gian của người khác. Họ luôn quý trọng công sức cùng thời gian mà người khác bỏ ra cho mình.
- Sống có lòng vị tha là một biểu hiện tiêu biểu của người chính trực. Họ không bao giờ để bụng những chuyện mà mọi người có lỗi đối với họ. Họ dễ dàng tha thứ và bỏ qua mọi lỗi lầm.
- Luôn trân trọng những thành tựu của người khác. Họ luôn lấy sự cố gắng nỗ lực của người khác là động lực để cố gắng và hoàn thiện bản thân.
- Người chính trực không bảo thủ và cố chấp. Họ luôn biết nhìn nhận vấn đề và nhận sai về lỗi của bản thân.
- Biết nói lời xin lỗi và nhận sai chính là biểu hiện của người chính trực. Khi biết nhận sai giúp bản thân mỗi người sẽ sửa đổi và hoàn thiện hơn.
- Biểu hiện của người chính trực không thể không nói đến là không vụ lợi người khác. Người chính trực luôn trân trọng các mối quan hệ.
- Luôn thận trọng, cẩn thận trong mọi người. Mặc dù họ đặt niềm tin vào mọi người xung quanh, nhưng mọi việc họ luôn phân tích và xem xét kỹ càng.
Chia sẻ đến bạn ✅ Nghị Luận Về Tính Trung Thực ✅ ngắn hay
10 Ví Dụ Về Người Chính Trực Chọn Lọc
Sau đây là 10 Ví Dụ Về Người Chính Trực Chọn Lọc mà bạn đọc không nên vội bỏ qua. Xem ngay nhé!
Tấm Gương Về Tính Chính Trực – Mẫu 1
Cụ Bùi Bằng Đoàn là tấm gương tiêu biểu về tinh thần yêu nước, phẩm chất đạo đức trong sáng, suốt đời vì sự nghiệp ích quốc, lợi dân. rong lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam, Quốc hội khóa I là nhiệm kỳ Quốc hội đi cùng với công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.
Với trọng trách là một trong những người đứng đầu Quốc hội trong giai đoạn này, Trưởng Ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn với tài năng và kinh nghiệm dày dạn của mình, đã luôn bên cạnh Chính phủ, bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh để dốc toàn bộ sức lực phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Cụ Bùi Bằng Đoàn là một chí sĩ yêu nước nhiệt thành, một vị quan thanh liêm chính trực, dĩ công vi thượng. Nhiều năm làm quan trong triều đình nhà Nguyễn ở các chức vụ, ở các địa phương khác nhau, cụ Bùi Bằng Đoàn nổi tiếng là vị quan đức độ, yêu nước, thương dân. Trên công đường- những nơi cụ làm quan, Cụ đều treo bảng thông báo “Không nhận quà biếu”.
Năm 1922, khi đang làm Tri phủ Xuân Trường, ở Nam Định, Cụ đã đề xuất và thực hiện việc đắp đê Bạch Long, ngăn nước mặn, tạo ra một vùng trồng lúa, trồng dâu rộng lớn, góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo sản xuất và đời sống dân sinh ở địa phương. Ghi nhớ công lao của Cụ, nhân dân địa phương đã tôn thờ Cụ là vị Phụ mẫu chi dân, tuổi trẻ mà giàu đức độ, nặng lòng thương dân.
Năm 1925, khi đang làm Tri phủ Nghĩa Hưng ở Nam Định, Cụ Bùi Bằng Đoàn được mời làm phiên dịch cho phiên tòa xử án nhà yêu nước Phan Bội Châu. Với tính cách cương trực, bênh vực lẽ phải, Cụ đã thông dịch rõ ràng, trung thực những lời nói, lý lẽ đanh thép của Cụ Phan Bội Châu với quan tòa khiến tòa án của Pháp không khép Cụ Phan vào án chung thân mà giảm xuống mức đưa đi an trí ở Huế.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Cụ Bùi Bằng Đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư mời tham gia Ban Cố vấn Chủ tịch nước. Trong bối cảnh chính quyền cách mạng còn non trẻ, cụ Bùi Bằng Đoàn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao đảm nhiệm cương vị Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, nhằm củng cố chính quyền, thanh tra minh bạch, ngăn chặn và xử lý những việc làm sai trái ở các cơ quan hành chính.
Bằng kinh nghiệm của bản thân và tinh thần trách nhiệm cao của người đứng đầu, với thái độ công bằng, chính trực, Cụ Bùi Bằng Đoàn đã cùng với Đoàn Thanh tra điều tra, xem xét, làm rõ, xử lý được nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, giải quyết oan sai, khuất tất của người dân một cách thấu tình, đạt lý, được cán bộ và nhân dân tâm phục, khẩu phục, góp phần làm trong sạch bộ máy hành chính các cấp.
Khi được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội vào tháng 11/1946, Cụ Bùi Bằng Đoàn đã cùng với các thành viên Ban Thường trực Quốc hội nhanh chóng tham gia vào công cuộc xây dựng, củng cố bộ máy Nhà nước, xây dựng nền dân chủ mới. Đặc biệt, Cụ được Quốc hội ủy nhiệm tham dự vào các cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để góp ý trong mọi công việc kháng chiến, kiến quốc; trong đó có việc cải tổ nhân sự của Chính phủ năm 1947.
Cụ Bùi Bằng Đoàn đã chỉ đạo đoàn đại biểu Quốc hội của các khu vực kiểm tra tình huống, lấy nguyện vọng của nhân dân góp ý cho Quốc hội và Chính phủ trong lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc. Cụ còn rất quan tâm, động viên cán bộ, chiến sỹ, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Quân đội ta.
Câu Chuyện Về Chính Trực Hay – Mẫu 2
Một hôm, tôi vừa ra khỏi nhà thì một em bé trạc 12 tuổi chạy đến van nài tôi mua giúp em một hộp diêm quẹt. Động lòng thương, tôi rút ví ra định mua, nhưng tôi lại chỉ có toàn tiền chẵn. Tôi đang ngần ngại thì thằng bé nói ngay: “Không sao ông ạ, xin ông cứ vui lòng đưa tiền cho cháu, cháu sẽ chạy đi tìm chỗ đổi tiền rồi trở lại trả cho ông ngay”.
Tôi nhìn thằng bé với một thoáng nghi ngờ. Nó vội nói:
“Thưa ông, cháu không phải là một thằng ăn cắp đâu ạ!”.
Quả vậy, gương mặt xanh xao của nó có vẻ thành thật đến mức tự hào. Tôi liền trao cho nó một đồng tiền vàng, và nó chạy biến ngay về hướng cuối phố. 5 phút trôi qua, rồi 10 phút, tôi bắt đầu hồ nghi sự ngay thẳng của thằng bé. Và nửa giờ sau thì tôi hết kiên nhẫn, bỏ đi tiếp tục cuộc dạo phố, lòng thầm nhủ sẽ chẳng bao giờ còn tin vào những bọn lêu lổng đầu đường xó chợ như thế nữa…
Buổi trưa, khi về tới nhà, đúng chỗ ban sáng thì tôi lại thấy một đứa bé hơn, chỉ độ 8, 9 tuổi, khuôn mặt giống “thằng ăn cắp” như tạc. Nét mặt nó bộc lộ một sự lo âu tuyệt vọng.
Nó thổn thức nói với tôi:
“Thưa ông, có phải ông đã đưa cho anh cháu một đồng tiền vàng không ạ? Đây là chỗ tiền lẻ. Chính anh cháu nhờ gửi lại cho ông. Chúng cháu đều là trẻ mồ côi nhưng không phải là bọn ăn cắp. Anh cháu không thể trao tận tay ông ngay lúc sáng là vì anh cháu đã bị xe đụng khi vội chạy đi tìm chỗ đổi tiền. Cháu… cháu sợ rằng anh cháu chết mất thôi…”.
Tôi bàng hoàng vội hỏi thằng bé trong tiếng nghẹn ngào:
“Thế bây giờ anh cháu nằm ở đâu? Dắt bác đến gặp anh cháu ngay đi…”.
Tôi rảo bước gần như chạy sau em bé. Chúng tôi rời khỏi những khu phố giàu sang để lách vào những con hẻm lầy lội tối tăm của một khu lao động nghèo khổ…
Em bé dừng lại trước một căn lều xiêu vẹo. Trong một xó tối, tôi nhận ra thằng bé bán diêm quẹt ban sáng. Nó nằm dài bất động trên một đống áo quần cũ rách, mặt trắng bệch vì mất khá nhiều máu.
Nó thều thào nhìn tôi: “Thưa ông, xin ông lại gần cháu hơn một chút với…”.
Tôi tiến lại gần, quỳ một chân, cúi xuống đỡ lấy bàn tay nhỏ bé và lạnh ngắt. Em nói với tôi, ánh mắt lấp lánh niềm vui ngây thơ:
“Em cháu đã đưa chỗ tiền lẻ cho ông rồi phải không ạ? Ông thấy không, chúng cháu đâu có phải là những đứa lừa gạt và ăn cắp. Cháu chỉ có mình nó là em ruột, cháu bị tai nạn thế này, rồi đây… Ôi trời ơi, rồi đây em cháu sẽ ra sao đây?”.
Tôi lặng lẽ cúi xuống hôn lên vầng trán bị giập nát vì vết thương của em, và tôi đã hứa với em rằng tôi sẽ hết lòng chăm sóc thằng bé thay cho em. Tôi nói chuyện với em được một lúc, bàn tay gầy guộc của em cứ để mãi trong tay tôi…
Tội nghiệp thằng bé, tôi biết vết thương rất trầm trọng, không còn có thể làm gì để kịp cứu chữa cho em. Thằng bé có lẽ đã cố gắng thoi thóp sống chỉ cốt để gặp được tôi, trăn trối một lời cuối cùng. Bây giờ thì em không còn rên rỉ đau đớn nữa, đôi mắt em liếc nhìn đứa em thân yêu rồi chớp chớp nhìn tôi với một vẻ bình thản gần như hạnh phúc…
Đấy, người bạn bé nhỏ của tôi đã chết như thế đấy.
Thằng bé đã cho tôi biết thán phục và thương cảm trước một tâm hồn trẻ thơ vô cùng trong trắng ngay giữa cảnh đời nghèo khó và đau khổ đến cùng cực…
Bài Học Về Chính Trực – Mẫu 3
Xưa nay, những bậc hiền tài bao giờ cũng có những phẩm chất cao quý mà đời đời phải noi gương học tập. Tôi đã từng nghe một câu chuyện về vị Lưỡng quốc Trạng Nguyên – Mạc Đĩnh Chi, ông luôn sống theo kỉ cương phép nước. Câu chuyện như sau:
Chuyện xưa từng kể rằng: Mạc Đĩnh Chi là người rất liêm khiết, thẳng thắn, được tiền không lấy làm của riêng, giàu sang phú quý đối với ông không có nghĩa lí gì, cho nên được người đời ca tụng.
Một lần, để thử lòng ông, vua Minh Tông lấy mười quan tiền đặt vào tay viên quan nội thị, rồi ghé sát tai nói thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu: “Thần sẽ làm đúng ý như bệ hạ sai bảo.”
Sáng ấy, Mạc Đĩnh Chi dậy sớm hơn thường lệ. Trời còn chưa sáng rõ, ông đã tập xong hai bài quyền. Khi vào nhà, vừa bước lên bậc cửa, bỗng ông kêu lên kinh ngạc: Ô kìa! Tiền của ai đánh rơi mà nhiều thế kia?
Ông nhặt lên đếm, vừa tròn mười quan. Ông thầm nghĩ: “Quái! Đêm qua không có ai lại chơi, sao có tiền rơi?”. Ông vội vã khăn áo chỉnh tề, vào yết kiến nhà vua: Tâu bệ hạ, thần sáng nay có bắt được mười quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả nhà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả lại kẻ mất cha.
Không ai nhận tiền ấy thì ngươi cứ lấy mà dùng. – Vua Minh Tông mỉm cười đáp.
Thưa bệ hạ, tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm, nên tìm người trả lại thì hơn. – Mạc Đĩnh Chi dứt khoát nói.
Nhà ngươi yên tâm, cứ giữ mà dùng. Tiền thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.
Mạc Đĩnh Chi bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông chào tạ ơn trở về. Mẩu chuyện ngắn nhưng đã cho thấy con người chính trực của ông. Đó là đức tính mà mỗi chúng ta cần phải học tập. Hãy bắt đầu từ việc nhặt được của rơi trả người đánh mất các bạn nhé
Ví Dụ Về Chính Trực Trong Công Việc – Mẫu 4
Câu chuyện kể về cậu bé đánh giày bên hè phố. Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn, bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo.
Cậu bước vào sảnh của 1 quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”.
Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.
Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đèn ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:
Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ. Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu. Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ.
Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.
Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu.
Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon”. Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.
Cập nhật thêm thông tin 🌷 Dẫn Chứng Về Lòng Trung Thực 🌷 cụ thể
Ví Dụ Về Chính Trực Trong Kinh Doanh – Mẫu 5
Có một nhà buôn nọ không bao lâu trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm ăn thế nào, đành cho là người ta có hồng phúc. Thực ra là phường mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thủy ngân, hai đầu bít đồng, trông bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác.
Thành ra, họ muốn cân giả cũng được, muốn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân về đằng quả cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía ấy, cân non thì nghiêng cán cân về đằng đĩa cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hàng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy:
– Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân! Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo, buôn năm bán mười! Tội để cho ai! Giàu như thế có bền đâu!
Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rồi lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu rĩ than vắn thở dài, nghĩ bụng chắc mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi, đến mắng:
– Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hối, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tốt thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại, cho chúng mày hai đứa con khác mà nối dõi.
Tỉnh dậy, hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra, họ thấy trong cán cân có mấy giọt máu đỏ tươi.
Ví Dụ Về Người Chính Trực Ngắn Nhất – Mẫu 6
Vào khoảng 11 giờ, ngày 20 tháng 10 năm 2017, trên đường đi từ khoa ra Khoa khám bệnh, chị Lưu có nhặt được một ví da, trong đó có 3.673.000 đồng và một số giấy tờ liên quan.
Ngay sau khi nhặt được số tiền trên chị đã báo cáo cho chỉ huy khoa, đồng thời đến gặp và giao lại số tiền trên cho cơ quan Chính trị, Chỉ huy Bệnh viện để trả lại người mất. Qua điều tra xác minh người mất số tiền trên là anh Trương Đình Chính, quê quán, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, là công nhân Đội xây dựng Dự án tại Bệnh viện.
Ví Dụ Về Người Chính Trực Tiêu Biểu – Mẫu 7
Thầy Chu Văn An (1292-1370) là một nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng là người cương trực không màng danh lợi. Ông ra làm quan thời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần (Thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận.
Ông treo ấn từ quan về quê dạy học và viết sách. Ông có rất nhiều học trò đỗ đạt làm quan to trong triều đình. Song học trò của ông nếu mắc lỗi vẫn có thể bị ông thẳng thắn phê bình. Ông nổi tiếng về tính cách khảng khái và cương trực, là người thầy đạo cao đức trọng, xứng đáng là “Vạn thế sư biểu” của muôn lớp học trò người Việt.
Ví Dụ Về Người Chính Trực Đặc Sắc – Mẫu 8
Tấm gương tiêu biểu đầu tiên phải nhắc đến là em Nghiên Ngọc Tú, học sinh lớp 6B. Chiều ngày 29/9/2020 khi đang chơi ở sân trường, em Tú có nhặt được 150.000 đồng. Đối với một học sinh nhỏ tuổi, số tiền ấy khá lớn nhưng ngay lập tức, em Tú cầm nguyên số tiền đi tìm thầy giáo trực quản sinh.
Gặp được thầy, em kể lại chi tiết sự việc nhặt được tiền và mong thầy nhanh chóng tìm ra người bị mất tiền để trả lại. Gương mặt cậu bé dân tộc Tày hiền hậu và đáng yêu biết bao! Được biết, gia đình em Tú thuộc gia đình có công với cách mạng, với việc làm này, em Tú đã góp phần tiếp nối được truyền thống cao đẹp của gia đình, phát huy đức tính trung thực, thật thà của con người Việt Nam.
Hành động đẹp của em Tú lan tỏa tới toàn bộ học sinh trong nhà trường, những ngày sau đó có nhiều hơn những tấm gương “Người tốt việc tốt” như các em. Em Lê Phan Bình Minh, lớp 6A, Em Ma Anh Thư, lớp 7A, Em Trần Thị Ngân, lớp 12A nhặt được tiền và đồ dùng có giá trị, đều mang đến báo với các thầy cô giáo làm nhiệm vụ trực quản sinh để tìm và trả lại cho người mất.
Ví Dụ Về Người Chính Trực Cụ Thể – Mẫu 9
Anh Nguyễn Ngọc Hiền (26 tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh) là nhân viên vệ sinh tại chung cư Đất Phương Nam đường Chu Văn An, (Q. Bình Thạnh, TP.HCM).
Trong lúc đi gom rác vào trưa 14-5 tại một căn hộ, anh nhặt được một xấp tiền. Anh Hiền liên hệ ban quản lý chung cư giao lại xấp tiền đôla Mỹ tổng trị giá 7.400 USD. Ngay sau khi tiếp nhận số tiền từ anh Hiền, ban quản lý chung cư đã liên hệ tìm được chủ nhân là ông Artern (quốc tịch Ukraine) và trao trả cho người này.
Cuộc sống của Hiền vô cùng khó khăn. Ba Hiền qua đời sau cơn đột quỵ năm anh 11 tuổi. Gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, anh phải nghỉ học từ năm lớp 10 theo mẹ đi làm vệ sinh.
Chàng trai dọn vệ sinh với khuôn mặt khắc khổ, rụt rè kể: “Từ trước đến giờ, trong đời chưa bao giờ cầm trên tay số tiền lớn đến vậy. Khi nhặt được số tiền tay tôi run run, song tâm trí tôi không nghĩ ngợi gì hết, chỉ nghĩ rằng khổ chủ mất số tiền này cũng đau khổ lắm. Tôi nghĩ khi trả lại được số tiền này cho chính chủ của nó chắc họ vui lắm. Khi họ vui thì lòng tui cũng vui”, anh Hiền chia sẻ.
Dẫn Chứng Về Chính Trực Chi Tiết – Mẫu 10
Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.
Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
– Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
– Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên nói:
– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
– Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi, thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Đừng bỏ lỡ chia sẻ về 💧 Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực 💧 hay nhất