Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh ❤️️ 32+ Mẫu Hay ✅ Trọn Bộ Dàn Ý Đầy Đủ Nhất Giới Thiệu Về Cảnh Đẹp Của Quê Hương Đất Nước Việt Nam.
Cách Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh
Để giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài, tham khảo cách lập dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh với các bước hướng dẫn cụ thể dưới đây:
👉 Bước 1: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
- Tên danh lam thắng cảnh mà em muốn giới thiệu.
- Cảm nghĩ chung của em về danh lam thắng cảnh đó.
👉 Bước 2:
-Giới thiệu khái quát:
- Vị trí địa lí, địa chỉ
- Khung cảnh bao quát
-Lịch sử hình thành:
- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
-Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
- Cấu trúc khi nhìn từ xa
- Chi tiết từng đặc điểm đặc sắc và nổi bật nhất của danh lam thắng cảnh
-Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa:
- Đối với địa phương
- Đối với đất nước
👉 Bước 3: Khẳng định ý nghĩa của danh lam thắng cảnh
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh mà em thuyết minh ở trên đối với địa phương hoặc đất nước.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.
Mẫu Dàn Ý Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh – Mẫu 1
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh để các em học sinh cùng tham khảo bố cục và nội dung cơ bản của bài văn giới thiệu về phố cổ Hội An.
1.Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung của bản thân về Phố cổ Hội An.
2.Thân bài:
a. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của Phố cổ Hội An
-Vị trí địa lý: Nằm ở hạ nguồn của dòng sông Thu Bồn, nằm cách xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 ki-lô-mét về phía Nam.
-Lịch sử hình thành và phát triển:
- Thế kỷ 17 và 18, Phố cổ Hội An là một trong số những trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
- Trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây may mắn không bị chiến tranh tàn phá.
- Thế kỉ 20, không phải chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa.
- Từ năm 1980, các học giả cũng như du khách trong và ngoài nước chú ý đến những nét đẹp của kiến trúc, văn hóa ở Phố cổ Hội An, dần dần, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta.
b. Giới thiệu những nét đặc sắc của Phố cổ Hội An
-Phố cổ Hội An có những công trình kiến trúc, những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn và thú vị:
- Phố cổ Hội An là nơi có những mái rêu phong cũ kỹ và cổ kính, những ngôi nhà gỗ từ xa xưa và đặc biệt là những chiếc đèn hoa đăng trên những cây cao và cả ở mỗi ngôi nhà.
- Phố cổ Hội An nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp với kiến trúc độc đáo: chùa Cầu, hội quán, các nhà thờ tộc, những ngôi đền miếu,…
-Ẩm thực:
- Cao lầu
- Mì Quảng
- Bánh bao và bánh vạc
-Lễ hội và các trò chơi dân gian:
- Phố cổ Hội An vẫn còn được lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống từ xưa, đó chính là lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư trong các ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo và có lẽ đặc biệt hơn cả lễ hội đêm rằm phố cổ.
- Các trò chơi dân gian: đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tướng và nhất là thả đèn hoa đăng.
c. Ý nghĩa và những giá trị văn hóa, lịch sử của Phố cổ Hội An
- Trước thế kỉ 20, nơi đây là một trong số những địa điểm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
- Ngày nay, Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng triệu hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước về thăm.
- Phố cổ Hội An còn là nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của em về Phố cổ Hội An.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay nhất dưới đây với những gợi ý chi tiết giới thiệu về danh thắng Tam Cốc – Bích Động.
I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh
Ví dụ: Việt Nam ta luôn tự hào với muôn vàn danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nổi tiếng, trong số đó, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đã và đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước bởi những cảnh đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, giản dị.
II. Thân bài:
a. Luận điểm 1: Vị trí địa lý
- Tam Cốc – Bích Động có tổng diện tích lên đến 350.3 ha, nằm cách quốc lộ 1A 2 km, cách thành phố Ninh Bình 7 km, cách thành phố Tam Điệp 9 km.
- Tam Cốc – Bích Động nổi tiếng với hệ thống các hang động núi đá vôi tuyệt đẹp và các di tích lịch sử liên quan đến một triều đại lớn của nước ta – triều đại nhà Trần.
b. Luận điểm 2: Kết cấu
- Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động gồm 2 phần chính: Tam Cốc và Bích Động
- Tam Cốc: có nghĩa là “ba hang” gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng chảy xuyên qua núi.
- Hang Cả có chiều dài lên đến 127m, với cửa hàng rộng mở, hang đâm xuyên qua một quả núi lớn tạo sự kì thú, hấp dẫn du khách. Đặc biệt khí hậu trong hang khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng khiến nơi đây như một bức họa của thiên nhiên tạo hóa.
- Hang Hai nằm cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang cũng có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ.
- Hang Ba tuy nhỏ hơn hang cả và hang Hai, nhưng xấu tạo trần hang lại có hình vòm đá vô cùng kì lạ.
- Bên cạnh đó còn có các công trình kiến trúc khác: Đền Thái Vi và Động Thiên Hng.
- Khu Bích Động – Xuyên Thủy Động: Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là “động xanh”, cái tên này do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773.
- Bích Động gồm 1 hang động khô ngự trên lưng chừng núi. Trên đó có công trình kiến trúc nổi tiếng của phật giáo:chùa Bích Động. Bên cạnh đó là một hang động nước chảy xuyên qua lòng núi nên được gọi là Xuyên Thủy động.
- Xuyên Thủy động là một công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt của thiên nhiên tạo hóa. Kết cấu của Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá và uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng, góp phần tăng thêm vẻ đẹp kì thú cho động.
c. Luận điểm 3: Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh
- Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới.
- Tam Cốc – Bích Động có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách ở cảnh quan tuyệt đẹp và sự thanh bình, không khí trong lành, tươi mát, tràn đầy linh khí. Có thể nói, Tam Cốc – Bích Động vừa in đậm dấu ấn lịch sử nhà Trần, vừa có sức quyến rũ, hấp dẫn từ những hang động bí ẩn, những cảnh đẹp giản dị, thanh bình, lại vừa mang trong mình bầu linh khí của thế giới tâm linh – Phật giáo.
III. Kết bài:
- Không thể phủ nhận, Tam Cốc – Bích Động chính là một niềm tự hào của người dân kinh đô Hoa Lư nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
- Chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển những giá trị tự nhiên – truyền thống này của dân tộc.
Đón đọc tuyển tập 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh ngắn gọn dưới đây với những thông tin hữu ích giới thiệu về thắng cảnh Đền Đô của tỉnh Bắc Ninh.
- Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về danh lam thắng cảnh Đền Đô.
- Thân bài:
a. Khái quát chung
- Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý.
- Đền Đô đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hóa. Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý.
b. Thuyết minh chi tiết
-Niên đại và quy mô:
- Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha.
- Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.
-Cấu trúc:
- Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn trên hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng.
- Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ.
- Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.
- Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ).
- Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý…
-Lễ hội đền Đô:
- Được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban “Chiếu dời đô”.
- Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý.
- Kết bài: Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của Đền Đô.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Về Danh Lam Thắng Cảnh Chọn Lọc – Mẫu 4
Hồ Gươm là một trong những biểu tượng cho thủ đô Hà Nội, tham khảo mẫu dàn ý về danh lam thắng cảnh chọn lọc dưới đây với những thông tin cơ bản để tìm hiểu về Hồ Gươm.
- Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh -Hồ Gươm.
- Thân bài
a. Khái quát chung về Hồ Gươm
- Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm đã tồn tại từ rất lâu cách đây khoảng 6 thế kỷ.
- Hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng.
- Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
- Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê – người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 – 1427), Lê Lợi.
b. Cảnh quan quanh hồ
- Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ.
- Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn”…
c. Lịch sử gắn bó của Hồ Gươm với con người Hà Nội
- Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè.
- Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa.
- Hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh).
- Hồ Gươm là biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả dân tộc dân tộc nói chung.
- Kết bài: Khái quát lại giá trị văn hóa, lịch sử cũng như vẻ đẹp của Hồ Gươm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hưng Yên – Mẫu 5
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hưng Yên với gợi ý ngắn gọn giới thiệu về văn miếu Xích Đằng.
1.Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Hưng yên – văn miếu Xích Đằng
2.Thân bài: Thuyết minh về văn miếu Xích Đằng
- Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến.
- Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào năm 1832, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử – văn hóa có giá trị ( Văn Miếu Xích Đằng, đền Mây ở Xích Đằng.)
- Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Có quy mô như hiện nay trên nền của chùa Nguyệt Đường( chùa Xích Đằng).
- Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất “Nhất Kinh kỳ, Nhì Phố Hiến”.
- Theo từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).
3.Kết bài: Khẳng định giá trị và ý nghĩa văn hoá, lịch sử của văn miếu Xích Đằng – Hưng Yên
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Hưng Yên 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hưng Yên Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Nghệ An – Mẫu 6
Biển Cửa Lò là một trong những địa danh nổi tiếng của vùng đất Nghệ An. Cùng tìm hiểu nhiều hơn đề địa danh này qua mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Nghệ An dưới đây:
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về bãi biển Cửa Lò.
- Cảm nghĩ khái quát về biển Cửa Lò.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu tổng quan về biển Cửa Lò:
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành biển Cửa Lò:
- Nguồn gốc hình thành
- Thời gian phát hiện
c) Giới thiệu về không gian, cảnh vật ở biển Cửa Lò:
- Đặc điểm tự nhiên của biển Cửa Lò
- Chi tiết cảnh quan của biển Cửa Lò
d) Ý nghĩa về văn hóa, du lịch của biển Cửa Lò:
- Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch.
- Góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế địa phương và cả nước trong lĩnh vực du lịch biển.
- Là niềm tự hào của đất nước, khẳng định vẻ đẹp đặc sắc của biển Việt Nam.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của biển Cửa Lò.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về biển Cửa Lò.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Nghệ An 🔥 19 Bài Giới Thiệu Nghệ An Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bình Định – Mẫu 7
Tham khảo dưới đây mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Bình Định để tìm hiểu cụ thể về danh thắng Tháp Đôi nổi tiếng.
1.Mở bài: Giới thiệu những nét khái quát về Tháp Đôi ở Bình Định.
2.Thân bài:
a. Vị trí địa lí và lịch sử xây dựng của Tháp Đôi
–Vị trí địa lí:
- Tên gọi khác của Tháp Đôi là Tháp Hưng Thạnh.
- Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3 ki-lô-mét về hướng Tây Bắc, ngay trên đường Trần Hưng Đạo, quận Đống Đa, thành phố Quy Nhơn của tỉnh Bình Định
–Lịch sử xây dựng và hình thành:
- Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XII đến đầu thế kỉ XIII.
- Trải qua những thăng trầm của lịch sử Tháp Đôi đã bị tàn phá nặng nề.
- Qua nhiều lần trùng tu, Tháp Đôi ngày nay gần như đã được trả lại dáng vẻ của nó như thuở ban đầu.
- Tháng 7 năm 1980, Tháp Đôi đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
b. Những đặc điểm cơ bản của Tháp Đôi
- Nằm trong một khuôn viên có diện tích khoảng 6000 mét vuông, xung quanh tháp được bao bọc bởi vườn cây tươi tốt suốt bốn mùa
- Gồm hai khối tháp liền kề nhau – một tháp lớn có độ cao khoảng 25 mét và tháp nhỏ có độ cao khoảng 23 mét.
- Chất liệu xây dựng: Được xây dựng bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một chất liệu có tính chất kết dính đặc biệt.
- Cửa chính của cả hai tháp này đều quay mặt về hướng Nam.
- Cấu trúc: Gồm có các phần chính là chân tháp, thân tháp và đỉnh tháp.
- Xung quanh tháp được chạm khắc rất tinh tế với các hình thù nổi bật như các tượng thần, các vũ công với những điệu múa quen thuộc trong truyền thuyết Champa,…
- Ở các góc của tháp được trang trí những hình ảnh mang đậm tín ngưỡng của người Chăm
- Tháp Đôi thông qua biểu tượng cối và chày giã gạo để thờ linh vật linga và yoni.
c. Vai trò, ý nghĩa của Tháp Đôi
- Lưu giữ nét trí tuệ, tài năng và tín ngưỡng của con người ta từ ngàn đời nay.
- Là minh chứng cho nền văn hóa Chăm từ ngàn đời để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á nói chung, văn hóa Chăm nói riêng về tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá.
- Là một trong số những địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định.
3.Kết bài: Khái quát những đặc điểm, ý nghĩa của Tháp Đôi và nêu cảm nhận của bản thân.
Gợi ý cho bạn 🌳 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bình Định 🌳 15 Bài Đặc Sắc
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang – Mẫu 8
Mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh tìm hiểu về địa danh núi Sam nổi tiếng ở địa phương này.
1.Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về Núi Sam
2.Thân bài:
-Tổng quát về địa danh Núi Sam:
- Vị trí: Núi Sam cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ vài km về hướng tây và trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62km về hướng tây bắc.
- Đặc điểm chung: địa hình, tên gọi. Núi Sam còn được gọi là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn với độ cao 284m, chu vi 5.200m.
-Đặc điểm độc đáo của Núi Sam:
- Nhìn từ xa, ngọn núi có dáng dấp giống như một con Sam đang nằm trải mình giữa cánh đồng trải rộng mênh mông. Đặc biệt, nhằm phục vụ các nhu cầu của khách du lịch nên đã hình thành khu du lịch Núi Sam.
- Không chỉ sở hữu những cảnh quan hữu tình mà còn có rất nhiều những di tích có kiến trúc, văn hóa đẹp mắt đã khắc sâu vào tâm linh người dân An Giang.
- Núi Sam là một trong những địa điểm du lịch ở An Giang nổi tiếng. Tại đây có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tạn trên đỉnh. Trong đó nổi tiếng linh thiêng nhất chính là chùa Bà Chúa Xứ, vào mùa lễ hội có rất nhiều du khách khắp cả nước đã tìm về đây hành hương, cúng viếng cầu bình an.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định lại ý nghĩa của núi Sam.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang 🌜 15 Bài Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Đền Hùng – Mẫu 9
Tham khảo dưới đây mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đền Hùng giúp các em học sinh có thêm ý tưởng để thực hiện bài viết của mình.
I. Mở bài: Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.
II. Thân bài
a. Đặc điểm của di tích lịch sử đền Hùng
-Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
-Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.
- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.
- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 – 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.
- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.
- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý – Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.
- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.
- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.
- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.
b. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích
- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.
- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.
III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Đền Hùng 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Đà Lạt – Mẫu 10
Đón đọc mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt với những thông tin giới thiệu thú vị dưới đây:
I. Mở bài: Giới thiệu về Đà Lạt
Ví dụ: Việt Nam của chúng ta nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc,…. Một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị mà chúng ta không thể bỏ qua là Đà Lạt, thành phố được gọi với nhiều cái tên, như tên thành phố ngàn hoa, thành số sương mù,…. Đây là một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch bởi sự cổ kính và có chút hiện đại.
II. Thân bài: Thuyết minh về Đà Lạt
a. Khái quát về lịch sử Đà Lạt:
- Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893
- Đây là vùng đất cư trú của người Lạch xưa, và tên gọi cũng bắt nguồn từ tộc người này
- Khi chiến tranh thứ 2, khi không thể về nước, người Pháp đã chon nơi này để sống
- Năm 2009, Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I, có vai trò quan trọng ở Tây Nguyên.
b. Địa hình của Đà Lạt:
- Đà lạt có độ cao trên 1500m so với mực nước biển và năm trên cao nguyên Lâm Viên
- Địa hình chủ yếu của Đà Lạt là địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi.
- Địa hình của Đà Lạt rất đặc trưng, xen lẫn giữa các đồi núi là thung lung
- Chính nhờ địa hình mà khí hậu Đà Lạt cũng trở nên đặc biệt.
c. Khí hậu Đà Lạt:
- Đà lạt có khí hậu miền núi, khác hoàn toàn với khí hậu cả nước
- Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Nhiệt độ của Đà Lạt không bao giờ vượt qua ngưỡng 20oC
- Biên độ nhiệt ngày đêm của Đà Lạt rất lớn
- Mùa mưa của Đà Lạt thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10
d. Du lịch ở Đà Lạt:
- Ở Việt Nam thì Đà Lạt là một thành phố du lịch lâu đời
- Vì khí hậu ôn hòa, dễ chịu mà Đà Lạt trở nên thu hút khách du lịch
- Các điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt: hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn, thiền viện Trúc Lâm, biệt thự Hằng Nga, XQ Sử quán,….
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Đà Lạt
- Đà Lạt là một thành phố rất đẹp và thú vị
- Sẽ có dịp đến với Đà Lạt
Gợi ý cho bạn 🌹 Thuyết Minh Về Đà Lạt 🌹 15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Cấm – Mẫu 11
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh núi Cấm giúp các em học sinh luyện tập trau dồi cho mình những ý văn hay.
1.Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào danh lam thắng cảnh ở An Giang cần thuyết minh: Núi Cấm.
2.Thân bài:
a. Khái quát chung
- Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
- Núi Cấm mang trong mình vẻ hùng vĩ, uy nghi, rộng lớn, cảm giác như một các lòng chảo lớn giữa vùng đồng bằng sông cửu long được bao quanh bởi các ngọn núi san sát liền kề.
- Núi cấm quanh năm mây mù giăng phủ, trên đỉnh núi có đỉnh Bát Tiên là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn biển Hà Tiên hay dãy núi Tà Lơn trên mảnh đất địa Campuchia.
b. Thuyết minh chi tiết
- Từ chân núi lên đến đỉnh núi đều là những vách đá thẳng đứng sừng sững làm bệ cho những dòng thác chảy ào ạt.
- Dưới chân núi chếch về hướng đông của núi Cấm là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, là nơi phục vụ các đa dạng các loại hình giải trí, nhà hàng, khách sạn với diện tích rộng khoảng 100ha.
- Từ chân núi đi theo lối mòn của núi du khách sẽ lại một lần nữa đắm chìm vào sự tươi mát, thoáng đãng của dòng suối Thanh Long.
- Tiếp tục di chuyển trên đường mòn sẽ gặp thăm động Thủy Liêm. Tiếp đó sẽ đi qua chùa Phật Lớn rồi đến chùa Vạn Linh những nơi linh thiêng cao quý là sẽ đến đỉnh cao nhất của núi Cấm là Vồ Bò Hong.
- Ngoài ra có vồ Ông Bướm, vồ Bà, vồ Thiên Tuế là những nơi mà du khách thường đến chiêm bái, đảnh lễ hành hương.
- Đến khám phá núi Cấm, ngoài cảnh quan sinh động huyền bí còn là sự đa dạng về nhiều loại ẩm thực đặc trưng như xoài núi, mít núi, sầu riêng, mãng cầu núi.
- Địa điểm ấn tượng khi du lịch núi Cấm phải kể đến tượng phật Di Lặc, được coi là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất từ trước đến nay trên vùng Bảy Núi.
3.Kết bài: Khái quát lại vẻ đẹp của Núi Cấm nói riêng và vẻ đẹp của vùng đất An Giang nói chung.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Núi Cấm 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Phú Quốc – Mẫu 12
Dựa vào mẫu dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phú Quốc dưới đây, các em học sinh sẽ nắm được cho mình những định hướng làm bài cụ thể.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh Phú Quốc.
2. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về Phú Quốc.
– Giới thiệu về vị trí địa lí: Phú Quốc có diện tích 589,23 km², nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km, trải dài từ vĩ độ 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ từ 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông.
– Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh:
- Bãi biển: Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.
- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một số đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.
– Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:
- Được bầu chọn là một trong những bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới. So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hay Bãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
- Phú Quốc là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.
3. Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Đảo Phú Quốc 🌜 16 Bài Giới Thiệu Phú Quốc
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 Chi Tiết – Mẫu 13
Tham khảo dưới đây dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh lớp 8 chi tiết với đầy đủ những nội dung được liệt kê súc tích về danh thắng Lam Kinh của Thanh Hoá.
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về Thanh Hoá và danh thắng Lam Kinh
2.Thân bài:
a. Vị trí địa lí:
- Từ trung tâm thành phố Thanh Hoá, mất khoảng hơn 1 giờ đi xe theo hướng Tây Bắc là có thể đến Lam Kinh.
- Khu di tích lịch sử thuộc thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân.
- Phía Bắc của thành điện hướng về sông Chu
- Phía Tây là núi Hàm Rồng, phái bên trái thành là rừng Phú Lâm và núi Hương hướng về bên phải .
- Tổng diện tích hơn 30 ha, bao gồm nhiều đền miếu, lăng tẩm,…..
b. Nguồn gốc lịch sử:
- Thành điện Lam Kinh được xây dựng theo quyết định của vua Lê Thái Tổ.
- Thành điện Lam Kinh còn có một trên gọi khác, đó là Tây Kinh.
- Vào năm 1962, khu di tích này được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
- Cách đây 7 năm, Lam Kinh được công nhận lên là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
c. Kết cấu thành điện:
- Cổng vào của hoàng thành rộng hơn 6 mét
- Hai phía cổng được xây dựng hai bức tường thành dài, dày và chắc chắn
- Vào trong thành khoảng hơn 10 mét là gặp một con sông nhỏ có chiếc cầu Tiên Loan Kiều bắc ngang.
- Đi qua cầu rồi tiến vào sâu sẽ gặp một chiếc giếng xanh mát
- Ngọ Môn của thành điện Lam Kinh có 3 cửa ra vào, cửa chính giữa rộng nhất với gần 4 mét
- Các cột giữa của Ngọ môn rất lớn.
- Sân rồng của Ngọ Môn có tổng diện tích gần 3.600 mét vuông.
- Có 3 toà điện lớn trong khu chính điện được bố trí theo hình chữ công.
- Trong thành điện Lam Kinh có nhiều lăng tẩm, đền miếu,…tiêu biểu nhất phải kể đến Vĩnh Lăng
- Ngoài Vĩnh Lăng, còn có thể kế đến các lăng mộ độc đáo khác như Chiêu Lăng, Kính Lăng, Hựu Lăng,……
d. Giá trị lịch sử, văn hoá, du lịch của thành điện:
- Hàng năm, khu di tích thành điện Lam Kinh được sự quan tâm của nhiều vị khách du lịch đến tham quan và viếng điện.
- Gắn với những câu chuyện văn hoá truyền thuyết đầy huyền bí
- Các di vật cổ như Đế móng cầu Bạch, ấm chén thời Lê, đầu đao Kim nóc,…
- Là “chứng nhân” cho một thời kỳ lịch sử thịnh trụ, hào hùng
3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về thành điện Lam Kinh
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 🍀 15 Bài Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 Ngắn Nhất – Mẫu 14
Cùng tìm hiểu về chùa Hương, một địa danh văn hoá tâm linh nổi tiếng với dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh lớp 8 ngắn nhất dưới đây:
1.Mở bài: Giới thiệu chung
- Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
- Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hương mở hội. Hội chùa Hương kéo dài gần như suốt mùa xuân.
2.Thân bài: Thuyết minh về chùa Hương.
a. Vị trí của chùa Hương:
- Thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 70km về phía Tây Nam.
- Từ Hà Nội đi qua Hà Đông, đến bến Đục thì dừng xe, xuống đi dọc theo dòng suối Yến Vĩ chừng 3km là đến đền Trinh.
b. Đặc điểm:
- Điều hấp dẫn của chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa núi non, sông suối và đồng ruộng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên đa dạng, đẹp như một bức tranh sơn thuỳ.
- Khách hành hương đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ khắp mọi miền đất nước tấp nập đến với chùa Hương.
- Các ngôi chùa nằm rải rác từ chân núi lên đỉnh núi.
- Động Hương Tích lớn nhất, đẹp nhất, được chúa Trịnh Sâm ban tặng 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam).
- Cảnh sắc kì diệu trong lòng động hiện ra trong ánh sáng huyền ảo. Chính giữa động có pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là những nhũ đá hình cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi Cô, núi Cậu… và đặc biệt là hình chín con rồng trên vòm động.
3.Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.
Ví dụ: Du khách đi chùa Hương không chỉ để lễ Phật cầu phúc mà còn để hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp. Từ đó càng thêm yêu mến quê hương, đất nước.
Mời bạn tham khảo ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất