Bài Thơ Lượm Tố Hữu, Lời Bài Thơ [33+ Mẫu Phân Tích Chi Tiết]

Bài Thơ Lượm Tố Hữu ❤️️ Lời Bài Thơ, 33+ Bài Phân Tích ✅ Một Bài Thơ Viết Cho Thiếu Nhi Đã Rất Đỗi Quen Thuộc Với Biết Bao Thế Hệ Học Trò.

Lời Bài Thơ Lượm Tố Hữu

Lời Bài Thơ Lượm Tố Hữu chia sẻ trọn vẹn bài thơ đặc sắc và ý nghĩa này bên cạnh những đoạn trích ngắn trong sách giáo khoa.

Lượm
Tác giả: Tố Hữu

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…

– “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
– “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.

Ra thế
Lượm ơi!

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?

Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…

Cùng với Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu, gửi đến bạn 🍃 Bài Thơ Việt Bắc 🍃 ý nghĩa.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chú Bé Loắt Choắt

Đằng sau Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chú Bé Loắt Choắt là một câu chuyện có thật rất cảm động trong cách mạng chống Mỹ cứu nước.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình. Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc.

Lượm là một chú bé hồn nhiên, dũng cảm theo bộ đội làm liên lạc thời đầu kháng chiến, khoảng cuối năm 1946. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này .

Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến.

Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm – một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc họa sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm. Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

Mời bạn khám phá thêm tuyển tập 💕 Thơ Hoàng Cầm 💕 đặc sắc.

Bài Thơ Lượm Lớp 6

Bài Thơ Lượm Lớp 6 nằm trong chương trình môn Ngữ Văn, để học sinh hiểu thêm về những sự thật lịch sử của dân tộc.

Ngoài Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu, giới thiệu với bạn tuyển tập 🌨 Thơ Cao Bá Quát 🌨

Phân Tích Bài Thơ Lượm

Phân Tích Bài Thơ Lượm chi tiết nhất về tác giả và tác phẩm của bài thơ nổi tiếng này.

I. Về tác giả

Nhà thơ Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên – Huế, mất năm 2002 tại Hà Nội.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ trên báo từ những năm 1937-1938.

Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981); Nhớ lại một thời (hồi kí, 2000).

Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

II. Kiến thức cơ bản

  1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”, sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.

Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
– Từ đầu đến “cháu đi xa dần…”: cuộc gặp gỡ ở Huế.
– Tiếp đến “hồn bay giữa đồng…”: sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
– Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.

  1. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.

Lượm tự hào, bởi công việc của mình.
– Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.
– Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).

Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc hoạ chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.

  1. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.

Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?

Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng

Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!…) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

  1. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh.

Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “Chú bé” vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà,

Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.

  1. Câu thơ “Lượm ơi còn không?” như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hoá thân của Lượm:

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng

Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

III. Rèn luyện kỹ năng

Cách đọc

Bài thơ gồm mười lăm khổ (khổ thứ bảy gồm hai dòng thơ, khổ thứ 13 chỉ gồm một dòng thơ). Khi đọc bài thơ, cần lưu ý:
– Đoạn 1 đọc theo giọng kể (trung bình, chậm);
– Đoạn 2 và 3 đọc tiết tấu nhanh hơn khi đọc đoạn 1;
– Đoạn 4 đọc theo giọng đối thoại (tươi vui, thể hiện tính cách hồn nhiên);
– Hai câu đầu đoạn 5 giọng kể, câu thứ ba đọc giọng cao hơn, và câu cuối (“Cháu đi xa dần”) đọc chậm và ngừng nghỉ cách đoạn lâu hơn các đoạn trước;
– Ba câu đầu đoạn 6 đọc giọng kể, câu thứ tư đọc giọng trầm và chậm hơn, chuẩn bị tâm thế xúc động;
– Đoạn 7 gồm hai dòng thơ, mỗi dòng hai chữ, đọc chậm (nhịp 1/1), biểu lộ sự đau xót, cuối đoạn ngừng nghỉ lâu, thể hiện tình cảm lắng đọng;
– Đoạn 8, 9, 10 đọc giọng kể, thể hiện sự hồi tưởng – đặc biệt câu “Đạn bay vèo vèo” ngắt nhịp 2/1/1 mạnh và dứt khoát, câu “Nhấp nhô trên đồng” đọc chậm;
– Đoạn 11 câu đầu ngắt 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ “loè”, câu thứ hai ngắt 2/2 đọc chậm, các câu còn lại đọc chậm kết hợp giọng hồi tưởng;
– Đoạn 12 tiếp tục đọc chậm, giọng bồi hồi miêu tả sự hi sinh anh dũng của Lượm, cuối câu thứ tư ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn trước;
– Đoạn 13 (“Lượm ơi, còn không?”) ngắt 2/2 và đọc giọng trầm, tha thiết, cuối câu ngừng nghỉ lâu;
– Đoạn 14 đọc giọng tươi vui, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh… với ý nghĩa khẳng định: Lượm hi sinh nhưng bất tử.

Gợi ý cho bạn những nội dung thú vị có trong bài viết chọn lọc 🌹 Quê Hương Đỗ Trung Quân 🌹

Phân Tích Thôi Rồi Lượm Ơi Một Dòng Máu Đỏ

Phân Tích Thôi Rồi Lượm Ơi Một Dòng Máu Đỏ – một hình ảnh đặc sắc và mang tính hình tượng trong bài thơ.

Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Khi cái chết ập đến, câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: “Thôi rồi! Lượm ơi!” chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê, nửa tỉnh.

Nghệ thuật nói giảm nói tránh cùng những hình ảnh mang đầy tính biểu tượng đã khiến cảm xúc như nghẹn ngào, xót xa làm sao. Một sự bàng hoàng và đau lòng khiến người đọc cũng bất giác ngậm ngùi.

Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết? Nhưng thực sự đau xót “Một dòng máu tươi” lại không thể không tin. Chí có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bằàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế.

Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thơ Nguyễn Khuyến 🍀 được chọn lọc đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa.

Câu Chuyện Về Chú Bé Lượm

Câu Chuyện Về Chú Bé Lượm được kể lại dựa theo bài thơ với sự sáng tác dựa theo cảm nhận của riêng mỗi đọc giả.

Kể Lại Câu Chuyện Về Chú Bé Lượm Qua Lời Kể Của Người Chú Hà Nội

Trong rất nhiều đồng chí đồng đội cùng hoạt động cách mạng mà tôi từng gặp và quen biết, có lẽ để là cho tôi nhiều ấn tượng hơn cả là một đồng chí nhỏ tuổi tên Lượm, người mà tôi tình cờ gặp được ở Huế nhân một lần từ thủ đô Hà Nội về thăm nhà.

Tôi nhớ đó là vào cuối năm 1946, đó cũng là những ngày Pháp đánh chiếm ác liệt nhất trên mảnh đất quê hương – Ngày Huế đổ máu.

Cuộc gặp gỡ diễn ra cũng thật tình cờ, tôi đã không còn nhớ rõ chúng tôi gặp nhau như thế nào, chỉ còn mang máng rằng đó là nơi Hàng Bè, con phố tôi vẫn từng thân thuộc. Giữa những người làm cách mạng với nhau luôn có một sợi dây vô hình gắn kết, chỉ mới gặp một lần nhưng tôi đã yêu mến cái dáng vẻ hoạt bát của đồng chí liên lạc nhỏ tuổi.

Lượm năm ấy được bao nhiêu tuổi tôi không biết, nhưng ấn tượng không phai mờ trong lòng tôi vẫn luôn là cái dáng người loắt choắt, nom tưởng ốm yếu, ấy thế mà đôi chân lại nhanh nhẹn vô cùng, bên hông cậu đeo một cái xắc nho nhỏ, trên cái đầu nghênh nghênh đôi thêm chiếc mũ ca-lô hơ lệch về một phía.

Lượm là một cậu bé yêu đời, yêu sống và cũng rất đỗi hồn nhiên, phải vậy chứ, cái tuổi của em đáng được ăn được chơi lắm, hai chú cháu đi dạo trên đường làng, tôi thong thả dạo từng bước, còn Lượm dường như chẳng đứng yên, tâm hồn lúc nào cũng phơi phới, miệng liên tục huýt sáo, tung tăng nhảy chân sáo trên con đường rộng thênh thang.

Tôi bỗng liên tưởng đến hình ảnh chú chim chích, nhỏ nhắn, hoạt bát đang thỏa sức bay nhảy.

Chúng tôi nói với nhau không nhiều chuyện, nhưng tôi nhớ nhất là những chia sẻ thật chân thành và gần gũi của Lượm, mà từ những lời nói rất hồn nhiên ấy tôi đã nhận ra lòng yêu nước, lòng trung thành với cách mạng rất đáng quý của một tâm hồn non trẻ. Lượm vừa đi vừa bảo:

“Cháu làm liên lạc cũng mới một thời gian thôi, chủ yếu là ở đồn Mang Cá ấy chú ạ. Dù công việc có những lúc rất hồi hộp, khó khăn nhưng mà thích lắm chú ạ, thích hơn ở nhà nhiều. Cháu cảm thấy dường như mình đã đóng góp được chút gì đó cho quê hương rồi ấy, hì hì”.

Lượm vừa nói vừa cười, đôi giọt mồ hôi lăn dài trên hai bầu má ửng hồng của em, có lẽ do chạy nhảy nhiều mà thành, trò chuyện dăm ba câu nữa, rồi Lượm vội từ biệt tôi, chắc em lại đi đưa thư liên lạc nữa.

Tôi nhìn theo bóng Lượm mà lòng vừa cảm phục, vừa ngưỡng mộ, bởi thuở ấu thơ mấy ai đã được như Lượm, hăng hái xung phong vì Tổ quốc, đúng là Trường giang sóng sau xô sóng trước.

Chỉ mong Lượm có thể bình an hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, sau này lớn lên lại thành một chiến sĩ dũng cảm, chinh chiến sa trường. Tôi cũng lặng lẽ khoác ba lô quay bước trở về Hà Nội. Tạm biệt Huế! Tạm biệt Lượm!

Tháng 6/1949, tôi nhận được thư nhà báo tin dữ của Lượm (bởi tôi vẫn thường viết thư hỏi thăm nhà và cũng nhân tiện hỏi thăm chú bé Lượm), tôi bàng hoàng và thương cảm nhiều hơn cả.

Lượm nay còn đâu nữa, em đã hi sinh anh dũng trong một lần làm nhiệm vụ, thư không nói nhiều về sự hi sinh của Lượm nhưng cũng đủ để tôi tưởng tượng ra viễn cảnh ấy.

Vẫn như ngày nào Lượm mang vào cái xắc nhỏ, bỏ bức mật thư đề chữ “Thượng khẩn”, băng qua cánh đồng em vẫn từng thân thuộc, mặc kệ mọi hiểm nguy em chỉ nghĩ làm sao đưa được thư đến tay người nhận.

Và rồi súng đạn của giặc nào có tiếc thương cho tấm lòng yêu nước trong sáng mà nhiệt thành của em, chúng nỡ giết em khi tuổi đời còn chưa chớm, em ngã xuống trên cánh đồng bất tận, dưới thân em là mùi thơm hương lúa mới, trước mắt em là bầu trời xanh bất tận. Và cũng là lần cuối em được thấy mảnh đất và bầu trời tươi đẹp của quê hương.

Tôi nhắm mắt, để không cho nước mắt tuôn rơi, tôi viết tặng em bài thơ đề “Lượm” để mãi ghi nhớ sự hi sinh anh dũng của người giao liên nhỏ tuổi mà tôi mãi còn đặt trong ký ức. Đất nước sẽ nhớ bóng hình em, máu em đã tô thắm cho nền độc lập tự do của dân tộc. Vĩnh biệt em, Lượm!

Chuyển thể bài thơ Lượm thành một câu chuyện

Chuyện về cậu bé thiếu niên Lượm dũng cảm đã hi sinh vì đất nước mãi là kỉ niệm không phai trong lòng người dân Việt Nam. Lần đó tôi có dịp vào Huế và vô cùng may mắn, tôi được nói chuyện với một người đồng đội của Lượm. Lúc đó Lượm làm liên lạc cho đơn vị Mang Cá của bác.

Nhắc đến Lượm, đôi mắt bác ánh lên niềm tự hào pha lẫn niềm tiếc thương một cậu bé vô cùng can đảm, anh hùng. anh hùng.

Bác nhớ lại, ngày đó khi được phân công về công tác ở đồn Mang Cá, bác đã nghe mọi người hay nhắc đến cậu bé làm liên lạc rất gan dạ và anh dũng. Những lời nói đó đã khiến bác rất lưu tâm và muốn được gặp cậu bé. Hôm ấy, gặp một chú bé dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn bác liền gọi lại và hỏi

Cháu bé, cháu được phân công làm nhiệm vụ gì?

-Cháu làm liên lạc viên chú à.

-Thế có phải tên cháu là Lượm không?

-Dạ thưa chú cháu tên là Lượm. Sao chú biết ạ?

-À ra vậy!- Thế cháu có sợ nguy hiểm không?

Chú bé nhún vai lém lỉnh trả lời:

-Cháu không sợ chú ạ, cháu luôn nghĩ là làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

-Cháu có thích công việc này không?

-Cháu thích hơn ở nhà

-Chú chúc cháu luôn hoàn thành nhiệm vụ.

Chú bé bước đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, trông rất đáng yêu, và trông chú càng đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn khi trên đầu đội chiếc mũ canô với chiếc sắc đeo bên hông. Chú bé chào tôi rất nhanh và khuất dần chỉ còn tiếng huýt sáo rộn vang.

Sau lần gặp gỡ đó, do bận nhiều công việc tôi quên cũng không có dịp gặp lại cậu bé. Cho đến một hôm, trở về đơn vị tôi, nhìn mặt ai tôi thấy cũng có vẻ buồn buồn, một đồng chí hỏi tôi:

-Đồng chí có nhớ cháu Lượm không, cậu bé liên lạc đó?

-Có! Tôi nhớ. Xảy ra chuyện gì hả đồng chí\

– Cậu bé hi sinh rồi, hôm đó, Lượm nhận nhiệm vụ đem công văn đi, mọi người đều cảnh báo với chú rằng đó là quãng đường rất nguy hiểm, có thể gặp địch phục kích, nhưng chú không hề tỏ ra sợ hãi, còn nói: Em không sợ đâu. Chúng nó mà xông ra em sẽ đánh cho tơi bời.

Nói xong chú thản nhiên đút công văn vào sắc thoăn thoắt bước đi, mồm lại huýt sáo vang rộn. Không ngờ hôm đó quân địch lại đánh hơi thấy chú nhỏ, chúng bí mật nằm phục kích ở giữa cánh đồng lúa, nên nhìn bề ngoài rất khó phát hiện.

Lượm cũng đã rất tinh khi đi qua đi qua cánh đồng, linh cảm đến điều gì đó bất trắc nên chú nhanh tay xé vụn tài liệu và vứt vội ra xa. Có lẽ bọn địch đã trông thấy hành động đó, chúng liền xả đạn vào nó. Lượm đã anh dũng hi sinh, giữa cánh đồng, tay vẫn còn nắm chặt bông lúa, miệng còn nở một nụ cười.

Đồng chí nọ kể xong bỗng oà khóc. Tôi ngỡ ngàng, đau đớn và cũng không thể cầm được nước mắt, vừa cảm phục vừa thương tiếc. Trong tôi bỗng lại hiện lên hình ảnh chú bé nhỏ nhắn, gương mặt nhanh nhẹn, thông minh, nụ cười luôn nở trên môi.

Câu chuyện về sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm được mọi người ở khắp nơi kể cho nhau nghe. Chú còn trở thành tấm gương sáng để các cháu bé noi theo, và cho đến tận ngày hôm nay tấm gương ấy vẫn còn toả sáng.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn những trang thơ hay có trong tuyển tập 🌟 Thơ Bà Huyện Thanh Quan 🌟

Bài Thơ Lượm Thuộc Thể Loại Gì

Giải đáp thắc mắc về câu hỏi Bài Thơ Lượm Thuộc Thể Loại Gì cho những bạn đọc vẫn còn chưa chắc chắn.

Bài thơ Lượm thuộc thể loại thơ bốn chữ (ngắt nhịp 2/2) – thơ tự sự. Đây là một thể thơ với những câu thơ ngắn gọn nhưng cũng không bị ràng buộc quá nghiêm ngặt bởi luật thơ, vì vậy mà có thể tự do sáng tác với nhiều đề tài khác nhau.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán…

Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Gửi đến bạn tuyển tập 🌹 Thơ Ý Nhi 🌹 hay nhất rất thích hợp để gối đầu giường.

Kể Lại Nội Dung Bài Thơ Lượm

Kể Lại Nội Dung Bài Thơ Lượm với nội dung chính và những giá trị cơ bản của bài thơ.

Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người

Lượm là một cậu bé còn nhỏ tuổi, làm liên lạc. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Tố Hữu không đi vào giới thiệu chi tiết về lai lịch, quê hương. Lượm là tên riêng nhưng hình ảnh của Lượm lại không phải chỉ riêng một con người nào cả. Tố Hữu đặt hình ảnh chú bé Lượm trong bối cảnh chiến tranh, những ngày cách mạng bùng nổ ở Huế.

Tác giả thành công xây dựng hình tượng em bé tuổi thiếu niên làm công tác liên lạc trong chiến tranh. Các em không chỉ thông minh, nhí nhảnh, hồn nhiên, yêu đời mà còn mang trong mình một trái tim yêu nước, yêu dân tộc và cái đặc biệt nhất của Lượm chính là sự dũng cảm, lạc quan ngay cả khi trên chiến trường mặt trận đầy bom đạn.

Khi đi làm liên lạc, một công việc cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi sự bí mật đến cao độ nhưng chú bé Lượm lại luôn bộc lộ vẻ hồn nhiên, vô tư. Trong đạn bom ác liệt, Lượm vẫn thực hiện công việc đều đều của mình. Cái chết đến với Lượm quá bất ngờ khi chú bé đang trên đường đi làm liên lạc, Lượm nằm xuống giữa cánh đồng lúa bát ngát.

Cùng với Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu, SCR.VN tặng bạn tuyển tập 💧 Thơ Đỗ Trung Quân 💧 giàu cảm xúc!

Phương Thức Biểu Đạt Của Bài Thơ Lượm

Phương Thức Biểu Đạt Của Bài Thơ Lượm là mọt trong những yếu tố rất lớn đã góp phần tạo nên thành công của bài thơ.

Trong bài thơ Lượm, tác giả đã sử dụng sự kết hợp xuyên suốt của ba thương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Để tái hiện hình tượng nhân vật Lượm, nhà thơ đã khéo léo sử dụng phương thức tự sự cùng những lời dẫn chuyện, kể chuyện ngắn gọn mà liên kết với nhau thật tài tình. Câu chuyện về đồng chí liên lạc nhỏ tuổi như hiện lên trong tâm trí người đọc một cách hết sức tự nhiên.

Bên cạnh đó, phương thức miêu tả cũng làm nổi bật lên vẻ đẹp của quê hương đất nước, sự hồn nhiên vui tươi cùng nét hăng hái của người chiến sĩ nhỏ. Ngoài ra, người đọc cũng cảm nhận được sự khốc liệt và mất mát của chiến tranh thật lớn lao dù chỉ qua vài hình ảnh miêu tả ngắn.

Và để biểu lộ những cảm xúc của mình, nhà thơ sử dụng phương thức biểu cảm để khắc hoạ nên một nỗi xót thương cùng sự tự hào đối với sự hy sinh của Lượm. Những câu thơ biểu cảm này cũng chính là điều mà người đọc cảm nhận được khi đọc bài thơ.

Bên cạnh Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu, mời bạn đón đọc tuyển tập 🌜 Thơ Lưu Trọng Lư 🌜 thú vị.

Bài Thơ Lượm Lớp 2

Bài Thơ Lượm Lớp 2 với một trích đoạn ngắn đã được đưa vào trong chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học.

Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu
Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu

Khám phá tiếp 🔥 Thơ Tố Hữu 🔥 đầy cảm xúc, có thể chạm đến trái tim bạn.

Bài Thơ Lượm Là Sáng Tác Của Ai

Bài Thơ Lượm Là Sáng Tác Của Ai là điều mà có lẽ bất kỳ ai cũng sẽ quan tâm khi đọc bài thơ, cho nên xin được nhắc lại và cung cấp thêm một số thông tin xoay quanh bài thơ này.

Lượm là một bài thơ bốn chữ được viết bởi nhà thơ Tố Hữu vào năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc tên Lượm với tính cách hồn nhiên,nhí nhảnh, vui tươi, hăng hái, vô cùng dũng cảm và lạc quan, yêu đời.

Bài thơ đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt phần Tập đọc lớp 2 và Ngữ văn lớp 6 học kỳ II.

Văn bản bài thơ này in trong cuốn Thơ Tố Hữu – Nhà xuất bản giáo dục – 1995 trang 240 được Tố Hữu ghi rõ là viết năm 1949. Trong hồi kí Nhớ lại một thời, ở cả hai lần in của Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2000 trang 260, Nhà xuất bản VHTT năm 2002 trang 200, Tố Hữu lại cho biết:

Ông viết bài thơ này vào năm 1952 khi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 3 ngày 21 tháng 1 năm 1952. “Chính trong Hội nghị Trung ương lần thứ 3 này một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe về những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm”.

Tiếp theo Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu, mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Thơ Xuân Quỳnh 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.

Bài Thơ Lượm Nói Về Ai

Bài Thơ Lượm Nói Về Ai với hình tượng nhân vật chính trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào, xin được giải đáp cùng bạn dưới đây

Bài Thơ Lượm Nói Về nhân vật Lượm, là một cậu bé nhỏ tuổi, làm liên lạc. Nhà thơ đặt Lượm trong bối cảnh chiến tranh, những ngày cách mạng bùng nổ ở Huế cậu làm thiếu niên liên lạc trong thời kỳ chiến tranh.

Với hình ảnh nhỏ nhắn, hồn nhiên ở tuổi thiến niên mang trên vai một chiếc túi và chiếc mũ ca nô vừa chạy nhảy vui tươi yêu đời, tinh thần yêu nước, yêu dân tộc. Lượm là một cậu bé với tinh thần hăng hái, dũng cảm. Kèm với đó là những đức tính tốt can trường không ngại việc khó khăn.

Việc liên lạc là một việc khá khăn đòi hỏi phải có tính bảo mật cao để không bị lộ thông tin. Đối với chú bé Lượm lại bộc lộ ra vẻ hồn nhiên vui tươi, vô tư không một chút sợ sệt giữa hàng ngàn tiếng bom đạn chú vẫn làm việc đều đặn hăng say hằng ngày yêu đời đến lạ thường.

Cái chết của Lượm quá bất ngờ khi chú bé đang trên đường đi làm liên lạc, bị bom đạn rơi ngay trên con đường quen thuộc hằng ngày chú đi ngang qua. Lượm nằm xuống giữa cánh đồng lúa bát ngát “Cháu nằm trên lúa/ Tay nắm chặt bông/ Lúa thơm mùi sữa/ Hồn bay giữa đồng”…

Với sự kết hợp hài hòa giữa các vần thơ cùng nhịp điệu thay đổi linh hoạt. Tố Hữu đã xây dựng được hình ảnh chú bé Lượm qua những vần thơ qua đó tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

Ngoài Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu, tại SCR.VN còn có Chùm 🦋 Thơ Tản Đà 🦋 hay và ý nghĩa!

Bài Thơ Lượm Chế

Bài Thơ Lượm Chế với lười thơ vui nhộn về học trò tinh nghịch, hóm hỉnh.

Lượm chung
Tác giả: 1linhthoi55

Ngày chung uống nước
Trên phòng hiệu trưởng
Bùn cười ghê á
Bố mẹ bị mời
Chú bé loắt choắt
Cái cặp xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu to to
Đầu cao chọc lốc
Môn huýt sáo to
Như con chim cú
Nhảy trên quốc lộ
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Cậu học sinh nhỏ
Bỏ sạch vào cặp
Vụt qua xe cộ
Áo bay vù vù
Sắp bị muộn học
Sợ chi hiểm nghèo
Quốc lộ bị tắc
Cây thông to đùng
Đầu chọc của chú
Nhấp nhô trên đường
Bỗng tiếng trống trường
Thôi rồi Chung ơi
Cậu học sinh nhỏ
Mướt mát mồ hôi
Chung ngồi trên ghế
Tây nắm chặt tay
Thầy hiệu trưởng nói
Viết bảng tường trình
Chung khóc nhè luôn

❤️️ Xem thêm👉 Thơ Thế Lữ tại SCR.VN có thể bạn sẽ quan tâm đến ❤️️

Viết một bình luận