Thơ Nguyễn Khuyến: Tuyển Tập Trọn Bộ 84+ Bài Thơ Nổi Tiếng

Thơ Nguyễn Khuyến ❤️️ Tuyển Tập Trọn Bộ 84+ Bài Thơ ✅ Chia Sẻ Đến Những Bạn Đọc Chùm Những Bài Thơ Ấn Tượng, Ý Nghĩa Và Nổi Tiếng Của Nhà Thơ

Thơ Nguyễn Khuyến Bạn Đến Chơi Nhà

Đầu tiên, SCR.VN giới thiệu đến bạn những bài Thơ Nguyễn Khuyến Bạn Đến Chơi Nhà hay nhất

Bạn Đến Chơi Nhà

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.

🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Khuyến 🌻 Đọc thêm Thơ Tình Xuân Quỳnh Lãng Mạn

Thơ Nguyễn Khuyến Câu Cá

Thơ Nguyễn Khuyến Câu Cá, bài thơ nổi tiếng của nhà thơ

Thu Điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nội dung

  • Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế

Bức tranh mùa thu

  • Cảnh sắc mùa thu trong bài thơ hiện lên với những chi tiết điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam
    • điểm nhìn : từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần (từ chiếc cầu ⇒ mặt ao ⇒ bầu trời ⇒ ngõ trúc rồi lại trở về ao thu ⇒ thuyền câu) ⇒ không gian được mở ra nhiều hướng sống động
    • nét riêng của mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
      • Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc, đường nét chủ động nhẹ nhàng
      • Cái thú vị của bài tơ gói gọn trong cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha chung với một chút vàng của lá thu rơi ⇒ Cái hồn dân dã của mùa thu Bắc Bộ được gợi lên từ khung ao hẹp, từ chiếc thuyền câu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co
  • Cảnh vắng lặng gợi cái buồn man mác
    • Vắng bóng người (khách vắng teo)
    • Các đường nét chuyển động rất nhẹ: sóng hơi gợn, mây lơ lủng , lá khẽ đưa, nghe thấy cả tiếng cá đớp mồi ⇒ nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm tăng thêm sự yên ắng, tịch mịch của không gian

🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Khuyến 🌻 Chia sẻ Tuyển Tập Thơ Đỗ Trung Quân Hay

Thơ Nguyễn Khuyến Khóc Dương Khuê

Chia sẻ đến bạn đọc Thơ Nguyễn Khuyến Khóc Dương Khuê ấn tượng

Khóc Dương Khuê

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

Có khi tầng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đấu thăng chẳng dám tham trời;

Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;

Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng sao đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Khuyến 🌻 Đọc thêm Thơ Ý Nhi Hấp Dẫn

Thơ Nguyễn Khuyến Về Thiên Nhiên

Tham khảo thêm Thơ Nguyễn Khuyến Về Thiên Nhiên, cảnh đẹp hay nhất

Thu Ẩm

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.

Thu Vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Làm Ruộng (Chốn Quê)

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,
Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Cua Chơi Trăng

Vằng vặc đêm thu ánh xế chừng,
Ham thanh, cua mới muốn chơi trăng.
Nghiêng mai lách ngược qua dòng biếc,
Ghé yếm bò ngang nhởn bóng hằng.
Cung quế chờn vờn hương mới bén,
Vườn đào thoang thoảng gió như nâng.
Một mai cá nước cua vui phận,
Trăng muốn tìm cua, dễ được chăng?

Hoài Cổ

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ di rồi.
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,
Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi.

🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Khuyến 🌻 Đọc thêm Thơ Thích Nhất Hạnh Ý Nghĩa

Nhà Thơ Nguyễn Khuyến

Những điều bạn chưa biết về Nhà Thơ Nguyễn Khuyến được SCR.VN chia sẻ sau đây

Nguyễn Khuyến (1835-1909) tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học.

Nguyễn Khuyến còn là một nhà thơ trào phúng sâu sắc và thâm thúy, chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ràng bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời. Ông để lại hơn 400 bài thơ gồm chữ Hán và chữ Nôm

Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên.

Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những cảnh, người, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước.

🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Khuyến 🌻 Chia sẻ Thơ Bà Huyện Thanh Quan 

Nghệ Thuật Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Tìm hiểu Nghệ Thuật Trong Thơ Nguyễn Khuyến có gì đặc biệt và ấn tượng

NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

  • Ðặc điểm chung
    • Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không những trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.
    • Nguyễn Khuyến còn có biệt tài khai thác khả năng diễn tả của từ ghép rất độc đáo:Thấp le te, đóm lập lòe, tẻo teo, ve ve, tênh nghếch, làng nhàng, khỏe khoe
    • Nhiều danh từ, những cách nói, những thành ngữ, tục ngữ được dùng ở nông thôn được ông sử dụng khá thành thạo
    • Ông tiếp tục truyền thống học tập ca dao, tục ngữ của những nhà thơ Nôm các thế kỷ trước, nhưng ông có lối sáng tạo riêng.
  • Ngôn ngữ trào phúng:
    • Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh, nhiều cung bậc.
  • Ngôn ngữ tả cảnh:
    • Nguyễn Khuyến rất thành công trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Thơ du vịnh và thơ bốn mùa không chỉ tả cảnh mà còn miêu tả tâm trạng của nhà thơ.
    • Ngôn ngữ tả cảnh rất chính xác, cách chọn chữ , dùng từ thích hợp, từ ngữ thường lấp láy giàu nhạc điệu, có khả năng gợi tả cao.
    • Sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.
  • Hình ảnh
    • Hình ảnh sử dụng thường đơn sơ, khêu gợi thể hiện qua những chi tiết thật bình dị, sống động.
    • Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh và màu sắc gợi cảm giác vừa xem tranh thủy mặc vừa nghe thơ Ðường.

🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Khuyến 🌻 Xem thêm Bài Thơ Quê Hương Đỗ Trung Quân 

Viết một bình luận