Thơ Thế Lữ: Tuyển Tập Trọn Bộ 54+ Bài Thơ Hay

Thơ Thế Lữ ❤️️ Tuyển Tập Trọn Bộ 54+ Bài Thơ Hay Nhất ✅ Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Nhà Thơ Và Giá Trị Nhân Văn Trong Các Câu Thơ Hay

Tuyển Tập Thơ Thế Lữ

Đầu tiên, SCR.VN giới thiệu đến ban đọc Tuyển Tập Thơ Thế Lữ hay nhất

Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Vốn nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930 với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập.

Tác phẩm chính:

  • Mấy vần thơ (thơ, 1935)
  • Vàng và máu (truyện, 1934)
  • Bên đường thiên lôi (tập truyện ngắn, 1936)
  • Gói thuốc lá (1940)
  • Gió trăng ngàn (truyện, 1941)
  • Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941)
  • Thoa (truyện, 1943)
  • Tuyển tập thơ Thế Lữ (1983)

🌻Xem thêm bài Thơ Vui Về Phái Yếu Của Xuân Quỳnh Hay🌻

Thơ Mới Thế Lữ

Tham khảo thêm những bài Thơ Mới Thế Lữ hay và đặc sắt được chọn lọc

Chiều Bâng Khuâng (Thế Lữ)

Làn gió bên sông lẹ cánh đưa
Nắng chiều tươi nhuộm cảnh trong mơ:
Bóng cây trên cỏ vươn mình ngả;
Tha thướt Nàng Xuân bước thẩn thơ;

Trời biếc, én nghe chèo vỗ nước;
Nhớ nhung, ai tiếc cánh buồm xa?
Cô hàng đâu biết ta buồn nhỉ,
Đon đả ra chào hỏi khách qua.

Thức Giấc (Thế Lữ)

Gió mây đuổi giấc mơ màng,
Tỉnh ra thấy ánh trăng vàng bên chăng.
Trước cửa sổ, đầy sân những bóng
Cành lá đen lay động vật vờ…
Một cơn gió vội vàng qua;
Sau hiên sào sạc mấy tầu chuối xanh:
Lá bay chạm bức mành vắng vẻ;
Muỗi bên màn se sẽ than thân;
Sâu thềm rủ rỉ âm thầm
Nối muôn đêm, một tiếng ân hận dài;
Dế chân cỏ siết mà bóng tối;
Bờ lau xa quốc gọi buồn theo;
Trời khuya rạng rỡ đìu hiu,
Thoảng nghe lọt tiếng sáo diều trong trăng.

Tan Vỡ (Thế Lữ)

Thôi nhé đường đời đã biết nhau,
Thà rằng quên trước khỏi quên sau.
Đa mang chi nữa tình mây nước,
Để mặc sương sa bạc mái đầu.
Rồi ánh trăng kia với gió thâu,
Với sương hồ lạnh, với ngàn lau,
Với bao cảnh đẹp vui khi trước
Ủ rủ vì em nặng khối sầu.

❤️️ Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương 🌻Quê Hương Tế Hanh

Thơ Tình Của Thế Lữ

Đọc thêm những bài Thơ Tình Của Thế Lữ, viết về tình yêu đôi lứa hay

Nàng Thơ Lạnh (Thế Lữ)

Gió bấc giục về, Nương Tử rét
Bạn nghèo không sắm áo nhung tơ,
Sương thu gội mãi trên vai giá
Ta lấy gì đây, đắp dáng Thơ?

Yêu (Thế Lữ)

Ta đi thơ thẩn bên vườn mộng,
Em nấp sau hoa khúc khích cười,
Ngừng bước ta còn đương bỡ ngỡ,
Lẳng lơ em ngắt đoá hồng tươi…

Em ném cho lòng ta đón lấy,
Bông hoa phong kín ý yêu đương.
Hay đâu hoa giấu mầm gai sắc
Sướt cạnh lòng ta mấy vết thương.

Yêu em từ đó ta phơi phới,
Sống ở trong nguồn thú đắm say,
Nhưng cũng sống trong đau khổ nữa.
Miệng cười trong lúc nhắm chua cay.

Hồ Xuân Và Thiếu Nữ (Thế Lữ)

Trên mặt hồ in mầu ngọc biếc,
Cô em đang chơi chiếc thuyền con,
Lẳng lơ như cái chuồn chuồn,
Rỡn đuôi trên nước chập chờn ghẹo hoa.

Chân gió nhẹ lướt qua làn sóng,
Nắng chiều xuân rung động trên cành,
Mấy hàng lau yếu nghiêng mình.
Cô em bỗng ngẩn ngơ tình vì đâu?

Đặt mái chèo, ngả đầu trên gối,
Trông mây chiều phơi phới trên kia…
Hỏi xem mây có duyên gì,
Mà con chim én đi về lửng lơ…?

Trên vừng trán ngây thơ, trong sáng,
Vẩn vơ qua một áng hương buồn.
Giây lâu cô vẫn như còn
Lâng lâng trông gửi tâm hồn lên cao.

Tiếng diều sáo nao nao trong vắt,
Trời quang mây, xanh ngắt mầu lơ.
Thuyền trôi, nước đẩy hững hờ.
Hàng cây lặng đứng trên bờ trông mong.

❤️️ Phân Tích Bài Thơ Thế Lữ Trọn Bộ🌻Bài Thơ Nhớ Rừng

Nhớ Rừng Thế Lữ

Bài Thơ Nhớ Rừng Thế Lữ hay và nổi tiếng được nhiều người biết đến, mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc

Nhớ Rừng của Thế Lữ là một bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của tác giả trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng, già dặn của Thơ mới và tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm

Bài thơ rất độc đáo: mượn lời con hổ trong cũi sắt của vườn bách thú nhớ về nỗi nhớ cảnh rừng xanh và những ngày oanh liệt của ngày xưa để nói lên niềm khao khát những cảnh tượng hùng vị, tự nhiên, ghét cảnh chăm sửa giả dối, khát khao được tự do biểu hiện sức mạnh tự nhiên của mình, khao khát được giải phóng á tình.

Bài thơ cũng gửi gắm chút tình cảm đối với thời oanh liệt của đất nước. bài thơ rõ ràng là lời của con hổ tồi nhưng tác giả vẫn cứ chưa rõ thêm: Lời con hổ ở vườn bách thú, để tỏ rằng đây không phỉa là lời của con người. Lời này vừa có tác dụng che mắt nhưng cũng có ý nhắc nhở các nhà suy diễn chớ suy diễn dễ dãi

❤️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Hay Nhất🌻Thơ Nguyễn Du

Giới Thiệu Nhà Thơ Thế Lữ

Giới Thiệu Nhà Thơ Thế Lữ được SCR.VN tổng hợp chi tiết sau đây

Thế Lữ là một ngôi sao sáng nổi bậc trên bầu trời thi ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy không trở thành một hiện tượng như Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử hay Chế Lan Viên nhưng ông lại là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới.

Thế Lữ sinh năm1907 mất năm 1989 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng ở Việt Nam thế kỉ XX. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng.

Ông còn được xem là người tiên phong đi đầu trong phong trào đổi mới nền thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX và là cây bút chủ chốt đặt những nền móng đầu tiên khỏi xướng của phong trào Thơ mới.

Có thể nói, Thế Lữ là một con người đa tài. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành công. Ở ông, người ta nhân thấy một sức sáng tạo mạnh mẽ, một ý chí phi thường, một nhân cách cao đẹp.

❤️ Trọn Bộ 3254 Câu Thơ Truyện Kiều🌻Thơ Thúy Kiều

Phong Cách Thơ Thế Lữ

Tìm hiểu thêm về Phong Cách Thơ Thế Lữ có gì đặc biệt nhé

❣️ Phong cách thơ Thế Lữ

  • Thế Lữ được xem là người tiên phong đề cao cái đẹp trong nghệ thuật. Ông công khai tuyên bố làm nghệ thuật là đi tìm cái đẹp. Nhiều bài thơ của ông thể hiện hình ảnh cõi tiên tuyệt sắc, hay cảnh vật trong trạng thái tràn trề vẻ đẹp. Cái đẹp trong thơ Thế Lữ là cái đẹp thoát tục, thanh cao và lý tưởng.
  • Thơ Thế Lữ cũng có nhiều bài nói về tình yêu, tuy nhiên tình yêu trong thơ Thế Lữ thường thiên về sự thanh cao, mộng ảo, dè dặt chứ không đắm say, cuồng nhiệt như các bài thơ tình thời kỳ sau.
  • Ông chủ trương lấy tình yêu để tôn vinh vẻ đẹp con người, lấy khổ đau làm cảm hứng nghệ thuật. Ông tìm thấy ở đó là vẻ đẹp của niềm hi vọng mong manh, của đức hi sinh thầm kín mà vĩ đại.
  • Thơ Thế Lữ thể hiện cái tôi muốn thoát ly với thực tại xã hội-đó cũng là một xu hướng của các nghệ sĩ lúc bấy giờ muốn tìm một hướng vượt thoát cho tâm hồn mình. Ông tạo dựng hình ảnh một tài tử bất hòa với xã hội, chán ghét cuộc sống giả tạo, ông muốn sống nghênh ngang, cô độc và đầy kiêu hãnh.
  • Thế Lữ đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ kế cận. Có thể nói ông là người gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với các nhà thơ mới tài năng sau này như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ,…

❤️ Những Bài Thơ Nổi Tiếng🌻Thơ Tình Nguyễn Bính Hay Nhất

Tiểu Sử Nhà Thơ Thế Lữ

Chia sẻ thêm một vài thông tin, kiến thức hay về Tiểu Sử Nhà Thơ Thế Lữ dưới đây

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay.

Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung… và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ

❤️️ Chùm Thơ Về Tình Yêu Hay Nhất 🌻Thơ Tình Hàn Mạc Tử

Thuyết Minh Về Nhà Thơ Thế Lữ

Gửi tặng đến bạn phần Thuyết Minh Về Nhà Thơ Thế Lữ hay và ấn tượng

  • Thế Lữ ( 1907 – 1989 ) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ), là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới chặng đầu.
  • Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và được xem là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới, ” dựng thành nền Thơ mới ở xứ này” ( Hoài Thanh ).
  • Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,… Sau đó, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
  • Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm chính: Mấy vần thơ ( thơ, 1935 ), Vàng và máu ( truyện, 1934 ), Bên đường Thiên lôi ( truyện, 1936 ), Lê Phong phóng viên (truyện, 1937 ),…
  • Thơ ông mang tâm sự thời thế đất nước nhưng không bế tắc, u buồn mà là tiếng thơ thiết tha bi tráng. “Nhớ rừng” được in trong tập “Mấy vần thơ” có thể xem là bài thơ hay nhất trong đời thơ Thế Lữ và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới. Cái mới của bài thơ vừa ở hình thức nghệ thuật vừa ở nội dung cảm xúc.

❤️️ Tuyển Tập Thơ Và Những Bí Ẩn 🌻 Xuân Diệu Huy Cận

Viết một bình luận