Thơ Tản Đà: Tuyển Tập 46+ Bài Thơ Nổi Tiếng

Thơ Tản Đà ❤️️ Tuyển Tập 46+ Những Bài Thơ Nổi Tiếng ✅ Hãy Cùng SCR.VN Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Nhà Thơ Tản Đà, Các Bài Thơ Hay Nhất

Tuyển Tập Thơ Tản Đà Hay Nhất

Đầu tiên, SCR.VN giới thiệu đến bạn đọc Tuyển Tập Thơ Tản Đà Hay Nhất

Muốn Làm Thằng Cuội (Tản Đà)

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nữa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

Tương Tư (Tản Đà)

Quái lạ, làm sao cứ nhớ nhau,
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu.
Bốn phương mây nước, người đôi ngả,
Hai chữ “tương tư” một gánh sầu.

Lại Say (Tản Đà)

Say sưa nghĩ cũng hư đời!
Hư thời hư vậy, say thời cứ say!
Đất say, đất cũng lăn quay
Giời say, mặt cũng đỏ gay, ai cười

Say chẳng biết phen nầy là mấy!
Nhìn non xanh chẳng thấy, lại là say
Quái say sao say mãi thế nầy?
Say xuốt cả đêm ngày như bất tỉnh
Thê ngôn tuý tửu chân vô ích
Ngã dục tiêu sầu thả tự do
Việc trần ai ai tỉnh ai lo
Say tuý lý bất lo mà bất kể
Giời đất nhỉ, cái say là sướng thế!
Vợ can chồng, ai dễ đã chừa ngay
Muốn say, lại cứ mà say!

❤️️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Thơ Hay Nhất 🌻Thơ Thế Lữ

Bài Thơ Thề Non Nước

Bài Thơ Thề Non Nước của nhà thơ Tản Đà được nhiều người yêu thích

Thề Non Nước (Tản Đà)

Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi nhời thề

❤️️ Phân Tích Bài Thơ Của Xuân Quỳnh 🌻Thơ Vui Về Phái Yếu

Thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

Khám phá những điều thú vị về Thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cùng như các tác phẩm nổi tiếng khác

❣️ Vị trí và tầm ảnh hưởng của nhà thơ Tản Đà, tên thật Nguyễn Khắc Hiếu

Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà.

Nghe tin Tản Đà mất, làng văn nghệ trong nước trở nên xôn xao. Một loạt các bài báo tưởng niệm Tản Đà được ra mắt ngay sau đó:

  • Khái Hưng có “Cái duyên của Tản Đà”, “Vài chuyện vui về thi sĩ Tản Đà”.
  • Xuân Diệu có “Công của thi sĩ Tản Đà”
  • Lâm Tuyền Khách có “Một tháng với Tản Đà”,“Đời làm báo của Tản Đà”
  • Lưu Trọng Lư có “Bây giờ, khi nắp quan tài đã đậy lại”
  • Phan Khôi có “Tôi với Tản Đà thi sỹ”
  • Nguyễn Tuân có “Tản Đà, một kiếm khách”

=> Những bài viết này thể hiện sự kính trọng, quý mến đối với con người Tản Đà.

  • Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài Chân cho in tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” nổi tiếng, đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế “chủ suý” của hội tao đàn, ở những trang đầu tiên, như một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào một giai đoạn tươi đẹp mới.
  • Ông là người sáng lập ra tờ báo chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam: tờ “An Nam tạp chí”, nó gắn liền với sự nghiệp làm báo của Tản Đà.

❤️️ Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương 🌻Quê Hương Tế Hanh

Thơ Chán Đời Của Tản Đà

Bài Thơ Chán Đời Của Tản Đà mang nhiều ý nghĩa được SCR,VN tổng hợp

Đời Đáng Chán (Tản Đà)

Người đời thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!
Còn ai ai tỉnh ai mê
Những ai thiên cổ đi về những đâu?

Đời đáng chán hay không đáng chán?
Cất chén quỳnh, riêng hỏi bạn tri âm
Giá khuynh thành nhất tiếu thiên câm
Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục
Giang hà nhật hạ nhân giai trọc
Thiên địa lô trung thục hữu tình
Đón đưa ai gió lá chim cành
Ấy nhân thế phù sinh là thế thế
Khách phù thế chửa dứt câu phù thế
Người phong lưu càng đượm vẻ phong lưu

Bức khăn hồng nâng đỡ hạt châu
Chuyện kim cổ một vài câu phải trái
Châu Nam Hải, thuyền chìm sông Thuý Ái
Sóng Tiền Đường, cỏ áy bến Ô giang
Ngẫm nghìn xưa: ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ
Đời đáng chán biết thôi là đủ
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm
Nên chăng nghĩ lại kẻo nhầm

❤️️ Phân Tích Bài Thơ Thế Lữ Trọn Bộ 🌻Bài Thơ Nhớ Rừng

Thơ Tản Đà Trước 1930

Tìm hiểu những bài Thơ Tản Đà Trước 1930 có điều gì đặc biệt nhé

Đùa Cô Sư (Tản Đà)

Ai ai đứng khuất bóng giăng mờ
Cô sử, cô sư khéo thẫn thờ
Cửa Phật những mong tròn quả phúc
Cõi trần sao nỡ dứt duyên tơ?
Vãi già tiểu bé đâu đâu cả?
Chùa vắng sân không thế thế ư?
Tớ dẫu chưa tu, đầu dở trọc
Phen này ốm trọc cũng ra sư

Gió Thu (Tản Đà)

Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!

Trận gió thu phong rụng lá hồng
Lá bay tường bắc, lá sang đông
Hồng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không!

Chơi Chùa Hương Tích (Tản Đà)

Chùa Hương giời điểm lại giời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
Đá hỏm hang đen tối tối mò
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
Phàm trần chưa biết nhắn nhe cho

Chiêu Hoàng Lấy Chồng (Tản Đà)

Quả núi Tiêu San, có nhớ công?
Mà em bán nước để mua chồng!
Ấy ai khôn khéo tài dan díu
Những truyện huê tình biết có không?
Một gốc mận già thôi cũng phải
Hai trăm năm lẻ thế là xong
Hỏi thăm sư cụ chùa Chân Giáo:
Khách cưới nhà ai áo mũ đông?

Lưu Tình (Tản Đà)

Dưới bóng giăng tròn, tán lá xanh
Nhớ chăng? chăng nhớ? hỡi chăng mình?
Trăm năm ghi nguyện cùng non nước
Nước biếc non xanh một chữ tình

❤️️ Phân Tích & Cảm Nhận Bài Thơ 🌻Tiếng Thu Lưu Trọng Lư

Tản Đà Hầu Trời

Khám phá những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Tản Đà, đặc biệt là bài Hầu Trời

Bài thơ Hầu Trời thể hiện cái tôi cá nhân ngông nghênh, kiêu bạc, hào hoa và cái tôi cô đơn, bế tắc trước thời cuộc. Có thể thấy nhà thơ đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình.

❤️ Trọn Bộ 3254 Câu Thơ Truyện Kiều 🌻Thơ Thúy Kiều

Phong Cách Thơ Tản Đà

Tìm hiểu thêm về Phong Cách Thơ Tản Đà dưới đây nhé

Phong cách thơ

  • Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.
  • Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
  • Ông có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa.

Thơ Mới (Tản Đà)

Đờn là đờn
Thơ là thơ
Thơ thời có chữ, đờn có tơ
Nếu không phá cách vứt điệu luật
Khó cho thiên hạ đến bao giờ?
Bá Nha xa
Lý Bạch khuất
Thơ có họ Phan, đờn có họ Quách!
Thơ có chữ
Đờn có tơ
Đờn thời ngơ ngẩn, thơ vẩn vơ
Tài tử văn nhân nhường rứa rứa
Bút huê ngao ngán bận đề thơ

Thơ Thẩn (Tản Đà)

Phòng văn lặng ngắt bóng giăng mờ
Ngồi nghĩ thơ mà luống thẩn thơ
Chỉ thắm ai người tơ tưởng mối
Ruột tằm còn những vấn vương tơ
Bụi nhờn mặt trắng da đen sạm
Tuyết nhuộm đầu xanh tóc bạc phơ
Thơ nghĩ chưa ra già đã tới
Buồn chăng ai hỡi, bạn làng thơ!

Trai Thời Loạn (Tản Đà)

Hai mươi nhăm triệu con người
Trừ ra khăn yếm còn thời mày râu
Chắp tay rồi lại cúi đầu
Nghĩ nguồn cơn ấy ai sầu chăng ai!
Thế mà cũng kiếp làm trai
Con Hồng cháu Lạc cũng nòi giống ta
Ai về nhắn bạn quần thoa
Chồng con như thế xót xa thế nào?
Thương ai phận gái má đào

❤️ Những Bài Thơ Nổi Tiếng 🌻Thơ Tình Nguyễn Bính Hay Nhất

Nhà Thơ Tản Đà

Một vài nét giới thiệu về Nhà Thơ Tản Đà hay nhất

Tiểu dẫn

  • Tản Đà: (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu
  • Quê hương: Tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc tỉnh Hà Tây), mồ côi cha từ nhỏ, già đình nghèo khó.
  • Năm 1913 ông làm báo tại Vĩnh Yên.
  • Năm 1915 ông lấy vợ
  • Năm 1916 ông chính thức chọn con đường viết văn, làm báo chuyên nghiệp.
  • Năm 1926 ông cho ra đời An Nam tạp chí.

Con người

  • Sinh ra và Lớn lên trong buổi giao thời.
  • Là “người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)
  • Học chữ hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ…

Sự nghiệp văn học

  • Thơ: Khối tình con người I, II (1916, 1918)
  • Truyện: Giấc mộng con người I, II (1916, 1932)
  • Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928)
  • Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921).

❤️️ Chùm Thơ Về Tình Yêu🌻Thơ Tình Hàn Mạc Tử

Cái Ngông Trong Thơ Tản Đà

Chia sẻ thêm về phong cách thơ của Tản Đà, cái ngông được thể hiện trong thơ

Hầu trời là một trong những bài thơ hay nhất của Tản Đà mà ở đó người ta thấy rõ được cái chất thơ của người thi sĩ, mà nổi bật nhất làm nên giá trị đặc sắc của bài thơ là một cái “ngông” rất Tản Đà

  • Nền tảng của cái “ngông” trong Hầu trời:
    Giấc mơ được lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
  • Tản Đà “ngông” trong lúc đọc thơ cho chư tiên cùng Trời nghe:
    Phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin
    Thi sĩ tự nâng cao giá trị và tầm vóc bản thân ngang bằng với việc được nhà trời săn sóc, châm trà cho “nhấp giọng” để lấy tinh thần đọc thơ.
    Tự khen thứ văn chương của mình bằng những lời mà đôi lúc tôi nghĩ là có phần hơi tự phụ, kiêu căng một chút “Văn dài hơi tốt ran cung mây”, đắc chí vì thần tiên cũng phải tấm tắc khen “Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay”.
  • Cái “ngông” trong khi trò chuyện cùng Trời:
    Lối nói của ông không hề có sự e dè sợ hãi, mà thay vào đó là phong thái tự tin, thành thực, xen lẫn chút hóm hỉnh, vui tươi vô cùng thoải mái.
    Xem chư tiên và Trời là những người bạn tâm giao, kể lể về cuộc sống nghèo khó, khiến những nhà trí thức phải nhiều phen khốn đốn.
    Cho mình vốn là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông”, rồi lại được Trời giải thích rằng sai Tản Đà xuống làm việc “thiên lương”.
    Vinh hạnh được thiên đình ưu ái cho xe Khiên Ngưu đưa tiễn, chúng tiên thì lũ lượt tiễn đưa.
    Cách dùng từ, hành văn hóm hỉnh, phóng khoáng, bay bổng cũng góp phần làm cho cái “ngông” của Tản Đà nổi bật hơn

❤️️ Tuyển Tập Thơ Điên Trọn Bộ🌻Thơ Điên Hàn Mạc Tử

Bài Thơ Tản Đà

Đừng bỏ lỡ những Bài Thơ Tản Đà hay và ấn tượng sau đây

Nhớ Mộng (Tản Đà)

Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu dễ ngán đời
Những lúc canh gà ba cốc rượu
Nào khi cánh điệp bốn phương giời?
Tìm đâu cho thấy người trong mộng
Mộng cũ mê đường biết hỏi ai!

Khách Giang Hồ (Tản Đà)

Khuất khúc non sông lắm dịp cầu
Những là gió Á với mưa Âu
Đời chưa duyên kiếp ai xanh mắt?
Khách chẳng công danh cũng bạc đầu!
Cảnh cũ đòi phen thay chủ mới
Đường xa kinh nỗi suốt đêm thâu
Giang hồ chưa đã bao nhiêu bước
Mà cuộc trần ai mấy bể dâu!

Gót Sen Lay Động Khách Là Ai (Tản Đà)

Phòng văn khép cánh ngót năm giời
Núi tuyết rừng băng những mải chơi
Giấc điệp đương nồng em chửa tỉnh
Gót sen lay động khách là ai?
Trăm năm trần thế duyên hay nợ
Bao cuộc tang thương sắc với tài
Tình cảm bồi hồi khi mở mắt
Con tằm chưa thác, chị em ơi!

Con Chim Xanh (Tản Đà)

Con chim xanh, tang tình em ơi, nó lặn;
con cá vàng nó dạch, phú lý nọ lên non.
Cô Thúy Kiều, xưa kia còn, má phấn môi son;
lầu xanh chưa mãn, cô mới đã lại bon sang ở chùa.
Cái phận đàn bà, em ơi nghĩ đến thế mà lo;
làm thân bây giờ con gái, sao cho phú lý nọ sớm chồng.
Sự trăm năm, ông giời kia, đã kết có dải đồng;
dù duyên, dù nợ, cái đức tam tùng em cũng phải cho ngoan.
Lấy chồng bây giờ, em ơi gánh lấy mà giang san;
mẹ cha trông xuống, chứ để thế gian có trông vào.
Mặc ai tối mận mai đào.

❤️️ Tuyển Tập Thơ Và Những Bí Ẩn 🌻Xuân Diệu Huy Cận

Tiểu Sử Nhà Thơ Tản Đà

Tiểu Sử Nhà Thơ Tản Đà được SCR.VN tổng hợp để bạn có thêm kiến thức về văn học

Nhà thơ Tản Đà sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889

Tại Khê Thương, Sơn Tây, Việt Nam
Mất ngày 7 tháng 6 năm 1939
Công việc: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch

Tản Đà : (chữ hán: 傘沱), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỹ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực.

Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.

Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

❤️ Tuyển Tập Thơ, Bài Hát, Phân Tích🌻Ghen Nguyễn Bính

Viết một bình luận