Thơ Lưu Trọng Lư: Tuyển Tập 77+ Bài Thơ Trong Tập Nắng Mới, Tiếng Thu Hay

Thơ Lưu Trọng Lư ❤️ Tuyển Tập Nắng Mới, Tiếng Thu Hay Nhất ✅ Tổng Hợp 77+ Tác Phẩm Và Kèm Theo Phân Tích Bài Thơ Của Tác Giả.

Tuyển Tập Thơ Lưu Trọng Lư

Giới thiệu đến bạn một số bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Lưu Trọng Lư dưới đây.

Bài Ca Vĩnh Cữu

Chẳng gì mất không
Khi con người đã tỉnh
Một hồi kèn – một tiếng lệnh
Nước mắt cũng nhập lại cuộc đời

Không một cành hoa, một thiện chí bỏ ngoài
Không một quặng báu, một tài năng để rớt
Mỗi bước lên lại một lần thử thách
“Bao nhiêu nghịch là bấy nhiêu thuận”
Không đợi én về ta hát khúc sáng xuân.

Đôi Mắt

Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?
Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.

Đàn “nguyệt dạ” hương đêm bay lạc
Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?
Phép gì khỏi nhớ đừng trông
Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.

Thơ Sầu Rụng

Vừng trăng từ độ lên ngôi,
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ.
Để tóc vướng vần thơ sầu rụng
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo.
Năm năm tiếng lụa xe đều.
Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.

Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay.
Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông
Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,
Thời gian lặng rớt một dòng buồn tênh.

Xin Rước Cô Em

Xin rước cô em bước xuống thuyền!
Thuyền tôi sắp trẩy bến thần tiên.
Cùng nhau ta phiêu dạt
Nơi nghìn trùng man mác,
Theo gió, theo mùa
Gửi kiếp phù du.
Lặng soi mình trên bể thẳm
Ta tuôn dòng lệ thắm.
Trên muôn dặm, dưới muôn trùng
Lòng ta phiêu diêu mung lung
Như hai làn mây biếc
Cùng tan nơi mờ mịt.

Hồn Lẫn Xác

Bữa cơm ngày nho nhỏ chợ chiều
Mùa sen, em đem về mấy đoá
“Nhớ gọi em nghe! Giờ hoa nở”
Sáng ra, sen rụng khắp nhà

Đêm đêm hương sắc hút cả vào mơ
Giờ, nhìn lại xác hoa… mà tội

Anh ơi, sao tách hồn khỏi xác
Của cho là vô tận, của nhận là không cùng
Cho nhiều, em sẽ mãi mãi giàu thêm.
Như khi em biết dâng cho đời mãi mãi.

👉Ngoài Tuyển Tập Thơ Lưu Trọng Lư Chia sẻ đến bạn Thơ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ ❤️ Trọn Bộ Hay Nhất

Tiếng Thu Lưu Trọng Lư

Cùng đọc lạo bài thơ tiếng thu – một tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

👉Bên cạnh Tiếng Thu Lưu Trọng Lư Tặng bạn trọn bộ Thơ Tình Cuối Mùa Thu Xuân Quỳnh ❤️ Cảm Nhận Hay

Nắng Mới Lưu Trọng Lư

Tham khảo thêm bài thơ Nắng mới, một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Lưu Trọng Lư nhé.

Nắng Mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

👉Ngoài Nắng Mới Lưu Trọng Lư bật mí đến bạn Sóng Xuân Quỳnh ❤️ Cảm Nhận Bài Thơ Sóng Hay Nhất

Phân Tích Bài Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư

Gửi đến bạn tham khảo bài phân tích Tiếng Thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư đặc sắc nhất bên dưới.

Qua bài thơ “Tiếng thu”, Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình:

“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức”

Nhân vật trữ tình ở đây không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”. Vì vậy, “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự. Dù hiểu thế nào ta cũng thấy được khoảng cách trong cách cảm nhận của nhân vật trữ tình và “em”.

Nhà thơ đã sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả ánh trăng, như vậy Lưu Trọng Lư đã xem vầng trăng như là một hiện thân của tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.

Hai câu thơ đầu gợi cho ta liên tưởng đến một đôi lứa yêu nhau, nhưng dường như họ bị ngăn cách, không thể gặp nhau. Vì vậy mà dù làm gì thì cũng nhớ, cũng mong đến đối phương.

“Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người chinh phụ”

Theo dõi dòng tâm sự của nhân vật trữ tình, ta cảm nhận được sự cô độc trong tâm hồn, vì dù có đặt ra những câu hỏi, những sự trách móc đầy tình cảm, nhưng dường như cũng chỉ là tự độc thoại với chính mình.

Vì không nghe âm thanh thu về, nên em cũng không cảm nhận được cảm giác rạo rực, không cảm nhận được sự da diết trong cảm xúc, trong tình cảm “Em không nghe rạo rực”. “Rạo rực” chính là sự bồi hồi, đắm say của con người trước những niềm vui, niềm hạnh phúc.

Đó chính là hình ảnh mong chờ, khắc khoải của người chinh phụ khi mong ngóng từng chút tin tức về người chồng của mình nơi xa trường. Nỗi nhớ thương ấy càng bị đẩy lên cao trào khi biết nơi người chồng ra đi, đó chính là chiến trường xa xôi, đầy hiểm nguy mà bất kì lúc nào cũng có thể hi sinh mạng sống.

“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”

Mùa thu khiến cho những chiếc lá trên tán cây xanh trở nên héo tàn và bay theo làn gió, chỉ để lại những cành cây khẳng khiu. Đây là một hiện tượng tự nhiên của đất trời, nhưng khi đi vào những trang thơ văn thì nó lại trở thành biểu tượng của sự phôi pha, tàn úa, biểu tượng của sự chia li.

“Em không nghe rừng thu”, câu thơ vẫn là cấu trúc “Em không nghe…” được lặp đi lặp lại, thể hiện sự bộn bề của cảm xúc của nhân vật trữ tình. “Rừng” là nơi sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Nhưng đồng thời nó cũng là thế giới tình cảm phong phú của nhân vật trữ tình, nơi mà những tình cảm yêu thương, mong nhớ bén rễ và phát triển tươi tốt.

“Lá thu kêu xào xạc” ta có thể hiểu đây là hình ảnh tả thực, đó là những chiếc lá rụng, khi có những cơn gió thổi qua tạo ra âm thanh xào xạc.

Nhưng đặt nó trong mối quan hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình thì ta lại có những cảm nhận khác. Tiếp đó là hai câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh ngỡ như chẳng có chút liên quan đến mạch nguồn cảm xúc, nhưng đây chính là cái chân thực trong cảm nhận, liên tưởng của nhà thơ, thể hiện những ý niệm đầy độc đáo:

“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”

Đang viết về hình ảnh của khu rừng mùa thu, về những chiếc lá khô bay xào xạc, hình ảnh thơ đột ngột chuyển qua hình ảnh chú nai vàng ngơ ngác “Con nai vàng ngơ ngác”.

Người đọc cũng không khỏi thắc mắc, tự hỏi rằng liệu hình ảnh con nai có liên kết, mối liên hệ gì đặc biệt gì đối với toàn bộ bài thơ hay không. Hay đây chỉ là sự chọn lựa đầy vô tình của Lưu Trọng Lư.

Như vậy, bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư vừa gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn. Đồng thời, qua bức tranh ngoại cảnh lại soi sáng được bức tranh tâm hồn của nhân vật trữ tình, đó là một con người đa tình, luôn đau đáu trong lòng những nỗi nhớ, những khắc khoải, trăn trở về tình yêu.

👉Ngoài Phân Tích Bài Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư Chia sẻ đến bạn Thơ Tản Đà ❤️️ Tuyển Tập Trọn Bộ Bài Thơ Nổi Tiếng

Phân Tích Nắng Mới Lưu Trọng Lư

Cùng theo dõi bài phân tích tác phẩm thơ nắng mới của Lưu Trọng Lư để có một bài làm văn hay nhất nhé!

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng

Ở miền Trung, mùa hạ thường đến sớm. Sau Tết chẳng bao lâu, là đã tới mùa nam non và nắng mới. Còn nắng mới, cũng là nắng mới sinh, chưa gay gắt. Cái nắng ấy, gió ấy, cộng với một chút tiếng gà trưa, bỗng ?xao xác? hẳn. Nó khuấy động những ký ức, những nhớ thương nào từ xa lắm.

Nhất là với một thi sĩ giàu tình cảm như Lưu Trọng Lư, cái tiếng gà trưa chợt xao xác, chợt rưng rưng một nỗi buồn nhớ.

Ở đây có thể dùng chữ ?não nùng? mà không sợ sáo, không sợ cũ, bởi cái não nùng này không chỉ là tâm trạng, mà còn thuộc về không gian: không-gian-tiếng-gà-trưa, một không gian nhạy cảm, rỗng, nhão, có thể hút tuột ta về ký ức.

Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười,
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
áo đỏ người đưa trước dậu phơi.

Có lẽ chỉ là một cảm giác: Vì sao mỗi lần nắng mới mẹ đều phơi áo đỏ? Có thể, chỉ một lần như thế thôi, nhưng hình ảnh ấy đậm quá, ấn tượng quá, nó cứ trở đi trở lại trong nỗi nhớ của thi sĩ về mẹ mình. ?Lúc người còn sống, tôi lên mười,?, đó là tuổi của những xúc cảm như gió nam non, như nắng mới, như màu đỏ.

Vâng, màu đỏ, là một màu gây ấn tượng nhất đối với trẻ con. Khi bài thơ đã có một điểm tựa màu ấy rồi, tự nhiên nó có một khả năng ám ảnh. Và màu đỏ từ một chiếc áo mẹ phơi bên hàng dậu trở thành màu đỏ của một không gian ký ức, một không-gian-đỏ.

Và trong cái không gian đỏ ấy, chợt ánh lên một nét cười thương thiết, nét cười của mẹ, ?nét cười đen nhánh sau tay áo?, tương phản với màu đỏ ấn tượng là một nét đen sâu thẳm.

Vâng, đó là nét cười của những bà mẹ Việt Nam trong quá khứ, của răng hạt na, khăn đen và sự lặng lẽ đến nao lòng. Mẹ đã giấu một nét cười sau tay áo, đã giấu cả đời mình sau im lặng, đã giấu cả ký ức, những kỷ niệm đáng nhớ nhất của đời mình trong màu áo đỏ.

Đây là một trong số những bài thơ hay nhất của Lưu Trọng Lư và của thi ca tiền chiến. Được lọc ra từ ký ức, mỗi hình ảnh trong bài chợt lung linh. Nó chính xác đến từng chữ. Xin đơn cử: ?Hình dáng me tôi chửa xóa mờ?, sao tác giả không dùng ?chưa? hay ?chẳng?, mà dùng ?chửa?, một từ cổ, có từ phía bắc miền Trung trở ra.

Đây là một bài thơ mới, theo nghĩa tươi mới, dù nó được sáng tác trong thời kỳ Thơ Mới, cách nay đã sáu mươi năm.

👉Bên cạnh Phân Tích Nắng Mới Lưu Trọng Lư tiết lộ đến bạn Thơ Công Thức Toán Tiểu Học Hay ❤️️ Dễ Nhớ Nhất

Nhà Thơ Lưu Trọng Lư

Giới thiệu đến bạn đôi nét về nhà thơ Lưu Trọng Lư để có thể hiểu hơn về ông nhé!

Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.

Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong trào Thơ mới.

Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế.

Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

👉Ngoài Nhà Thơ Lưu Trọng Lư Chia sẻ đến bạn Thơ Nguyễn Du ❤️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Hay Nhất

Thơ Tình Lưu Trọng Lư

Giới thiệu đến bạn một số bài thơ tình độc đáo của nhà thơ Lưu Trọng Lư dưới đây.

Em có nghe

Giữa đêm ta tỉnh giấc
Xô cửa, xuống cầu ao
Những ngôi sao trốn biệt
Trống rỗng một bầu trời
Lặng tăm đáy nước
Nói cùng ai
Nào có biết
Ôi, Kẻ đi xa
Tàn rồi cánh hoa

Kẻ đang đi
Bị nguyền rủa hay được yêu vì
Giữa đời: Ta – một tiếng nói
Gớt nhặt lên viên sỏi
Ngẩn ngơ ngắm hàng giờ
Tìm gì trong ấy, hỡi nhà thơ?
Tỉ tê một lời nói
Hay một câu hỏi
Hãy khuơ động cành sương
Đừng cho ai ngủ dọc đường
Vỗ nước lạnh vào, kẻ say vốn là kẻ điếc

Này!
Trên diễn đàn có người muốn hát
Không hát được
Chỉ máy đôi môi
Và huơ huơ tay…
Bác sĩ! Người hãy nghiêng tai
Tận ngực… nghe những lời không nói được…
Và em, em chừ đang ngủ rồi
Khi trái tim ta đang vỡ làm đôi
Dữ dội nhịp đập
Từng đợt từng hồi
Đại bác điếc vành tai
Ai nghe giùm ta một chút
Nửa tiếng vọng của tim ta
Không!
Tiếng nói của cả đời ta ùn lại…

Khi Yêu

Không biết làm sao nói được nhiều
Như khi lòng chửa biết thương yêu,
Khi yêu quên cả lời săn sóc,
Nhìn lại nhìn nhau, chiều lại chiều.

Đợi

Yêu với không yêu, nói lúc đầu,
Làm chi như thể phỉnh phờ nhau!
Hôm ni hôm nớ mong rồi đợi
Trăng nở đầy buồng, người ở đâu?

👉Bên cạnh Thơ Tình Lưu Trọng Lư khám phá ngay cách Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú ❤️ Những Bài Cảm Nhận Hay

Phong Cách Thơ Lưu Trọng Lư

Biết đến Lưu Trọng Lư rất nhiều người biết đến những bài thơ nổi tiếng nhưng có thể bạn chưa biết chưa biết đến phong cách thơ của ông. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Là nhà thơ xuất hiện ở thời kì đầu của phong trào Thơ mới, đi qua chặng đường sáng tác khá dài trên 50 năm. Lưu Trọng Lư đã để lại nhiều tác phẩm thực sự có giá trị. Ông sáng tác nhiều thể loại : tiểu thuyết, truyện, kịch thơ, ký sự, hồi ký văn học, nghị luận văn chương.

Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đónggóp mang dấu ấn riêng, nhưng lại nổi tiếng với danh hiệu là nhà thơ. Không kể thơ viết trên các bài báo Phụ nữ tân văn, Phong hóa,…Ông có bốn tập thơ : Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái sông Gianh (1966), và Từ đất này (1971). Có thể khẳng định, Lưu Trọng Lư đã có nhiều cống hiến trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, thúc đẩy sự phát triển đa dạng của thơ ca Việt Nam hiện đại.

Với sự đột phá trong thơ, Lưu Trọng Lư đã dành được sự mến mộ từ phía người đọc, và tình yêu ấy như là một sự chia sẻ, một dư âm sâu lắng để ngâm nga, để suy ngẫm chứ không phải để phô bày, hưởng ứng một cách ồn ã, hời hợt. Sự nghiệp sáng tạo phong phú và đột phá của Lưu Trọng Lư đã trở thành đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu của giới lý luận phê bình từ rất sớm.

Nhưng để tìmhiểu về vấn đề phong cách thơ Lưu Trọng Lư thì dường như vẫn còn bỏ ngỏ
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phong cách thơ Lưu Trọng Lư” như một lời tri âm và khẳng định của chúng tôi về vị trí, đóng góp xứng đáng của nhà thơ Lưu Trọng Lư trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

👉Ngoài Phong Cách Thơ Lưu Trọng Lư chia sẻ đến bạn Phân Tích Bài Thơ Quê Hương ❤️️ Những Bài Văn Mẫu

Các Bài Thơ Của Lưu Trọng Lư

Xem thêm một số bài thơ hay của nhà thơ Lưu Trọng Lư dưới đây.

Vắng chàng

Dặn rồi, chàng lại ra đi
Gượng cười gượng nói lúc phân kì,
Buồng không, về nuốt lệ
Âm thầm em nén khúc tương ti.

Bên khóm mai gầy, một sớm thu
Lòng sao thắc mắc mối sầu u,
Vắng chàng, quên cả lời chàng dặn:
Dạ buồn lại thổi tiếng vi vu.

Lá bàng rơi

Sớm vin cành liễu so màu tóc,
Chiều ngắt hoa lê đọ nụ cười,
Người đẹp bên sông sầu chửa biết,
Bên sông ngày đượm lá bàng rơi.

Mưa… mưa mãi

Mưa mãi mưa hoài!
Lòng biết thương ai!
Trăng lạnh về non không trở lại…

Mưa chi mưa mãi!
Lòng nhớ nhung hoài!
Nào biết nhớ nhung ai!

Mưa chi mưa mãi
Buồn hết nửa đời xuân!
Mộng vàng không kịp hái.

Mưa mãi, mưa hoài!
Nào biết trách ai!
Phí hoang đời trẻ dại.

Mưa hoài mưa mãi!
Lòng biết tìm ai,
Cảnh, tưởng đầy nơi quan tái.

👉Bên cạnh Các Bài Thơ Của Lưu Trọng Lư tiết lộ đến bạn Chân Quê Nguyễn Bính ❤️ Phân Tích Bài Thơ, Cảm Nhận

Trên đây là những bài thơ nổi tiếng của Lưu Trọng Lư kèm theo phân tích độc đáo nhất, cùng theo dõi ngay nhé! Cảm ơn bạn đã tham khảo tại scr.vn.

Viết một bình luận