Truyện Ngắn Về Thầy Cô Ngắn Nhất ❤️️ 28+ Mẫu Truyện 20 Tháng 11 ✅ Chia Sẻ Trọn Bộ Những Câu Chuyện Ngắn Gọn Và Ý Nghĩa Dưới Đây.
Cách Kể Truyện Ngắn Về Thầy Cô
Để kể truyện ngắn về thầy cô bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây:
- Trước khi bắt đầu kể chuyện, bạn nên chọn một câu chuyện ngắn và thú vị về thầy cô, phù hợp với lứa tuổi và trình độ của đối tượng nghe chuyện.
- Câu chuyện cũng nên mang tính giáo dục và truyền tải thông điệp tích cực.
- Trong quá trình kể chuyện, bạn cần phải tạo bối cảnh cho câu chuyện, giúp người nghe hiểu được tình huống và hoàn cảnh xảy ra trong câu chuyện.
- Bạn cần sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và hấp dẫn, tránh sử dụng những từ ngữ khó hiểu hoặc quá tinh tế.
- Trong quá trình kể chuyện, bạn nên tập trung vào thông điệp chính của câu chuyện, đó là những giá trị và bài học mà câu chuyện muốn truyền tải. Đồng thời, bạn cũng nên chia sẻ ý kiến của mình về câu chuyện, để thể hiện quan điểm và giúp người nghe hiểu rõ hơn về thông điệp của câu chuyện.
- Khi kết thúc câu chuyện, bạn cần tóm tắt lại những thông điệp và bài học mà câu chuyện muốn truyền tải, để đem lại ấn tượng sâu sắc và ghi nhớ lâu dài cho người nghe.
Bên cạnh Truyện Ngắn Về Thầy Cô, Xem thêm 🌷 Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Thầy Cô 🌷
Dàn Ý Truyện Ngắn Về Thầy Cô 20 Tháng 11
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu dàn ý truyện ngắn về thầy cô 20 tháng 11 chi tiết sau đây:
1, Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:
– Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô.
– Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ nhiệm cũ.
2, Thân bài
a, Giới thiệu về kỉ niệm:
– Thời gian diễn ra khi nào?
– Kỉ niệm với ai: kỉ niệm đáng nhớ cùng cô giáo chủ nhiệm, cũng là cô giáo dạy văn.
b, Thuật lại kỉ niệm
– Hoàn cảnh: (mối quan hệ với thầy cô như thế nào, thầy cô vốn để lại ấn tượng gì đặc biệt)
- Cô giáo đặc biệt quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên dạy bảo học sinh trong lớp đức tính san sẻ, đùm bọc.
- Gia đình em cũng khó khăn, cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều, khiến em thấy vui vẻ, được quan tâm.
- Em cố gắng học tập, vâng lời cô, tham gia tích cực hoạt động của lớp
– Diễn biến và cao trào của câu chuyện:
- Ngày 20/11 sắp đến, ai cũng muốn chuẩn bị những món quà ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn cô.
- Bản thân cũng muốn tỏ lòng biết ơn cô giáo nhưng không có điều kiện kinh tế ⇒ tự tay làm một tấm thiệp và vẽ một bức tranh tặng cô.
- Bày tỏ: vì xấu hổ, sợ món quà nhỏ bé nên chỉ dám để vào ngăn bàn giáo viên, không trực tiếp đưa cho cô giáo.
- Cao trào của câu chuyện: cô nhận được quà, rất bất ngờ nhưng cố nén, không hỏi ai là người tặng. Trong giờ học cô đi vòng quanh lớp quan sát học sinh viết bài. Cô nhận ra nét chữ của em, gọi em ở lại sau giờ học và cảm ơn em chân thành.
– Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau câu chuyện:
- Bản thân càng thêm yêu quý cô: cô trân trọng tình cảm của học trò, dù đó là món quà nhỏ không có giá trị vật chất.
- Cô tặng lại cho em một quyển sách Hạt giống cho tâm hồn.
3. Kết bài: Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi học của bản thân, sẽ luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của thầy cô.
Gợi ý đến bạn 🍒 Kể Về Một Kỉ Niệm Với Thầy Cô Giáo Mà Em Nhớ Mãi 🍒 hay nhất
Truyện Ngắn Về Thầy Cô 100 Chữ – Mẫu 1
SCR.VN Gợi ý đến bạn mẫu truyện ngắn về thầy cô 100 chữ ấn tượng nhất sau đây.
Khi còn là một cậu học sinh, bố mẹ luôn muốn tôi phải theo các ngành khoa học mặc dù tôi muốn theo học ngành thương mại. Hóa học luôn là môn học tôi yếu nhất. Tôi không thể nhớ tên của các chất hóa học.
Và rồi sau một vài bài kiểm tra trên lớp bị điểm 0, cô giáo gọi tôi lên văn phòng của cô và đưa cho tôi một bài thơ viết tên các chất hóa học trong bảng tuần hoàn. Giờ đây khi đã trưởng thành nhưng tôi vẫn nhớ mãi giây phút đó, sự thành công ngày hôm nay luôn có hình bóng của cô.
Truyện Ngắn Về Thầy Cô 200 Chữ – Mẫu 2
Tiếp theo là mẫu truyện ngắn về thầy cô 200 chữ được nhiều bạn đọc quan tâm đến.
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp ba.
Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may măn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa.
Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.
Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá.
Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thong báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa.
Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiêp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại dành them thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó.
Cô ân cần, nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.
Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô và có lẽ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em sẽ mãi nhớ về cô và luôn thầm hứa học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.
Tham Khảo 🌼 Kể Về Thầy Cô Giáo Mà Em Yêu Quý 🌼 ngoài mẫu Truyện Ngắn Về Thầy Cô
Truyện Ngắn Về Thầy Cô Ngắn Nhất – Mẫu 3
Mẫu truyện ngắn về thầy cô ngắn nhất được SCR.VN tổng hợp ngay sau đây.
Sau ba năm tôi mới có dịp trở lại trường cũ. Mọi thứ không thay đổi nhiều, sân trường vẫn rợp bóng cây, và những chiếc ghế đá vẫn ở đó, trầm mặc và nhẫn nhịn. Tiếng cô giảng đều đều trên lớp và ánh mắt ngây thơ của đám trẻ học trò khiến tôi nhớ lại những kỷ niệm thời cắp sách. Tiếng trống trường đã điểm, giờ ra chơi đến.
Tôi nhớ lại bóng dáng của cô từ trong lớp, vẫn dáng hình ngày xưa khi gieo mầm con chữ cho chúng tôi. Cô vẫn tận tụy đến lớp, vẫn chèo lái những con thuyền mơ ước của những cậu học trò nhỏ chúng tôi đến bến bờ hạnh phúc.
Giọng cô nhẹ nhàng phân tích cho học sinh chúng tôi những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những chiến thắng vang dội của quân ta khắp các chiến trường. Chốc chốc cô ngừng giảng và nhìn đám học trò đang tròn mắt suy ngẫm. Chính cô cũng không thể nhận ra được những thế hệ học trò đó còn nhớ mãi công ơn của cô tự ngày nào.
Cô về trường tôi từ khi trường chỉ có mái lá đơn sơ. Ngày mưa cũng như ngày nắng cô vẫn đạp chiếc xe Thống Nhất đã bạc màu đến lớp. Có lần những hôm trời mưa bão rất to mà cô vẫn cố đạp hơn chục cây số đến lớp vì sợ học sinh phải chờ. Có khi nước ngập quá bánh xe mà cô vẫn bước tiếp, đến lớp thì cả thầy cả trò đều ướt hết.
Phòng học dột nát không thể theo học. Những khi mưa gió như vậy cô lại nhớ về vùng quê Bình Lục, nơi người ta vẫn “cưỡi trâu đi họp huyện” cô lại thấy xót thương. Cô thường kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về miền quê và gia đình cô. Miền quê chiêm trũng, ngập quanh năm nhưng có nghị lực phi thường.
Đã 27 năm trôi qua với bao thế hệ học trò đến và đi khỏi ngôi trường này, nhưng hình bóng cô mỗi ngày lên lớp thì vẫn vậy. Những học trò đầu tiên của cô nay đã đầu hai thứ tóc cũng không sao quên được những lời dạy, những kiến thức mà cô đã truyền đạt.
Cô luôn dạy cách làm sao để hiểu và nhớ về một sự kiện lịch sử lâu nhất. “Chỉ khi các em hiểu rõ nguyên nhân tại sao và giải thích được những sự kiện, những mối ràng buộc đó thì em mới có thể làm tốt một bài lịch sử”.
Tôi còn nhớ kỷ niệm về cô khi còn đang học phổ thông. Là một học sinh chuyên văn nên tôi rất thích những môn xã hội, đặc biệt là tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Khi còn học ở trung học cơ sở tôi đã được nghe những thông tin về cô với phương pháp dạy hay, là một giáo viên giỏi ở trường. Và khi theo học cô tôi thực sự bị thuyết phục bởi cách giảng dạy ân cần và chu đáo.
Đón đọc thêm 🌈 Kể Về 1 Lần Mắc Lỗi Khiến Thầy Cô Buồn 🌈 ngắn gọn
Truyện Ngắn Về Thầy Cô Ý Nghĩa – Mẫu 4
Xem thêm mẫu truyện ngắn về thầy cô ý nghĩa được nhiều bạn đọc yêu thích sau đây.
Người ta nói mùa thu là mùa của tình yêu, là mùa tựu trường, là mùa mà các bạn trẻ bắt đầu viết tiếp nên những ước mơ trên con đường với những hành trang bước vào đời. Quả thực, có quá nhiều lý do để mỗi chúng ta đón chờ thu về. Đó là niềm vui khi đón cái se lạnh của đất trời, ngửi thấy mùi hương hoa sữa thoang thoảng phả vào trong gió.
Ấy vậy mà tôi lại thích mùa hè hơn mùa thu. Tôi yêu cái nóng hè với những tiếng ve kêu râm ran, rồi yêu mùa hè khi nhìn những cánh hoa phượng nở đỏ tươi cả một góc sân trường, yêu mùa hè vì nó là quãng thời gian tươi đẹp cùng chúng bạn. Và hơn tất cả… mùa hè làm tôi nhớ đến thầy.
Thầy tôi khi ấy đã ngoài 50 nhưng trông thầy có vẻ đứng tuổi hơn với con số ấy. Cũng như những người thầy khác, thầy luôn ăn vận rất giản dị, chỉ là chiếc áo sơ mi màu xanh với chiếc quần đen đã theo thầy cùng năm tháng trên bục giảng.
Mái tóc thầy đã điểm bạc, cái màu mà bọn học sinh chúng tôi rất thích. Lũ con gái từng nói với thầy rằng chúng thích màu tóc thầy vì màu tóc thầy giống với màu bụi phấn. Chỉ vậy thôi mà thầy cũng mỉm cười, đó cũng là nụ cười hạnh phúc, nụ cười đẹp nhất mà tôi từng thấy trong đời.
Nhưng điều mà tôi nhớ mãi không quên chính là đôi mắt của thầy. Đôi mắt thầy sáng, nhìn vào đó, tôi cảm nhận được đó là một con người đã phải trải qua nhiều sương gió của của cuộc đời. Nhưng đôi mắt ấy lại luôn nhìn chúng tôi đầy trìu mến đầy yêu thương, cái nhìn ấm áp và luôn tạo nên một niềm tin lớn với người đối diện.
Buổi đầu bước chân vào lớp 1, ngày đầu tiên đến lớp mọi thứ vẫn còn quá xa lạ với một thằng bé như tôi khi ngày hôm qua vẫn còn mè nheo mẹ mua cho chiếc ô tô điều khiển chạy bin như mấy đứa trẻ trong xóm. Quả thật khi ta rời khỏi ngôi nhà thân yêu để bước ra cái thế giới xung quanh, ta mới cảm thấy mình thật nhỏ bé biết bao. Tôi còn nhớ như in cái lúc phải xa vòng tay mẹ để bước vào lớp học.
– Nam, vào lớp cùng các bạn đi con. Con nhìn các bạn kìa, có ai cứ bám lấy mẹ thế này không? – Mẹ nói.
– Không. Con không muốn đi học đâu. Mẹ cho con về! – Tôi hét lên như thể quên đi vị trí một người con lúc này với mẹ.Cứ thế, tôi mặc kệ những cái nhìn lạ lẫm khó hiểu của các bạn trong lớp và cái nhìn giận dữ từ mẹ, tôi cứ đinh ninh rằng cứ thế này mẹ sẽ bỏ cuộc và đưa tôi về nhà.
Tôi cứ hét lên “Con muốn về”, tay chân vùng vằng ngồi bệt xuống đất để làm mẹ khó xử. Và đúng lúc đó, một người đàn ông đã trạc tuổi bước đến, ngồi xuống cạnh tôi ôn tồn nói:
– Em là học sinh mới hả? Đứng lên rồi vào lớp với thầy 5 phút thôi. Sau đó nếu em không thích thì em có thể đi về với mẹ. Được không?Tôi nhìn trân trối một hồi xong lại ngước lên nhìn mẹ. Mẹ mỉm cười gật đầu đồng ý. Thầy đỡ tôi đứng dậy và đi vào lớp, cứ thế, tôi khép nép rụt rè đi sau lưng mẹ tiến vào lớp học.
Vào lớp, thầy đưa cho tôi một quyển sách màu vàng rất đẹp, đó là quyển sách Tiếng Việt mà sau này tôi biết. Lật từng trang sách, tôi như bước vào một thế giới khác với cuộc sống nơi đây. Một thế giới tràn ngập sắc màu cổ tích đủ để làm cho tâm trí của một thằng nhóc 6 tuổi vui sướng lạ lùng.
Thầy nói sau này tôi sẽ được học đến những điều hay như thế, được chiêm ngưỡng và cảm nhận những cái đẹp của thế giới xung quanh và sẽ được biết những điều kì diệu của cuộc đời.
Thời gian cứ thế trôi qua, đúng như những gì tôi mong đợi, thầy dạy tôi cho tôi biết bao điều mới lạ. Làm sao tôi có thể quên những buổi sinh hoạt thầy hát cho cả lớp nghe, giọng thầy ấm áp đầy ắp những yêu thương.
Rồi khi thầy đứng ra phân giải mấy đứa trong lớp đánh nhau, lúc đó thầy khác hẳn, sự nghiêm nghị và dứt khoát của thầy làm cho những mâu thuẫn bỗng chốc trở thành bài học quý báu về đối nhân xử thế trong đời. Nhưng với tôi, thầy đẹp nhất khi giảng bài, với hình ảnh của một người chèo đò cần mẫn, thầy mang đến cho chúng tôi con thuyền trở đầy những tri thức mới lạ.
Ôi! Cái dáng người cao cao, một tay cầm quyển sách, một tay cầm phấn viết từng chữ từng chữ ngay ngắn thẳng hàng trên bảng sao mà giản dị và thiêng liêng đến thế. Những tháng ngày tươi đẹp ấy cứ thế trôi đi trong đôi mắt trong veo của cậu học trò nhỏ.
Nhưng tôi chỉ được học thầy đến hết lớp 3, sau đó, vì lý do gia đình nên gia đình tôi phải chuyển về một huyện nhỏ ở Hà Nội. Tôi buồn và nhớ lắm những giờ giảng của thầy, ánh mắt và lời khen khi tôi đạt được thành tích cao trong học tập.
Giờ đây, tôi đã trở thành một sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Tôi lớn và trưởng thành hơn rất nhiều. Và hôm nay, tôi muốn quay trở về thăm lại trường cũ, trở về với cái nơi mà tôi bắt đầu những bước đi đầu tiên. Tôi nhớ thầy đã từng nói rằng:
‘-” Mỗi khi em cảm thấy buồn, hãy gửi lòng mình vào gió. Và gió sẽ mang những tâm sự của em đi xa. ”
Tôi đứng dậy, nhìn thấy cơn gió làm xào xạc lá rụng khắp sân trường, làm tôi cứ ngờ thầy vẫn còn đây. Gió ơi, xin đừng phảng phất nơi này, hãy bay đi thật xa và nếu gió gặp thầy ở phương xa ấy thì hãy cho ta gửi lời ân tình: “Thầy ơi, con nhớ thầy nhiều lắm”.
Tham khảo thêm ❤️️ Kể 1 Kỉ Niệm Đáng Nhớ Trong Đời Học Sinh ❤️️ ngắn
Truyện Ngắn Về Thầy Đặc Sắc – Mẫu 5
Giới thiệu thêm đến bạn đọc mẫu truyện ngắn về thầy đặc sắc nhất dưới đây.
Tôi sinh ra ở làng quê nhỏ. Ngôi trường tiểu học của tôi cũng là trường làng bé lắm. Ngồi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Vâng, trường tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy nhiều niềm vui và những kỉ niệm về người thầy thân thương với lòng biết ơn sâu sắc.
Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường.
Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ.
Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ.
Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi.
Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.
Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay.
Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồi hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế!
Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”.
Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẻ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để con có thể tiến xa hơn”.
Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng lắm.
Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.
Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.
Tham khảo trọn bộ mẫu 🌷 Viết Thư Tri Ân Thầy Cô 🌷 ý nghĩa
Truyện Ngắn Ý Nghĩa Về Thầy Cô – Mẫu 6
Mời bạn đọc xem nhiều hơn gợi ý về truyện ngắn ý nghĩa về thầy cô sau đây nhé!
Những chiều mưa màu hạ mang theo mùi ngai ngái từ đất xông lên xộc vào mũi chẳng thế xua đi cái nắng mùa hè oi ả, mấy cành bằng lăng tím sẫm trước cửa bị nước mưa làm cho oằn xuống, trĩu nặng quệt ngang đầu. Một vài vũng nước đọng lại trên đường chưa kịp rút xuống cống còn lềnh bềnh bong bóng nước cứ vừa tạo thành lại vỡ tan theo bao ký ức nhạt nhòa về một thời xa thẳm.
Chiều mưa từ trong nhà nhìn ra phố vắng, nhìn dòng người vội vã tìm chỗ trú hay tìm một bóng cây nào đó mặc vội chiếc áo mưa tiện lợi vừa mới kịp mua vào, lòng tôi bâng khuâng nhớ một mùa mưa nhiều năm trước, bao kỉ niệm về trường, về lớp gắn với cơn mưa chiều mùa chia tay bất chợt ùa về như một thước phim quay chậm, một thước phim không màu có lẽ đã cũ lắm nhưng cũng chẳng kém phần sống động, rõ đến từng chi tiết…
Năm đó, tôi mới lớp sáu, bước chân vào trường không khỏi xa lạ và bỡ ngỡ. Thầy giáo dạy Toán của tôi khi ấy tên là Hùng. Khác với những thầy giáo dạy Toán khác có vóc dáng cao lớn, đôi mắt sáng quắc với cái nhìn uy nghiêm, gõ thước liên tục xuống bàn mỗi lần kêu học sinh lên trả bài, thầy Hùng của chúng tôi khá thấp, lưng hơi khòm, đầu hơi hói, vầng trán cao và đặc biệt là đôi mắt sáng tỏa cái nhìn trìu mến, ấm áp.
Và có khi, tôi còn nhìn thấy trong đôi mắt ấy ẩn chứa một nỗi buồn thầm kín, sâu thẳm chỉ thoáng qua trong mơ hồ khi thầy đưa mắt nhìn xa xăm đâu đó vào khoảng không vô định. Giọng nói của thầy trầm, rất trầm, ấm và mang sức truyền cảm đến nỗi, ai nghe thầy đang giảng bài bên lớp tôi cũng đều tưởng rằng chúng tôi đang có giờ Văn.
Thầy hiền lành và giản dị, đi dạy thầy chỉ mặc chiếc quần đen với cái áo nâu đã sờn, nhưng trông thầy lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ. Thầy viết chữ không thật đẹp, thậm chí có đứa còn chê nét chữ thầy nhìn tròn tròn cụt cụt như quả trứng gà í, nhưng rất thẳng hàng, ngay ngắn và đều. Nhìn nét chữ ấy cũng có thể đoán ra được phần nào phẩm chất bên trong con người thầy. Học trò kính nể cũng một phần bởi sự giản dị đến mộc mạc, chân chất của thầy.
Thầy hay đi dạy trên chiếc xe máy cũ kĩ, chắc là lỗi thời lắm rồi. Nhiều khi tôi thấy thầy vừa vất vả đạp xe chạy ra đến cổng nó bỗng dưng chết máy, thế là thầy phải dắt bộ đi một quãng khá xa đến nơi có tiệm sửa xe máy. Những lúc như thế, vài đứa chúng tôi chạy tới hỏi xe thầy bị làm sao vậy, thầy chỉ cười nói: “Cái xe của thầy nó lại dở chứng ấy mà!”.
Nghe nói nhà thầy xa lắm, ở tận trên thị trấn, vợ thầy làm nghề bán trái cây ở chợ. Chính vì vậy mà lũ chúng tôi thỉnh thoảng vẫn thấy thầy trên chiếc xe máy cà tàng ấy, chở từng thùng trái cây đi giao hàng cho vợ. Chúng tôi có đứa chào thầy, có đứa hét thật to gọi thầy, thầy đều cười hiền gật đầu hay vẫy tay chào lại.
Năm đó, những ngày gần thi học kì Một, trời làm bão, lụt lớn. Ba mẹ bảo tôi nghỉ nhưng rồi tôi vẫn nhất quyết đòi lên lớp. Cả một lớp nghỉ hơn phân nửa, trường chỉ có mấy giáo viên là đến lớp được, hôm đó lại có tiết Toán, chúng tôi đinh ninh nhà thầy Hùng ở xa không đến được nên chuẩn bị kéo nhau về.
Từ đằng xa, thầy Hùng xuất hiện trong bộ áo mưa rách tươm vì gió dập mạnh, trên chiếc xe cà tàng nổ tạch tạch vì bị vô nước, và, thầy vần luôn thật đúng giờ.
Chúng tôi lúc đó ai cũng thương thầy, hầu hết các giáo viên ở xa trường đều vắng mặt, chỉ có mình thầy không quản nắng mưa gió bão lên lớp vì sợ chúng tôi đến chờ mà không thấy thầy đâu. Hôm ấy, mặc cho mưa gió ầm ĩ ngoài trời, trong lớp học chúng tôi vẫn ấm áp hơn bao giờ hết vì có tình thương vô bờ bến của thầy.
Còn nhớ ngày đó, tôi là một đứa học sinh giỏi trong lớp nhưng rất bướng bỉnh và nghịch ngợm hệt như con trai. Thầy Hùng cũng rất quý tôi vì tôi học khá tốt, những ngày đầu năm tôi vô cùng kính trọng thầy, nhưng càng về sau thấy thầy hiền, tôi càng tỏ ra không nghe lời, thỉnh thoảng còn hùa với đám bạn nói những câu trêu thầy, nhất là khi thấy thầy đang giao những thùng trái cây ngoài chợ.
Thầy luôn hiền và dễ tính với chúng tôi nên có đôi đứa rủ nhau bày trò chọc phá thầy, hay hỗn láo dám cãi lời thầy. Tôi thấy chúng nó mất dạy với thầy như thế là quá đáng, nhưng không phủ nhận chính mình cũng có tham gia vào những trò quậy của bọn con trai trong lớp chọc tức thầy để làm trò cười. Dù sau mỗi lần như vậy thầy không tỏ thái độ hay giận dữ, lòng tôi có đôi chút ăn năn.
Bước sang học kỳ Hai, cả lớp chúng tôi đều nhận thấy thầy trở nên khó tính và thi thoảng nhăn nhó hơn. Thầy cũng không la rầy gì đến bọn tôi, thầy vẫn dạy rất nhiệt tình, nhưng thầy cũng không còn cười nhiều như trước. Mấy đứa còn thêu dệt lên rằng thầy không ưa lớp tôi nữa, thầy ghét chúng tôi rồi nên mới thế, làm tôi cũng cảm thấy có chút khó chịu mỗi khi học tiết thầy.
Cho đến một ngày gần đến đợt thi cuối kỳ Hai, thầy cho chúng tôi đề cương ôn tập và hẹn tuần sau sẽ giải. Thầy còn lên lịch ôn cho chúng tôi hai buổi khi thầy có thời gian, tất nhiên, chúng tôi chỉ cần đi học cho đầy đủ mà không phải nộp tiền gì cả.
Rồi đột nhiên, sau ngày hôm ấy, nghe mấy đứa lớp khác nói thầy bị ốm nên không thấy đi dạy nữa. Đến hôm chúng tôi có tiết Toán, vẫn không thấy thầy lên lớp. Bạn lớp phó hớt hải chạy vào “Tụi bây, tụi bây, ông thầy mình vào viện rồi, bữa nay lớp mình trống tiết Toán!”
Một ngày mùa hạ cuối năm vẳng tiếng ve sầu kêu ran trên những chùm hoa phượng vĩ đỏ thẫm, lớp tôi vừa học thể dục xong chuẩn bị vào lớp thì thấy có mấy đứa đứng túm tụm trước văn phòng. Bản tính tò mò tôi cũng chạy lại xem, bỗng nghe tin sét đánh “Thầy Hùng mất rồi! Mới mất hôm qua, do bị tai biến.”
Tai tôi ù ù, tôi hét thật lớn bảo không tin, tôi không tin thầy đã chết, không tin là mình không bao giờ còn được gặp lại thầy! Nhưng sao chân tôi như muốn khụy xuống, xung quanh, tiếng khóc lóc thảm thiết của đám bạn cùng lớp có, khác lớp có cứ ù ù đi như có hàng ngàn con ong bay vo ve trong tai. Rồi mưa ập đến, tôi chỉ biết đứng trong màn mưa, hai mắt đẫm nước…
Khi ấy, chúng tôi đều hiểu rằng tuy bình thường thầy hiền lành là vậy, thầy ít nói là vậy, tuy lũ học trò nghịch ngợm vẫn hay trêu chọc thầy là vậy, nhưng tận sâu đáy lòng đứa nào cũng kính trọng thầy vô cùng. Chúng tôi, tất thảy đều đã xem thầy như cha ruột của mình, dù không nói ra, chúng tôi biết rằng thầy cũng xem đám học trò của mình như con đẻ.
Thầy biết chúng tôi còn con nít lắm nên mới thích quậy phá thế thôi, thầy có rầy la chúng tôi bao giờ. Nhưng, giá mà thầy từng một lần la mắng, một lần than phiền về chúng tôi, để giờ đây gương mặt hiền từ và nụ cười ấm áp của thầy đã không ám ảnh trong đầu tôi mãi về sau! Sao thầy hiền quá, thật thà quá, mà lại ra đi sớm quá!
Gợi ý bài văn 🌷 Viết Thư Cho Cô Giáo Cũ Nhân Ngày 20/11 🌷 ngắn
Chuyện Ngắn Về Thầy Cô Hay Nhất – Mẫu 7
Hãy cùng SCR.VN khám phá thêm mẫu chuyện ngắn về thầy cô hay nhất sau đây.
10 tuổi, lần đầu tiên chúng tôi được học tiếng Anh, nhưng không phải học ở trường mà phải đạp xe hơn 3km sang nhà thầy giáo ở làng bên để học. Trong căn nhà cấp 4 nhỏ bên bờ đê lộng gió, một thầy giáo và 4 học trò ríu rít với những bài học tiếng anh vỡ lòng. Mỗi buổi học thêm tiếng Anh khi đó chỉ có 500 đồng, cách đây 12 năm về trước.
Khi đó bốn đứa chúng tôi chỉ biết học, không quan tâm 500 đồng là đắt hay rẻ cho một buổi học tiếng Anh vỡ lòng. Thầy là một người thầy đặc biệt cùng lớp học đặc biệt và một căn nhà cũng đặc biệt. Ngôi nhà chỉ có một gian thấp bé được xây hoàn toàn bằng xi măng. Đến những cái bàn và giường ngủ cũng được làm từ xi măng. Từ xa, ngôi nhà trông như một chuồng chim bồ câu bám trên bờ đập.
Thầy viết trên một tấm bảng đen nhỏ treo trên tường, trò ngồi bàn xếp, khoanh chân trên tấm phản xây bằng xi măng. Những câu hello, goodbye… thầy vừa dạy viết vừa dạy đọc. Thầy đứng xoay ngang khuôn mặt, miệng mở rộng, lưỡi chuyển động thật chậm để chúng tôi tập đọc theo cho đúng.
Tôi nhớ còn nhớ câu chuyện thầy kể về một nước Nga xa xôi, nơi mà thầy đã từng theo học, nơi có một người con gái thầy đã yêu và đã rời xa. Thầy kể cho chúng tôi nghe về một thời trai trẻ nhiều ước mơ nơi xứ tuyết… Trong câu chuyện đó có cái gì đó đã đổ vỡ, đã chia lìa và giờ thầy ở đây, trước mặt chúng tôi…
Thầy sống lầm lũi và hơi lập dị trong mắt người làng. Đuôi mắt nhiều nếp nhăn của thầy hay nheo lại, nhìn về nơi nào đó xa thẳm. Thầy có nụ cười thật lạ, trước mặt chúng tôi thì vô cùng ấm áp, quay đi là ngay lập tức nhếch lên khó hiểu khiến tôi thấy hay hay và chỉ thích nhìn thầy cười.
Cũng như bao người nông dân khác, thầy cũng trồng lúa, đặt rớ tôm (vó tôm) để có tiền trang trải cho cuộc sống. Triền đập thoai thoải thầy đặt bao nhiêu là rớ. Tép cất được, thầy vừa ăn, vừa bán, con nào nhỉnh hơn thầy bỏ vào cái bể cũng được xây bằng xi măng để nuôi cho lớn.
Mỗi ngày tới học, chúng tôi hay vào bể tôm của thầy chơi, té nước khiến cho những con tôm nhảy lên loạn xạ. Lúc đó thầy liền rối rít la chúng tôi. Nhưng cái rối rít của thầy trông rất hiền từ nên không làm chúng tôi sợ và như thế ngày nào trò nghịch dại đó cũng được lặp lại.
Thầy nói, có chúng tôi tới học thầy cảm thấy rất vui. Thầy say sưa nói với chúng tôi thứ ngoại ngữ mà một thời thầy say mê. Có chúng tôi, thầy bận rộn hơn vì phải lo ngăn những trò nghịch dại, lo cho chúng tôi học sao cho giỏi.Khi không còn học thầy nữa, tôi vẫn thường đạp xe qua nhà thầy, vẫn cái dáng cao gầy ấy, đặt những rớ tép dọc triền đập, bước đi liêu xiêu.
Hai ba lần tôi đi qua, vẫn yên tâm khi cái dáng liêu xiêu ấy đi dọc bờ sóng ì ập vỗ. Rồi kí ức cũng như những con sóng, va đập kiểu gì mà tôi không còn nhớ từ lúc nào, tôi không còn thấy dáng người thầy ấy nữa. Hôm nay, như bao đứa học trò vô tâm khác của thầy, tôi lại ngồi kể về những kỉ niệm ngày xa xăm ấy.
Tôi nhớ bóng thầy khi thả những con tép nhỉnh hơn vào trong cái bể xi măng và mong chúng lớn, khi đó trông thầy như cô Tấm đang nuôi con cá bống để chờ phép màu. Tôi luôn mong thầy đã đi khỏi căn nhà ấy, ngôi làng ấy, đi đến xứ sở của riêng thầy.
Nơi có nhiều ước mơ hơn, biết đâu phép màu tôm, cá sẽ cho thầy gặp lại người con gái thầy đã yêu. Tôi luôn mong điều đó vì tôi biết gương mặt ấy, nụ cười ấy, dường như không thuộc về nơi này, không nên ở lại nơi này.
Gợi ý thêm 🍂 Viết Thư Cho Cô Giáo Cũ 🍂 bên cạnh Truyện Ngắn Về Thầy Cô
Truyện Ngắn Về Thầy Cô Của Học Sinh Tiểu Học – Mẫu 8
Truyện ngắn về thầy cô của học sinh tiểu học – hãy cùng đón đọc ngay mẫu chuyện dưới đây nhé!
Mới hôm nào, bỡ ngỡ trước một ngôi trường mới mẻ, em cứ nằm chặt tay mẹ. Vậy mà bây giờ em là cậu học sinh lớp 4 rồi, hằng ngày gắn bó với mái trường Trần Cao Vân, cùng bạn bè chia sẻ những kỉ niệm vui buồn, giận hờn, thông cảm, thương mến…
Những xích đu, cầu trượt, nhà banh… ở trường mần non giờ được thay bằng những hàng cây xanh. Dọc theo các hành lang, trong lớp học cũng không còn màu sắc của đồ chơi, mà là những bàn ghế thơm mùi gỗ, xếp thành dãy ngăn nắp trước một chiếc bảng đen to và dài.
Hình ảnh về người mẹ hiền duyên dáng trong tà áo dài với ánh mắt dịu hiền và lời nói ấm áp đã làm em quên dần nỗi lo sợ và bối rối của ngày đầu tiên đến lớp. Cô đã ân cần hướng dẫn chúng em làm quen với kỉ luật trong học tập, nế nếp trong sinh hoạt và giúp chúng em gắn kết tình bạn với nhau qua những bài học kiến thức xen kẽ với bài giảng đạo đức.
Những kí ức của năm học đầu tiên đầy dấu ấn khó phai trong lòng của em. Lời động viên của cô khuyến khích em trong việc rèn chữ đã mang lại cho em động lực phấn đấu và không lùi bước khi gặp khó khăn. Chính vì vậy những bài toán khó cũng không làm cho em nao núng. Có lẽ, mãi mãi em vẫn không quên, những lần các bạn nam trong lớp phá phách và nghịch ngợm, nhưng cô vẫn dịu dàng, ân cần chỉ bảo và giải thích.
Thời gian cứ trôi đi, biết bao thế hệ học trò đã được cô chèo lái con đò kiến thức đưa chúng em đến những bến bờ. Rồi mai đây, khi xa mái trường thân yêu này, em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi và trở thành một người tốt cho xã hội để cô có thể tự hào về chúng em.
Chia sẻ trọn bộ mẫu 🌈 Viết Thư Cho Cô Giáo Cũ Kể Về Tình Hình Học Tập Của Em 🌈 ngắn
Truyện Ngắn Về Ngày Nhà Giáo Việt Nam – Mẫu 9
Đón đọc thêm mẫu truyện ngắn về ngày nhà giáo Việt Nam hay nhất sau đây.
Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa. Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…
Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn… Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt của chúng con những bài học về cuộc đời.
Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.
Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.
Thưở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Thưở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…
Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.
Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quay. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.
Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…
Bên cạnh mẫu Truyện Ngắn Về Thầy Cô, đọc thêm chùm ✅ Thơ Tri Ân Thầy Cô ✅ ý nghĩa
Truyện Ngắn Chủ Đề 20 Tháng 11 – Mẫu 10
Khám phá thêm mẫu truyện ngắn chủ đề 20 tháng 11 được nhiều bạn đọc quan tâm đến dưới đây.
Cuối thu, tiết trời lạnh dần. Những chiếc lá cuối cùng cũng trôi theo gió. Bầu trời cao, xanh thẳm, chốc chốc lại gợn lên những làn sóng trắng. Cảnh vật tĩnh lặng lắm! Màn sương tàn nhẫn nhỏ thêm vài giọt trắng xóa, mờ ảo lên sự cô đơn đang nảy nở trong lòng tôi.
Người ta thường bảo nhau là mưa buồn. Nhưng tôi lại nghĩ, khoảnh khắc này còn hơn thế nữa! Mỗi lúc như vậy, đôi mắt tôi lại vô thức mà nhìn theo bao kỉ niệm thời thơ ấu, bao kỉ niệm thời cắp xách đến trường! Trong số đó, có một câu chuyện mà tôi nhớ nhất.
Đó là một lần, tôi đã khiến cho người mà tôi kính trọng, thất vọng!… Hồi đó, có lẽ là vào lớp 5. Khi ấy, tôi học toán giỏi lắm! Kì kiểm tra nào, con 10 luôn bị tay tôi cầm chắc.Thầy toán cưng tôi nhất. Tôi cũng thích toán! Chẳng biết có liên quan gì về yếu tố di truyền không, hay là tôi chỉ đơn thuần thích cái số điểm tròn xoe kia!
Dù sao, tất cả đều chỉ là những suy nghĩ ban đầu! Tôi dần mất đi cái cảm giác yêu thích. Bài tập ngày càng làm tôi chán nản. Ngoài thời gian ở trường, bố mẹ tôi vẫn ngốn cho tôi hàng tấn thứ! Nhiều đến nỗi, đôi lúc, tôi nghĩ là đầu mình sắp sửa nổ tung, như một quả bom hẹn giờ!
Rồi tới một đêm, hôm ấy là chủ nhật. Khi bao đứa trẻ khác đang tận hưởng cái niềm vui ngày nghỉ, thì tôi lại đang làm cái công việc thường ngày: cả núi bài tập. Hàng giờ đồng hồ, tôi cứ suy nghĩ, cứ viết, lặp lại theo một trình tự, và hoạt động như một cổ máy! Xong bài tập của bố mẹ cho, não tôi đã mệt lả, chỉ còn bài tập ở trường.
Giở cuốn sách giáo khoa ra, chẳng hiểu nỗi, tôi nhìn thì cứ nhìn, nhưng suy nghĩ thì không! Suy nghĩ của tôi như vừa mới phá vỡ cái xiềng xích của nó, chạy lung tung, rồi nấp đi đâu mất! Tôi mệt lắm rồi! Bỗng nhiên, trong đầu tôi lại nảy ra một ý, mà trước giờ chưa từng xuất hiện:
“Nhất thiết phải làm sao? Chắc gì thầy đã kiểm tra!”. Rồi như một phản xạ, ngay lập tức, một ý nghĩ khác chống đối lại: “Nhỡ đâu thầy kiểm thì sao?”, “Lớp nhiều người như thế, chẳng nhẽ lại trúng mình?”, “Sao lại không”….Tất cả cứ rối tung lên! Tôi bực tức hét lên một tiếng, trong khi thậm chí tôi cũng không biết mình vừa làm gì! Tôi có đủ thông minh để biết bên nào là đúng.
Thế là tôi lại làm bài tiếp. Nhưng cũng chỉ đc một lát, sự mệt mỏi lại thống trị cơ thể tôi! Tay tôi bắt đầu viết nguệch ngoạc một cách thiếu tự chủ! Tôi mạnh tay quẳng cây viết đi. Ngã người ra sau, tôi nhìn lên đồng hồ, đã khuya rồi. Mắt tôi như bị rút hết sức lực, đổ sụp xuống. “Muốn ra sao thì ra!”
Cuối cùng thì tôi cũng đã đầu hàng! Tôi nhanh chóng gấp tập vở lại, rồi cuộn tròn trong chăn. Giữa sự ấm áp và cái mê hoặc của giấc ngủ, tôi bất giác lo lắng. Nhưng chỉ trong khoảng khắc, tất cả đã bị vùi lấp… Sáng hôm sau, tôi dậy trễ. Tôi nhanh chóng nhét vài miếng bánh lót dạ rồi đi học.
Tới lớp, tôi run người! Tay và trán tôi đẫm mồ hôi. Cái cảm giác lo lắng lại quay trở lại! Tôi thở từng nhịp một như cố gắng lắm. Có đứa bạn quay sang bảo tôi chỉ nó làm bài. Tôi bảo nó nên tự mình làm thì tốt hơn. Nếu như là mọi ngày thì tôi sẽ giúp nó, nhưng hôm nay, ngay cả cái đề tôi còn chưa đọc qua! Sau điểm danh, thầy bắt đầu sửa bài tập.
Tim tôi đập thình thịch theo từng mi-li-mét mà ngón tay thầy dò trên danh sách lớp. Nhưng bề ngoài, tôi cũng cười cười nói nói, tựa hồ như tự an tâm mình và che giấu đi cái nỗi sợ hãi, cùng tiếng tim đập! Rồi thầy dừng lại, ngẩng mặt lên và nhìn chằm chằm vào tôi. Thầy nở một nụ cười, và điều đó khiến tôi lạnh sóng lưng: “Em lên làm bài đi!”.
Những lời đó như giúp tôi phá vỡ đi cái nỗi sợ hãi bâng quơ cũ, nhưng đem lại một nỗi sợ thật sự. Tôi từ từ đứng dậy. Tôi thú nhận với thầy tất cả, trong tiếng nấc. Tôi đứng mà cứ cúi gầm mặt xuống, dể cho mái tóc che đi đôi mắt cay xè của mình, tôi không dám nhìn mặt thầy! Hai tay tôi cứ bám chặt vào nhau. Tôi nhìn thấy một giọt nước rơi xuống quyển vở, rồi 2, rồi 3 và một bàn tay đã chai sạn, nhẹ nhàng nhấc quyển vở của tôi lên.
Tôi lén lút ngẩng mặt nhìn, tôi thấy thầy! Thầy trông khác lắm! Khuôn mặt thầy không để lộ bất kì một xúc cảm nào cả. Nhưng tôi đọc được: thầy đang rất buồn! Rồi thầy đặt quyển vở xuống, trở lại bục giảng. Thầy lấy bút chì và viết gì đó. Tôi đoán chắc đó là con không đầu tiên của tôi! Suốt tiết, tôi vẫn cứ cúi mặt!…
Tiếng chuông reo lên, các bạn khác ùa ra khỏi lớp như đàn ong vỡ tổ. Riêng tôi, tôi vẫn cứ ngồi đấy, vẫn cứ lặng thinh. Tôi ân hận lắm! Tôi vừa khóc, vừa kéo quyển vở lại, hoàn thành nốt đống bài tập đáng ghét này. Giá như tôi đừng quá chây lười, giá như tôi đã làm bài tập thì tôi đã không khiến thầy thất vọng!
Cái cảm giác khi làm cho người mà mình kính trọng, người đặt cả niềm tin vào mình, là cái cảm giác hết sức tồi tệ! Tôi ước cho Trái Đất ngừng quay, tôi ước cho thời gian ngừng chảy, tôi ước cho đôi mắt trở nên mù lòa, để tôi không phải nhìn thấy vẻ buồn trên khuôn mặt thầy nữa! Tôi ngửa mặt lên, để cho hai hàng nước mắt chảy xuống đôi bàn tay, để chúng xóa sạch cái tội lỗi…
Bỗng, có một bàn tay đưa lên, lau nước mắt cho tôi, một bàn tay chai sạn! Tôi biết một người có bàn tay như thế, thầy! Thầy đã ngồi bên tôi từ lúc nào. Tôi nghẹn ngào mà nói lời xin lỗi, và tôi lại một lần nữa cúi mặt. Nhưng rồi, bàn tay thầy đã nâng khuôn mặt của tôi lên, để cho tôi nhìn vào đôi mắt thầy.”Thế em đã làm xong bài tập chưa?”, thầy hỏi. Tôi không trả lời, chỉ biết lẳng lặng gật đầu.
Thầy nhoẻn miệng cười, một nụ cười khiến lòng tôi ấm áp, như một cách nói khác của từ “tốt lắm!”. Thầy lấy một cây bút bi và cuốn sổ điểm ra. Tôi đã suýt nữa ngất xỉu vì hạnh phúc khi nhìn thấy một con mười viết bằng bút chì, ngay chỗ tên tôi. Thầy dùng bút bi đỏ lại con mười ấy, nắn nót. Ngay cả khi tôi khiến thầy thất vọng, thầy vẫn luôn đặt niềm tin vào tôi!…
Cũng đã là một khoảng thời gian lâu lắm rồi! Nhưng tất cả vẫn cứ theo tôi mãi. Đó là một bài học dành cho tôi, một bài học rất ý nghĩa. Tôi còn nhớ rõ bàn tay của thầy, nụ cười của thầy, và cả con mười băng bút chì kia nữa! Hãy cố gắng đừng làm cho người khác thất vọng. Nếu không, thế giới chỉ là một nấm mồ!…
Đọc thêm tập 🍂 Thơ Ngắn Về Thầy Cô 🍂 ý nghĩa
Truyện Ngắn Về Thầy Cô 20/11 Ấn Tượng – Mẫu 11
Tiếp tục bài viết là mẫu truyện ngắn về thầy cô 20/11 ấn tượng nhất.
Chúng con yêu thầy bởi những bài học mà thầy đã giảng dạy, truyền đạt trong mỗi giờ học. Qua những áng văn, những vần thơ, thầy đã cho con biết hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình và biết sống đẹp hơn. Giọng thầy thật ấm áp, nồng đượm, cách giảng bài rất duyên ấy đã làm cho mỗi giờ văn trở nên thú vị hơn.
Dường như trong giờ học, cả lớp đều bị lôi cuốn, hút mình vào biển kiến thức vô tận của thầy. Trò thực sự ngưỡng mộ và mong sao mình có thể lĩnh hội, tiếp nhận hết tất cả những gì mà thầy truyền đạt.
Chúng con yêu thầy bởi những tính cách rất đặc biệt của thầy. Các bạn ai cũng bảo: “Thầy mình rất thích khoe”. Thầy khoe nhiều lắm, nhưng trò nhớ nhất là thầy hay khoe về những chị học trò cũ của thầy vừa giỏi, vừa xinh, lại vừa thành đạt.
Ban đầu, con luôn khó chịu và thấy sao thầy kiêu vậy, nhưng rồi con cũng nhận ra rằng trong những lời khoe đó ẩn chứa biết bao niềm vui, niềm tự hào về thành quả mà thầy đã vun đắp. Hơn nữa, con cũng biết rằng thầy muốn chính lời khoe đó sẽ trở thành nguồn động lực thôi thúc các trò cố gắng hơn.
Chúng con yêu thầy bởi vóc dáng mang đầy chất nghệ sĩ của thầy. Các chị khóa trước của thấy vẫn nói thầy rất có duyên, chúng con cũng thấy vậy. Đến tận bây giờ, con vẫn không thể quên được những ngày đầu tiên thầy bước vào lớp với mái tóc hơi dài, trên đầu đội một chiếc mũ nồi, cả cặp kính thầy thường mang trông thật nghệ sĩ.
Chúng con rất muốn được nhìn thấy thầy đeo cặp kính đó ngồi đọc sách mỗi ngày, ánh mắt của thầy xa xăm và đăm chiêu đến khó tả, có lẽ hình ảnh đó sẽ mãi in sâu và tươi nguyên trong ký ức của chúng con.
Gợi ý chùm 💧 Thơ Về Nhà Giáo 💧 hay nhất
Truyện Ngắn Về Thầy Cô 20 Tháng 11 Hay – Mẫu 12
Đừng bỏ lỡ mẫu truyện ngắn về thầy cô 20 tháng 11 hay sau đây nhé!
Vậy là hai năm học cấp ba, thời đẹp nhất của một đời người đang dần trôi đi trong lặng lẽ, bốn mùa vẫn trôi, đời người vẫn đang chạy đua với thời gian. Thời gian đang trôi chậm lại ư? Nào đâu phải vậy, thời gian vẫn thế, vẫn trôi trong vô hình và rồi để mặc lại đây trong lòng con biết bao cảm xúc nồng nàn.
Khoác trên mình màu áo trắng học sinh đã mười một năm rồi, cái hình ảnh đó đã trở nên quá quen thuộc, riêng chỉ có tâm trạng con người là trở nên khác lạ. Mười một năm học, nhiều thầy cô đã để lại trong con những kỷ niệm sâu sắc, trong đó ấn tượng tốt đẹp nhất chính là người thầy, người cô kính mến của con.
Lời đầu tiên cho phép con được gọi thầy, cô là cha mẹ!
“Ngày ngày cắp sách đến trường
Cơm cha áo mẹ tình thương cô thầy!”
Khi con được sinh ra trên cuộc đời này, cha mẹ cho con hình hài và những dòng sữa mát lành, nuôi con khôn lớn. Thời gian trôi dần theo năm tháng, con đã lớn lên dưới vòng tay che chở của cha mẹ. Một ngày đủ lớn, cuộc đời con ngã rẽ sang một con đường khác đó chính là con đường tri thức. Ở đó, con đã gặp người cha, người mẹ thứ hai của mình trên ngưỡng cửa cuộc đời.
Tuy thầy, cô không cho con những dòng sữa ngọt ngào, một hình hài đẹp đẽ mà đã dạy con bằng nguồn tri thức vô bờ. Con còn nhớ ngày đầu mới bước vào ngôi trường, mọi thứ thực sự quá xa lạ, bạn bè mới, thầy cô mới, trường lớp mới, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm con bỡ ngỡ và thu mình lại khỏi tập thể.
Thế nhưng, từ khi thầy, cô bước vào lớp, nhìn dáng đi, từng nét chữ được viết nắn nót trên bảng, ánh mắt trìu mến và nụ cười hiền dịu của cô làm con cảm nhận được từng hơi ấm tình thương, lòng nhiệt huyết của thầy, cô với học sinh.
Khi đi học, con học văn cũng bình thường lắm, không có gì nổi trội so với các bạn trong lớp, nhưng được thầy, cô dạy dỗ và bảo ban nên con đã tiến bộ hơn rất nhiều. Lớp học thì đông học sinh, nhưng trong quá trình giảng dạy, thầy, cô vẫn luôn để tâm và khơi dậy trong con niềm say mê đối với văn học.
Đối với con, thầy, cô luôn là người cha, người mẹ vĩ đại, giúp chúng con học hỏi được rất nhiều thứ, hiểu được nhiều đạo lý trong cuộc sống. Công ơn trời biển ấy con sẽ không bao giờ có thể quên được, dẫu có đi hết chiều của cuộc sống thì con vẫn chưa đi hết lời cô dạy.
Đã có lúc con cảm thấy thật mệt mỏi, vấp ngã khi gặp phải nhiều gian nan, thử thách chông chênh, nhưng giờ con không sợ nữa rồi, con sẽ tự đứng dậy ở nơi mình vấp ngã và sẽ tự lau nước mắt nếu có thất bại. Con sẽ để thầy, cô thấy được người học trò của mình thực sự mạnh mẽ và bản lĩnh.
Nắng vẫn hồng trên cây lá sớm mai. Mây vẫn bay sau những con giông bão. Thời gian vẫn nhẹ nhàng trôi đi trong vô hình. Chỉ có công ơn của thầy cô là không bao giờ đếm được. Cô đã chấp cánh cho bao thế hệ học sinh vào đời.
Con thật may mắn vì trở thành là một trong số người được cô chuẩn bị cho một hành trang tri thức để lái con tàu vũ trụ bay vào cuộc sống, tự do vẫy vùng, tự do quyết định cho tương lai.
Mặc dù thầy, cô không có vòng thánh, không có cánh như thiên thần, nhưng trong mắt con người luôn là “tiên” đem đến cho tâm hồn con bao phép màu kỳ diệu, khơi dậy trong con tình yêu cuộc sống, mở lòng đón cuộc sống tươi đẹp. Một lần nữa, con xin cảm ơn người cha, người mẹ thứ hai tuyệt vời của con!
Xem thêm tập 🌷 Thơ Tặng Cô Giáo 🌷 hay nhất
Truyện Ngắn 20 Tháng 11 Xúc Động – Mẫu 13
Gửi đến bạn đọc mẫu truyện ngắn 20 tháng 11 xúc động và chan chứa tình cảm sau đây.
Tôi là một học sinh… không dạy nổi. Tất cả các thầy cô giáo đã dạy tôi đều nhận xét như vậy với ba mẹ tôi. Chưa có lớp học nào chịu thu nhận tôi quá một tháng. Mẹ tôi khóc. Bố thở dài: thằng này vậy là coi như xong…
Chuyển qua trường mới. Nhìn sơ qua học bạ, thầy hiệu trưởng đã muốn đuổi tôi đi nhưng nể tiếng ngoại tôi là giám đốc ty giáo dục cũ, thầy đành nhận. “Tôi sẽ xếp em vào lớp thầy Tiến”.
Thầy dạy lớp tập hợp toàn học sinh cá biệt của trường. Ngày đầu tiên vào lớp, bố đích thân dẫn tôi đến “trao tận tay thầy”. Tôi lén quan sát “đối thủ” của mình. Thầy gầy gò, mang cặp kính gọng đen nặng trịch, mắt nhướng lên nhìn sát mặt tôi “A, con trai, để xem thầy làm được gì cho con không, khá đây”.
Thầy xếp tôi ngồi với một con nhóc tóc tém mặt mũi lanh lẹ. Nó khẽ hích vào vai tôi giành chỗ ngồi rộng hơn. Tôi đành chịu vậy, chưa bao giờ tôi đánh con gái cả. Thầy thắng tôi 1-0 rồi.
“Thầy biết tại sao em dây mực vào áo bạn”, thầy nói với tôi khi Tú còm mếu máo mách chuyện. Sao ông ấy lại biết nhỉ? Mình đã khai gì đâu. Trước đây, mỗi lần tôi dây mực vào hầu hết các trò trong lớp các cô đều hỏi tại sao, các thầy thì ngay lập tức thi hành hình phạt. Bao giờ tôi cũng bịa ra một chuyện mà mình là nạn nhân. Tôi mặc sức bịa dù chẳng ai tin.
Tôi cũng chẳng quan tâm hình phạt là gì và có ai tin hay không. Vậy mà hôm nay thầy bảo là thầy biết. Ngạc nhiên hơn là thầy chẳng phạt tôi gì cả. Thầy chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi: “Lần sau em nhớ cẩn thận hơn”. Mấy hôm sau nữa tôi lại vẩy mực lên áo 3 nạn nhân nữa. Thầy vẫn bảo biết rồi và không phạt. Tôi đâm chán trò vẩy mực cũ rích chẳng ấn tượng này.
Thời ấy chúng tôi đứa nào cũng mang kè kè tấm bảng và mấy mẩu phấn. Ra chơi, tôi gom hết phấn ném vào lũ con gái nhảy dây trước sân. Hết buổi học tôi xô lũ bạn ngã dúi dụi, chạy ngay ra cổng trước. Đứa nào xấu số đi qua chỗ tôi đều bị tịch thu hết phấn thừa. Hôm sau thầy gọi tôi lên phòng họp. Thầy mở tủ ra, ấn vào tay tôi hộp phấn to đùng mà không nói gì. Tôi xấu hổ quay mặt đi tránh ánh nhìn của thầy.
Tôi nhớ mình đã lì mặt ra như thế nào khi cô giáo cũ mắng tôi, hôm sau tôi càng lấy phấn nhiều hơn nữa. Vậy mà khi cầm hộp phấn thầy cho trong tay, tôi thấy xấu hổ quá chừng. Ôm hộp phấn lên trả cho thầy, tôi lí nhí: “Lần sau em không làm thế nữa”. Thầy mỉm cười bảo: “Em ngoan lắm!”.
Lần đầu tiên tôi được người lớn khen ngoan. Tôi nằm nghĩ cả đêm. Từ nay mình sẽ ngoan mãi, để không ai mắng mình nữa.
Nhưng ngoan chưa chắc đã giỏi. Quả thật tôi đúng với trường hợp ấy. Tôi có thể bắn bi, chơi bắn bàng cả ngày không chán. Nhưng hễ cứ ngồi vào bàn học là tôi chán ngay. Ba mẹ có đánh, có mắng thế nào cũng chịu. Môn toán còn đỡ, có tí gì dính đến văn chương là tôi mù tịt.
Vào học được một tháng, tôi thấy thầy đạp xe qua nhà. Chiếc xe của thầy chẳng biết trước đây sơn màu gì, giờ chỉ còn trơ ra màu gỉ sét xấu xí. Thầy vào nhà, ba mẹ tôi đều đi vắng cả. Ngó qua căn nhà tồi tàn của tôi, thầy hẹn ngày mai quay lại. Tôi lo hết cả một ngày. Chẳng biết mình làm gì sai. Hôm sau thầy đến. Thầy đứng luôn ngoài sân “bàn chuyện” với ba tôi.
Thầy bảo cần một người đọc và ghi chép lại tài liệu giúp thầy. Nhất thiết phải là chữ trẻ con. Thầy đang nghiên cứu gì đó. Ba mẹ tôi mừng rỡ vì không phải khản cổ quản tôi nửa ngày không đến trường. Tôi vùng vằng mãi mới chịu đến nhà thầy. Thầy ở một mình. Ngoài giá sách ra cũng chẳng có gì đáng giá. Mỗi ngày một buổi, tôi gò lưng ghi chép lại những gì đọc được.
Thầy bắt tôi viết những dòng cảm nhận ngắn sau mỗi tác phẩm. Sau đó tôi đọc to lên và thầy chỉnh sửa những điều tôi nghĩ lệch lạc, thêm vào một số ý. Thỉnh thoảng thầy bảo tôi dừng ghi, chuyển qua tính toán giúp thầy vài việc.
Tôi về nhà cố luyện cách tính toán sao cho nhanh nhất để không bị mất mặt trước thầy. Dần dần, kiến thức “tự nhiên” đến với tôi lúc nào không biết. Lần đầu tiên cầm tờ giấy khen của tôi trên tay, mẹ tôi đã khóc, khóc to hơn lúc tôi bị đuổi học. Ba tôi thì chẳng nói gì, chỉ gật gù cười.
Mười năm qua đi, tôi mới hiểu hết những gì thầy muốn nhắn. Có những điều không hay nhưng không thể thay đổi bằng sự giận dữ. Tình yêu thương và sự sáng tạo mới là thứ giúp bạn thay đổi mình, thay đổi mọi người. Cảm ơn thầy với phương pháp dạy đặc biệt đã giúp em trưởng thành. Cám ơn Thầy của em!
Trọn bộ 🌿 Lời Chúc 20/11 Hay 🌿 ý nghĩa nhất
Mẫu Truyện Ngắn Về Thầy Cô 20/11 Chọn Lọc – Mẫu 14
Mẫu truyện ngắn về thầy cô 20/11 chọn lọc hay nhất sau đây sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều tư liệu hay.
Thưa thầy kính mến! Đến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình.
Như thầy đã biết, em rất khó khăn vượt qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, hay nói khác đi, là em suýt chết, suýt trượt. Nhưng không sao, mà suýt trượt không phải là trượt, em vẫn may mắn lọt qua cửa. Phải thú thực em hiểu điều ấy một phần cực lớn nhờ công của thầy đã tận tâm dìu dắt một đứa kém như em. Ơn đấy em không bao giờ quên. Nhưng đến kỳ thi đại học thì em trượt.
Đấy là kết quả tất yếu, là chân lý không gì lay chuyển nổi sau những giờ phút bi-da, những năm tháng chơi trò chơi điện tử và những đêm dạo phố. Thú thực với thầy, ngay trước khi thi em đã không tin là mình đậu và sau khi thi, niềm tin đó trở nên vững chắc như thành trì.
Thầy ơi!
Như vậy là đùng một cái, một chàng trai mười bảy tuổi như em, buổi sáng thức dậy, sau khi rửa mặt, đánh răng không biết phải làm gì. Đi làm thì chưa có nghề, đi học thì chưa có nơi còn đi chơi thì không phải lúc nào mẹ cũng cho tiền. Nếu xét theo quan điểm thông thường, em phải lo lắng.
Và thầy yên tâm, em cũng rất lo vì dù tệ hại tới đâu, em cũng hiểu rằng con người phải có cách sống. Cách đó hoặc phải học, hoặc phải được di truyền hoặc phải tự mày mò ra.
Và thầy ơi, tuyệt vời làm sao, hạnh phúc làm sao khi em đã mò ra rồi. Sau một tuần không có chuyện làm, ngồi trước ti vi, em đã phát hiện ra mình có khả năng trở thành một công dân tốt, một chàng trai tuyệt vời mà chẳng mất công đèn sách, mất công tu dưỡng gì cả. Đọc đến đây, chắc thầy sẽ hỏi ngay: em định trở thành một kẻ phi pháp, một tên lừa đảo hay buôn lậu à? Không đời nào, thưa thầy, vì có một thứ thầy dạy em thấm thía là dù có gì xảy ra vẫn phải là kẻ lương thiện.
Để thành đạt, em chỉ cần biết chọn đúng loại hãng máy bay để đi. Muốn được yêu, được chia sẻ, em đâu cần học văn, học sử hay học bất cứ cái gì, em chỉ cần chọn đúng loại sim điện thoại. Còn muốn tự tin, trời ơi, quá dễ, em chỉ cần chọn đúng dầu gội đầu. Sau này khi lập gia đình, muốn cả nhà hạnh phúc, em chỉ cần chọn đúng loại bột nêm hoặc loại xe hơi.
Ôi thầy ơi, nhờ ti vi em phát hiện ra thành công thật là đơn giản, em mới hiểu rằng một loại xà bông tắm còn quyến rũ hơn bằng giáo sư và một cách uống bia cũng tìm được bạn bè trên toàn thế giới. Vượt lên tất cả, để trở thành một con người cao quý, mang tính nhân bản, em chỉ cần tìm ra công nghệ điện thoại. Rồi sau đó, khi tuổi đã cao, sức đã yếu, em cũng chả hề lo lắng vì có thuốc trị viêm đại tràng và thuốc dưỡng não.
Thầy ơi!
Đúng là biển học vô bờ, và không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đang sống trong thế kỷ thông tin. Ti vi không những chỉ cho em cách chọn, mà trong toàn bộ các trường hợp, đều chọn sẵn cho em rồi. Do đó, em không bi quan, không thất vọng chút nào về tương lai của mình. Em muốn báo để cho thầy đừng quá lo lắng. Em chúc thầy sức khỏe, nếu thầy có vì em mà khó ngủ, trằn trọc hay nhức mỏi, thầy hãy dùng “Hoạt huyết dưỡng não” là khỏi ngay, thầy nhé.
Xem thêm tập 💚 Thơ Về Ngày 20/11 💚 hay nhất
Truyện Ngắn Về Thầy Cô 20 Tháng 11 Ý Nghĩa – Mẫu 15
Tìm đọc thêm mẫu truyện ngắn về thầy cô 20 tháng 11 ý nghĩa được gợi ý sau đây nhé!
Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.
Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.
Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa.
Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.
Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp.
Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống.
Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không.
Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “ Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn.
Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.
Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.
Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.
Chia sẻ trọn bộ 1001 🌈 Câu Chúc 20/11 🌈 hay nhất
Truyện Ngắn Về Thầy Cô Giáo Nhân Ngày 20-11 – Mẫu 16
Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu truyện ngắn về thầy cô giáo nhân ngày 20-11, vậy thì hãy tham khảo gợi ý sau đây nhé!
900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc. Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…
Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”. Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”. Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó…
Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó. Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa.
Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.
Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)…
Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy. Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết.
Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”. Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh…
Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”. Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về.
Gửi tặng bạn chùm 🌏 Thơ Báo Tường Về Thầy Cô 20/11 🌏 ý nghĩa
Truyện Cười Ngắn 20 Tháng 11 – Mẫu 17
Chắc chắn bạn đọc sẽ thích thú với mẫu truyện cười ngắn 20 tháng 11 được gợi ý ngay sau đây.
Để chuẩn bị cho tiết học có đoàn thanh tra của sở giáo dục xuống kiểm tra tại trường, thầy giáo chuẩn bị và báo với các em học sinh trong lớp.
– Khi thầy hỏi một câu thì tất cả các em đều phải giơ tay lên.
– Nếu em nào biết để trả lời thì giơ thẳng cả 5 ngón tay, ai không biết thì cúp 1 ngón tay để thầy biết.
Khi lớp học diễn ra có cả thanh tra sở, hiệu trưởng nhà trường tham dự. Thầy giáo say sưa giảng bài và đặt câu hỏi cho cả lớp.
Thấy tất cả các em đều giơ tay, Thanh tra sửng sốt vì nghĩ học sinh học quá xuất sắc. Do hồi hộp quên mất quy tắc đã đặt ra, thầy chọn cu Tí. Cu Tí bình tĩnh trả lời:
– Thưa thầy em cúp!
Kể Một Câu Chuyện Ngắn Về Tình Thầy Trò – Mẫu 18
Cuối cùng là gợi ý về bài văn kể một câu chuyện ngắn về tình thầy trò sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng mơ một ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy…
Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng lịch sử về Đinh Tiên Hoàng – vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.
Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm “chủ tướng”, chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.
Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc… nhưng có một điều,
Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi…
Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20-11 là một bó hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm “bó hoa đặc biệt” ấy của chúng em vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người đồng đội cũ. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.
Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà.
Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.
Bài học làm người mẹ cũng dạy Thầy bằng những câu ca dao “Lá lành đùm lá rách”, “Ăn xem nồi ngồi xem hướng”, “Học ăn học nói học gói học mở”,… Chỉ đơn giản là những lời dạy thường ngày, không có cuốn giáo án nào ngoài cuốn giáo án trái tim, tấm lòng yêu thương con hết mực…
Câu chuyện kể của Thầy cũng là một bài học Thầy muốn dạy lại cho em, về tình yêu và lòng nhân ái. Có lẽ em nhớ và kính trọng Thầy hơn bởi những điều thật giản dị như thế.
Trong giấc mơ ngập trắng hoa lau, em thấy tuổi thơ mình trở về bình yên, trong trẻo. Em nhớ Thầy nói là mỗi loài hoa đều có một hồn cốt riêng, đều có những giá trị mà chưa có ai viết hết, nói hết.
Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng – loài hoa giản dị đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu tiên của Thầy. Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.
Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời trong gió. “Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao. Con người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy…”
Thầy đã dạy em như thế. Đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh của một màu hoa – trắng tinh khiết như những tình cảm mến thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo…
Tuyển tập những câu 🌼 Ca Dao Về Thầy Cô 🌼 nổi tiếng