Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước ❤️️ 21+ Mẫu Hay ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Mẫu Chuyện Kể Ngắn Gọn Và Hấp Dẫn Dưới Đây.
Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Vào Ngày Tháng Năm Nào
Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước.
Cách Kể Về Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước
SCR.VN Hướng dẫn cho bạn cách kể về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước dựa vào các gợi ý sau đây.
- Cần phải tìm hiểu về nội dung của câu chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Hãy đọc và nghiên cứu tài liệu, sách vở về chủ đề của câu chuyện đó để hiểu rõ về nó.
- Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn
- Lập dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ.
SCR.VN gợi ý 💧 Kể Chuyện Bác Hồ 💧 ngắn gọn
Dàn Ý Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước
Sau đây là mẫu dàn ý kể chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước để các bạn đọc tham khảo thêm.
I. Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện định kể. -> Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ
- Đôi nét về tiểu sử của Hồ Chí Minh
II. Thân bài:
- Kể diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc theo trình tự không gian và thời gian
- Liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện với một số chi tiết cụ thể, nổi bật.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ , thông qua câu chuyện rút ra được bài học gì ?
Xem thêm mẫu 🌷 Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi 🌷 ngắn gọn
Tóm Tắt Một Câu Chuyện Kể Về Bác Hồ Trong Thời Gian Tìm Đường Cứu Nước – Mẫu 1
Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ trong thời gian tìm đường cứu nước – hãy cùng đón đọc ngay bài viết được chia sẻ dưới đây.
Và ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ấy mới 21 tuổi), lấy tên mới là Văn Ba đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.
Từ lúc sáng sớm cho đến lúc đêm khuya, anh lúc nào cũng luôn tay, luôn chân, lại thường xuyên đi giữa căn bếp nóng nực và phòng kho lạnh buốt, hoặc khuân vác đồ nặng trên con tàu tròng trành, lên những bậc thang chật hẹp từ kho lên nhà bếp.
Thủy thủ và đầu bếp đã bắt đầu nể phục anh không chỉ anh đã hoàn thành công việc hết sức nặng nề mà họ đã khám phá ra một điều rằng, người thanh niên ấy là một người thông minh, hiếu học. Mặc dù đã mệt lả sau một ngày làm việc nhưng anh Ba vẫn không chịu đi ngủ mà còn thức đến 23 giờ khuya hoặc lâu hơn nữa để đọc sách hoặc viết lách.
Một số người thủy thủ và phụ bếp mù chữ đã nhanh chóng kết thân với anh. Họ vui mừng khi được anh sẵn sàng viết hộ những bức thư gửi cho người thân và gia đình. Anh còn dạy họ học tiếng Việt. Họ giúp anh rửa rau củ, nói chuyện với anh về nước Pháp, về người dân Pháp.
Một kinh nghiệm đầu tiên nhưng quý giá mà anh nhận ra được: Cũng có cả những người Pháp tốt bụng. Kinh nghiệm này đã bổ sung cho nhận thức của anh về quan hệ sau này đối với đất nước và con người Pháp.
Kể Về Bác Hồ Trong Thời Gian Tìm Đường Cứu Nước Ấn Tượng – Mẫu 2
Đón đọc bài văn kể về Bác Hồ trong thời gian tìm đường cứu nước ấn tượng sau đây.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh. Thời kỳ đầu gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên phải tạm xin việc quét tuyết cho một trường học, rồi chuyển sang làm nghề đốt lò. Tiền thu chẳng được bao nhiêu vừa đủ tiền thuê nhà, tiền học thêm tiếng Anh, còn lại chỉ đủ những bữa ăn thanh đạm. Sau đó nhờ có người giới thiệu, anh chuyển đến làm thuê ở khách sạn Cáclơtơn.
Ở đây có ông vua đầu bếp nổi tiếng Excôpphiê người Pháp. Anh Thành nhận việc rửa bát đĩa, xoong nồi, lao động chăm chỉ, tính tình cởi mở, đặc biệt rất có ý thức trong công việc. Mỗi lần phục vụ bữa tiệc lớn của những người giàu có, thức ăn thừa nhiều, anh Thành không vứt những thức ăn còn có thể dùng được, mà gói lại mang ra đường cho những người nghèo.
Việc làm đó được ông Excôpphiê rất chú ý. Là người có tư tưởng tiến bộ nên ông rất quý anh và ông đã giúp anh cách làm bánh – một bí quyết nghề nghiệp. Có công việc mới, anh Thành vừa đỡ vất vả lại có thời gian để học thêm tiếng Anh.
Lúc này ở nước Anh đã hình thành một tổ chức gồm những người châu á, có tư tưởng tiến bộ, gọi là “Hội những người lao động hải ngoại”. Anh Thành trở thành hội viên của Hội vì Hội này ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Tìm hiểu 🌷 Tên Thật Của Bác Hồ 🌷 chi tiết nhất
Bài Văn Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Đặc Sắc – Mẫu 3
Dưới đây là bài văn Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đặc sắc nhất, đừng bỏ lỡ nhé!
Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc.
Việc không lặp lại thất bại của những người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân tộc giành được độc lập, tự do là một điều còn khó khăn hơn nhiều lần.
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.
Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định.
Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.
Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.
Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng tháng Mười mở ra, Người đã khám phá ra chân lý “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp, sống ở Paris, tham gia những hoạt động của Đảng xã hội Pháp, tham gia trong hoạt động của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp và đặc biệt, khi tiếp cận được với Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì đích Người cần tìm đã đạt được.
Luận cương của Lê-nin đã chỉ ra những điều mà Người đang tìm, tức là chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta.
Sau 30 năm bôn ba, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê-nin, thể hiện tính quy luật của sự phát triển lịch sử của xã hội Việt Nam, trở thành quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Đó chính là “Đường cách mệnh” cho dân tộc ta mà Người đã chọn. Thực tế lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn đó là sự lựa chọn lịch sử, sự lựa chọn duy nhất đúng, không thể có sự lựa chọn thứ hai.
Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã vững bước trên con đường mà Người đã chọn.
Đó là con đường của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mang tầm nhìn vượt thời gian đưa đất nước và dân tộc ta vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nước kém phát triển, từng bước tiến lên “sánh vai với các cường quốc năm châu”, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Hồ Chí Minh 🌹 hay nhất
Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Chi Tiết – Mẫu 4
Xem nhiều hơn mẫu văn kể chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước chi tiết nhất sau đây.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiều xu hướng khác nhau.
Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương; các cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm; phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục… do các sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo.
Mặc dù diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi nhưng tất cả các phong trào đó đều thất bại vì thiếu một con đường và phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.
Trước thực tế ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lên tàu Amiral Latouche Tréville rời Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Người đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa ở nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau. Đi đến đâu, Người cũng hòa mình vào phong trào quần chúng nhân dân lao động, chứng kiến nhiều cảnh người nô lệ và nhận ra đâu là bạn, đâu là thù.
Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã đi qua gần 30 quốc gia của 4 châu lục, phải làm rất nhiều nghề cực nhọc để kiếm sống.
Với hành trang là chủ nghĩa yêu nước – nhân văn Việt Nam và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, trải qua thực tiễn học tập, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng ở nhiều nước.
Người nhận thấy vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng con người là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà với tất cả các dân tộc thuộc địa và nhân dân lao động bị áp bức trên trên toàn thế giới. Đây là điều mà nhiều bậc tiền bối, những sĩ phu yêu nước tại thời điểm đó chưa nhận ra được
Tháng 7/1920, Người đọc được sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo (Pháp). Người lập tức bị cuốn hút và đọc đi đọc lại nhiều lần. Qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.
Xác định con đường của cách mạng Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin là điểm khác về chất của Người so với nhiều nhân vật yêu nước cùng thời.
Khi nước nhà mất độc lập cũng là lúc truyền thống yêu nước có điều kiện thể hiện rõ ràng, sinh động nhất, nhưng yêu nước nhiệt thành thì không chỉ có duy nhất là Nguyễn Ái Quốc. Có chí lớn đánh đuổi giặc ngoại xâm, lấy lại đà chấn hưng cho dân tộc Việt Nam không phải chỉ có riêng ở Người.
Bằng sự dấn thân và trải nghiệm của cá nhân, Người đã khước từ phong trào Đông Du, Duy Tân để tìm thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin con đường cứu nước và con đường phát triển cho dân tộc một cách đúng đắn.
Xem thêm mẫu văn 🌏 Thuyết Minh Về Bác Hồ 🌏 ngắn gọn
Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Ngắn Gọn – Mẫu 5
Hãy cùng SCR.VN tham khảo thêm mẫu kể chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngắn gọn, súc tích dưới đây.
Từ năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Bác đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
Cuối năm 1917, từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.
Gợi ý bài văn 🌼 Tả Ảnh Bác Hồ 🌼 đặc sắc
Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Đầy Đủ Ý – Mẫu 6
Đừng bỏ lỡ bài văn kể chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đầy đủ ý sau đây nhé!
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh (lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành) rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay anh Ba để học hỏi những điều mà ông cho là “tinh hoa và tiến bộ” từ các nước phương Tây nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp.
Ở giai đoạn này, Việt Nam thuộc quyền thống trị của thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan. Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả tốt. Ông thấy rằng cần đi ra nước ngoài để học hỏi, tìm hiểu một con đường khác.
Tháng 5 năm 1907, Nguyễn Tất Thành từ Huế vào Bình Khê, Bình Định thăm cha mình là Nguyễn Sinh Sắc.
Năm 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia bãi khóa nhân Phong trào chống sưu thuế. Nguyễn Tất Thành bị buộc thôi học ở trường Quốc học Huế.
Tháng 9 năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ dạy tại Trường tiểu học Pháp – bản xứ Quy Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng.
Vào một ngày trong tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn, đi vào Sài Gòn. Từ nửa sau tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thuộc thành phố Phan Thiết.
Ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Lúc tàu này cập cảng Sài Gòn. Ông xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng tên là: Lui E-du-a Mai-sen.
Ông thuyền trưởng hỏi rằng anh có thể làm được việc gì? Ông trả lời: Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Sau đó thuyền trưởng nhận Thành vào làm phụ bếp.
Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba. Lúc này trên tàu cũng có một người thủy thủ Việt Nam làm việc có tên gọi là Nguyễn Văn Ba. Lương của Hồ Chí Minh được lãnh là 50 franc Pháp, trong khi những người bồi bàn Pháp làm việc rất nhàn nhã lãnh lương gấp 3 lần lương của ông.
Cuối cùng, vào buổi trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville để tìm “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”.
Tàu Đô đốc Latouche Tréville đã rời bến sông Sài Gòn với 72 thủy thủ trên tàu. Trong chuyến hành trình đó, tàu đi qua các nước như Singapore, Colombo thuộc Sri Lanka, Djibouti, Port Said và Marseille. Đến ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu này đến Le Havre, cảng chính ở miền Bắc nước Pháp và đây là lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên nước Pháp.
Vào tháng 9, Nguyễn Tất Thành đã viết thư đến tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng “giúp ích cho Pháp”. Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.
Chia sẻ thêm bài văn 🌿 Tả Về Bác Hồ 🌿 ấn tượng
Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Ngắn Nhất – Mẫu 7
Giới thiệu thêm đến bạn mẫu kể chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngắn nhất sau đây.
“Trong khi còn học ở Trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.
Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy. Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.
Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.
“Anh Lê, anh có yêu nước không?”
Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”
“Anh có thể giữ bí mật không?”
“Có”.
“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”
“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”
“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.
Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay”.
Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng
“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.
Ông Mai kể lại:
“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng và đón khách.
Gửi tặng bạn chùm 🌈 Ca Dao Về Bác Hồ 🌈 nổi tiếng
Kể Về Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Hay Nhất – Mẫu 8
Cuối cùng là mẫu văn kể về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước hay nhất, cùng tham khảo ngay nhé!
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự thất bại của các phong trào yêu nước đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Với ý chí và quyết tâm phải tìm cho được con đường giải phóng cho dân tộc, năm 1909, Nguyễn Tất Thành quyết định rời Huế vào Phan Thiết, dạy học ở trường Dục Thanh từ tháng 9/1910 đến tháng 02/1911 để có thời gian tìm hiểu kỹ tình hình của mảnh đất phía Nam và điều kiện chuẩn bị cho cuộc hành trình vào Sài Gòn, thực hiện hoài bão của mình, đó là: Ra nước ngoài, tìm hiểu nền văn minh của thế giới để trở về giúp ích cho đồng bào.
Tháng 02/1911, Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp – Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp.
Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi Bác dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Người.
Ở Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành lưu trú tại các chi nhánh của công ty Liên Thành, như: Nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5 đường Châu Văn Liêm); Nhà số 128 Khánh Hội… Anh cũng đi vào xóm thợ, làm quen bạn bè học nghề ở Trường kỹ nghệ thực hành, Trường đào tạo thợ máy Á Đông ở Sài Gòn để tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động và lịch trình các chuyến tàu ra vào cảng Sài Gòn.
Tất Thành còn làm quen với những hiệu giặt là ở gần cảng Nhà Rồng, chuyên nhận giặt quần áo cho các thủy thủ trên tàu của Pháp để xin làm việc trên tàu. Theo Hồi ký của Bác sĩ Lê Văn Chánh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh: Có lần Bác Hồ nói chuyện với Bác sĩ Lê Văn Chánh: “Chú ở 118 Khánh Hội, chú có biết nhà 128 không? Đó là Nhà máy nước mắm Liên Thành cũ. Bác ở đó có ba ngày trước khi xuống tàu ra nước ngoài”.
Cũng trong thời gian này, Bác đã gặp được anh Lê và trở thành đôi bạn thân thiết. Một hôm, khi đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, Bác đột nhiên hỏi bạn: “Anh Lê, anh có yêu nước không?”. Anh Lê ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”.
Anh Ba hỏi tiếp: “Anh có thể giữ bí mật không?”. Người bạn đáp: “Có.” Anh Ba nói tiếp: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”. Anh Lê trả lời: “Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”
“Đây, tiền đây! – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ?”. Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, anh Lê đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, anh Lê không đủ can đảm và giữ lời hứa nữa.
Ngày 02/6/1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc mang tên Amiran Latusơ Tơrêvin của hãng Nǎm sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mác-xây, Pháp. Lúc tàu cập cảng Sài Gòn, anh Thành xuống tàu và gặp thuyền trưởng Lui Edu a Maisen. Thuyền trưởng hỏi rằng: “Anh có thể làm được việc gì?” Tất Thành trả lời: “Tôi có thể làm bất cứ công việc gì!”. Sau đó thuyền trưởng nhận Thành vào làm phụ bếp.
Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba.
Ngày 05/6/1911, tàu Đô đốc Amiran Latusơ Tơrêvin nhổ neo rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi Mác-xây (Pháp), mang theo người thanh niên Việt Nam 21 tuổi Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc bắt đầu cuộc hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn tay lao động chân chính của mình.
Không tiền bạc, không bạn bè người thân, hành trang theo Người lên tàu ra nước ngoài chỉ có tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết cùng ý chí và nghị lực mạnh mẽ, người thanh niên ấy đã dám nghĩ dám làm, dám dấn thân vào hành trình thực hiện khát vọng, quyết tâm giải phóng cho dân tộc.
Quyết định ra đi tìm đường cứu nước ngày ấy của Nguyễn Tất Thành đã làm thay đổi của vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Chuyến đi lịch sử ấy đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Trong những năm tháng chật vật, gian truân ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã đi rất nhiều nơi, làm rất nhiều nghề từ bồi bếp, quét tuyết đến đốt lò, chụp ảnh… Cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước.
Ở mỗi nơi mà con tàu Latusơ Tơrêvin dừng lại, đối với Tất Thành đều là một trường đại học. Người tranh thủ mọi cơ hội để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.
Cuộc hành trình vĩ đại, đầy gian lao, thử thách qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Chia sẻ 🍂 Những Câu Nói Của Bác Hồ 🍂 nổi tiếng