Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy ❤️️34+ Mẫu Tóm Tắt Sự Tích ✅ Tuyển Tập Mẫu Đặc Sắc Để Các Em Học Sinh Cùng Đón Đọc Và Tham Khảo.
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Bằng Sơ Đồ Tư Duy
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Bằng Sơ Đồ Tư Duy qua hình ảnh được SCR.VN gợi ý sau đây.
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Dày Ngắn Hay – Mẫu 1
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Dày Ngắn Hay là tài liệu tham khảo hữu ích để chuẩn bị cho kì thi của mình tốt nhất.
Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua lúc về già có ý định truyền ngôi cho con trai. Để chọn ra người phù hợp trao ngai vàng nhất thì nhân lễ Tiêu Vương nhà vua truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ sẽ truyền cho người đó. Khi các anh và các em háo hức đi tìm của ngon thức lạ thì Lang Liêu – người con thứ 18 từ nhỏ mất mẹ, làm việc đồng áng không biết phải làm thế nào.
Một đêm nằm mộng Lang Liêu được thần mách bảo rằng chàng hãy làm loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và nặn thành hai thứ bánh. Bánh tròn tượng trưng cho trời, bánh vuông tượng trưng cho đất. Ngày lễ đến, tất cả các anh dâng lễ vật nhưng tất cả đều không vừa ý vua cha, đến lượt Lang Liêu dâng lễ. Vua cha thấy bánh vừa ngon lại ý nghĩa nên đã chọn làm lễ vật tế lễ và truyền lại ngôi vàng cho chàng. Kể từ đó việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam vào mỗi ngày lễ Tết, thể hiện thành kính với tổ tiên.
Xem nhiều hơn 🌼 Tóm Tắt Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh 🌼 15 Mẫu Văn Bản Ngắn Gọn
Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dày Tóm Tắt – Mẫu 2
Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dày Tóm Tắt, cùng đón đọc bài mẫu được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm sau đây.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ là lễ vật.
Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Ngắn Nhất – Mẫu 3
Cùng đón đọc bài mẫu Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Ngắn Nhất để có thể hiểu hết về nội dung tác phẩm nổi tiếng này.
Truyện cổ tích bánh chưng bánh giầy kể về câu chuyện vua Hùng vương thứ sáu sau khi đánh dẹp bọn giặc xâm lược, bèn gọi các con đến họp đông đủ và truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho. Các con của vua Hùng ai cũng háo hức lên rừng xuống biển tìm thức ngon vật lạ chỉ mong được dâng lên bàn thờ tổ tiên và được vua hùng truyền ngôi cho. Lang liêu là hoàng tử thứ 18, mẹ mất sớm nên rất lo lắng chưa biết phải làm như thế nào, chọn gì để dâng lên vua cha.
Một hôm, đang nằm ngủ thì được một vị thần mách nước, bảo cho làm một loại bánh sau này được gọi là bánh chưng bánh giầy. Lang liêu bắt tay vào làm, đi tìm gạo nếp, lá gói ngoài tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ và gói thành bánh vuông. Xôi sau khi được giã nhuyễn được làm thành một chiếc bánh hình tròn. Hai chiếc bánh này một vuông một tròn tượng trưng cho trời đất.
Sau khi các anh của chàng dâng lên vua cha bao nhiêu của ngon vật lạ, tới lượt Lang Liêu, chàng dâng lên vua cha. Thấy lạ, vua cha hỏi lại và chàng kể lại sự tình, sau đó vì thấy bánh vừa ngon vừa ý nghĩa bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu. Sự tích bánh chưng bánh giầy ra đời từ đây.
Tham khảo văn mẫu 🌼 Tóm Tắt Sọ Dừa ❤️️ 15 Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Ngắn Hay
Tóm Tắt Chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy Hay Nhất – Mẫu 4
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Tóm Tắt Chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy Hay Nhất giúp các em học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Bánh chưng bành giầy là câu chuyện cổ tích kể về vua Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi lại cho người con vừa có đức vừa có tài, mà ông có đến 20 người con. Nhân lễ Tiêu Vương, vua Hùng truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ vừa ý vua để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi cho.
Các lang ai cũng háo hức thi nhau sắm cỗ lễ thật hậu thật ngon lạ để dâng lên tổ tiên, nhằm được vua Hùng truyền ngôi. Trong các con vua có Lang liêu là con thứ 18 là buồn nhất vì từ nhỏ mẹ mất nên chỉ làm việc đồng áng, không biết phải làm thế nào. Một đêm nằm mộng, Lang Liêu được vị thần mách bảo, chàng làm một loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo nặn hai thứ bánh, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất.
Đến ngày lễ, sau khi các anh đã dâng lễ vật đều không vừa ý vua, đến lượt Lang Liêu, vua cha vừa thấy bánh ngon lại ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó, việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về nhằm thể hiện thành kính đối với Tổ Tiên.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Tóm Tắt Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy Ngắn Gọn – Mẫu 5
Bài Tóm Tắt Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy Ngắn Gọn được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có tới hai mươi người con trai nên đã gọi các con đến. Nhà vua ra lệnh người con trai nào tìm được lễ vật cúng Tiên Vương sẽ được truyền ngôi cho. Các lang thi nhau lên rừng, xuống biển tìm của ngon vật lạ. Chỉ có Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh. Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi. Từ đó, nước ta có tục làm bánh chưng bánh giầy.
Tóm Tắt Bài Văn Bánh Chưng Bánh Giầy Chi Tiết – Mẫu 6
Bài Tóm Tắt Bài Văn Bánh Chưng Bánh Giầy Chi Tiết giúp các em có thể rèn luyện thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay và ấn tượng.
Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Các hoàng tử thi nhau chuẩn bị mọi của ngon vật lạ đem lên dâng vua, riêng Lang Liêu chỉ quen với việc “chăm lo đồng áng, trồng khoai trồng lúa” nên không biết phải chuẩn bị lễ vật gì.
Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ được thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Chàng bèn lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy. Vua rất vừa ý và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngày nay, bánh chưng bánh giầy là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Đón đọc tuyển tập 🍀 Tóm Tắt Truyện Cây Khế, Ăn Khế Trả Vàng ❤️️ 15 Mẫu Ngắn Hay
Tóm Tắt Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dày Đầy Đủ Ý – Mẫu 7
Cùng tham khảo mẫu Tóm Tắt Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dày Đầy Đủ Ý được SCR.VN chọn lọc và giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc sau đây.
Hùng Vương thứ sáu lúc tuổi đã cao muốn truyền ngôi cho con. Nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai. Nhà vua đã đưa ra điều kiện rằn người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha. Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.
Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai nên không biết phải làm sao. Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha. Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm.
Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn. Lang Liêu đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.
Gợi Ý 🌼Tóm Tắt Truyện Thánh Gióng ❤️️15 Mẫu Văn Bản Ngắn Gọn
Tóm Tắt Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy Ấn Tượng – Mẫu 8
Tham khảo mẫu Tóm Tắt Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy Ấn Tượng sẽ giúp các em nắm vững được giá trị nội dung của tác phẩm.
Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con trai. Bởi vậy, vua Hùng đã đặt ra điều kiện “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Các hoàng tử người lên rừng, người xuống biển để tìm cho được của ngon vật lạ làm lễ dâng lên Tiên Vương. Duy chỉ có mình Lang Liêu vốn đã quen với việc chăm lo đồng áng, trồng khoai trồng lúa nên không biết phải chuẩn bị lễ vật gì.
Một đêm, Lang Liêu nằm mơ được thần báo mộng. Tỉnh dậy, chàng bèn lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy. Vua Hùng rất vừa ý, truyền ngôi cho Lang Liêu. Kể từ đó mà nhân dân ta có tục làm bánh chưng bánh giầy.
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Chọn Lọc – Mẫu 9
Với bài Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Chọn Lọc sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài làm của mình.
Ta là Lang Liêu, vốn thiệt thòi hơn so với các anh là khi ta còn nhỏ mẹ đã mất, hàng ngày phải lao động, trực tiếp làm các công việc đồng áng. Mà nay vua cha truyền lệnh tất cả 20 người anh em ta nếu ai tìm được món lạ về cúng lễ Tiên Vương thì sẽ được truyền lại ngôi vua. Các anh ai nấy cũng lên rừng, xuống biển tìm của ngon vật lạ, duy có ta thì chẳng biết làm tìm đâu ra của ngon vật lạ.
May sao đêm đó ta được thần về giúp đỡ, mách bảo ta làm hai loại bánh từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, nặn thành hình tròn tượng trưng cho thời, hình vuông tượng trưng cho đất. Ta lấy làm vui mừng vì tất thảy nguyên liệu đó đều có sẵn trong nhà. Sau đêm đó ta liền bắt tay vào thực hiện.
Cho đến ngày mang đến dâng lên vua cha, các món lạ mà các anh dâng lên đều làm vua cha không hài lòng. Đến lúc ta mang lễ vật vào, vua cha thấy bánh vừa ngon lại có ý nghĩa nên đã quyết định làm vật tế lễ và truyền lại ngôi vua cho ta.
Tham khảo văn mẫu 🌼 Tóm Tắt Dế Mèn Phiêu Lưu Ký ❤️️16 Mẫu Tóm Tắt Truyện Hay
Bài Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Đơn Giản – Mẫu 10
Bài Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Đơn Giản được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm sau đây.
Hùng Vương đưa ra điều kiện để chọn người kế vị trong số hai mươi người con trai đó là không nhất thiết phải con trưởng, chỉ cần ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các người con đua nhau để làm lễ thật hậu, thật ngon. Có mình Lang Liêu – người con thứ mười tám bị mồ côi mẹ, chỉ biết chăm lo đồng áng, không biết lấy gì làm lễ vật.
Một đêm, chàng nằm mộng và được thần chỉ bảo làm ra một loại bánh hình vuông và một loại bánh hình tròn tượng cho đất và trời để làm lễ vật. Vua rất ưng ý và đã chọn hai thứ bánh ấy để tế Trời, Đất, Tiên vương và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy đã trở thành phong tục quen thuộc và không thể thiếu trong ngày Tết người Việt.
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Luyện Viết – Mẫu 11
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Luyện Viết giúp các em có thêm nhiều chủ đề mới để rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.
Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho.
Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn.
Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.
Mời bạn tham khảo 🌠 Tóm Tắt Truyện Em Bé Thông Minh 🌠 11 Bài Mẫu Hay Nhất
Bài Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Đặc Sắc – Mẫu 12
Bài Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Đặc Sắc để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây với cách dùng từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh.
Vào đời Hùng Vương thứ 6, khi đất nước đã hòa bình, vì tuổi cao nên Vua Hùng thứ 6 muốn tìm một người con để truyền ngôi. Nhưng nhà ông lại tới 20 người con nên ông phải cho những người con mình điều kiện để được truyền ngôi.
Ông bảo các con của mình lại và nói rằng: “Ai làm vừa ý ta trong lễ Tiên Vương, không nhất thiết là con trưởng thì ta sẽ truyền ngôi. Mọi người đều đi kiếm “Sơn Hào Mỹ Vị”, riêng Lang Liêu, người con trai thứ 18 nhà nghèo, chỉ biết làm việc đồng áng hay trồng khoai, trồng lúa nhưng khoai, lúa thì tầm thường quá. Rồi tối đó, một vị thần xuất hiện và bảo Lang Liêu làm bánh từ gạo nếp. Sáng dậy, chàng đi làm hai loại bánh từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh.
Làm thành hai loại bánh tròn và vuông đi dâng lên vua cha. Đi một vòng rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu rồi chọn bánh của Lang Liêu, rồi chàng kể về chuyện nằm mơ gặp thấy một vì thần, vua cha ngẫm nghĩ rồi mang đi tế lễ Tiên Vương. Xong rồi, vua cha lấy bánh và mời các lạc hầu và những người con. Ông nói: “Bánh hình vuông của Lang Liêu tượng chưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu”.
Kể từ đó, nhân dân ta cứ mỗi dịp Tết là nhà nhà đều có bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hương vị ngày Tết.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tóm Tắt Bài Học Đường Đời Đầu Tiên 🌼 15 Bài Mẫu Hay
Kể Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Sinh Động – Mẫu 13
Kể Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Sinh Động, đây là một trong những đề văn thường xuất hiện ở các đề thi.
Để tìm ra người thừa kế ngôi vị xứng đáng, vua Hùng Vương thứ 6 đã đưa ra một thử thách: ai mang đến được của ngon độc lạ làm vừa ý mình nhất, nhà vua sẽ truyền ngôi cho. 20 người con trai của vua Hùng đều cố gắng để tìm ra món ăn độc lạ trên rừng, dưới biển. Lang Liêu là người con trai thứ 18 của vua Hùng, quanh năm canh tác, trồng trọt.
Trong một lần ngủ trưa Lang Liêu được thần chỉ cho cách làm bánh, tỉnh dậy chàng liền dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn- những nguyên liệu mình làm ra để sáng tạo ra 2 thứ bánh để dâng lên vua cha. Hài lòng trước lễ vật của Lang Liêu, vua Hùng đã quyết định trao ngôi cho chàng và đặt tên hai thứ bánh là bánh chưng, bánh giầy.
Tóm Tắt Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy Ngữ Văn Lớp 6 – Mẫu 14
Bài mẫu Tóm Tắt Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy Ngữ Văn Lớp 6 được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc dưới đây.
Truyện Bánh chưng, bánh giầy giải thích một tục lệ diễn ra hàng năm khi Tết đến xuân về: tục làm bánh chưng, bánh giầy. Lúc bầy giờ giặc Ân đã dẹp yên, nhân dân ấm no, Hùng Vương lúc về già muốn truyền ngôi nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai và không biết chọn ai cho xứng đáng. Nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua, vua sẽ truyền ngôi cho người đó.
Trong khi các lang thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu – người con thứ mười tám chỉ có khoai lúa. Được thần báo mộng, Lang Liêu làm ra hai thứ bánh: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất. Bánh giầy hình tròn tượng trưng cho Trời. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tien Vương và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Đón đọc bài 🌼Tóm Tắt Truyện Con Rồng Cháu Tiên ❤️️ 15 Mẫu Ngắn Hay
Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Tham khảo mẫu Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Bằng Tiếng Anh giúp các em trau dồi thêm kiến thức ngoại ngữ của mình.
Dating back to the Hong Bang Dynasty, the story begun when the sixth Hung King wanted to find an heir to the throne. He organized a competition for his twenty-one sons, stating that whoever can create the best dishes under the King’s eyes would be chosen as the heir. While other princes searched for the most expensive and the most exceptional dishes, the eighteenth son, Lang Lieu, could not afford to find any such dishes.
One night, he dreamt of a deity who told him: “There is nothing bigger than the sky or the earth, and the rice is the most precious of all. Now use glutinous rice to make Banh Chung, a green thing in the shape of a square, to represent the earth (in ancient times, people thought that the earth was square). It will have a filling made of mung beans and meat symbolizing plants and animals living on earth. You will use green leaves to cover it, representing the care of parents for their children. Then use ground glutinous rice to make Banh day, a white, dome-shaped thing representing the sky”.
When he awoke, Lang Lieu was very happy and start preparing the two things described by the deity. When Lang Lieu presented his father with them, the King was very impressed by the taste and the meaning that Banh Chung and Banh day represent. He then declared that Lang Lieu would be the new King, and Banh Chung (the square thing made out of rice) would ever since become the traditional and indispensable dish of the Vietnamese Lunar New Year.
Bản dịch nghĩa
Câu chuyện bắt nguồn từ triều đại Hồng Bàng, khi Hùng Vương thứ 6 muốn tìm người nối ngôi trị vì. Vua đã tổ chức một cuộc thi cho 21 người con trai, bất kỳ ai có thể nấu món ăn ưng ý vua nhất sẽ được chọn kế vị. Trong khi tất cả các hoàng từ đều đi tìm những của ngon vật lạ đắt đỏ, thì người con trai thứ 18, Lang Liêu, không đủ tiền để mua bất cứ thứ gì như vậy.
Một đêm, anh nằm mơ thấy một vị thần đến nói với anh rằng: “Không có gì lớn hơn trời và đất. Gạo là thứ quý giá nhất trên đời. Giờ con hãy dùng gạo nếp để làm bánh chưng, một loại bánh hình vuông có màu xanh lá, tượng trưng cho đất (ngày xưa, người ta nghĩ rằng đất hình vuông). Nó sẽ có nhân làm bằng đậu xanh và thịt tượng trưng cho thực vật và động vật trên mặt đất. Con cũng hãy dùng lá xanh để gói bên ngoài, tượng trưng cho sự chăm sóc của cha mẹ với con cái. Sau đó hãy dùng cơm nếp làm vỏ bánh dày, một loại bánh trắng, hình tròn tượng trưng cho trời”.
Khi tỉnh dậy, Lang Liêu rất vui mừng và chuẩn bị hai loại bánh mà vị thần đã miêu tả. Khi Lang Liêu đem bánh dâng cha, Vua rất ấn tượng bởi hương vị và ý nghĩa của những chiếc bánh của anh. Ngài tuyên bố Lang Liêu sẽ là vị vua mới, và kể từ đó, bánh chưng (bánh hình vuông làm từ gạo) trở thành một món ăn truyền thống và không thể thiếu trong ngày tết của người Việt Nam.
Giới thiệu tuyển tập💧 Tóm Tắt Gió Lạnh Đầu Mùa 💧 15 Bài Tóm Tắt Truyện Ngắn Ha