Thuyết Minh Về Trò Chơi Rồng Rắn Lên Mây [33 Mẫu + Giáo Án]

Thuyết Minh Về Trò Chơi Rồng Rắn Lên Mây ❤️ 33 Mẫu + Giáo Án ✅ Tham Khảo Ngay Những Bài Văn Thuyết Minh Về Trò Chơi Rồng Rắn Lên Mây Đặc Sắc.

Luật Chơi Rồng Rắn Lên Mây

Hướng dẫn cho bạn các quy tắc khi chơi trò chơi rồng rắn lên mây:

Trước khi bắt đầu

  • Về nhân vật trong rắn lên mây có hai nhân vật chính là thầy thuốc và tất cả những người còn lại sẽ đóng vai là rồng rắn, trong đó có một người đi đầu (thường sẽ chọn những thành viên khỏe mạnh nhất để tránh bị ngã cho những người phía sau), các thành viên còn lại sẽ nối nhau tạo thành một một dãy các mắt xích.

Bắt đầu

  • Thầy thuốc sẽ là người đứng yên tại một vị trí sau đó giao lưu cùng với lại đoàn trong rắn qua bài đồng dao. Sau đó đoàn rồng rắn sẽ bám đuôi nhau thay phiên nhau trả lời những câu hỏi của người thầy thuốc.
  • Khi hát đến chữ cuối cùng cả đoàn rồng rắn khi đó sẽ dừng lại trước mặt thầy thuốc, để hỏi xem thầy có nhà không nếu và chăm chú xem thầy thuốc sẽ trả lời như thế nào, sau đó tiếp tục bài đồng dao.
  • Nếu thầy thuốc trả lời “không”: Thầy thuốc đi chợ rồi (hoặc một lý do gì đó đi chơi, đi thăm gia đình, đi mua đồ, đi ngủ… => Thì đoàn rồng rắn tiếp tục hát, cho đến khi nào thầy thuốc chịu trả lời là “có” thì lại hát tiếp tục những đoạn sau của bài đồng dao.
  • Nếu thầy thuốc trả lời “Có”: Sẽ có một bài đồng dao giữa thầy thuốc và đang trong rắn khi này thầy thuốc và rồng rắn sẽ thay phiên nhau trả lời những câu hỏi mà đối phương đưa ra các bạn lưu ý theo dõi bài đồng dao để hiểu rõ hơn nhé. Thầy thuốc và đoàn Rồng rắn cùng nhau đối đáp.
  • Trong quá trình chơi đoàn rồng rắn và thầy thuốc có thể linh động, không nhất thiết phải trả lời theo từng thứ tự mà có thể hỏi thứ tự tùy ý ngắt quãng cho ngắn lời thoại, cũng như làm cho bài đồng dao thêm sinh động, cuộc chơi thêm phong phú.
  • Khi đoàn rồng rắn hát tới câu “tha hồ mà đuổi” thì thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Khi này người đứng đầu khi nãy sẽ bảo vệ cái đoạn đuôi phía sau. Thầy thuốc cần phải làm tất cả mọi thứ để chạm được khúc đuôi, có nghĩa là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn.
  • Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi, thì người đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Hay là những ai bị đứt ra khỏi đoàn rồng rắn, cũng được xem như là thua cuộc và bị loại khỏi cuộc chơi.

Gợi ý thêm văn mẫu 🌸Thuyết Minh Về Trò Chơi Mèo Đuổi Chuột 🌸 thú vị!

Cách Thuyết Minh Trò Chơi Rồng Rắn Lên Mây Đơn Giản

Dưới đây là các bước bạn cần biết để có thể viết được bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây, xem ngay nhé!

  • Bước 1: Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
    • Phương pháp thuyết minh nêu nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích
    • Phương pháp thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả.
  • Bước 2: Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh
    • Mở bài: Giới thiệu khái quát về trò chơi: rồng rắn lên mây.
    • Thân bài: nêu mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra trò chơi.; Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi: Nội dung 1, Nội dung 2…Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).
    • Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi rồng rắn lên mây.
  • Bước 3: Viết bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây

Dàn Ý Thuyết Minh Trò Chơi Dân Gian Rồng Rắn Lên Mây

Tham khảo các bước để lập dàn ý bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây đơn giản mà SCR.VN chia sẻ bên dưới nhé!

A. Mở bài:

  • Một trong những trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam đó chính là trò chơi Rồng rắn lên mây

B. Thân bài

  • Cách chơi muốn chơi rồng rắn lên mây phải có từ năm người trở lên, một người đứng ra làm thầy thuốc những người còn lại sắp hàng một tay người sau nắm vào người trước hoặc đặt lên vai của người trước
  • Tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như một con rắn, vừa đi vừa hát câu hát Rồng rắn lên mây/ có cây lúc lắc/ hỏi thăm thầy thuốc/ có nhà hay không
  • Người đóng vai thầy thuốc sẽ trả lời thầy thuốc đi vắng và đoàn người lại đi và tiếp tục hát cho đến khi thầy thuốc trả lời có nhà và bắt đầu cuộc đối thoại
  • Thầy thuốc sẽ hỏi rồng rắn đi đâu, người đứng đầu sẽ trả lời rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con con, lên mấy ,con lên một thuốc chẳng hay con lên hai thuốc chẳng hay
  • Cứ thế trả lời cho đến khi con lên 10 thuốc hay
  • Vậy sau đó thì thầy thuốc đòi hỏi khúc đầu hay khúc giữa hay khúc đuôi
  • Sau đó thầy thuốc phải tìm cách để bắt được người cuối cùng trong hàng
  • Ngược lại người đứng đầu phải cố gắng chạy đến khi thầy thuốc không thể bắt được những người đằng sau
  • Trong quá trình chơi nếu ai bị bắt được thì phải ra đóng vai thầy thuốc.

C. Kết bài

  • Đây là một nét đẹp văn hóa của Việt Nam.

Xem thêm những bài văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Lớp 9 🌸 đa dạng!

6+ Mẫu Thuyết Minh Trò Chơi Dân Gian Rồng Rắn Lên Mây Hay Nhất

Nếu vẫn gặp khó khăn trong việc viết bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây, mời các bạn xem thêm các mẫu sau đây:

Thuyết Minh Trò Chơi Dân Gian Rồng Rắn Lên Mây Ngắn Hay

Chia sẻ đến bạn đọc những bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây ngắn gọn và hay nhất:

Một trong những trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn là rồng rắn lên mây. Đây là trò chơi được thiếu nhi đặc biệt yêu thích.

Rồng rắn lên mây thường được chơi ở những nơi có không gian rộng rãi. Số lượng người chơi phải trên năm người, càng đông sẽ càng vui.

Luật chơi khá đơn giản. Đầu tiên, người chơi cần phải oẳn tù tì để chọn người làm thầy thuốc. Những người còn lại làm thành đoàn rồng rắn, xếp thành một hàng. Người sau túm lấy áo người trước. Người đứng đầu gọi là khúc đầu. Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa.

Thầy thuốc có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng (khúc đuôi) của đội rồng rắn. Người đứng đầu cần khỏe mạnh, to lớn để bảo vệ được đoàn rồng rắn. Những người làm khúc giữa phải túm chặt áo và chạy nhanh chân để che khúc đuôi. Người làm khúc đuôi phải chạy thật nhanh để tránh thầy thuốc bắt được.

Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn hát bài đồng dao sau:

“Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà điểm binh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”

Khi thầy thuốc trả lời là không, với một lí do nào đó thì đoàn rồng rắn sẽ lại tiếp tục hát bài đồng dào. Còn thầy thuốc trả lời là có, thầy thuốc và đoàn rồng sẽ thay phiên nhau hỏi đáp:

“Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Rồng rắn: Con lên một.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên hai.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Lần lượt đến, con lên mười. Thầy thuốc sẽ nói:

Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu.

Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

Rồng rắn: Những máu cùng me.

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi”

Lúc này, thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Thầy thuốc cần phải chạm được khúc đuôi, có nghĩa là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn. Khi đó, thầy thuốc sẽ chiến thắng. Đoàn rồng rắn sẽ thua cuộc.

Rồng rắn lên mây là trò chơi thú vị, đem lại cho con người những phút giây giải trí, thư giãn thoải mái, dễ chịu.

Những bài văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây 🌸 hay nhất!

Thuyết Minh Về Một Trò Chơi Dân Gian Rồng Rắn Lên Mây Hay Nhất

Gợi ý cho bạn 1 số bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây, xem ngay bạn nhé!

Trò chơi rồng rắn lên mây là trò chơi phổ biến ở Việt Nam thời xa xưa. Đây là trò chơi vui và bổ ích cho trẻ em và cả người lớn cũng chơi được. Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi Rồng rắn lên mây có từ bao giờ. Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.

Đây là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi. Về cách chơi, số người tham gia trò chơi: 5 người trở lên., oẳn tù tì hoặc bốc thăm để chọn người làm thầy thuốc.

Những người còn lại làm rồng rắn. Những người này xếp thành một hàng. Người sau túm lấy áo người trước. Người đứng đầu gọi là đầu đàn (còn gọi là khúc dầu). Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa.

Người sắm vai thầy thuốc có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng (khúc đuôi) của đội rồng rắn. Người này đứng đối diện với đội rồng rắn. Người đi đầu phải giang rộng hai tay để ngăn thầy thuốc, không cho thầy bắt được khúc đuôi. Những người làm khúc giữa phải túm chặt áo và chạy nhanh chân để che khúc đuôi. Người làm khúc đuôi phải chạy thật nhanh để tránh thầy thuôc bắt được.

Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn hát bài đồng dao sau:“Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nác/Ông thầy có nhà không?”. Đội rồng rắn lượn quanh sân mấy vòng. Sau đó đội dừng lại trước người làm thầy thuốc.

Cả dội dồng thanh: “Thầy thuốc có nhà không?”.

Người làm thầy thuốc trả lời: “Thầy thuốc có nhà Hỏi thầy thuốc làm gì?”.

Đội rồng rắn đồng thanh: “Hỏi để mua thuốc cho cháu.”

Thầy thuốc: Cháu lên mấy?

Thầy thuốc: Xin khúc đầu

Thầy thuốc: Xin khúc giữa

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Thầy thuốc ra sức chạy đuổi bắt khúc đuôi (người đứng sau cùng). Người đứng đầu ra sức ngăn chặn thầy thuốc. Khúc giữa lượn qua lượn lại theo khúc đầu như con rắn lượn. Nếu đoàn người té ngã và đứt ra từng khúc, thầy thuốc bắt được khúc đuôi là hết một ván. Người bị bắt sẽ làm thầy thuốc ở ván sau.

Về luật chơi, khi chơi, cần chú ý thầy thuốc để thầy không bắt được khúc đuôi. Người đứng đầu phải giang hai tay để chắn thầy thuốc. Đội rồng rắn không được bỏ tay khi chơi. Người bị bắt phải làm thầy thuốc ở ván sau.

Trò chơi Rồng rắn lên mây rất vui nhộn và sôi nổi, nó giúp bạn bè, đồng đội đoàn kết hơn.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Rồng Rắn Lên Mây Ấn Tượng

Bạn có thể tham khảo bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây ấn tượng bên dưới:

Từ xưa đến nay, các trò chơi dân gian đã trở thành một phần giải trí không thể thiếu. Một trong những trò chơi thú vị có thể kể đến đó là rồng rắn lên mây.

Không thể khẳng định chắc chắn rằng trò chơi rồng rắn lên mây xuất hiện từ bao giờ. Nhưng có thể khẳng định, trò chơi này đã xuất hiện từ rất lâu, được trẻ con yêu thích. Đây cũng là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi.

Số lượng người chơi phải từ năm người trở lên, càng đông sẽ càng vui. Người chơi cần phải oẳn tù tì hoặc bốc thăm để chọn người làm thầy thuốc. Những người còn sẽ xếp thành một hàng. Người sau túm lấy áo người trước. Người đứng đầu gọi là đầu đàn (còn gọi là khúc đầu). Người này cần phải có ngoại hình cao to, khỏe mạnh để bảo vệ được những người đứng sau. Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa.

Thầy thuốc sẽ đứng đối diện với đội rồng rắn, có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng của đội rồng rắn. Người đi đầu phải giang rộng hai tay để ngăn thầy thuốc, không cho thầy bắt được khúc đuôi. Những người làm khúc giữa phải túm chặt áo và chạy nhanh chân để che khúc đuôi. Người làm khúc đuôi phải chạy thật nhanh để tránh thầy thuốc bắt được.

Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn hát bài đồng dao sau:

“Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà điểm binh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”

Nếu thầy thuốc trả lời là không, với một lí do nào đó thì đoàn rồng rắn sẽ lại tiếp tục hát bài đồng dao. Nếu thầy thuốc trả lời là có, thầy thuốc và đoàn rồng sẽ thay phiên nhau hỏi đáp:

“Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Rồng rắn: Con lên một.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên hai.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên ba.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên bốn.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên năm.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên sáu.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên bảy.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên tám.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên chín.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên mười.

Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu.

Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

Rồng rắn: Cùng máu cùng me.

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.”

Khi đoàn rồng rắn hát tới câu “tha hồ mà đuổi” thì thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Thầy thuốc cần phải chạm được khúc đuôi, có nghĩa là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn để loại người đó. Cả những người bị đứt ra khỏi đoàn rồng rắn, cũng được xem như là thua cuộc và bị loại khỏi cuộc chơi.

Trò chơi rồng rắn lên mây giúp rèn luyện phản xạ, sự nhanh nhẹn. Đồng thời, trò chơi này còn tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó. Đây là một trò chơi thú vị, hấp dẫn.

Tuyển tập mẫu 🌸Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Bao Bố🌸 độc đáo!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Rồng Rắn Lên Mây Chi Tiết

Mời các bạn cùng xem bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây chi tiết dưới đây nhe!

Kho tàng truyện dân gian phong phú đã tạo nên rất nhiều trò chơi hay cho thiếu nhi Việt Nam. Trong đó phải kể đến Rồng Rắn Lên Mây với những câu ca quen thuộc, dễ nhớ.

Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, đặc biệt là đối với những đứa bé sinh ra và lớn lên tại những vùng nông thôn có nhiều ruộng lúa. Rồng rắn lên mây đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo, cũng như tinh thần đoàn kết, khả năng đối đáp của các bạn nhỏ.

Đặc biệt đây còn là một trò chơi liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp. Ngày nay trong rắn lên mây được chơi bố biến nhiều hơn tại các lớp mẫu giáo để các em có thể biết được một trò chơi của dân tộc đầy sức thú vị, các buổi họp mặt cũng biến tấu trò chơi này một cách vui nhộn.

Cũng như bao trò chơi dân gian khác rồng rắn lên mây không giới hạn số người chơi, tuy nhiên để quản trò có thể theo dõi, cũng như để các thành viên có thể đọc bài đồng dao một cách tốt nhất thì số lượng nên từ khoảng 6 đến 12 người, để mọi người có thể thoải mái vui chơi chạy nhảy mà không bị xô đẩy dẫn đến chấn thương.

Có thể nói rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian mà không cần phải chuẩn bị dụng cụ gì. Tuy nhiên trò chơi vận dụng trên một lời bài đồng dao, do đó các bạn khi tham gia phải thuộc bài đồng dao này, hoặc chuẩn bị những bản in để mọi người theo dõi giúp cho trò chơi trơn chu, dễ chơi hơn.

Cũng giống như cái trò chơi dân gian như: kéo co, bịt mắt bắt dê…. thì rồng rắn lên mây cũng nên chọn những địa điểm rộng, bằng phẳng, không có nhiều vật cản trở cũng như vật sắc nhọn có thể gây thương tích nguy hiểm. Bạn có thể chọn các sân chơi như sân bóng, bãi biển để chơi rồng rắn lên mây an toàn.

Về nhân vật trong rắn lên mây có hai nhân vật chính là thầy thuốc và tất cả những người còn lại sẽ đóng vai là rồng rắn, trong đó có một người đi đầu (thường sẽ chọn những thành viên khỏe mạnh nhất để tránh bị ngã cho những người phía sau), các thành viên còn lại sẽ nối nhau tạo thành một một dãy các mắt xích.

Thầy thuốc sẽ là người đứng yên tại một vị trí sau đó giao lưu cùng với lại đoàn trong rắn qua bài đồng dao. Sau đó đoàn rồng rắn sẽ bám đuôi nhau thay phiên nhau trả lời những câu hỏi của người thầy thuốc.

Bài đồng dao sẽ bắt đầu bằng những câu:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển binh

Thầy thuốc có nhà hay không?

Khi hát đến chữ cuối cùng cả đoàn rồng rắn khi đó sẽ dừng lại trước mặt thầy thuốc, để hỏi xem thầy có nhà không nếu và chăm chú xem thầy thuốc sẽ trả lời như thế nào, sau đó tiếp tục bài đồng dao.

Nếu thầy thuốc trả lời “không”: Thầy thuốc đi chợ rồi (hoặc một lý do gì đó đi chơi, đi thăm gia đình, đi mua đồ, đi ngủ… => Thì đoàn rồng rắn tiếp tục hát, cho đến khi nào thầy thuốc chịu trả lời là “có” thì lại hát tiếp tục những đoạn sau của bài đồng dao.

Nếu thầy thuốc trả lời “Có”: Sẽ có một bài đồng dao giữa thầy thuốc và đang trong rắn khi này thầy thuốc và rồng rắn sẽ thay phiên nhau trả lời những câu hỏi mà đối phương đưa ra các bạn lưu ý theo dõi bài đồng dao để hiểu rõ hơn nhé. Thầy thuốc và đoàn Rồng rắn cùng nhau đối đáp.

Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Rồng rắn: Con lên một

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên hai

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên ba

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên bốn

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên năm

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên sáu

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên bảy

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên tám

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên chín

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: Con lên mười

Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu

Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

Rồng rắn: Cùng máu cùng me.

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.

Trong quá trình chơi đoàn rồng rắn và thầy thuốc có thể linh động, không nhất thiết phải trả lời theo từng thứ tự mà có thể hỏi thứ tự tùy ý ngắt quãng cho ngắn lời thoại, cũng như làm cho bài đồng dao thêm sinh động, cuộc chơi thêm phong phú.

Khi đoàn rồng rắn hát tới câu “tha hồ mà đuổi” thì thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Khi này người đứng đầu khi nãy sẽ bảo vệ cái đoạn đuôi phía sau. Thầy thuốc cần phải làm tất cả mọi thứ để chạm được khúc đuôi, có nghĩa là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn.

Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi, thì người đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Hay là những ai bị đứt ra khỏi đoàn rồng rắn, cũng được xem như là thua cuộc và bị loại khỏi cuộc chơi.

Trò chơi rồng rắn lên mây không có kết thúc ngay lập tức, mà sẽ bắt đầu lượt chơi mới, tuy nhiên sẽ không bao gồm những bạn chơi bị loại vừa rồi. Và tiếp tục diễn ra cho đến khi chỉ còn một người chơi với một thầy thuốc. Sau đó bạn có thể bắt đầu một trò chơi mới. Do đó đừng để bị thua cuộc sớm nếu Như vẫn muốn chiến đấu cùng với lại thầy thuốc và những bài đồng dao hấp dẫn.

Rồng rắn lên mây không còn chỉ là dành cho những đứa trẻ, mà còn thích hợp trong những cuộc họp mặt giao lưu ở các công ty, những buổi chơi trò chơi tập thể. Do đó để phù hợp hơn, người ta có thể thay đổi cách gọi, từ thầy thuốc trở thành ông chủ bà chủ, các ngành nghề cũng có thể thay đổi để phù hợp hơn với công ty, người tổ chức sự kiện.

9+ bài 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Trốn Tìm 🌸 ấn tượng!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Rồng Rắn Lên Mây Nâng Cao

Tuyển tập bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây nâng cao, xem ngay bên dưới nhé!

Những trò chơi dân gian luôn là một phần đặc biệt của văn hoá Việt Nam. Những trò chơi ấy vừa đơn giản, vừa thú vị lại mang đến cho những người chơi một bầu không khí vui vẻ, hào hứng. Một trong những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ chính là trò chơi Rồng rắn lên mây.

Rồng rắn lên mây là một trò chơi đơn giản, thường được những bạn nhỏ lựa chọn chơi ở những giờ giải lao sau tiết học, những lúc cùng nhau nô đùa vui chơi ở sân đình, nhà văn hoá hay chỉ là một bãi đất trống rộng rãi. Luật chơi của trò chơi này cũng rất dễ hiểu, dễ chơi.

Để chơi được trò chơi này thường phải có từ năm bạn trở lên, càng có nhiều người thì trò chơi càng vui vẻ, hào hứng hơn rất nhiều. Trong số những người tham gia trò chơi sẽ lựa chọn một người để đóng vai thầy thuốc. Những người chơi còn lại sẽ xếp thành một hàng, người ở đằng sau sẽ nắm vào đuôi áo của người trước hoặc là để tay lên vai nhau. Sau khi xếp thành hàng xong, đoàn người sẽ đi qua đi lại giống như con rắn và cùng nhau đọc to:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Sau khi những người chơi đọc xong, người đóng vai thầy thuốc sẽ đáp lại. Có thể thầy thuốc sẽ trả lời rằng: “Thầy thuốc đi vắng rồi!”, “Thầy thuốc đi chơi rồi !”, Thầy thuốc đi chợ/ đi câu cá/ đi chữa bệnh…. tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo của người chơi mà tạo ra các câu trả lời. Nếu như nhận được câu trả lời thầy thuốc đã đi vắng, đoàn người sẽ lại tiếp tục đi và đồng thanh đọc những câu trên cho tới khi nhận được câu trả lời: “Có nhà” từ thầy thuốc. Khi đó, đoạn đối thoại sau sẽ bắt đầu:

Rồng rắn đi đâu? (lời thầy thuốc hỏi)

Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. (Người đứng ở đầu đoàn người sẽ là đại diện để trả lời)

  • Con lên mấy?
  • Con lên một
  • Thuốc chẳng hay
  • Con lên hai
  • Thuốc chẳng hay

Cho tới khi người đứng đầu nói con lên mười thì thầy thuốc sẽ trả lời rằng:

  • Thuốc hay vậy.

Sau đó, thầy thuốc sẽ đưa ra những yêu cầu, những đòi hỏi của mình và người đầu đoàn lại đối đáp như sau:

  • Xin khúc đầu

Những xương cùng xẩu

  • Xin khúc giữa

Những máu cùng me

  • Xin khúc đuôi

Tha hồ mà đuổi

Lúc này, người đóng vai thầy thuốc sẽ phải tìm cách để bắt cho được người cuối cùng của hàng. Với đoàn rồng rắn, cần phải ngăn chặn bằng cách dang tay chạy hay cản lại để người đóng vai thầy thuốc không thể bắt được đuôi của mình. Nếu như bị bắt, người này sẽ phải thay lên để làm thầy thuốc. Trong quá trình chơi mà rồng rắn bị đứt ngang giữa chừng thì cần tạm ngừng để nối lại và tiếp tục chơi. Hiện nay, có một số luật chơi được biến tấu như nếu bị đứt đoạn thì người mà buông tay ra làm rồng rắn bị đứt ngang ấy sẽ phải thay làm thầy thuốc.

Có thể nói Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian rất hay và dễ chơi. Trò chơi ấy đã gắn liền với biết bao thế hệ, đã in sâu vào tâm trí biết bao người. Ngày nay, cho dù trẻ em có rất nhiều những món đồ chơi mới lạ, những trò chơi hiện đại hơn thế nhưng Rồng rắn lên mây vẫn luôn là một trò chơi mang tới sự hứng thú, vui vẻ và được nhiều bạn nhỏ yêu thích.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Rồng Rắn Lên Mây Ngắn Gọn

Các bạn học sinh đang tìm kiếm bài văn thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội đó chính là Rồng rắn lên mây.

Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

  • Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:

  • Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

  • Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
  • Con lên mấy ?
  • Con lên một
  • Thuốc chẳng hay
  • Con lên hai.
  • Thuốc chẳng hay

Cứ thế cho đến khi:

  • Con lên mười.
  • Thuốc hay vậy.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:

  • Xin khúc đầu.
  • Những xương cùng xẩu.
  • Xin khúc giữa.
  • Những máu cùng me.
  • Xin khúc đuôi.
  • Tha hồ mà đuổi.

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

Chia sẻ 13+ mẫu bài văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Kéo Co 🌸 đặc sắc!

Giáo Án Dạy Trò Chơi Rồng Rắn Lên Mây Đơn Giản

Nếu bạn đang tìm kiếm giáo án để dạy trò chơi rồng rắn lên mây thì nên tham khảo mẫu giáo án mà chúng tôi gợi ý sau đây:

I. Mục đích, yêu cầu

Kiến thức

  • Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi trò chơi Rồng rắn lên mây
  • Trẻ thuộc lời bài đồng dao Rồng rắn lên mây
  • Trẻ biết hợp tác, đoàn kết trong khi chơi trò chơi

Kĩ Năng

  • Trẻ chú ý quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
  • Phát triển vận động, nhanh nhẹn, khéo léo.
  • Phát triển tư duy phán đoán, phản xạ nhanh khi tham gia trò chơi.

Giáo dục

  • Trẻ đoàn kết khi chơi
  • Yêu thích trò chơi dân gian, giữ gìn và tự tổ chức chơi trò chơi với bạn cho cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh.

II: Chuẩn bị

  • Tranh trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”, nhà của thầy thuốc
  • Nhạc bài hát “Rồng rắn lên mây”, “ Kéo cưa lừa xẻ”
  • Trang phục thầy thuốc.
  • Xắc xô
  • Trang phục gọn gàng, dễ vận động

III. Cách tiến hành:

Các bước hoạt động

1.Bước 1: Gây hứng thú:

  • Cô tập trung trẻ, Trò chuyện với trẻ về chủ đề, giới thiệu trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”

2.Bước 2: Nội dung

a) Hướng dẫn cách, luật chơi

  • Cách chơi: Trò chơi “Rồng rắn lên mây” cần một thầy thuốc, một đầu rồng rắn đứng trước, các bạn còn lại nối đuôi nhau làm đuôi rồng rắn. Các bạn làm đuôi rồng rắn, hai tay nắm vào áo bạn phía trước tạo thành hàng dài, vừa đi vừa đọc lời đồng dao:

“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển binh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

  • Đọc đến câu “Có nhà hay không” thì đoàn rồng rắn đứng trước mặt thầy thuốc, thầy thuốc sẽ trả lời có hoặc không. Nếu trả lời không, thì đoàn rồng rắn lại đi tiếp, vừa đi vừa đọc lời đồng dao, đến câu cuối, thầy trả lời:
    • Thầy có nhà, thế rồng rắn đi đâu?
    • Đi lấy thuốc chữa bệnh cho con
    • Con lên mấy
    • Con lên một
    • Thuốc chẳng hay
    • Con lên hai
    • Thuốc chẳng hay…
    • Con lên năm
    • Thuốc hay vậy.
    • Thầy ăn khúc đầu, khúc giữa hay khúc đuôi
    • Thầy ăn khúc đầu
    • Khúc đầu lắm xương cùng xảu
    • Thầy ăn khúc giữa
    • Khúc giữa lắm máu cùng me
    • Thầy ăn khúc đuôi
    • Tha hồ mà đuổi
  • Đến câu cuối, thầy đuổi bắt khúc đuôi (Bạn đứng cuối cùng)
  • Nếu đang chơi mà đuôi rồng rắn bị đứt phải dừng lại nối đuôi rồng rắn xong rồi lại chơi tiếp
  • Luật chơi: Đoàn rồng rắn làm theo đúng yêu cầu của thầy thuốc thì có thể xin được thả phần đuôi bị bắt, sau mỗi lần chơi, lại đổi vai thầy thuốc.

b) Trẻ chơi

  • Cho trẻ chơi thử 1 lần
  • Cho trẻ chơi 2,3 lần
  • Động viên, khuyến khích, nhận xét kịp thời
  • Yêu thích trò chơi dân gian, giữ gìn và tự tổ chức chơi trò chơi với bạn cho cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh.

3.Bước 3: Kết thúc

  • Cô hỏi lại trẻ tên hoạt động
  • Cô nhận xét chung, chuyển hoạt động

Mẫu văn ngắn hay 🌸Thuyết Minh Về Trò Chơi Bịt Mắt Bắt Dê 🌸 Xem ngay!

Viết một bình luận