Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây ❤️ 24+ Mẫu Giới Thiệu Ngắn ✅ Tổng Hợp Những Bài Văn Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây Hay Nhất.
Cách Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây
Nếu vẫn chưa nắm rõ các bước thuyết minh về trò chơi dân gian nhảy dây thì bạn có thể xem qua gợi ý của SCR.VN sau đây:
- Bước 1: Xác định đề bài và phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Bước 2: Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu về trò chơi dân gian nhảy dây
- Thân bài: Nguồn gốc của trò chơi là gì?; Đặc điểm trò chơi; Cách thức và luật chơi; Đối tượng tham gia trò chơi: Tất cả mọi người có nhu cầu giải trí bằng hình thức của trò chơi đó; Ý nghĩa của trò chơi dân gian?
- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
Dàn Ý Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Nhảy Dây
Tham khảo dàn ý dưới đây sẽ giúp bạn làm văn phân tích trò chơi nhảy dây tốt hơn:
I. Mở bài
- Giới thiệu chung: Nhảy dây là trò chơi mà các bạn gái ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng rất thích. Trò chơi nhảy dây được chơi trong lúc rảnh rỗi ở nhà hoặc vào giờ ra chơi ở trường.
II. Thân bài: Thuyết minh về trò chơi nhảy dây
- Giới thiệu chung về trò chơi
- Đối tượng chơi thường là các bạn gái ở tuổi thiếu nhi.
- Trò chơi cần một khoảng đất vừa đủ rộng cho vòng dây quay.
- Dây dùng để nhảy có thể là dây thừng, dây cao su, dây thun,…
- Cách chơi: Có hai kiểu nhảy dây là nhảy một người hoặc nhảy nhiều người.
- Cách thứ nhất (nhảy một người):
- Dùng một sợi dây đủ dài. Hai đầu dây cuốn vài vòng vào bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân lên chính giữa sợi dây, kéo cao cho vừa tầm người là được.
- Người nhảy đứng thẳng, hai cổ tay quay đều dây về phía trước cho qua đầu, khi dây chạm sát đất thì nhảy lên. Vừa nhảy vừa đếm, để dây vướng chân là mắc lỗi, là phải dừng lại. Người thắng là người có số lần nhảy nhiều nhất.
- Cách chơi thứ hai (nhảy nhiều người):
- Hai người quay dây đứng cách nhau một khoảng cách đủ để dây chùng vừa chạm đất là được.
- Quay dây đều tay. Lần lượt từng người hoặc hai, ba người cùng nhảy. Trò chơi này cần sự khéo léo. Nếu để dây chạm trúng chân thì phải ra quay dây cho các bạn khác vào nhảy.
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về trò chơi nhảy dây
- Trò chơi nhảy dây vừa vui vừa bổ ích, rèn luyện sự nhanh mắt, nhanh chân và sức khỏe dẻo dai, có ích cho quá trình phát triển cơ thể của tuổi thiếu nhi.
- Trò chơi gắn liền với tuổi thơ.
Xem thêm đề tài 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Trốn Tìm 🌸 hay nhất!
7+ Mẫu Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây Hay Nhất
Dưới đây là 7+ mẫu bài văn thuyết minh về trò chơi nhảy dây hay nhất, xem ngay nhé!
Giới Thiệu Về Trò Chơi Nhảy Dây Ngắn Nhất
SCR.VN gửi tặng bạn bài văn mẫu giới thiệu về trò chơi nhảy dây ngắn nhất cho các bạn tham khảo
Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đầu.
Trò chơi nhảy dây vừa vui vừa bổ ích, rèn luyện sự nhanh mắt, nhanh chân và sức khỏe dẻo dai, có ích cho quá trình phát triển cơ thể của tuổi thiếu nhi.Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi và thư giãn cho các bạn nhỏ.
Với trò chơi nhảy dây có thể chơi từ 2 – 3 bạn theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm từ 5 – 10 người. Những địa điểm để chơi trò chơi này sân trường, sân nhà, rộng rãi và sạch sẽ.
Dù nhảy cá nhân hay tập thể thì người chơi cũng không được chạm vào dây. Dây phải được quay liên tục theo 1 chiều cố định không được quá nhanh hoặc quá chậm. Người nhảy phải vừa nhảy vừa đếm số vòng, người nào nhảy được nhiều hơn người đó sẽ dành chiến thắng.
Có hai kiểu nhảy dây là nhảy một người hoặc nhảy nhiều người. Nếu nhảy dây 1 người, người chơi chuẩn bị một đoạn dây thừng hoặc dây thun dài khoảng 1,5m.
Người chơi trước hai tay cầm hai đầu dây, đưa dây ra phía sau lưng, quay cổ tay cho dây vòng lên đầu và xuống đất đồng thời kết hợp nhảy co hai chân lên cho dây bật ra phía sau, tiếp tục quay cổ tay để dây quay liên tục theo vòng như trên. Cứ như vậy khi nào bị vướng chân mất lượt thì đổi cho bạn khác chơi.
Một người nhảy, người không nhảy ngồi đếm số vòng người nhảy được. Ai có số lượt nhảy nhiều hơn thì người đó thắng
Cách thứ 2 là nhảy dây theo đội nhóm, ví dụ bốn người chia làm hai đội (cũng có thể nhiều hơn tùy theo độ dài của dây). Một đội đứng quay dây, một đội nhảy. Hai người đứng quay dây cách xa nhau và cho dây trùng chạm xuống đất, dùng tay quay dây chạm đất rồi vòng lên cao rồi theo chu kỳ vòng quay đều đặn để cho người nhảy căn theo vòng quay để nhảy cho chính xác.
Nếu ai chạm dây thì phải dừng lại ra quay dây thay lượt cho hai bạn kia vào nhảy, cứ như thế đổi lượt cho nhau.
Tổng hợp 13+ mẫu 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Kéo Co 🌸 đặc sắc!
Văn Thuyết Minh Trò Chơi Nhảy Dây Đặc Sắc
Bạn có thể tham khảo văn mẫu thuyết minh về trò chơi dân gian nhảy dây đặc sắc bên dưới để học làm văn nhanh hơn:
Nước Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngoài việc biểu hiện qua các câu hát dân gian thì còn thể hiện qua các trò chơi nhảy dây.
Nhảy dây được xem chính là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam. Ta dường như cũng giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây ở đây cũng vô cùng đơn giản. Bạn cũng chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia.
Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó cũng đã giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng.
Trò chơi này dường như cũng sẽ mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn rỗi nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới tiếp theo.
Có thể thấy được rằng chính trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi. Cũng chính bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình.
Trước hết, ta có thể thấy được nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, ta dường như thấy được sợi dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, hay đó có thể chính là dây chão và dường như đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa vì chính nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.
Lúc này đây thì chính người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây. Và ta như có thể thấy được chính nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây và cũng như cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ.
Quả thật thoạt nghe thì lại có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu như mà một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối và đương nhiên rằng chính người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Và khi sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, nó phải có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.
Đây là một trò chơi dân gian hết sức gần gũi với chúng ta, và nó không chỉ mang được tinh thần rèn luyện sức khỏe mà còn nói lên được sự đoàn kết, tinh thần đồng đội của chúng ta.
Thuyết Minh Trò Chơi Nhảy Dây Ngắn Gọn
Mời bạn đọc xem ngay bài viết thuyết minh về trò chơi nhảy dây ngắn gọn ở ngay bên dưới:
Nhảy dây là một trò chơi được nhiều người yêu thích. Nó không chỉ phổ biến với các bạn thiếu nhi, mà ngay cả người lớn cũng vô cùng ưa chuộng.
Nhảy dây là một trò chơi, nhưng cũng có thể xem là một môn thể thao. Bởi nó được đưa vào chương trình học của môn Thể dục. Đồng thời, đây cũng là một hoạt động giúp tiêu tốn nhiều năng lượng, và được những người muốn rèn luyện sức khỏe hoặc giảm cân tin chọn.
Dụng cụ của bộ môn này là dây nhảy. Dây nhảy là một sợi dây dài làm từ cao su có nhiều màu sắc khác nhau. Độ dài của phần dây này chia thành nhiều kích thước khác nhau, tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Ở hai đầu dây này, là phần tay cầm được làm từ gỗ màu trắng sữa, dài chừng một gang tay. Khi nhảy, hai tay người chơi sẽ cầm hai phần nắm tay này, khiến sợi dây tạo thành hình bán nguyệt. Người chơi đồng loạt quay hai cánh tay hình tròn, làm cho phần sợi dây di động lướt qua đầu và hai chân liên tiếp.
Mỗi khi dây chạm đất, thì người chơi phải nhảy lên để chân không va vào dây. Cứ một lần như vậy sẽ được tính là một nhịp nhảy. Khi cùng chơi nhảy dây, các người chơi sẽ thi xem ai nhảy được lâu hơn, hoặc ai nhảy được nhiều nhịp nhất mà không phải dừng lại hoặc vấp vào sợi dây.
Ngày nay, các sợi dây nhảy được thiết kế đa dạng hơn về màu sắc và chất liệu. Các cách nhảy dây cũng trở nên phong phú hơn. Chẳng hạn như nhảy ngược, nhảy đôi, nhảy chéo tay. Nhờ vậy, nhảy dây trở thành một trò chơi thú vị hơn và gần như là một môn thể thao nghệ thuật. Do đó, trò chơi này ngày càng được nhiều người yêu thích.
Có thể nói, nhảy dây là một trò chơi đơn giản và hấp dẫn. Nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vóc dáng. Vừa giúp giải tỏa tinh thần sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Chính vì vậy, mà dù ngày càng có thêm nhiều trò chơi mới xuất hiện, thì nhảy dây vẫn duy trì được sức hút của mình.
Văn mẫu 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Bịt Mắt Bắt Dê🌸 ngắn gọn và hay nhất!
Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây Thun Ấn Tượng
Gợi ý bài mẫu thuyết minh về trò chơi nhảy dây thun ấn tượng, xem ngay bên dưới:
Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đầu.
Có nhiều cách nhảy dây nhưng thông thường là nhảy dây một người và nhảy dây nhiều người. Cách nhảy thứ nhất khá đơn giản. Người chơi quấn hai đầu dây vào hai bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân vào giữa sợi dây rồi kéo lên cao cho vừa tầm. Dây dài quá hoặc ngắn quá đều khó nhảy.
Lúc bắt đầu nhảy, hai tay quay dây đều đều về phía trước, chân nhấc lên nhịp nhàng mỗi khi dây chạm đất, vừa nhảy vừa đếm. Nếu để dây vướng vào chân là mắc lỗi, phải ngừng. Người nhảy giỏi có thể nhảy được rất lâu.
Nhảy dây nhiều người thì hai người quay dây đứng cách nhau vài mét, mỗi người nắm một đầu dây, quay cho các bạn khác nhảy. Sau tiếng hô: “Hai, ba, nào!” thì từng người lần lượt nhảy vào. Có khi hai người cùng nhảy vào một lúc. Cái khổ của kiểu này là mọi người phải phối hợp bước nhảy thật đều, thật ăn ý, không thì rất dễ bị lỗi nhịp. Nếu để dây vướng chân thì những người nhảy sẽ ra quay dây thay thế.
Trò chơi nhảy dây rất có ích cho việc rèn luyện sự nhanh nhẹn và sức khỏe dẻo dai. Nó mang lại niềm vui cùng quan hệ hoà đồng, thân thiết cho tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Cũng vì thế mà nó sẽ tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta.
Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Nhảy Dây Hay Nhất
Tham khảo ngay bài văn hay nhất về trò chơi dân gian nhảy dây:
Vốn là loại trò chơi dân gian, sau đó phát triển thành môn thể thao thi đấu. Xét về lượng vận động, nhảy dây liên tục trong 10 phút, tương đương với chạy chậm 30 phút hoặc nhảy khiêu vũ thể thao 20 phút, có thể coi đây là cách luyện tập mất ít thời gian, nhưng tiêu hao nhiều năng lượng.
Nhảy dây không những có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ tim, tăng dung tích sống của phổi, mà còn thúc đẩy quá trình dậy thì của thanh thiếu niên, phát triển trí óc, có lợi cho tăng cường sức khoẻ.
Nếu nhảy dây vào buổi sáng, có thể khiến đầu óc tỉnh táo, tràn đầy sinh lực; Nếu nhảy dây vào buổi tối, sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Nhảy dây còn có tác dụng giảm béo, theo nghiên cứu, người béo nhảy dây trước bữa ăn có thể giảm nhu cầu ăn.
Cách chơi nhảy dây cũng rất đơn giả, bạn cần một sợi dây thừng được sử dụng đung đưa để dây đi dưới chân và qua đầu của người nhảy. Điều này có thể bao gồm một người chơi tự chuyển và nhảy dây, hoặc ít nhất là ba người tham gia lần lượt, hai người nắm dây hai đầu và quay dây, trong khi một người nhảy ở giữa dây
Nếu kiên trì tập luyện nhảy dây trong thời gian dài, không những có thể tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật của bạn, mà còn có thể rèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng.
Ví dụ: những người về hưu hay đồng nghiệp trong cơ quan có thể thường xuyên tổ chức nhảy dây tập thể, vừa có thể động viên lẫn nhau, lại giúp tăng thêm hứng thú đối với việc tập luyện.
Trong giao lưu tình cảm, nhảy dây cũng giúp rèn luyện ý chí ngoan cường và tinh thần phấn đấu vươn lên của con người. Đặc biệt là đối với thanh niên đang tham gia công tác, sẽ có thể lĩnh hội thêm về tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau của đồng đội.
Có một số người do điều kiện và thời gian không cho phép, nên không thể thường xuyên nhảy dây, vậy thì bạn có thể nhảy nhẹ nhàng ngay tại chỗ để đạt được mục tiêu tự rèn luyện. Điều cần chú ý là khi nhảy, phải để gan bàn chân tiếp đất trước, không nên để gót chân hay cả bàn chân tiếp đất, để tránh gây tổn thương cho chân.
Thời gian nhảy dây ngắn hay dài tùy theo sức khoẻ mỗi người. Nếu nhảy dây với tốc độ nhanh liên tục, tốt nhất là không nên quá 10 phút, nếu không sẽ tăng gánh nặng cho tim đây không phải là nhảy dayubalaubala. Nếu vừa nhảy vừa nghỉ thì khoảng 30 phút là tốt nhất. Lượng vận động cụ thể phải căn cứ vào thể lực của từng người, đừng ép mình phải theo một tiêu chuẩn nào.
Với những lợi ích mà nhảy dây đem lại, bạn hãy cố gắng góp phần giữ gìn và lưu truyền trò chơi dân gian này đến các thế hệ trẻ nhé! Thay vì cặm cụi vào chiếc máy tính, điện thoại để chơi điện tử, bạn nên dạy các bé chơi các trò chơi dân gian của người Việt Nam xưa.
Gửi tặng các bạn học sinh tuyển tập văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian 🌸 đa dạng!
Thuyết Minh Một Trò Chơi Dân Gian Nhảy Dây Sáng Tạo
Bài văn sáng tạo, thuyết minh về 1 trò chơi dân gian đó là trò nhảy dây ở bên dưới, mời bạn xem ngay:
Nhảy dây là một môn giải trí và môn thể dục, trong đó một sợi dây thừng được sử dụng đung đưa để dây đi dưới chân và qua đầu của người nhảy. Có nhiều thể loại nhảy dây: nhảy dây đơn tự do, nhảy dây đơn tốc độ, nhảy dây đôi, hai người quay dây cho một hoặc nhiều người nhảy…
Nhảy dây lúc đầu được biết đến như một trò chơi của trẻ em, dần dần đã phát triển thành một môn thể thao.
Thi đấu thể thao thường được phân hạng theo giới tính và độ tuổi, bao gồm hàng trăm đội cạnh tranh trên khắp thế giới. Trong cuộc thi tự do, người nhảy dây thực hiện các kỹ thuật cơ bản và nâng cao khác nhau trong một phút, có sự quan sát của trọng tài, giám khảo nội dung và giám khảo biểu diễn. Trong cuộc thi tốc độ, người nhảy được chấm điểm dựa trên số lần chân phải chạm đất trong khoảng thời gian nhất định.
Những bằng chứng cổ nhất cho thấy hoạt động nhảy dây đã xuất hiện ở Ai Cập từ những năm 1600 Trước Công Nguyên. Mọi người thường nghĩ nhảy dây là trò chơi dành cho con gái, nhưng hoạt động này trong lịch sử vốn là trò chơi của bên đàn ông.
Các nhà thám hiểm phương Tây vào thế kỷ 16 cũng thấy các thổ dân nhảy dây bằng dây leo. Con gái dần có trào lưu nhảy dây vào thế kỷ 18, nhảy chung với nhạc, trào lưu lan dần đến Mỹ và các nước khác trên thế giới như bây giờ.
Nhảy dây là một trong những bài tập điển hình nhất để rèn luyện tim mạch (cardiovascular) (tập cơ tim mà người ta thường gọi là tập cardio) , tương tự như chạy bộ hoặc đạp xe với cường độ cao . Nhảy dây tuỳ vào thể trạng mỗi người, trung bình có thể đạt được “tốc độ đốt cháy” lên đến 700 đến hơn 1200 calo mỗi giờ với cường độ mạnh, với khoảng 0,1 đến gần 1,1 calo tiêu thụ mỗi lần nhảy, chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ và cường độ của bước nhảy.
Nhảy dây 15-20 phút đủ để đốt cháy calo từ một thanh kẹo và tương đương với 45–60 phút chạy, tùy thuộc vào cường độ nhảy và xoay chân. Nhiều huấn luyện viên chuyên nghiệp, chuyên gia thể hình và võ sĩ chuyên nghiệp khuyên nên nhảy dây thường xuyên để đốt cháy mỡ tốt hơn so với các bài tập khác như chạy bộ. Nhảy dây còn hỗ trợ giảm chấn thương bàn chân, mắt cá chân.
Nhảy dây được chứng minh là tăng cường mật độ xương, góp phần ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Nhảy dây tăng hiệu quả khi hô hấp, tăng thể tích chứa O2 tối đa trong phổi, giúp tăng sức bền trong thể thao.
Những vận động viên tập luyện thường sử dụng các sợi dây nặng hơn để tăng độ khó và hiệu quả của bài tập đó, từ đó họ đạt được sự linh hoạt và khả năng phối hợp của cơ thể cao hơn bình thường. Nhảy dây phù hợp với nhiều lứa tuổi và mức độ thể lực, cải thiện tâm trạng người tập. Một lợi ích khác là nhảy dây ít tốn kém, không cần thiết bị chuyên dụng, thực hiện bất kỳ đâu miễn là có một khoảng trống phẳng vừa phải và một sợi dây.
Nhảy dây ngày càng phổ biến vào năm 2020, do sự bùng phát của dịch Covid-19, khi các phòng tập thể dục đóng cửa hoặc mọi người ở nhà do giãn cách xã hội.
Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây Lớp 7 Ngắn Hay
Cuối cùng là bài mẫu thuyết minh về trò chơi nhảy dây ngắn gọn dành cho học sinh lớp 7, bạn xem qua nhé!
Việt Nam ngoài những phong tục tập quán đa dạng, phong phú, nền văn hiến ngàn năm tuổi thì còn có một hệ thống đồ sộ những trò chơi dân gian, đó là những trò chơi được ông cha ta sáng tạo ra trong quá trình sinh hoạt tập thể. Đó là những trò chơi mang tính giải trí, tính cộng đồng cao bởi nó không phải là trò chơi cá nhân mà đòi hỏi mọi người tập trung lại mới có thể chơi.
Vì vậy mà Việt Nam luôn nổi tiếng với bạn bè thế giới bởi tính cố kết cộng đồng vô cùng cao. Tính đoàn kết thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng chỉ cần nhìn qua những khía cạnh nhỏ hơn, thông thường hơn của cuộc sống là có thể thấy rõ được điều này. Một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam, chính là trò chơi nhảy dây.
Nhảy dây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam, giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao.
Bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp, vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới.
Trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi, bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, sợ dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, dây chão, đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa, bởi nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.
Người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây, nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây, cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ.
Nghe có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối, người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.
Nhóm còn lại sẽ là nhóm người chơi, nhóm này thì có thể có trên hai người, càng đông càng vui. Nhưng ngược lại, càng đông thì trò chơi càng trở nên khó khăn hơn, bởi đông người sẽ khó trong việc tương tác, nhịp nhàng nhảy. Người chơi sẽ nghe theo nhịp đếm một, hai, ba của người quất dây mà nhảy vào sợ dây, khi sợi dây chạm xuống mặt đất thì người chơi sẽ phải nhảy lên cao, sao cho đôi bàn chân của mình không làm vướng dây, người nhảy được càng nhiều thì sẽ là người chiến thắng.
Trò chơi thú vị hơn ở chỗ, đó chính là không phải từng người nhảy một mà sẽ gồm bốn người nhảy một lượt, hai người bên này, hai người bên kia.
Khi có hiệu lệnh để nhảy thì sẽ cùng nhau nhảy vào sợi dây làm sao cho đồng đều nhất, khi có nhiều người cùng nhảy thì sẽ khó có thể điều khiển đôi chân của mình hơn, nhưng nếu hiểu ý của đồng đội, nhịp nhàng nhảy lên được thì sẽ vô cùng đều đặn, đẹp mắt. Đây cũng là mục đích quan trọng của trò chơi, gắn kết mọi người lại với nhau, sau trò chơi mọi người sẽ hiểu nhau hơn, sẽ hiểu hơn quá trình hợp tác để hoàn thành một nhiệm vụ.
Thế mới nói, trò chơi dân gian tuy đơn giản, dễ chơi nhưng bao giờ nó cũng ẩn chứa trong đó những ý nghĩa nhân văn cao cả của ông cha ta.
Ở những dị bản khác thì trò chơi nhảy dây không phải dùng dây thừng, dây chão để chơi mà dùng một loại dây khác có độ đàn hồi, co giãn cao hơn, như dây chun, dây nịt… và cùng với đó thì hình thức của trò chơi cũng hoàn toàn khác biệt.
Thay vì sợi dây được quất cao lên để người chơi có thể nhảy vào thì trò chơi nhảy dây này sẽ do hai người đứng hai bên, để sợi dây vào chân của mình, người chơi phải nhảy vào khoảng trống của hai sợi dây, theo nhịp độ là: nhảy vào, xoạng ra, bắt chéo, nhảy vào và nhảy ra.
Quan trọng là hoạt động nhảy vào nhảy ra phải diễn ra thật nhanh, không được gián đoạn. Hoàn thành xong một phần thì sẽ có phần thi khó khăn hơn, mà người ta gọi là các bàn, thấp nhất là bàn gối, sau đó đến bàn đùi, bàn hông, bàn nách và cao nhất chính là bàn cổ. Cùng với đó là độ cao ngày càng được nâng lên.
Trò chơi dân gian nhảy dây tuy có nhiều phiên bản, ở mỗi phiên bản thì hình thức chơi có sự khác biệt, nhưng điểm chung chính là sự thú vị ở trò chơi, bởi nó đề cao tính cộng đồng, tính gắn kết giữa con người với nhau chứ không đơn giản là một trò chơi nhằm mục đích giải trí.
11+ Bài mẫu 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Ô Ăn Quan 🌸 cho bạn tham khảo!