Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Lớp 9 [22+ Mẫu Ngắn Hay]

Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Lớp 9 ❤️ 22+ Mẫu Ngắn Hay ✅ Văn Mẫu Đề Tài Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Dành Cho Học Sinh Lớp 9.

Cách Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Lớp 9

SCR.VN chia sẻ đến bạn cách để hoàn thành bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian lớp 9, xem ngay bên dưới nhé!

  • Bước 1: Xác định đề bài và phương pháp thuyết minh phù hợp.
    • Ngoài các phương pháp thuyết minh (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp như thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả.
  • Bước 2: Lập dàn ý
    • Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: trò chơi dân gian (gọi tên trò chơi mà bạn muốn thuyết minh) ví dụ: kéo co, thả diều, ô ăn quan,…
    • Thân bài: Nguồn gốc của trò chơi là gì? (vd: từ xa xưa); Đặc điểm trò chơi? Cách thức và luật chơi; Đối tượng tham gia trò chơi: Tất cả mọi người có nhu cầu giải trí bằng hình thức của trò chơi đó; Ý nghĩa của trò chơi dân gian?
    • Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
  • Bước 3: Viết bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian lớp 9

Dàn Ý Thuyết Minh Về Một Trò Chơi Dân Gian Lớp 9

Hướng dẫn cho bạn mẫu dàn ý thuyết minh về 1 trò chơi dân gian dành cho các bạn học sinh lớp 9:

Mở bài

  • Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,…
  • Một trong những nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam để thể hiện qua rất nhiều hình thức. Một hình thức đó là các trò chơi dân gian. Trong đó nổi tiếng là trò chơi….

Thân bài

  • Giải thích khái niệm: Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc. Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.
  • Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi: Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu? Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?
  • Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi: Số lượng người chơi? Độ tuổi thường chơi? Thời gian chuẩn bị? Thời gian chơi? Các kỹ năng cần thiết? Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu…)? Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, … Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi?
  • Ý nghĩa của trò chơi dân gian: Giải trí, tạo niềm vui cho con người. Nét văn hóa truyền thống của dân tộc

Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
  • Trò chơi dân gian (Tên trò chơi) là một trong những trò chơi truyền thống được tổ chức ở các dịp lễ hội ở Việt Nam.

Mời bạn tham khảo văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Lớp 8 🌸 độc đáo!

15+ Mẫu Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Lớp 9 Hay Nhất

Sưu tập 15+ mẫu văn thuyết minh về các loại trò chơi dân gian dành cho các bạn học sinh lớp 9 tham khảo:

Thuyết Minh Trò Chơi Rồng Rắn Lên Mây Ngắn Hay

Dưới đây là bài văn tham khảo về đề tài thuyết minh trò chơi rồng rắn lên mây lớp 9 ngắn gọn mà hay, xem ngay nhé!

Từ xưa đến nay, các trò chơi dân gian đã trở thành một phần giải trí không thể thiếu. Một trong những trò chơi thú vị có thể kể đến đó là rồng rắn lên mây.

Không thể khẳng định chắc chắn rằng trò chơi rồng rắn lên mây xuất hiện từ bao giờ. Nhưng có thể khẳng định, trò chơi này đã xuất hiện từ rất lâu, được trẻ con yêu thích. Đây cũng là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi.

Số lượng người chơi phải từ năm người trở lên, càng đông sẽ càng vui. Người chơi cần phải oẳn tù tì hoặc bốc thăm để chọn người làm thầy thuốc. Những người còn sẽ xếp thành một hàng. Người sau túm lấy áo người trước.

Người đứng đầu gọi là đầu đàn (còn gọi là khúc đầu). Người này cần phải có ngoại hình cao to, khỏe mạnh để bảo vệ được những người đứng sau. Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa.

Thầy thuốc sẽ đứng đối diện với đội rồng rắn, có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng của đội rồng rắn. Người đi đầu phải giang rộng hai tay để ngăn thầy thuốc, không cho thầy bắt được khúc đuôi. Những người làm khúc giữa phải túm chặt áo và chạy nhanh chân để che khúc đuôi. Người làm khúc đuôi phải chạy thật nhanh để tránh thầy thuốc bắt được.

Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn hát bài đồng dao sau:

“Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà điểm binh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”

Nếu thầy thuốc trả lời là không, với một lí do nào đó thì đoàn rồng rắn sẽ lại tiếp tục hát bài đồng dao. Nếu thầy thuốc trả lời là có, thầy thuốc và đoàn rồng sẽ thay phiên nhau hỏi đáp:

“Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Rồng rắn: Con lên một.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên hai.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên ba.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên bốn.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên năm.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên sáu.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên bảy.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên tám.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên chín.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên mười.

Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu.

Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

Rồng rắn: Cùng máu cùng me.

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.”

Khi đoàn rồng rắn hát tới câu “tha hồ mà đuổi” thì thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Thầy thuốc cần phải chạm được khúc đuôi, có nghĩa là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn để loại người đó. Cả những người bị đứt ra khỏi đoàn rồng rắn, cũng được xem như là thua cuộc và bị loại khỏi cuộc chơi.

Trò chơi rồng rắn lên mây giúp rèn luyện phản xạ, sự nhanh nhẹn. Đồng thời, trò chơi này còn tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó. Đây là một trò chơi thú vị, hấp dẫn.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Bịt Mắt Bắt Dê Đặc Sắc

Tham khảo bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê lớp 9 đặc sắc mà SCR.VN chia sẻ bên dưới nhé!

Từ xa xưa, ” bịt mắt bắt dê ” đã trở thành một trò chơi dân gian gắn liền với thời thơ ấu của bao thế hệ. Trò chơi này thường được đám trẻ con trong xóm rủ nhau ra gốc đa, sân đình đầu làng để cùng nhau chơi, nô đùa mỗi buổi trưa, chiều. Cho đến ngày nay, trò chơi dân gian ” bịt mắt bắt dê ” được và được tổ chức nhiều trong các hội đình làng, các hoạt động ngoại khóa của trường học để các em có thể được tiếp cận với các giá trị văn hóa Việt Nam .

Theo như nguồn tài liệu của thế giới, thì trò chơi ” bịt mắt bắt dê ” được cho là có từ thời Hy Lạp cổ đại khoảng năm 600 Công Nguyên. Tại đây, trò chơi có tên gọi là ” copper mosquito” nghĩa là ” muỗi đồng”. Ở Băng – la – đét nó còn được trẻ em trong vùng gọi là ” Kanamachi” nghĩa là ” ruồi mù”.

Trò chơi ” bịt mắt bắt dê ” được mọi người biết đến rộng rãi từ thời Tudor ( 1485 – 1603 ) ở nước Anh. Đây được coi là một trong những trò chơi giải trí quen thuộc của các đại thần của nhà vua Henry VIII. Nó cũng là trò chơi được chơi phổ biến trong thời đại Victoria.

Ở Việt Nam, trò chơi ” bịt mắt bắt dê” là một trò chơi dân gian quen thuộc của bao thế hệ. Không rõ trò chơi này được lưu truyền vào Việt Nam từ khi nào nhưng nó được lưu truyền đến tận ngày nay. Trong những bức tranh cũ, bạn vẫn có thể thấy những cô bé, cậu bé và người lớn cùng nhau chơi bịt mắt bắt dê.

Chắc hẳn nhiều bạn thắc măvs tại sao lại là ” bắt dê”. Một lý do cho điều này là dê hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất năng động. Bắt dê mở mắt đã khó, bắt dê bịt mắt còn khó hơn nhiều. Do đó, trò chơi này được đánh giá là khá khó nhưng rất thú vị và vui nhộn.

Trò chơi ” bịt mắt bắt dê” được tổ chức trong một không gian rộng rãi, phù hợp với số lượng người chơi và được khoanh vùng lại để người chơi định hình được các hướng đi lại. Địa hình khu tổ chức trò chơi phải là sân cỏ bằng phẳng, không gồ ghề để tránh người chơi vướng chân và ngã vào các vật nguy hiểm.

Số lượng người tham gia trò chơi sẽ không bị giới hạn, bao nhiêu người tham gia cũng được. Nhưng để ổn định và dễ dàng cho những người chơi thì khoảng 5 đến 10 người. Tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn đều có thể tham gia chơi ” bịt mắt bắt dê”, không phân biệt là nam hay nữ. Để có thể chơi được chúng ta cần phải có thêm một chiếc khăn dài tối màu để có thể bịt mắt người bắt dê lại, không nhìn được gì nữa.

Luật chơi của trò ” bịt mắt bắt dê ” cũng rất đơn giản và dễ nhớ. Một người sẽ bị bịt mắt lại, còn những người còn lại sẽ làm dê cho người đó bắt. Cả nhóm sẽ cùng nhau oẳn tù tì hoặc bốc thăm xem ai sẽ bị bịt mắt, ai sẽ làm dê. Cũng có thể là một người đứng ra xung phong bị bịt mắt.

Sau khi tìm được người sẽ bị bịt mắt, chúng ta sẽ lấy chiếc khăn tối màu mềm để bịt mắt người đó lại, không được tí hí mắt để tránh trường hợp gian lận khi chơi. Nếu gian lận khi chơi coi như là đã phạm luật. Sau khi nghe hiệu lệnh ” bắt đầu ” những người làm dê sẽ chạy xung quanh người bị bịt mắt trong khu vực đã quy định và liên tục hò reo tiếng con dê để người bịt mắt có thể định hướng được vị trí để bắt.

Chúng ta cũng có thể làm các hành động hò reo nhằm đánh lạc phương hướng, sự chú ý của người bịt mắt. Những người làm dê tuyệt đối không được chạy khỏi khu vực đã quy định từ trước. Đối với những người bị bịt mắt phải thật nhạy bén, linh hoạt để phán đoán vị trí của người làm dê. Mọi người xung quanh khi xem chỉ được hò reo chứ không được nhắc cho người bị bịt mắt vị trí của dê, để họ tự di chuyển.

Khi người bị bịt mắt bắt được ai trong những người làm dê thì phải đoán đúng tên người đó thì sẽ giành phần thắng. Người bị bắt sẽ tiếp tục thay thế cho người bị bịt mắt lúc đầu và trò chơi được tiếp tục.

Trò chơi ” bịt mắt bắt dê ” thường được tổ chức trong các lễ hội đình làng ở vùng nông thôn với sự tham gia của đông đảo thanh niên, người lớn trong làng hoặc các hoạt động ngoại khóa tại trường học để tạo lên tinh thần đồng đội, gắn kết mọi người gần với nhau hơn. Đây cũng là một trò chơi cần sự khéo léo và nhanh nhẹn, nó rèn luyện cho bản thân chúng ta khả năng biết lắng nghe, phán đoán và quyết định mọi vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó, việc vui chơi giải trí cũng giúp mọi người giảm stress trong công việc, cuộc sống, mang lại tiếng cười, niềm vui khắp nơi.

Việc lưu giữ và tổ chức trò chơi ” bịt mắt bắt dê ” cũng mang lại ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa lịch sử cho dân tộc Việt Nam. Thể hiện sự tiếp nối truyền thống văn hóa dân gian từ bao đời nay của người dân Việt Nam ta.

Xã hội hiện đại phát triển đến mức con người có nhu cầu giải trí nhiều hơn. Tuy nhiên, những trò chơi truyền thống như trò bịt mắt bắt dê vẫn luôn là một phần ký ức tuổi thơ. Mọi người yêu thích những trò chơi này vì chúng là một phần của văn hóa Việt Nam và chúng rất đẹp. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy hình ảnh của những trò chơi này trong các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam.

Chọn lọc những bài văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Bịt Mắt Bắt Dê 🌸 dành tặng bạn đọc.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Múa Lân Hay Nhất

Gợi ý cho bạn bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian múa lân lớp 9 hay nhất, xem thêm bên dưới:

Hình ảnh đoàn lân với trống xập xình dường như rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Vào ngày Tết, các đoàn múa lân thường bận rộn hơn, hay trong các dịp khai trương, dịp Tết Trung thu thì hình đoàn lân cũng rất quen thuộc. Với mong muốn cầu sự thịnh vượng phát tài, của gia chủ cho cả gia đình và san sẻ với người xung quanh.

Múa lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ Tết và các lễ hội truyền thống, văn hóa và tôn giáo. Hơn nữa, vào các dịp khai trương kinh doanh, lễ kỉ niệm hoặc lễ cưới, múa lân như là một lời chúc, lời cảm ơn của gia chủ. Bắt nguồn từ môn nghệ thuật múa nhân gian đường phố ở Trung Quốc. Bộ ba con thú Lân – Sư – Rồng theo quan niệm nhân gian Trung Hoa tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc, phát đạt,… Từ ngày văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam, tục múa lân cũng từ đó mà rộng rãi hơn.

Hình ảnh lân và ông địa xuất phát từ một câu chuyện cổ Trung Hoa. Vào thuở sơ khai có một con thú cứ vào rằm tháng Tám là gây hoảng sợ cho dân làng. Một ngày nọ, có một nhà sư từ vùng đất xa xôi đến để giúp người dân trừ ác thú. Nhà sư cho đệ tử bụng to, mặc đồ đỏ rực, tay cầm chiếc quạt thần để xua ác thú và những để tự khác thì gióng trống khua chiêng dồn dập làm con ác thú khiếp sợ mà bỏ chạy.

Từ đó, sau nhiều lần cải biến, nó trở thành một môn nghệ thuật nhân gian cầu an lành, xua đuổi những điềm xấu.

Múa lân không chỉ là môn nghệ thuật nhân gian mà còn là lời cầu chúc sự thịnh vượng cho những tháng còn lại trong năm. Tùy theo không gian và mùa lễ hội, lân sư rồng sẽ có những bài múa khác nhau, không chỉ múa riêng lẻ mà còn có thể múa chung để tạo thành bộ ba hoàn hảo nhất.

Tùy theo vùng miền mà tên gọi của môn nghệ thuật này cũng khác nhau. Miền Bắc thường gọi là múa sư tử, miền Nam gọi chung là múa lân, và thường được múa vào trước tết trung thu, thường vào những đêm 12, 13 âm lịch và nhộn nhịp nhất là 14, 15 âm lịch.

Ở Việt Nam, múa lân vào dịp Tết trung thu là một niềm vui của trẻ thơ, một phần kí ức tuyệt đẹp trong mắt các bạn nhỏ. Những ngày rằm tháng Tám, lồng đèn ngập màu sắc, đường phố cùng nhộn nhịp thì tiếng trống thùng thình vang lên khắp trời mang lại những niềm vui cho con trẻ và cả người lớn.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Cờ Vua Sáng Tạo

Nếu vẫn biết cách làm bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian cờ vua, bạn có thể xem thêm văn mẫu sau đây:

Cờ vua, đôi khi còn được gọi là cờ phương Tây hoặc cờ quốc tế để phân biệt với các biến thể như cờ tướng, là một trò chơi board game dành cho hai người. Sau thời gian phát triển từ các trò chơi cổ tương tự có nguồn gốc từ Ấn Độ và Ba Tư, hình thức chơi hiện tại của cờ vua bắt đầu xuất hiện ở Nam Âu ở nửa sau của thế kỷ 15.

Ngày nay, cờ vua là một trong những trò chơi phổ biến nhất thế giới, được hàng triệu người trên toàn thế giới chơi tại nhà, ở câu lạc bộ, trên trực tuyến, qua thư từ, và trong các giải đấu. Cờ vua được yêu thích ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Nga.

Trò chơi sử dụng một bàn cờ hình vuông chia thành 64 ô vuông nhỏ hơn với 8 hàng ngang và 8 hàng dọc. Mỗi người chơi sẽ bắt đầu với 16 quân cờ, bao gồm 8 con tốt, 2 mã, 2 tượng, 2 xe, 1 hậu và 1 vua. Mục tiêu của người chơi là cố gắng chiếu hết vua đối phương. Vua được gọi bị “chiếu hết” khi đang bị chiếu mà không có cách nào thoát ra. Khi một người chơi bị chiếu hết, trò chơi kết thúc hay nói cách khác người chơi đó đã thua. Cũng có một số trường hợp mà trò chơi có thể kết thúc với tỷ số hòa.

Trong suốt ván cờ, hai người chơi thay phiên nhau di chuyển một quân cờ của mình đến một vị trí khác trên bàn cờ. Một người chơi sẽ cầm quân cờ màu trắng và người còn lại sẽ cầm quân cờ đen. Có các quy tắc nhất định về việc di chuyển các quân cờ cũng như việc ăn quân của đối thủ. Người chơi cầm quân cờ trắng sẽ đi trước. Do đó, người chơi cầm quân trắng thường sẽ có một lợi thế nhỏ và có tỷ lệ thắng cao hơn.

Cờ vua với hình thức có tổ chức xuất hiện vào thế kỷ 19. Ngày nay, việc thi đấu cờ vua quốc tế được quản lý bởi FIDE (Liên đoàn Cờ vua quốc tế). Một phần lớn lý thuyết cờ vua đã được phát triển từ khi trò chơi ra đời. Nhiều khía cạnh nghệ thuật được tìm thấy trong bố cục cờ vua; cờ vua đã ảnh hưởng đến văn hóa và nghệ thuật phương Tây, cũng như có mối liên hệ với các lĩnh vực khác như toán học, khoa học máy tính và tâm lý học.

Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi, nó dựa thuần túy vào chiến thuật và chiến lược. Tuy thế, trò chơi này phức tạp đến mức thậm chí cả những người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt xa cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Ô Ăn Quan Ấn Tượng

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan sau đây sẽ cho bạn học sinh lớp 9 biết cách viết bài hay và ấn tượng.

“Quan có cần nhưng quân chưa vội
Quan có vội quân lội quan sang”

Bài đồng dao thơ ấu quen thuộc dường như đã nằm gọn trong tiềm thức chúng ta khi nhớ về trò chơi “Ô ăn quan”. Không khó để bắt gặp những đám trẻ đang tụm năm tụm bảy chăm chú hồi hộp “đi quân” bằng cách thả những viên đá, sỏi vào ô quan vẽ trên đất ở các miền quê, hay tiến bộ hơn là các ô quan màu sắc in sẵn trên giấy và hạt nhựa đối với thành thị. Ô quan đã đi xuyên qua quá khứ bụi bặm của mình, để chuyển mình từ một trò chơi dân gian cho trẻ em chân đất ao bùn thôn quê, thành một thú vui vừa mang tính giải trí lẫn giáo dục cho trẻ em thời hiện đại.

Nhắc đến ô ăn quan, chắc hẳn bao bạn bè tầm tuổi tôi ngày xưa đều thông thạo. Trò chơi này có nguồn gốc từ xa xưa rồi. Tôi chỉ được nghe qua lời bà do người xưa lưu truyền rằng: Vào thời trạng nguyên 1086, Mạc Hiển Tích có một tác phẩm liên quan đến các phép tính trong trò chơi ô ăn quan. Những thông tin về nguồn gốc của nó, tôi chỉ biết đến vậy. Mặc dù vậy, nhưng về cách chơi, chúng tôi vô cùng nắm rõ.

Đầu tiên, vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rải đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.

Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan. Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi. Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi…

Ô ăn quan là bóng hình kỉ niệm của một thời mang cả hương vị quê nhà và niềm vui của tuổi thơ. Chỉ cần một khoảng sân nhỏ, đất trống trong vườn, vài ba viên sỏi hay phấn màu là có thể cùng nhau chơi ô ăn quan. Ô ăn quan là một trò chơi dân gian để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng những ai đã từng là trẻ thơ. Trò chơi này còn là hình ảnh thật đời thường trong thơ văn của những nghệ sĩ tài hoa:

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Xuân Quỳnh)

Một trò chơi dễ chơi, mộc mạc lại mang tính trí tuệ như thế lẽ ra phải được coi trọng hơn trong xã hội hiện đại. Hơn nữa việc chơi ô ăn quan cũng góp phần bảo vệ một nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

Như vậy, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc gìn giữ và phát triển trò chơi ô ăn quan này càng ngày càng quan trọng và cần được lưu tâm. Rất tiếc khi mà cả người lớn và trẻ em chỉ thích những điều kì diệu trong thế giới ảo của game online thì họ lại bỏ quên những giá trị đẹp đời thường trong đó có trò ô ăn quan.

Đọc ngay văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Ô Ăn Quan 🌸 hay nhất!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Bắn Bi Độc Đáo

Chia sẻ đến bạn đọc lớp 9 bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian bắn bi độc đáo nhất:

Trò chơi dân gian là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu, gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Chơi bi là một trong những trò chơi dân gian phổ biến nhất, đặc biệt được các bé trai yêu thích.

Với các bé ngoài việc học tập thì chúng cũng rất cần được thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí. Trò “Chơi bi” vừa giúp bé có những giây phút thư giãn bên bạn bè vừa rèn luyện khả năng khéo léo khi phải cố gắng để bắn trúng những mục tiêu khác nhau.

Chơi bi hứa hẹn sẽ giúp các bé gắn kết hơn với thiên nhiên, cây cối, bớt ham mê những trò chơi điện tử vô bổ. Thế giới của các bé sẽ rộng mở hơn, cùng bạn bè tạo nên những kỷ niệm giản dị nhưng thật quý báu, làm giàu thêm tình cảm, trí tuệ.

Số lượng người chơi bắn bi từ 2 bạn trở lên, số người chơi càng đông thì cuộc chơi càng gay go, hấp dẫn. Địa điểm chơi có thể là một khoảng đất trống bằng phẳng, có thể ở sân nhà, sân trường hay công viên.

Mỗi bạn chơi chuẩn bị ít nhất 1 viên bi. Người chơi hạch 2 mức song song khoảng cách từ 2 mét trở lên. Dùng trò oẳn tù tì để xác định quyền ai được ưu tiên đi sau. Điều này rất quan trọng vì ai đi sau có thể chọn chỗ nằm cho bi mình để dễ bắn trúng mục tiêu nhất.

Người chơi đứng ở vạch thứ nhất bắn bi bằng ngón tay hoặc lòng bàn tay để làm bi đến gần tới vạch thứ 2. Người chơi có thể đặt ngón tay cái xuống đất và bắn bi bằng ngón giữa hay ngón trỏ, tùy theo ai thuận tay nào thì bắn bằng tay đó, không bắt buộc. Bi của bạn nào gần vạch 2 hơn sẽ có quyền bắn những viên bi khác.

Nếu bắn trúng viên bi của ai thì người đó thua. Nếu bắn hụt sẽ đến lượt người gần mức thứ hai tính đến thời điểm đó. Cứ như vậy đến cuối cùng chỉ còn lại một người thắng cuộc. Người thắng cuộc có thể lấy viên bi của những người thua hoặc một phần quà nào đó theo thỏa thuận trước cuộc chơi.

Bắn bi được trẻ em chơi rất nhiều ở các vùng nông thôn, ở thành phố không có địa điểm và cũng ít người chơi nên các em nhỏ thành phố cũng chưa biết đến trò chơi này. Vì vậy, bạn hãy cùng nhau góp phần giữ gìn và phổ biến trò chơi dân gian bổ ích này nhé!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Trốn Tìm Hay Nhất

Bạn có thể tham khảo bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian trốn tìm bên dưới để viết văn hay hơn:

Ngày xưa, khi đời sống của người dân chưa được hiện đại và đầy đủ điều kiện như hiện nay. Không điện thoại, không tivi, máy tính,… thì các bạn nhỏ đã nghỉ ra nhiều trò chơi dân gian thú vị để cũng nhau vui đùa trong những buổi chiều mát mẻ.

Trong số trò chơi dân gian thì “Trốn Tìm” là một trò chơi được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Một trò chơi đầy sáng tạo và mang đạm sắc màu tuổi thơ. Trò chơi “Trốn Tìm” được các bạn nhỏ tụ tập thành một nhóm từ 5 – 10 người hoặc có thể nhiều hơn.

Khi phân chia người trốn và người tìm. Tất cả sẽ oẳn tù xì, người nào thua sẽ là người tìm còn những người thắng sẽ tìm nơi trốn vào. Trốn càng kỹ và càng lâu thì người trốn càng có lợi. Đối với người tìm, sau khi oẳn tù xì xong. Bạn sẽ dùng một tấm vải bịt mắt lại khoảng 1 phút để mọi người có thời gian tìm chỗ trốn. Nếu không dùng tấm vài che mắt lại, người tìm có thể tự động nhắm mắt lại mà không được ăn gian mở mắt.

Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi xung quanh khu vực mà họ chơi để tìm kiếm những những người khác. Những người bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ sống sót và người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay người đi tìm chơi tiếp. Nếu người đi tìm không phát hiện ra mọi người trốn ở đâu, người đó có thể hô “tha gà” và người đó sẽ là người đi tìm ở lượt chơi tiếp theo cho đến lúc tìm thấy người thay thế.

Theo luật của trò chơi trốn tìm thì người đầu tiên bị tìm thấy sẽ có khả năng trở thành người đi tìm tiếp theo, nếu sau đó không có người nào giải cứu, khi ấy người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay thế cho người đi tìm. Chỉ đến người thứ hai, thứ ba và những người sau đó bất ngờ chạy ra tới nơi người tìm mà không bị họ phát hiện thì người đầu tiên bị tìm ra mới thoát cảnh đi tìm. Người đi tìm sẽ tiếp tục trò chơi mới và tìm người lại từ đầu.

Thường trò chơi “Trốn Tìm” này được diễn ra vào những buổi chiều mát trong không gian rộng và có nhiều chỗ ẩn nấp. những người đi trốn khó bị tìm ra bởi người đi tìm, trò chơi sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu người đi tìm không thể nào tìm ra nơi những người khác đang ẩn nấp. Những người chơi cũng hào hứng hơn trong việc trốn thật kĩ, không để cho người tìm tìm ra nơi trú ẩn của mình.

Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của công nghệ, trò chơi dân gian này dần không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó các bạn em tập trung vào chơi game, xem tivi,… Điều này quả thật là đáng tiếc cho các em, những thế hệ không được trải qua cảm giải vui sướng và hồi hộp khi chơi trốn tìm cùng lũ bạn đồng trang lứa.

Để tạo điều kiện của các bạn nhỏ tuổi ngày càng được trải nhiệm thú vị với trò chơi dân gian này, các bậc phu huynh hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với điện thoại, máy tính. Thay vào đó, bạn hãy cho con trẻ được vận động và chơi những trò chơi thú vị và hồi hộp trong khoảnh khắc trốn tìm hồi hộp và gây cấn.

Gợi ý đề tài 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Trốn Tìm 🌸 thú vị!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Bao Bố Đặc Biệt

Mời các bạn xem thêm bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian nhảy bao bố đặc biệt mà chúng tôi đã sưu tập:

Nhảy bao bố có lẽ là một trò chơi dân gian đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Không ai biết nguồn gốc của trò chơi từ đâu nhưng nó vẫn luôn hiện diện và từ từ đi vào đời sống văn hóa của dân tộc ta, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi dịp hoạt động thể thao và trò chơi văn hóa của người Việt Nam.

Nhảy bao bố là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu, không ai biết rõ chính xác về nguồn gốc của nó nhưng hiện nay nó vẫn luon tồn tại và phát triển. Bao bố dùng để chỉ một loại bao tải to dệt bằng sợi chỉ gai thô. Tên gọi trò chơi nhảy bao bố có được là do bao bố chính là công cụ chính để chơi trò này.

Nhảy bao bố có thể chơi được ở bất cứ đâu, đặc biệt, nó rất được ưa chuộng trong các hoạt động tập thể tại trường hay trong các đợt tổ chức lễ hội, thi tập thể ở các địa phương tại Việt Nam.

Để chơi trò chơi này, chúng ta cần một không gian tương đối rộng và bằng phẳng để có thể chơi một cách thoải mái mà không gặp phải cản trở gì. Có thể là sân trường, sân thể thao, bãi biển,…Có lẽ đây là một trong những trò chơi đơn giản nhất bởi dụng cụ chơi cũng như yêu cầu cũng không nhiều. Chỉ cần một vạch kẻ ở đích đến và ở điểm xuất phát cùng những bao bố được chuẩn bị cho người chơi là trò chơi đã có thể tiến hành.

Nhảy bao bố là trò chơi không giới hạn độ tuổi hay giới tính, kể cả số lượng, tuy nhiên cần phải có từ hai người chơi trở lên. Người chơi cần chui vào bao bố, hai tay nắm miệng túi, đứng trước vạch xuất phát và nghe hiệu lệnh. Khi có hiệu lệnh xuất phát, người chơi sẽ nhảy hết sức về phía vạch đích rồi quay trở lại vạch xuất phát đập tay tiếp sức với người chơi tiếp theo.

Trong cuộc chơi, người nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát hoặc chưa đến vạch đích thì sẽ bị cho là phạm quy và bị loại. Hoặc khi người nhảy trước chưa về đến vạch tiếp sức mà người tiếp theo đã nhảy trước thì cũng là phạm quy. Phần thắng sẽ thuộc về đội về đích nhanh nhất và có ít lần phạm quy nhất.

Nhảy bao bố là trò chơi dân gian mang tính tập thể, nhằm rèn luyện sức khỏe, sức bật rất tốt. Khi chơi trò chơi này, tinh thần đoàn kết sẽ được củng cố hơn, mọi người sẽ vừa rèn luyện được sức khỏe, vừa nâng cao được tình thần đoàn kết và tình cảm.

Dù thời thế thay đổi, có rất nhiều trò chơi hiện đại đã ra đời và thu hút hơn nhưng những trò chơi dân gian vẫn luôn là một phần không thể thay thế trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Đó là một nét đẹp truyền thống chúng ta nên giữ gìn và phát huy để nó luôn tồn tại mãi.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Ú Tim Ngắn Nhất

Tham khảo ngay bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian ú tim ngắn gọn mà bạn nên biết:

Trốn tìm hay còn có tên gọi khác là chơi 5-10 hoặc trò ú tim. Trò chơi ú tim này có thể chơi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Trong căn nhà nhỏ ấm cúng hay giữa vườn cây râm mát. Sân đình, sân chùa vào những đêm trăng sáng là chỗ chơi lí tưởng cho đám trẻ trong làng.

Trò ú tim không cần đồ chơi. Dăm ba đứa bé túm tụm lại là trò chơi bắt đầu. Cả nhóm sẽ chỉ định một bạn quay mặt vào bờ tường hoặc thân cây nào đó rồi nhắm mắt lại và đếm: năm, mười, mười lăm, hai mươi… cho đến một trăm. Trong thời gian đó, các bạn khác sẽ tỏa ra tìm chỗ trốn.

Cả người trốn và người tìm đều cần vận dụng trí thông minh. Người trốn phải ẩn nấp vào những chỗ vừa bất ngờ vừa kín đáo. Người tìm phải quan sát, phán đoán xem các bạn có thể nấp ở những chỗ nào để nhanh chóng phát hiện.

Nhiều khi, người đi tìm bị đánh lạc hướng bởi những tiếng kêu vừa như trêu cợt, vừa như thách thức: Tớ ở đây cơ mà! cứ ran lên bốn phía. Người chơi ở trong tâm trạng hồi hộp, háo hức, thú vị vô cùng! Ai trốn không kĩ, bị phát hiện và gọi đúng tên thì sẽ phải nhắm mắt và đi tìm thay cho người trước.

Cuộc chơi cứ thế diễn ra trong khung cảnh êm đềm của quê hương. Những tiếng cười trẻ thơ trong trẻo vang lên không ngớt. Dưới ánh trăng vời vợi, bóng cây, bóng lá chập chờn lay động như cùng tham gia vào trò ú tim đầy thú vị của đám trẻ hồn nhiên, vô tư, đáng yêu biết mấy!

Sau này lớn lên, dẫu có đi bốn phương trời thì mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu, chắc chắn chúng ta chẳng thể nào quên những trò chơi dân dã như ú tim, kéo co, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, thả diều, chọi dế… bởi chúng như những sợi dây vô hình đan dệt nên tình bạn trong sáng, thắm thiết trong thời niên thiếu của mỗi con người.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Kéo Co Đặc Sắc

Gửi tặng bạn đọc bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co đặc sắc mà SCR.VN biên tập ở dưới:

Nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay vẫn luôn mặn mà, tha thiết với các lễ hội truyền thống dân tộc, ngoài phần rước lễ có nhiều nghi thức, trang trọng, mang tính hình thức cao, thì phần hội là phần thu hút người xem, người tham dự hơn cả.

Ở miền Bắc nước ta đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, tháng 1 âm lịch được mệnh danh là tháng ăn chơi, hầu như mỗi làng mỗi xã đều có những lễ hội truyền thống, không lớn thì nhỏ, tạo điều kiện cho bà con, du khách vui chơi tham quan, đồng thời cũng là một phương pháp hay để giữ gìn nét đẹp trong văn hóa dân tộc.

Trong phần hội thường diễn ra các tiết mục ca múa, biểu diễn, hoặc tổ chức các trò chơi thi đấu giữa các làng các xã với nhau như: đua thuyền, nấu cơm, nhảy dây, chạy thi,… Trong số đó kéo co được xem là bộ môn thi đấu có tính phổ biến và ứng dụng cao nhất, bởi nó không chỉ xuất hiện trong lễ hội truyền thống mà còn có mặt trong mọi cuộc thi đấu thể thao giao lưu của các tổ chức.

Kéo co hay kéo dây là trò chơi dân gian quen thuộc, dễ chơi, dễ phân định thắng thua và người chơi cũng không cần phải trải quan huấn luyện gì bởi nó không phải là bộ môn cần kỹ thuật khéo léo, cao cấp mà là bộ môn thiên về thể lực và sự đoàn kết giữa đồng đội với nhau.

So sánh với các trò chơi dân gian truyền thống khác, thì người ta thường thích tham gia trò kéo co hơn bởi sự đông vui của đồng đội, phát huy được sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết, thêm vào đó tương đối an toàn cho người chơi. Chính vì vậy kéo co đã trở thành trò chơi “quốc dân”, luôn luôn cố mặt trong các hội hè tập thể, trong trường học, nơi công sở và trong các lễ hội.

Kéo co có lẽ bắt nguồn sớm nhất tại cổ đại Ai Cập vào khoảng năm 2500 TCN theo như những vết chạm khắc trên các ngôi mộ cổ xưa, sau đó có mặt tại Hy Lạp vào khoảng năm 500 TCN và được xem như một môn thể thao. Ở Trung Quốc kéo co từng được coi là môn thể thao “vua” rất được ưa chuộng dưới triều Đường và triều Tống, còn ở châu Âu kéo co xuất hiện khá muộn vào khoảng thế kỷ thứ 16 tại Anh.

Về luật chơi thì cứ mỗi một nơi, một tổ chức lại tự đề ra luật và các quy chế tính điểm riêng. Nhưng về cơ bản kéo co là trò chơi đòi sự phối hợp lẫn nhau trong cùng một đội. Người ta chia người kéo co thành các đội theo các tiêu chí khác nhau: cùng làng, cùng xã, cùng đơn vị, cùng trường,… một số cá biệt có thể chia thành đội nam và đội nữ kéo với nhau. Số người giữa hai đội là như nhau, các đội có quyền tự chọn thành viên, thông thường các thành viên được chọn là người có sức vóc, chịu lăn xả, và đã có kinh nghiệm chơi thì càng tốt.

Dụng cụ chơi rất đơn giản chỉ là một sợi dây thừng lớn, chắc, đường kính khoảng 2cm, dài tầm 30m. Điểm giữa sợi dây được đánh dấu bằng cách cột một dải vải đỏ để làm mốc chiếu với vạch ngăn cách kẻ dưới đất để xác định thắng thua, từ điểm giữa tính về hai bên 1 mét nữa đều được đánh dấu bằng cách cột vải tương tự, để xác định định vị trí đứng và vị trí cầm dây của người đầu tiên.

Sân thi đấu là một sân phẳng, tốt nhất là sân cỏ hoặc sân đất có địa hình bằng phẳng, rộng rãi, không đọng nước, không có sỏi đá, rác rưởi. Trên sân người ta xác định điểm thi đấu bằng cách kẻ một vạch lớn ngăn cách giữa sân, sau đó mỗi bên kẻ thêm một vạch tại điểm cách vạch giữa 1 mét để xác định điểm đứng của người đầu tiên mỗi đội.

Một trận đấu thông thường có ba hiệp, đội nào thắng hai hiệp thì chiến thắng, nếu có nhiều đội cùng thi đấu thì tổ chức đấu loại dần theo sự bốc thăm ngẫu nhiên hai đội thi với nhau, đội nào thắng thì có quyền vào vòng trong, cứ như thế cho đến khi vào chung kết là hai đội mạnh nhất.

Trọng tài sẽ dải sợi dây dọc sân, điểm giữa sợi dây trùng với vạch mốc giữa sân, rồi ra hiệu cho hai đội vào vị trí, các thành viên của độ tự sắp xếp chỗ đúng theo kiểu so le, ví dụ những người số lẻ đứng bên phải, số chẵn đứng bên trái, hoặc chọn đứng hết về một phía để tập trung lực kéo, đồng thời chọn hai người khỏe nhất cho đứng vị trí đầu và vị trí cuối đóng vai trò làm trụ.

Hai đội chơi làm theo hiệu lệnh của trọng tài, nâng dây, căng dây và khi nghe tiếng trọng tài hô “kéo” thì cả hai đội dồn hết sức kéo dây về bên mình, đội nào kéo được đội bạn qua vạch phân cách giữa sân thì đội đó thắng. Cứ sau mỗi hiệp hai đội chơi lại đổi sân cho nhau, rồi tiếp tục kéo cho đủ 3 hiệp và trọng tài dựa trên sự quan sát của mình để phân định thắng thua.

Có một số lưu ý đối với người chơi khi tham gia kéo co để được an toàn và có một cách chơi đúng đắn, cũng như khả năng giành chiến thắng cao. Đó là phải trang bị tốt khi tham gia thi đấu, hãy chuẩn bị cho các tuyển thủ mỗi người một đôi găng tay dày và có độ ma sát cao, để tránh trầy xước cũng như nắm dây được tốt hơn, thêm vào đó người chơi cũng cần có một đôi giày vải mềm, đế có nhiều gân, khả năng bám trên mặt đất tốt để tránh trượt ngã khi đang dùng sức kéo.

Về tư thế kéo, người nào thuận bên nào thì đứng phía đó, nhưng vẫn phải sắp xếp sao cho hợp lý, khi nắm dây phải nắm vững và chắc, chân mở rộng, một trước một sau trùng xuống, người hơi đổ về phía sau, kẹp thừng kéo co vào nách. Vì kéo co là trò chơi đòi hỏi sự đoàn kết thế nên người trong một đội cần thống nhất chặt chẽ với nhau về việc dùng lực, có thể sử dụng các tiếng hô đều “1 2” hoặc “1 2 3” để tập trung sức kéo cùng lúc.

Kéo co là một trò chơi thú vị, tăng tính đồng đội và tinh thần đoàn kết giữa con người trong cùng một tập thể với nhau, đặc biệt là mang lại sự vui vẻ, thỏa mái khi chơi, khiến những người vốn không thích vận động cũng trở nên hào hứng hơn trong bộ môn này vì nó có tính “tập thể”. Hy vọng rằng kéo co sẽ mãi là một trò chơi truyền thống được yêu thích, đồng thời được nhiều người biết đến và tham gia chơi trong tương lai hơn nữa.

13+ mẫu giới thiệu 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Kéo Co 🌸 đặc sắc

Thuyết Minh Về Trò Chơi Mèo Đuổi Chuột Ấn Tượng

Tuyển tập bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian mèo đuổi chuột ấn tượng, mời các bạn cùng xem:

Trò chơi dân gian ngày nay đang được quan tâm đúng mức. Các trò chơi này thường được chơi ở những nơi sinh hoạt tập thể, trong trường học. Một trong những trò chơi đơn giản mà không cần chuẩn bị. Đó là trò Mèo đuổi chuột. Đây là trò chơi vui và bổ ích. Ta cùng tìm hiểu trò chơi này.

Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi Mèo đuổi chuột có từ bao giờ. Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi trò chơi này.Cách chơi

Số người tham gia chơi: khoảng 10 người trở lên. oẳn tù tì để chọn người làm mèo và người làm chuột. Người làm mèo và người làm chuột đứng riêng ra. Những người còn lại nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Sau đó, người làm mèo và người làm chuột ngồi quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì người làm chuột phải chạy thật nhanh và mèo thì cố sức đuổi theo chuột.

Khi chuột chạy tới vòng tròn thì hai người đứng chỗ vòng tròn đó phải giơ cao tay cho chuột chạy ra ngoài. Nếu mèo chạy đến vòng tròn, hai người đứng chỗ đó liền đứng sát lại nhau để mèo không chui ra được. Mèo phải tìm cửa khác để ra. Nếu khi đuổi, mèo “vồ” được vào người chuột thì coi như mèo dã thắng, chuột thua. Ván chơi kết thúc. Trò chơi lại tiếp tục bằng đôi khác đóng mèo và chuột. Người chơi vừa chơi vừa hát bài đồng dao sau:

“Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột chui lỗ hổng.

Để chạy cho mau

Mèo đuổi phía sau

Chạy đâu cho thoát.

Thế là chú chuột

Lại hóa thành mèo

Co cẳng đuổi theo

Bắt mèo hóa chuột.

Trò chơi rất vui, tạo bầu không khí hào hứng, sôi nổi. Luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và rèn luyện sức dẻo dai.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây Hay Nhất

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian nhảy dây hay nhất ở bên dưới, mời bạn xem ngay:

Việt Nam ngoài những phong tục tập quán đa dạng, phong phú, nền văn hiến ngàn năm tuổi thì còn có một hệ thống đồ sộ những trò chơi dân gian, đó là những trò chơi được ông cha ta sáng tạo ra trong quá trình sinh hoạt tập thể. Đó là những trò chơi mang tính giải trí, tính cộng đồng cao bởi nó không phải là trò chơi cá nhân mà đòi hỏi mọi người tập trung lại mới có thể chơi.

Vì vậy mà Việt Nam luôn nổi tiếng với bạn bè thế giới bởi tính cố kết cộng đồng vô cùng cao. Tính đoàn kết thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng chỉ cần nhìn qua những khía cạnh nhỏ hơn, thông thường hơn của cuộc sống là có thể thấy rõ được điều này. Một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam, chính là trò chơi nhảy dây.

Nhảy dây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam, giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao.

Bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp, vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới.

Trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi, bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, sợ dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, dây chão, đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa, bởi nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.

Người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây, nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây, cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ.

Nghe có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối, người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.

Nhóm còn lại sẽ là nhóm người chơi, nhóm này thì có thể có trên hai người, càng đông càng vui. Nhưng ngược lại, càng đông thì trò chơi càng trở nên khó khăn hơn, bởi đông người sẽ khó trong việc tương tác, nhịp nhàng nhảy. Người chơi sẽ nghe theo nhịp đếm một, hai, ba của người quất dây mà nhảy vào sợ dây, khi sợi dây chạm xuống mặt đất thì người chơi sẽ phải nhảy lên cao, sao cho đôi bàn chân của mình không làm vướng dây, người nhảy được càng nhiều thì sẽ là người chiến thắng.

Trò chơi thú vị hơn ở chỗ, đó chính là không phải từng người nhảy một mà sẽ gồm bốn người nhảy một lượt, hai người bên này, hai người bên kia.

Khi có hiệu lệnh để nhảy thì sẽ cùng nhau nhảy vào sợi dây làm sao cho đồng đều nhất, khi có nhiều người cùng nhảy thì sẽ khó có thể điều khiển đôi chân của mình hơn, nhưng nếu hiểu ý của đồng đội, nhịp nhàng nhảy lên được thì sẽ vô cùng đều đặn, đẹp mắt. Đây cũng là mục đích quan trọng của trò chơi, gắn kết mọi người lại với nhau, sau trò chơi mọi người sẽ hiểu nhau hơn, sẽ hiểu hơn quá trình hợp tác để hoàn thành một nhiệm vụ.

Thế mới nói, trò chơi dân gian tuy đơn giản, dễ chơi nhưng bao giờ nó cũng ẩn chứa trong đó những ý nghĩa nhân văn cao cả của ông cha ta.

Ở những dị bản khác thì trò chơi nhảy dây không phải dùng dây thừng, dây chão để chơi mà dùng một loại dây khác có độ đàn hồi, co giãn cao hơn, như dây chun, dây nịt… và cùng với đó thì hình thức của trò chơi cũng hoàn toàn khác biệt.

Thay vì sợi dây được quất cao lên để người chơi có thể nhảy vào thì trò chơi nhảy dây này sẽ do hai người đứng hai bên, để sợi dây vào chân của mình, người chơi phải nhảy vào khoảng trống của hai sợi dây, theo nhịp độ là: nhảy vào, xoạng ra, bắt chéo, nhảy vào và nhảy ra.

Quan trọng là hoạt động nhảy vào nhảy ra phải diễn ra thật nhanh, không được gián đoạn. Hoàn thành xong một phần thì sẽ có phần thi khó khăn hơn, mà người ta gọi là các bàn, thấp nhất là bàn gối, sau đó đến bàn đùi, bàn hông, bàn nách và cao nhất chính là bàn cổ. Cùng với đó là độ cao ngày càng được nâng lên.

Trò chơi dân gian nhảy dây tuy có nhiều phiên bản, ở mỗi phiên bản thì hình thức chơi có sự khác biệt, nhưng điểm chung chính là sự thú vị ở trò chơi, bởi nó đề cao tính cộng đồng, tính gắn kết giữa con người với nhau chứ không đơn giản là một trò chơi nhằm mục đích giải trí.

Mời các bạn tham khảo văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây 🌸 hay nhất!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Kéo Co Lớp 9 Ngắn Gọn

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi làm bài văn về đề tài thuyết minh trò chơi kéo co thì hãy dành thời gian tham khảo bài mẫu dưới đây:

Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc nhất định phải kể đến trò chơi kéo co, một trò chơi dùng sức mạnh của đồng đội để giành chiến thắng.

Kéo co có thể nói là trò chơi mang tính đồng đội, hợp với mọi lứa tuổi. Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Khi trọng tài cất tiếng còi cất lên cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. Các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Trò chơi kéo co cần đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát nhưng bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống tiếp sức mạnh tinh thần các đội tham gia.

Trò chơi kéo co thường chơi trong các dịp lễ hội, trại hè như một cách để gắn kết tình cảm với nhau, thể hiện tình đoàn kết trong trường học, tổ chức.

Kéo co mãi là trò chơi đồng đội với tinh thần đồng đội cao mới giành được chiến thắng, cho dù sau này có nhiều trò chơi mới xuất hiện lôi cuốn nhưng những hoạt động ngoài trời mà thiếu kéo co như vắng đi một trò chơi thú vị và bổ ích.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Thả Diều Lớp 9 Đơn Giản

Các bạn học sinh lớp 9 đang tìm kiếm bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian thả diều thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảnh trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới thật sự là thú vui của người chơi thả diều.

Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: Tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây: Nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; Sáo (chỉ cần khi làm sáo diều to).

Diều có rất nhiều loại: Hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người… Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế ta hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.

Đầu tiên ta phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thẳng bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục).

Nhưng đừng có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:

Đầu: Ta chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.

Đuôi: Cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.

Khi đã có khung cả rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.

Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vào đuôi của trục.

Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là ta đã có một con quạ giấy rồi.

Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, ta đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.

Hướng dẫn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Thả Diều, Cách Làm Diều 🌸 chi tiết!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Mà Em Yêu Thích Lớp 9 Hay

Cuối cùng là bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian mà em yêu thích lớp 9 hay, bạn xem qua nhé!

“Cho tôi xin về thời ô ăn quan, rồi cùng chơi chắt rồi cùng chơi quay”. Lời bài hát cất lên lòng tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu. Không siêu nhân, không điện tử, mấy đứa nhỏ trong làng kéo nhau ra bàn chơi ô ăn quan.

Nhắc đến ô ăn quan, chắc hẳn bao bạn bè tầm tuổi tôi ngày xưa đều thông thạo. Trò chơi này có nguồn gốc từ xa xưa rồi. Tôi chỉ được nghe qua lời bà do người xưa lưu truyền rằng: Vào thời trạng nguyên 1086, Mạc Hiển Tích có một tác phẩm liên quan đến các phép tính trong trò chơi ô ăn quan. Những thông tin về nguồn gốc của nó, tôi chỉ biết đến vậy.

Mặc dù vậy, nhưng về cách chơi, chúng tôi vô cùng nắm rõ. Đầu tiên đến với khâu chuẩn bị. Trước hết phải chọn nơi để đặt bàn chơi, diện tích không cần quá lớn, chỉ cần đủ cho hai đến ba người chơi. Có thể là một góc nhỏ trong ngõ, hay ở đầu làng, hay trên một bàn đá. Tiếp đó là chuẩn bị một mảnh gạch nhỏ hay một viên phấn để vẽ khung chơi. Khung chơi ở đây hình chữ nhật, dài tầm một mét hoặc hơn tùy thuộc vào người chơi. Sau đó chia hình chữ nhật thành 10 ô bằng nhau.

Hai bên cạnh ngắn của hình chữ nhật tạo thành hình bán nguyệt hay hình vòng cung. Sau bước chuẩn bị, ta đi tìm 50 viên sỏi hoặc viên đá hoặc là những miếng nhựa có kích thước đều nhau, chia đều vào 10 ô trong hình chữ nhật gọi là ô dân. Còn hai ô vòng cung kia gọi là ô quan. Đặt vào mỗi bên một viên sỏi to hoặc một viên đá to có kích thước lớn, màu sắc khác nhau để phân biệt.

Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, hai người chơi được chia làm 2 đội: đội A và đội B. Để cho công bằng thì hai bên oẳn tù tì xem bên nào thắng tức là bên đấy được quyền xuất quân trước. Người chơi bên đội A(hoặc đội B)người viên thắng dùng 5 quân trong 10 ô bất kì rải lần lượt vào các ô còn lại xuôi ngược tùy ý bao gồm cả ô quan lớn. Tuy nhiên việc chia vào cả ô quan còn phụ thuộc vào cách chơi ở từng vùng miền. Đến khi 5 viên đá hay sỏi ta đa rải hết ở các ô thì tra có quyền lấy sỏi ở ô tiếp theo để tiếp tục rải. Cho đến khi nào viên sỏi cuối cùng được dùng cách khoảng là một ô trống thì số sỏi ở ô bên cạnh được bỏ ra ngoài và thuộc về người vừa rải chỗ đá hoặc sỏi ấy.

Và đến khi nào viên sỏi cuối cùng dừng lại ở 2 ô trống liên tiếp thì người đó coi như là mất lượt và phải nhường lại để bên B đi quân của mình. Người chơi tiếp theo cùng chơi tương tự như bên A chơi. Và cứ thế hai người đi quân cho đến khi số quân ở từng ô hết. Người nào có số viên đá hay sỏi nhiều hơn thì người đó thắng. Và còn một điều chú ý nữa ở đây đó là 1 quan được quy đổi thành 5 hay 10 dân còn phụ thuộc vào thỏa thuận của người chơi ban đầu.

Mặc dù nghe có vẻ chơi đơn giản nhưng để chiến thắng thì người chơi phải tính toán thật nhanh, đòi hỏi sự nhanh trí, bởi để tính toán cho bước đi tiếp theo sao cho có thể ăn được nhiều quân thì người chơi chỉ có thể suy nghĩ nhiều nhất trong 30 giây.

Như vậy việc chơi trò ô ăn quan không chỉ đem lại niềm vui cho các bạn thiếu nhi, cho những cô cậu học trò sau một giờ học căng thẳng ở trường. Hơn nữa khi chơi trò chơi này, nó sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hai người chơi, tạo nên sự gần gũi, gắn kết tình bạn trở nên khăng khít. Rèn luyện cho người chơi kĩ năng tính toán tốt, xử lí tình huống một cách nhanh chóng.

Hơn nữa việc chơi ô ăn quan cũng góp phần bảo vệ một nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. Như vậy, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc gìn giữ và phát triển trò chơi ô ăn quan này càng ngày càng quan trọng và cần được lưu tâm.

Mong rằng trò chơi này sẽ được phổ biến rộng hơn để nhiều bạn trẻ ở mọi lứa tuổi có thể tiếp cận được, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cũng như phát triển trí óc cho các bạn.

Tổng hợp văn 🌸 Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám 🌸 hay nhất!

Viết một bình luận