Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Lò Cò [21 Mẫu + Giáo Án]

Giới Thiệu Tuyển Tập 21+ Mẫu Bài Văn Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Lò Cò Hay Nhất + Giáo Án Đầy Đủ Để Bạn Đọc Cùng Tham Khảo.

Nhảy Lò Cò Là Gì

Bạn đã biết hay đã từng nghe qua về trò chơi nhảy lò cò chưa? Tìm hiểu cùng SCR.VN ngay nhé!

Cò Cò hay lò cò là một trò chơi dân gian, được cho là đã có từ thời La Mã cổ đại, từ thời Trung Cổ, rất thông dụng và có ảnh hoạ trên các giáo đường. Trò chơi này rèn luyện người mới chơi tập trung giữ thăng bằng, nâng cao sự khéo léo và tính toán.

Thường thấy trẻ em thả chân nhảy cò cò trên khoảnh sân gạch, đất, cát nhám hay vỉa hè lấp xấp. Dùng viên phấn, cục than hay đầu cây nhọn ấn tới hằn rõ những đường kẻ thẳng giao nhau tạo các ô vuông, ra sơ đồ đường, mức đi cò cò. Các ô vẽ rộng vừa đủ sức người chơi lấy đà bật một lần có thể nhảy qua ô khác.

Chọn vẽ một trong các kiểu sơ đồ sau để chơi: Cò cò đơn; Cò cò đôi; Cò cò sủn; Cò cò ốc sên.

Mời các bạn xem thêm văn 🌸 Thuyết Minh Về Trò Chơi Rồng Rắn Lên Mây 🌸 thú vị!

Cách Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Lò Cò Đơn Giản

Xem ngay cách thuyết minh về trò chơi nhảy lò cò đơn giản mà chúng tôi gợi ý cho bạn ở dưới đây:

  • Bước 1: Nắm vững kiến thức
    • Như thế nào là văn thuyết minh là gì?
    • Khái quát tổng thể về “nhảy lò cò”.
    • Các thông tin trong văn thuyết minh phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ.
  • Bước 2: Lựa chọn phương pháp thuyết minh
    • Phương pháp nêu định nghĩa: Nêu định nghĩa hoặc giải thích về trò nhảy lò cò. Phương pháp này thường sử dụng câu trần thuật có từ “là”.
    • Phương pháp liệt kê: Chỉ ra các đặc điểm, tính chất của trò chơi theo một trình tự nhất định.
    • Phương pháp nêu ví dụ: đưa vào những dẫn chứng cụ thể, sinh động về nhảy lò cò nhằm tăng tính thuyết phục cho bài thuyết minh.
    • Phương pháp dùng số liệu: Đưa ra những con số cụ thể để tăng tính thuyết phục cho bài viết.
    • Phương pháp so sánh: So sánh trò nhảy lò cò với các trò chơi dân gian gần gũi khác trong cuộc sống để giúp người đọc dễ hình dung, tiếp cận nhanh với vấn đề.
    • Phương pháp phân loại, phân tích: Phương pháp này thường được áp dụng đối với những đối tượng đa dạng, có nhiều khía cạnh cần thuyết minh.
  • Bước 3: Lập dàn ý chi tiết
    • Mở bài: giới thiệu sơ qua về trò chơi nhảy lò cò
    • Thân bài: giới thiệu chi tiết về trò chơi nhảy lò cò? Khái niệm, nguồn gốc? Cách chơi? Số lượng người chơi? Địa điểm chơi? Dụng cụ hỗ trợ trò chơi?…
    • Kết bài: Nêu lên ý nghĩa và tầm quan trọng của trò chơi dân gian nhảy lò cò
  • Bước 4: Viết bài

Dàn Ý Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Lò Cò

Dưới đây là các bước lập dàn ý thuyết minh về trò chơi nhảy lò cò, xem ngay nhé!

  • Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh “trò chơi nhảy lò cò” bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
    • Việt Nam chúng ta có vô vàn trò chơi dân gian phong phú, đa dạng, kết tinh nền văn hóa của dân tộc. Những trò chơi dân gian đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ trẻ em ở làng quê Việt Nam. Và một trong những trò chơi có tồn tại từ lâu đời đó chính là trò chơi nhảy lò cò hay còn gọi là cò cò.
  • Thân bài: Giới thiệu chi tiết
    • Nguồn gốc của trò chơi dân gian nhảy lò cò?
    • Địa điểm phù hợp để chơi trò chơi này?
    • Số lượng người chơi tối thiểu và tối đa?
    • Cách chơi, luật chơi?
    • Ý nghĩa của trò chơi giúp rèn luyện những kĩ năng gì?
  • Kết bài: Đánh giá, cảm nhận về trò chơi nhảy lò cò.

Top 5 bài văn mẫu 🌸Thuyết Minh Về Trò Chơi Mèo Đuổi Chuột 🌸 hay nhất!

5+ Mẫu Thuyết Minh Trò Chơi Nhảy Lò Cò Hay Nhất

Gợi ý cho bạn những bài văn thuyết minh về trò chơi nhảy lò cò hay nhất, xem thêm bên dưới:

Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Nhảy Lò Cò Chi Tiết

Tham khảo bài văn thuyết minh về trò chơi nhảy lò cò chi tiết dưới đây nếu bạn chưa biết cách làm đề bài này:

Nhảy lò cò là một trò chơi dân gian có từ rất lâu đời, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các quốc gia khác trên thế giới. Từ xa xưa, những người lính La Mã đã chơi nhảy lò cò để đọ sức mạnh và tốc độ với nhau. Trò chơi này vừa giúp rèn luyện sức khỏe lại giúp tăng khả năng cân bằng, khéo léo.

Số người chơi của trò chơi này là không giới hạn. Một người hay tối đa 5 người chơi chung một sân chơi, vì dễ dàng vẽ ô cò khác để người chơi khỏi phải đứng chờ lâu quá mới đến lượt.

Về hình thức chơi, trước tiên người chơi tự chọn lấy ” Chàm” cho mình. Đó là viên sỏi, mảnh gạch hay sứ vỡ, đồng tiền, v.v. thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc nảy ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có chàm trong đó.

Trật tự hướng đi được đánh số thứ tự trong từng ô (Hoặc không cần ghi do người chơi thông báo cho nhau và ngầm nhớ), nhảy đứng một chân vào ô đơn, bất kỳ chân nào, không để té mất thăng bằng, không giẫm vào đường kẻ, chỉ sử dụng một chân để xoay trở mũi và bật đi tiếp.

Không dừng lại chậm quá 60″, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai chân đứng bẹp trong hai ô, chân phải trong ô phía phải, chân trái ở ô phía trái. Vòng về đứng ở ô gần ô có chàm nhất, cúi lấy tay lượm chàm, nhảy ra khỏi vòng và hoàn thành một mức. Khi đang di chuyển mà mắc lỗi phạm qui, người chơi phải dừng lại ra ngoài nhưng chàm để nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất.

Thay vì cúi lượm, có thể cò vào ô chứa chàm, dùng chân sủn nó ra ngoài vòng.

Tiếp tục tung chàm vào mức kế tiếp và đi lập lại kiểu như vậy cho tới khi xong mức chót tới lượt cất nhà. Sau khi tung đồng chàm ngược ra sau lưng, nó rớt vào ô nào, ô đó được đánh dấu là ” Nhà”. Người khác cò hay tung chàm vào sẽ bị phạt. Còn chủ nhân vào nhà theo kiểu nào cũng được. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi và được giao khó hơn như: Cò vào nhà cháy nhà.

Cuộc chơi cho phép người chơi yếu có thể bắt cặp với một người chơi giỏi nhằm giúp mau cất nhà. Vì được hưởng quyền theo mức cao nhất của người mình. Với cò cò đôi, nếu một trong hai phạm qui, người kia còn tiếp tục đi tiếp hay dừng lại tuỳ theo luật đã giao.

Khi hầu hết các ô đã là nhà, người thắng cuộc có nhiều nhà hơn các người khác, phần thưởng đại loại: Ngồi trên kiệu tay đi vài vòng; Được các bạn lần lượt cõng đi một quãng đường ngắn; Hoặc có thêm vài món vật lạ vào trong bộ sưu tập của mình do các bạn phải nộp chuộc….

Trong cuộc, người chơi tuân theo những quy tắc căn bản, còn có thể thêm những giao ước khó hơn, một số quy tắc chơi ở Việt Nam có thể kể đến như là: Không thảy chàm vào ô có nhà, đụng chàm nhau hay lấy nhầm chàm; Không được thay chàm trong khi chơi. Không thay đổi chân cò trong suốt lượt đi; Không chống hai tay hoặc chụm đứng hai chân cúi lượm chàm, không chạm tay vào đường kẻ, không lượm rơi chàm.

Khi thảy chàm cất nhà phải xướng lớn: Thảy đất cất nhà Một- Hai- Ba… Chỉ được tung chàm không quá ba lần khi cất nhà. Thảy chàm cất nhà vào nơi nhà mình đã có trước thì bị cháy nhà. Miếng sứt ra từ đồng chàm chạm vào đường kẻ cũng bị mất lượt….

Trò chơi nhảy lò cò vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.

Gợi ý đề tài 🌸Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Lớp 9🌸 đa dạng các trò chơi!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Nhảy Lò Cò Hay

Chia sẻ đến độc giả bài văn thuyết minh về trò chơi nhảy lò cò hay, mời các bạn cùng xem:

Nhảy lò cò là một trò chơi dân gian, được cho là đã có từ thời La Mã cổ đại, từ thời Trung Cổ, rất thông dụng và có ảnh minh họa trên các giáo đường. Trò chơi này rèn luyện cho con người sự tập trung giữ thăng bằng, nâng cao sự khéo léo và tính toán.

Nhảy lò cò không giới hạn người chơi. Tuy nhiên, nên chơi tối đa 5 người chơi trên một ô chơi. Vì việc vẽ ô chơi nhảy lò cò khá đơn giản, nên khi có số người chơi lớn hơn, vẽ thêm ô chơi khác để người chơi không phải chờ quá lâu để đến lượt.

Trò chơi này thường được chơi ở không gian rộng rãi, bằng phẳng, đồng thời phải dễ vẽ lên. Vẽ ô chơi gồm 10 ô vuông. Dùng phấn, than, hoặc đầu que nhọn để vẽ xuống nền sân chơi những đường thẳng giao nhau để tạo thành các ô vuông. Diện tích các ô vuông đủ rộng để một người chơi có thể đứng cả hai chân vào trong hoặc một lần bật nhảy có thể chuyển sang được ô khác liền kế. Diện tích đề xuất nên là các ô vuông 30×30 cm hoặc 40x40cm.

Chọn vật làm chì/chàm: chì/chàm là một vật nhỏ, dễ cầm ở tay. Người chơi sẽ cầm chàm để ném vào các ô có số theo thứ tự được chơi. Chàm có thể là một viên gạch nhỏ. Người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự người chơi trước chơi sau.

Mỗi người chơi sẽ tung chàm của mình vào ô số 1 và bắt đầu lượt chơi của mình. Sao cho chàm rơi đúng vào ô, không bị chạm vạch hoặc bắn sang ô khác. Nếu không tung đúng chàm thì người chơi sẽ bị mất lượt chơi của mình.

Sau khi tung được Chàm, người chơi bắt đầu tiến hành nhảy lò cò theo quy luật sau: người chơi nhảy vào tất cả các ô trừ ô có chứa Chàm ( Ví dụ: lượt đầu tiên thì người chơi bật nhảy luôn vào ô số 2); với ô đơn người chơi chỉ được đặt một chân vào ô, chân còn lại co lên. Với ô kép người chơi đặt mỗi bên chân ở một ô, chân phải ô phải, chân trái ở ô bên trái.

Trong quá trình nhảy, người chơi không đứng mất thăng bằng, chạm vào vạch kẻ ô, nhảy sai ô, chạm tay xuống đất… thì đều coi là phạm quy và mất lượt. Người chơi cũng không được phép dừng lại ở một ô quá 60 giây.
Sau khi đi hết một lượt từ ô số 1 đến ô số 10. Tại ô số 10, người chơi bật nhảy để quay lại đằng sau nhưng vẫn phải đảm bảo các quy tắc như không được chạm vạch hay mất thăng bằng bị ngã… Rồi tiếp tục thực hiện vòng về. Khi đến ô số 2, tức ô liền kề với ô đã ném Chàm vào, người chơi cúi xuống và nhặt Chàm lên. Sau đó bật nhảy về vị trí ban đầu.

Nếu sau 1 lượt, người chơi không phạm quy và hoàn thành hết lượt như trên, người chơi bắt đầu lượt mới bằng cách ném chàm vào ô số 2, và tiếp tục thực hiện 1 lượt mới. Nếu người chơi phạm quy, sẽ đến lượt của người chơi tiếp theo. Người chơi tiếp theo có thể chơi tại bàn mà họ bị dừng ở lượt chơi trước của mình.

Sau khi một người chơi chơi hết 10 ô chàm, người chơi này sẽ có quyền “Cất nhà”. Người chơi đứng ở điểm xuất phát, quay lưng lại so với ô nhảy. Người chơi tung Chàm ra đằng sau. Nếu Chàm rơi vào ô nào ( không nhất thiết phải rơi vào giữa ô, có thể chạm vạch ra ngoài), ô đó sẽ trở thành Nhà của người chơi này. Nếu Chàm rơi vào ranh giới hai ô thì Chàm nằm trên ô nào nhiều hơn thì Nhà sẽ là ô đó. Nếu Chàm rơi ra ngoài không trúng ô nào thì người chơi mất lượt ném Nhà.

Dùng phấn đánh dấu ô Nhà của người chơi. Từ các lượt tiếp theo, khi người chơi này nhảy tới ô Nhà, người chơi có quyền nhảy chụm 2 chân để nghỉ tại đây 60 giây. Còn những người chơi khác thì không được phép nhảy hay tung Chàm vào ô này.

Dù trò chơi điện tử, những chiếc laptop, ipad đầy cái mới lạ hiện nay sẽ chẳng bao giờ làm lu mờ đi những giá trị, những nét đẹp của trò chơi nhảy lò cò – một thú vui trong đời sống tinh thần của trẻ em làng quê Việt lâu đời.

Xem thêm bài 🍁 Thuyết Minh Về Trò Chơi Kéo Co 🍁 hay nhất

Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Lò Cò Đặc Sắc

Mời các bạn cùng xem bài văn thuyết minh về trò chơi nhảy lò cò đặc sắc cùng chúng tôi nhé!

Đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người.

Nhiều trò chơi không chỉ gắn liền với mọi lứa tuổi, mang màu sắc của ký ức mà còn là nơi gửi gắm tâm tình của biết bao thế hệ. Đó là những trò mang tính giải trí, tính cộng đồng cao, không phải là chơi cá nhân mà đòi hỏi sự tập trung đoàn kết của mọi người. Trò lò cò bẹp hay nhảy lò cò là một trong những trò chơi như thế!

Chẳng biết từ bao giờ, nhảy lò cò đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Nó được xem là một di sản văn hóa phi vật thể trong kho tàng văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Đây là trò chơi có từ thời xa xưa và khó để có thể xác định được khoảng thời gian ra đời cụ thể. Có một số tài liệu cho rằng lò cò bẹp đã có từ thời La Mã cổ đại, từ thời Trung Cổ, khi những người lính La Mã đã chơi nhảy lò cò để đọ sức mạnh và tốc độ với nhau.

Cho đến sau này thì lò cò bẹp đã trở nên thông dụng và được nhiều người ưa thích không chỉ ở riêng Việt Nam mà ở các quốc gia khác trên thế giới bởi niềm vui, tiếng cười mà nó đem lại. Đặc biệt trong các dịp tụ họp bạn bè, ôn lại những khoảng khắc thời thơ ấu đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi nhảy lò cò.

Lò cò bẹp là trò chơi vận động bằng những hoạt động chạy, nhảy, vậy nên để có một sự thoải mái khi chơi nên chọn không gian chơi bằng phẳng, rộng rãi, đồng thời có thể dễ dàng vẽ ô chơi được như sân trường,…

Đây là một trò chơi tập thể theo lượt từng người một, nên không giới hạn người chơi. Tuy nhiên, nên chơi tối đa 5 người chơi trên một ô chơi. Vì việc vẽ ô chơi nhảy lò cò khá đơn giản, nên khi có số người chơi lớn hơn, bạn nên vẽ thêm ô chơi khác để người chơi không phải chờ quá lâu để đến lượt.

Hình thức chơi lò cò bẹp khá đơn giản. Trước tiên bạn phải vẽ sơ đồ gồm 10 ô vuông. Dùng phấn, than, hoặc đầu que nhọn để vẽ xuống nền sân chơi những đường thẳng giao nhau để tạo thành các ô vuông. Diện tích các ô vuông đủ rộng để một người chơi có thể đứng cả hai chân vào trong hoặc một lần bật nhảy có thể chuyển sang được ô khác liền kế. Diện tích đề xuất nên là các ô vuông 30×30 cm hoặc 40x40cm. Có rất nhiều biến thể ô chơi nhảy lò cò, bạn có thể chọn một số sơ đồ sau để chơi như: lò cò đơn, lò cò đôi,…

Kế tiếp từng người chơi lần lượt tự chọn lấy “chàm” cho mình, đó có thể là viên sỏi, mảnh gạch hay đồng xu,… và người chơi sẽ cầm chàm để ném vào các ô theo từng lượt chơi. Sau đó những người chơi tiến hành oẳn tù xì để sắp xếp thứ tự chơi trước sau. Người chơi oẳn tù xì thắng sẽ là người chơi đi đầu tiên.

Mỗi người chơi sẽ bắt đầu lượt của mình bằng cách tung Chàm vào ô số 1. Sao cho Chàm rơi đúng vào ô, không được chạm vạch kẻ ô hoặc bị bắn ra ngoài hoặc sang ô khác. Nếu không tung trúng Chàm, người chơi mất lượt.

Khi đã tung được Chàm, người chơi bắt đầu tiến hành nhảy lò cò theo quy luật sau: người chơi nhảy vào tất cả các ô trừ ô có chứa Chàm ( ví dụ lượt đầu tiên thì người chơi bật nhảy luôn vào ô số 2) ; với ô đơn người chơi chỉ được đặt một chân vào ô, chân còn lại co lên. Với ô kép người chơi đặt mỗi bên chân ở một ô, chân phải ô phải, chân trái ở ô bên trái.

Sau khi đi hết một lượt từ ô số 1 đến ô số 10,. Tại ô số 10, người chơi bật nhảy để quay lại đằng sau những vẫn phải đảm bảo các quy tắc như ko đc chạm vạch hay mất thăng bằng bị ngã. Ném chàm vào, người chơi cúi xuống và nhặt chàm lên rồi lại bật nhảy về vị trí ban đầu.

Kết thúc lượt chơi của người thứ 1, sẽ đến lượt chơi của người tiếp theo. Nếu người chơi trước đó ko hoàn thành hết các ô thì người chơi tiếp theo có thể chơi tại bàn mà họ bị dừng ở lượt chơi trước đó. Lúc người chơi đã chơi hết 10 ô chàm, người chơi có quyền cất nhà bằng cách người chơi đứng ở điểm xuất phát, quay lưng lại so với ô nhảy. Người chơi tung chàm ra đằng sau, chàm rơi vào nào thì ô đó sẽ trở thành của người chơi này.

Trường hợp chàm rơi vào ranh giới 2 ô thì chàm nằm trên ô nào nhiều hơn thì nhà sẽ là ô đó. Người chơi ném ra ngoài ko trúng ô nào thì ng chơi mất lượt ném nhà. Dùng phấn đánh dấu ô Nhà của người chơi. Từ các lượt tiếp theo, khi người chơi này nhảy tới ô Nhà, người chơi có quyền nhảy chụm 2 chân để nghỉ tại đây 60 giây. Còn những người chơi khác thì không được phép nhảy hay tung Chàm vào ô này.

Ngoài ra, trò chơi nhảy lò này cũng có một số quy định về luật chơi như sau: Trong quá trình nhảy người chơi không đứng mất thăng bằng, chạm vào vạch kẻ ô, nhảy sai ô, chạm tay xuống đất… thì đều coi là phạm quy và mất lượt. Người chơi cũng không được phép dừng lại ở một ô quá 60 giây.

Không được thay chàm trong khi chơi.Khỉ thảy chàm cất nhà phải xướng lớn: thảy đất cất nhà một-hai-ba và cũng ko đc vượt quá hạn mức tung chàm quá 3 lần khi cất nhà. Thảy chàm cất nhà vào nơi nhà mình đã có trước thì bị cháy nhà. Miếng sứt ra từ đồng chàm chạm vào đường kẻ cũng bị mất lượt và tăng gấp đôi quãng đường cất nhà bằng cách đi ngược lại các mức

Nhảy lò cò là 1 trò chơi dân gian mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta, không chỉ thể hiện sự lành mạnh, văn minh mà còn giúp các người chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Trò chơi này còn được xem là hội tụ đầy đủ các tính nghệ thuật trong mỗi trò chơi.

Thêm vào đó, nhảy lò cò cũng phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn tuổi. Và cũng chính sự đa dạng về đối tượng chơi mà nhảy lò cò đã góp phần tạo nên một nét đẹp trong trò chơi dân gian, trong nền văn hóa của truyền thống Việt Nam.

Mặt khác, khi đứng trước thời đại của công nghệ thông tin, những trò chơi này dần bị mai một bởi sựhấp dẫn và tiện lợi của các trò chơi thế giới ảo. Sân chơi trẻ em tu hẹp lại do những công trình, dây điện. Dù vậy một điều đáng mừng là sức sống của trò chơi nhảy lò cò vẫn ko hề mất đi mà ngày một thêm phong phú về thể lệ chơi hơn. Cùng với hiểu biết của con người đặc biệt mong muốn trẻ em có 1 tuổi thơ trọn vẹn, phát triển tư duy tốt, các bậc phụ huynh nên khuyến khích và dành thời gian với con chơi trò chơi dân gian này để hình ảnh của sự sáng tạo, đẹp đẽ về trò chơi nhảy lò cò nói riêng hay trò chơi dân gian nói chung đc lưu truyền mãi.

Đơn giản chỉ là vài viên chàm và ô kẻ, thế nhưng nhảy lò cò đã có mặt ko ít vào tuổi thơ của mỗi thế hệ học trò. Thế nên, nhảy lò cò là một trò chơi chứa đầy dấu ấn về những ngày trẻ thơ tuyệt đẹp. Để khi nhắc lại về những khoảng khắc thơ ấu là len lói của hình bóng những bước chân nhảy nhanh trên ô kẻ. Và nhảy lò cò mang đậm nét đẹp văn hóa đặc sắc truyền thống của dân tộc ta.

Chia sẻ đề tài 🌸Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Bao Bố🌸cho bạn đọc tham khảo!

Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Lò Cò Ngắn Gọn

Dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về trò chơi nhảy lò cò ngắn gọn, mời các bạn cùng xem:

Nhảy lò cò là trò chơi dân gian dành cho thiếu niên, nhi đồng không phân biệt nam nữ. Tham gia trò chơi này sẽ giúp trẻ rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo và linh hoạt hơn.

Để có thể tham gia chơi trò nhảy lò cò thì bé phải thuộc bài đồng dao nhảy lò cò rất đơn giản sau:

“Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe

Nhảy khe khẽ cho nó khỏe cái chân”

Cách chơi trò nhảy lò cò cũng khá đơn giản. Vẽ ô nhảy lò cò trên sàn. Nên vẽ các hình vuông đủ to để nhảy được một chân vào và ném gạch không dễ bị bắn ra ngoài. Một hình vẽ đơn giản thường có 7 ô, vẽ số từ ô 1 đến 7.

Người chơi đầu tiên sẽ ném một miếng gạch mỏng hoặc hòn đá phẳng vào những ô hình vuông, bắt đầu từ ô số 1. Vật được ném phải nằm gọn trong ô và không được chạm vào đường viền. Nếu trẻ ném trượt sẽ tới lượt người chơi tiếp theo. Nếu trẻ ném trúng, sẽ nhảy vào các ô còn lại, phải bỏ qua ô số mình vừa ném và nhảy vào các ô tiếp theo.

Lúc nhảy lượt về nhớ nhặt miếng gạch của mình. Khi nhảy đến sát ô vừa ném gạch trúng, trẻ phải cúi người xuống (vẫn đứng một chân) và nhặt miếng gạch lên. Nhảy qua ô đó đến ô tiếp theo và kết thúc vòng. Tiếp đến trẻ sẽ ném gạch vào ô số 2 và cứ đi như thế đến ô số 7 thì chiến thắng.

Nhảy lò cò 1 chân với các ô vuông đơn, 2 chân với ô vuông đôi. Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục. Người chơi phải biết trụ vững vàng bằng một chân và giữ được thăng bằng để khi nhảy không bị ngã và bị buông chân đang co xuống.

Đặc biệt, người chơi phải biết dữ hơi để hát bài hát “ Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe – Nhảy khe khẽ cho nó khỏe cái chân” trong cùng một thời gian. Khi chơi không được để chân chạm đường kẻ viền của mỗi ô. Nếu chạm đường viền, nhảy sai ô hay nhảy ra ngoài, trẻ sẽ mất lượt.

Hi vọng, những trò chơi dân gian thú vị, giàu bản sắc như nhảy lò cò sẽ được nhiều người biết đến hơn, để tuổi thơ của các em không bị phụ thuộc vào công nghệ hóa.

Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Lò Cò Lớp 8 Ấn Tượng

Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm bài văn thuyết minh về trò chơi nhảy lò cò ngắn gọn thì hãy xem qua văn mẫu gợi ý sau đây:

Nhắc đến những trò chơi dân gian mang yếu khéo léo, trí óc, chúng ta có thể nghĩ ngay đến những trò chơi tập thể như đánh đáo, pháo đất… Còn với những trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện sự vận động, chúng ta không thể không nhắc đến trò chơi kéo co, thả chó… Và một trong số những trò chơi dân gian vận động được cả những bé trai và bé gái yêu thích chính là trò chơi nhảy lò cò.

Trò chơi nhảy lò cò hay còn có tên gọi khác là nhảy ngục, dành cho các em thiếu niên, nhi đồng không phân biệt nam nữ. Trò chơi dân giản nhảy lò cò thường được chơi thánh một nhóm với số lượng từ 2 đến 5 người. Có thể nhiều hơn nhưng sẽ rất mất thời gian để quay vòng một lượt chơi.

Địa điểm chơi trò chơi nhảy lò cò là một khoảng sân rộng vừa đủ để kẻ ô, yêu cầu mặt sân phải bằng phẳng.

Để bắt đầu chơi, bạn cần kẻ một hình chữ nhật chiều dài khoảng 4m, rộng khoảng 1m, kẻ một đường thẳng chia đôi chiều dài và kẻ 5 đường ngang chia hình chữ nhật làm 10 ô nhỏ, ở đầu hình chữ nhật kẻ một hình bán nguyệt (điểm giữa hình bán nguyệt gọi là tâm), cuối hình chữ nhật kẻ một đường ngang cách hình chữ nhật khoảng 1m (làm vạch đứng đi cái).

Sau đó, đánh số thứ tự hàng dọc từ 1 đến 5 và tương ứng hàng dọc bên kia từ 10 đến 6 vào những ô vuông nhỏ. Mỗi em kiếm một mảnh ngói, gạch nhỏ hoặc dép của mình để làm hòn cái. Khi bắt đầu chơi, các em đứng vào vạch đi cái. Cái của ai gần tâm nhất được đi trước.

Em đi trước đứng ở vạch, ném cái vào ô 1 sao cho không chạm vạch, sau đó nhảy lò cò từ ô 10 đến hết ô 6, khi nhảy sang vòng bán nguyệt thì được nghỉ cả hai chân rồi lò cò tiếp từ ô 5 về ô 1 và lấy chân đang lò cò đá hòn cái ra phía ngoài vạch đứng ném cái hoặc cúi xuống nhặt lấy hòn cái (tuỳ theo quy định) nhưng không được thả chân kia xuống và không được chống tay, xong nhảy lò cò ra.

Nếu hòn cái không ra khỏi ô, hoặc sang ô khác hoặc nằm trên vạch hoặc em đó bị ngã là mất lượt. Lên ô 2, em đó đứng ở vạch, ném cái vào ô 2, sau đó chơi như ở ô 1. Tiếp tục lên các ô 3, 4, 5, khi sang các ô 6 đến 10 thì nhảy lò cò từ ô 1. Nhảy hết ô 10 thì được tậu ruộng, đứng ở tâm của hình bán nguyệt quay lưng lại các ô, tay cầm hòn cái ném vòng qua đầu, hòn cái rơi vào ô nào thì được tậu ruộng ở ô đó.

Nếu ném lệch ra ngoài thì mất lượt. Ruộng của người nào thì người ấy được nghỉ chân khi nhảy đến đó. Nếu lần thứ hai được tậu ruộng, em đó sẽ cố ném cái vào ô liền kề ô ruộng trước để được nghỉ chân lâu hơn. Các em khác khi nhảy đến ruộng phải nhảy cách qua ô ruộng. Nếu muốn nghỉ nhờ phải nộp “cống” cho chủ ruộng (chịu một búng tai).

Trò chơi dân gian nhảy lò cò tuy có nhiều phiên bản biến thể ở từng vùng miền nhưng điểm chung chính là sự thú vị ở trò chơi, bởi nó đề cao sự nhanh nhẹn, khéo léo.

Tìm đọc thêm bài 🔻 Thuyết Minh Về Trò Chơi Bịt Mắt Bắt Dê 🔻 ngắn gọn

Giáo Án Trò Chơi Nhảy Lò Cò Mầm Non Đơn Giản

Các thầy cô giáo đang tìm kiếm giáo án dạy về trò chơi nhảy lò cò dành cho trẻ mầm non thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

I. Mục đích yêu cầu:

  • Trẻ biết nhảy lò cò từ 5-7 bước liên tục về phía trước và biết đổi chân
  • Trẻ nhảy lò cò trong đường hẹp và nhảy qua vòng.

II. Chuẩn bị

  • Vạch xuất phát
  • Vẽ 2 đường hẹp, 4 vòng
  • Nhạc
  • Mũ cáo, mũ thỏ

III. Tiến hành

1. Khởi động:

  • Thay đổi hình thức di chuyển đội hình, trẻ đi theo cô, đi các kiểu chân: đi thường -> đi bằng mũi bàn chân -> đi bằng gót chân -> khom người -> chạy chậm -> chạy nhanh, chạy chậm -> đi thường.
  • Kết hợp với nhạc
  • Khởi động xong, trẻ di chuyển đội hình hàng ngang tập Bài tập phát triển chung.

2. Bài tập phát triển chung:

  • Tay: Tay sang ngang, gập khủy tay.
  • Bụng: Tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, cúi gập người 2 tay chạm vào mũi bàn chân.
  • Chân: 2 tay chống hông, chân trái đứng thẳng, chân phải co lên. Sau đó duỗi thẳng chân co về phía trước, thu chân về, bỏ tay xuống.
  • Bật: Bật tách chân, tay sang ngang lòng bàn tay úp. Khép chân vỗ tay.

3. Vận động cơ bản: Nhảy lò cò

  • Trẻ về đội hình 2 hàng dọc, sau đó ra hiệu lệnh cho 2 hàng quay mặt vào nhau.
  • Cô giới thiệu vận động cho trẻ: Nhảy lò cò. (Cô thực hiện mẫu)
  • Lần 1: Cô làm mẫu toàn bộ không giải thích.
  • Lần 2: Cô làm mẫu toàn bộ vận động, kết hợp giải thích:
    • Đứng khép chân trước vạch kẻ , tay chống hông
    • Khi có hiệu lệnh trẻ co 1 chân nhảy lò cò 5 bước liên tục về phía trước và đổi chân, . Nhảy lò cò bằng đầu bàn chân không dẫm vào vạch kẻ.
  • Lần 3: Mời 1 bạn lên làm thử.
    • Mời trẻ về 4 nhóm thực hiện:
    • Lần 1: Nhảy lò cò về phía trước
    • Lần 2: Nhảy lò cò theo đường hẹp
    • Lần 3: Nhảy lò cò qua 2 vòng
    • Chú ý bao quát từng nhóm để sửa sai, nhắc nhở trẻ chống hông giữ thăng bằng.

Tìm đọc thêm bài ✅ Thuyết Minh Về Trò Chơi Trốn Tìm ✅ ngắn gọn

Giáo Án Trò Chơi Nhảy Lò Cò Mầm Non Hay

Cuối cùng là giáo án dạy trò chơi nhảy lò cò mầm non hay, bạn xem qua nhé!

I. Mục tiêu:

  • Kiến thức
  • Trẻ tập BTPTC đúng các động tác, tập khỏe mạnh
  • Trẻ biết nhảy lò cò 3m
  • Kĩ năng
  • Trẻ có kỹ năng thực hiện tốt các động tác thể dục trong BTPTC.
  • Thực hiện đúng kĩ thuật bài tập vận động nhảy lò cò
  • Thái độ:
  • Trẻ hứng thú tham gia giờ học
  • yêu thích luyện tập thể dục tăng cường sức khỏe

II. Chuẩn bị

  • Sân bãi sạch sẽ. Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

III. Tổ chức hoạt động:

  1. Gây hứng thú
  • Cô tập trung trẻ. Trò chuyện với trẻ về ích lợi của việc luyện tập thể dục
  1. Nội dung
  • Hoạt động 1: Khởi động
    • Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các động tác: Đi thường -> đi kiễng chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm -> đi thường -> về 3 hàng dọc -> 3 hàng ngang
  • Hoạt động 2: Trọng động
    • Bài tập phát triển chung: Cô đứng trên 1 chân( chân phải), chân kia nâng cao gập gối, 2 tay chống hông hoặc thả tự nhiên. Khi có hiệu lênh “Bắt đầu”, cô thực hiện nhảy( bật) về trước tới vạch đích. Tới đích đổi chân nhảy lò cò về vạch xuất phát.
    • Tay 4: Đưa 2 tay ra trước , về phía sau
    • Bụng: nghiêng người sang bên
    • Chân 3: Đứng nhún chân, khuỵu gối
    • Bật tại chỗ
  • Vận động cơ bản: Nhảy lò cò 3m
    • Cô làm mẫu:
    • Lần 1: Không phân tích
    • Lần 2: Vừa làm vừa phân tích động tác:
    • Lần 3: Cô làm mẫu
    • Cô mời 2 trẻ lên nhảy lò cò cho trẻ trong lớp nhận xét.
  • Trẻ thực hiện:
    • Lần 1: Cô cho 2 trẻ/lượt tập. Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
    • Lần 2: Cô tổ chức cho tập theo nhóm 4-6 trẻ
    • Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất lên tập lại cho cả lớp xem.
  1. Kết thúc
  • Cô nhận xét giờ học.

Cuối cùng là đề tài 🌸Thuyết Minh Về Trò Chơi Nhảy Dây🌸 7+ bài văn hay!

Viết một bình luận