Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận [24+ Bài]

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận ❤️️ 24+ Bài ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Bài Viết Đặc Sắc Được Chọn Lọc Từ SCR.VN Sau Đây. 

Dàn Ý Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận

Mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận giúp các em có thể triển khai bài văn logic và mạch lạc nhất.

  1. Mở bài: Giới thiệu về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận
  2. Thân bài
  • Lịch sử hình thành:
    • Di tích ấy được hình thành vào thời gian nào? Ở đâu?
    • Mục đích xây dựng di tích ấy là gì?
  • Giới thiệu khái quát về di tích:
    • Vị trí địa lí
    • Diện tích
    • Cấu trúc
    • Giá trị văn hóa, lịch sử

3.Kết bài: Khẳng định lại giá trị của Tháp Pôklông Garai.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Bài Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Đặc Sắc – Bài 1

Bài Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Đặc Sắc được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.

Trên lộ trình đường sắt Bắc Nam, lại nằm sát quốc lộ 27A đi Đà Lạt, cách trung tâm Phan Rang – Tháp Chàm 7 km về phía Tây là quần thể tháp Chàm nằm trọn vẹn trên ngọn đồi có tên là Đồi Trầu, thuộc khu phố 8, phường Đô Vinh. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); ông có tên là Pô Klông Garai (1151 – 1205); hiện nay cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm.

Tháp Pô Klông Garai là một quần thể gồm 3 ngôi tháp: tháp chính thờ tượng vua Pô Klông Garai, tháp cổng ở phía Đông và tháp Thần Lửa chếch phía Nam có mái hình thuyền.

Quần thể tháp được bao bởi một khung tường thành vuông góc ở 2 mặt Đông và Nam. Đây là một công trình thờ phượng song có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc các phù điêu như Thần Siva, tượng Bò Thần Nandin, tượng vua… đạt mức hoàn mỹ. Chính vì thế công trình đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào năm 1979.

Tháp chính cao 20m50, nhiều tầng, tầng trên là sự lập lại tầng dưới thu nhỏ cho đến đỉnh là một trụ đá nhọn, biểu tượng là một Linga. Ở các góc tháp lên dần đều là các ụ vuông nhỏ, các góc có gắn tượng thú bằng đá và các hình ngọn lửa bằng gạch nung.

Tháp gồm một cửa chính ra vào ở hướng Đông, trên cửa là mái vòm, có 2 trụ đá lớn đỡ, mặt trụ đá khắc chữ Chăm cổ, bên trên cửa có phù điêu thần Siva múa, có 6 tay; ba cửa còn lại ở 3 hướng Nam, Bắc, Tây là cửa giả, trụ ốp gạch lồi, lõm vào trong trên mỗi cửa giả có một tượng thần tư thế thiền.

Tháp Poklong GaraiTừ cửa vào, bên trái có một tượng bò thần Nandin bằng đá, đầu hướng vào trong tháp. Vào trong tháp, có một Yoni cạnh dài 1m47, cạnh ngang 0m94, trên Yoni là một Linga tròn, phía trên trụ Linga có chạm khắc chân dung vua Pô Klông Girai. Phía ngoài có một sảnh nối sân để cúng tế bằng một tầng cấp.

Thẳng về phía Đông là tháp cổng, cao 8m56, có 2 cửa thông nhau theo hướng Đông – Tây nên gọi là tháp cổng. Tháp cũng được xây theo nguyên tắc lên dần thu nhỏ.

Phía Nam giữa hai tháp trên là tháp thờ Thần Lửa, cao 9m31. Tháp có 3 cửa thông nhau 3 hướng Đông, Bắc và Nam, riêng phía Nam là cửa sổ. Chức năng tháp để các tu sĩ Bàlamôn, các thầy cúng bày các vật tế lễ và giữ ngọn lửa tế nên người Chăm gọi là Tháp Lửa. Điều đặc biệt là cấu trúc tháp xây mái theo kiểu hình mái nhà (hình giống mái nhà prông ở Tây Nguyên hoặc mái nhà hình thuyền như mặt trên trống đồng).

Ở phía sau tháp chính có 1 miếu thờ tượng Kút hoàng hậu, trong sử ghi tên là Tố Lý. Ở ngoài vòng thành phía Nam quần thể tháp có 1 trụ đá (Linga) cao 2m20. Cũng nằm ngoài vòng thành phía Đông Bắc quần thể tháp có 1 tảng đá bánh ú 3 mặt có chữ có khắc chữ Chăm cổ.

Hằng năm vào ngày cuối tháng 6, ngày 1 tháng 7 tính theo lịch Chăm, (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch), đúng ngày lễ hội Katê, hàng ngàn người Chăm tổ chức cúng tại 3 tháp Pô klông garai, Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgar một cách trang trọng. Trong lễ này, các tu sĩ Bàlamôn giáo và đông đúc nhân dân sẽ tiến hành các lễ rước trang phục vua Pô Klông Girai, cúng vua Pô Rômê và nữ thần Pô Inư Nưgar từ ngôi làng cách đó 6 km lên tháp, làm lễ tắm tượng, mặc trang phục cho tượng vua.

Cũng chính trong sáng ngày 1 tháng 7, một nghi thức múa nghi lễ và tấu nhạc dân gian do người Chăm diễn ngay trước tháp để dâng lên vua. Bấy giờ chung quanh tháp là cả ngàn mâm lễ vật hoa quả, bánh trái, thịt gà, dê, rượu, trầu cau của các chủ gia đình người Chăm đang dâng cúng lên cho Thánh Thần, vua và hoàng hậu… cầu cho hạnh phúc, quốc thái dân an.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Ngắn Gọn – Bài 2

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh chân thực và sinh động.

Tháp Po Klong Garai là cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam, vừa có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, vừa là điểm tham quan thu hút du khách khắp nơi.

Vương quốc Chăm Pa đã suy tàn, tất cả những gì còn lại là đền tháp cổ xưa hoang tàn như: Tháp Mỹ Khánh ở Huế, tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn, tháp Nhạn ở Tuy Hòa… Nhưng xuôi theo dải đất Chăm Pa từ Bắc tới Nam, đến vùng Ninh Thuận, Bình Thuận mà xa xưa mang tên Panduranga, những làng Chăm vẫn sống, duy trì văn hóa, thờ phụng và gọi tháp bằng tên gọi của những vị vua thần là: Po Rome, Po Tam, Po SahInu…

Trong số những di tích còn sót lại đó, ngôi tháp mang tên vua thần Po Klong Garai là quần thể linh thiêng và tráng lệ nhất.

Tháp Po Klong Garai là lăng tưởng nhớ ngài Klong Garai, một vị vua đã được thần thoại hóa. Theo truyền thuyết, mẹ vua là người không rõ lai lịch, được hai vợ chồng già nhặt về từ một bọc vải trên đập Nha Trinh. Bà mang thai vì uống nước trên một tảng đá lớn trong rừng rồi sinh ra một người con xấu xí, khắp mình ghẻ lở và đặt tên là Po Ong.

Lớn lên, Po Ong đi chăn trâu và khi ngủ được rồng quấn quanh người, mọi vết ghẻ lở biến mất. Khi nhà vua lúc bấy giờ băng hà, con voi trắng trong triều chạy ra ngoài, tới quỳ phục trước Po Ong và mời ông về triều. Từ đó, dân chúng tôn ông lên làm vua lấy tên Po Klong Garai.

Tháp Po Klong Garai được xây dựng trên đỉnh núi Trầu, cách thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận 5 km về phía Tây Bắc. Đây là một trong những quần thể tháp Chăm lớn và còn nguyên vẹn nhất tới nay.

Tháp được vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân) xây vào cuối thế kỷ 13. Hiện nay, còn lại 3 ngôi tháp gồm: Tháp cổng, tháp lửa và tháp chính. Một miếu nhỏ phía tây được người Chăm mới lập sau giải phóng (1975) thờ vợ vua là bà Bia Kol.

Vẻ đẹp của Po Klong Garai không tập trung vào mỗi ngọn tháp mà là một tổng thể hài hòa với hướng nhìn lên đỉnh núi.
Ba ngọn tháp tiếp nối liên tục theo trục ngang, hướng Đông – Tây. Từ xa, từng lớp mái nổi dần lên mô phỏng núi Meru trùng điệp cùng các họa tiết lá nhĩ.

Đáng chú ý nhất trong kiến trúc tháp là hệ thống điêu khắc trên mái tháp chính. Mọi tháp Chăm đều có mái mô phỏng núi Meru trong thần thoại Ấn Độ. Tại Po Klong Garai, từng lớp mái chồng lên nhau xen lẫn tượng điêu khắc ẩn hiện từ 4 phía, hay phù điêu người ngồi ẩn vào trong từng hốc lá đề và tượng tiên nhô ra tại các góc.

Tượng và nóc tháp xếp lớp, đổ bóng lên nhau, vừa có thứ tự chính phụ, vừa đan xen ma mị. Phù điêu Shiva đang múa trên cửa tháp chính và có thể nhìn xuyên qua cửa tháp cổng.

Mỗi năm người Chăm tổ chức lễ hội trên tháp 3 lần là: Lễ Mở cửa tháp, lễ Kate thờ thần Cha và lễ Cambun thờ thần Mẹ. Trong những ngày này, cửa tháp chính được mở, người dân từ các làng Chăm trong vùng nô nức lên làm lễ. Những ngày khác, tháp Po Klong Garai là một điểm tham quan du lịch và công viên cây xanh thu hút du khách mọi miền.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Hay – Bài 3

Bài Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Hay là tài liệu tham khảo hữu ích để ôn tập hiệu quả.

Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Po Klong Garai, một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử đầy tự hào của đồng bào dân tộc Chăm. Nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn của tỉnh Ninh Thuận.

Theo các nhà nghiên cứu, quần thể tháp Po Klong Garai có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo còn tồn tại tương đối nguyên vẹn thuộc loại đẹp nhất của các đền tháp Chăm ở Việt Nam hiện nay. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV để thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205), vị vua có nhiều công trạng trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi phát triển nông nghiệp ở địa phương, được đồng bào Chăm nhớ ơn, thờ phụng hàng trăm năm nay.

Tháp Po Klong Garai cách Quốc lộ 27 khoảng 300 mét. Đây là một quần thể 3 tháp, gồm tháp Cổng (dài 5,10 mét, rộng 4,85 mét, cao 5,65 mét), tháp Lửa (dài 8,18 mét, rộng 5 mét, cao 9,31 mét) và tháp Chính (dài 13,8 mét, rộng 10,71 mét, cao 20,5 mét).

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, tháp Pô Klong Garai vẫn giữ được đường nét tinh tế, sắc sảo, với màu gạch nung đỏ sẫm và kết dính với nhau bằng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt, đến nay vẫn chưa được giải mã.

Dõi mắt nhìn theo những họa tiết nhỏ trên tháp, anh Trần Đình Thức, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Trải qua hàng trăm năm mà các tháp Po Klong Garai vẫn còn nguyên vẹn, đứng sừng sững giữa đất trời như thách thức gió mưa, nắng nóng, thật sự rất khâm phục nghệ thuật xây dựng của người xưa. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè đến đây chiêm ngưỡng, tìm hiểu phong cách nghệ thuật kiến trúc của tháp và văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Hàng năm, tại tháp Po Klong Garai diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của đồng bào Chăm. Đến tháp Po Klong Garai vào các dịp lễ lớn như lễ đầu năm, lễ cầu mưa, đặc biệt là lễ hội Ka tê, du khách sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng, nhộn nhịp của các nghi thức lễ hội.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận – Bài 4

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận sẽ mang đến nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình.

Pôklông garai (hay Po Klong Garai) là tên cụm di tích tháp Chăm nằm trên đồi Trầu, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận khoảng 7km về phía Tây Bắc. Đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi tới thăm Ninh Thuận.

Cụm di tích tháp Pôklông Garai (hay còn gọi Po Klong Garai) nằm trên đồi Trầu, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuẩn khoảng 8km về phía Tây Bắc. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ 13-14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205) người đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy cho nhân dân Panduranga (tên gọi Phan Rang thời vương quốc Chăm).

Po Klong Garai là người có công xây dựng hệ thống dẫn thủy cho Panduranga, được nhân dân vô cùng yêu miến. Khi ông qua đời, vào thế kỷ 13-14 vua Shihavaman cho tạc tượng và thờ ông để tưởng nhớ công ơn. Trong tháp chính hiện nay còn lưu giữ Linga đá, trên biểu tượng dương có tạc phần nửa thân trên của vua Po Klong Garai.

Hệ thống tháp Po Klong Garai gồm ba phần: tháp chính cao 20,5m là nơi thờ cúng và làm lễ chính trong dịp lễ hội. Tháp lửa cao 9,31m tượng trưng cho nơi nấu bếp của nhà vua. Tháp cổng cao 8,56m là nơi nhà vua tiếp khách – bây giờ là lối khách hàng hương bước vào đền.

Tháp chính là ngọn tháp nguyên vẹn và nổi bật nhất. Cửa vào tháp được trang trí với hình thần Shiva đang nhảy múa. Hai bên cột đá khắc kín những dòng chữ cổ. Trên đỉnh tháp là những bức tượng đá, hoa văn trang trí giống hầu hết các tháp Chăm khác. Ở giữa tầng hai và tầng ba tháp là tượng vua Po Klong Garai bằng đá đang ngồi chắp tay trước ngực. Phía sau lưng tháp trang trí một bức tượng trắng giống như tượng Phật.

Tháp cổng hướng dẫn thằng vào tháp chính. Ở tháp cổng không còn lại họa tiết trang trí nổi bật. Tháp lửa cũng còn lại rất ít họa tiết trang trí, một số bị lấy đi trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhìn chung cả ngọn tháp vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Toàn bộ ba tòa tháp được xây dựng theo phương pháp cổ xưa của người Chăm, không có mạch vữa, khoảng cách giữa các viên gạch gần như khít chặt với nhau. Trải qua bao nhiêu thế kỷ, sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nhưng ba tòa tháp vẫn sừng sững, hiên ngang – sự tài tình trong xây dựng của Chăm xưa cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Phía ngoài khuôn viên ba tháp chính, gần tháp cổng còn sót lại một phiến đá bên trên có khắc những dòng chữ cổ. Và cả trên hai bên cột cửa tháp chính.

Khuôn viên tháp là một khoảng đất rộng nằm trên đỉnh đồi Trầu, nhìn bao quát được cả thành phố. Gió trên đỉnh núi mạnh tưởng như có thể thôi bay bạn đi bất cứ lúc nào và cái nắng thì như thiêu như đốt. Người ta có câu “nắng như phang – gió như rang” để ví von vui về cái nắng, gió ở Phan Rang.

Chia Sẻ Bài 🌹Thuyết Minh Về Đà Nẵng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Chi Tiết – Bài 5

Bài Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Chi Tiết được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.

Tháp Pôklông Garai hay còn có tên gọi khác là tháp Po Klong Garai, là tên gọi chung của cụm tháp Chàm đẹp nhất ở Ninh Thuận còn sót lại ở nước ta. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, với đỉnh cao trong kiến trúc xây dựng và nghệ thuật điêu khắc, tháp PoKlong Garai là di tích ở Ninh Thuận thu hút đông đảo khách du lịch tới khám phá và tìm hiểu về một nền văn hóa độc đáo.

Là một danh lam thắng cảnh ở Ninh Thuận, tháp PoKlong Garai mang đậm bản sắc văn hóa Chăm, thờ phụng vua Po Klong Garai – vị vua có công lớn trong cai trị đất nước. Tháp được xây dựng vào những năm cuối thế kỉ 13 đầu thế kỉ 14, nằm trên đồi Trầu, phường Đô Vinh.

Tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận có lối kiến trúc, điêu khắc đạt đến độ đỉnh cao, được Bộ Văn hóa xếp vào hạng di tích quốc gia năm 1979 và được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Kiến trúc Tháp Chàm Po Klong Garai bao gồm 3 tháp chính đó là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Từ khi mới bước chân lên đồi Trầu, các bạn đã có thể nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ của tháp chàm đứng sừng sững ở trên đỉnh. Càng đến gần, những đường nét tinh tế cùng lối kiến trúc độc đáo lại càng hiện rõ trước mặt. Hầu hết các tháp đều được xây từ loại gạch nung đến đỏ sẫm, dính lại với nhau bằng dầu rái.

Tháp chàm Poklong Garai ở Ninh Thuận có tháp Cổng, chính là 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây. Tháp Cổng có độ cao khoảng chừng gần 9m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Nơi này cũng là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa.

Ở phía Nam chính là tháp Lửa – nơi có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa, mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh. Tháp Lửa cao 9,31 mét, dài 8,18m và rộng 5 mét, được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Hai mái của tháp cong cong hình chiếc thuyền khá giống với mái nhà rông của người dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào, các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa.

Di chuyển vào sâu hơn nữa chính là Tháp Chính – tâm điểm trong kiến trúc công trình tháp Chàm PoKlong Garai Ninh Thuận. Tháp Chính có 1 cửa chính ở hướng Đông, được điêu khắc hình ảnh thần Siva. Hai trụ đá đỡ tháp được khắc chữ Chăm cổ. Bên cạnh đó, tháp còn có 3 cửa giả hướng ra 3 phía còn lại, tạc tượng các thần ở phía trong.

Tháp chính cao khoảng hơn 20m, thiết kế nhiều tầng. Xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa. Bên trong thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukha – Linga.

Trước kia, trong công cuộc khai quật tháp PoKlong Garai, người Pháp đã tìm thấy một số đồ trang sức và bát làm bằng vàng, bạc. Hiện nay, khi tiến hành khảo cổ tháp, người ta vẫn đưa ra những giả thuyết về lịch sử cũng như những câu chuyện về ngọn tháp độc đáo này.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Sinh Động – Bài 6

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Sinh Động, cùng đón đọc bài văn hay được SCR.VN chọn lọc sau đây.

Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam, phụng thờ vua Po Klong Garai. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Di tích kiến trúc nghệ thuật này được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc gia năm 1979 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 9 km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.

Có một truyền thuyết liên quan đến tháp Poklong Garai kể rằng ngày xưa ở Play Chakling có hai ông bà tên Ôn Paxa và Muk Chakling dù đã cao niên nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một đứa bé đang trôi trên bọt nước bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit.

Karit lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên được nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng cha vào rừng hái củi. Trời nóng nực, hai cha con khát nước nhưng chung quanh lại không có sông suối. Bỗng Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. Lạ thay nàng uống đến đâu nước trong đá tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến uống thì chẳng thấy giọt nước nào.

Sau dạo đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé đã xấu xí lại rất hấu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Karit không chịu nổi lời đàm tiếu là gái chửa hoang nên bỏ đi để con lại cho ông bà nuôi. Đứa bé càng lớn càng xấu xí, mình lại đầy ghẻ chốc nên chẳng mấy đứa chịu chơi chung. Khi ông bà mất, cậu cũng vừa khôn lớn. Cậu cùng bạn là Po Klonchanh đi buôn trầu. Một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Pô Klonchanh về trước rồi đem cơm ra cho bạn.

Khi trở lại Pô Klonchanh thấy có hai con rồng trắng đang liếm mình Jatol. Po Klonchanh chạy đến thì hai con rồng biến mất và lạ thay Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn tú, khôi ngô khác thường. Điềm lạ đó dần lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ Iaru. Được biết Jatol sẽ là một vị thiên tài xuất chúng, vua Nuhol cho mời Jatol đến. Thấy đúng như lời đồn đại vua đã giữ Jatol lại và gả công chúa Thakol cho.

Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Po Klong Garai. Sau 5 năm, ông dời đô ra Bal Hangâu. Bấy giờ, Panduranga, quê hương của ông bị quân Chân Lạp thường xuyên đánh phá. Pô Klong Garai phải mang quân vào Panduranga tiếp sức và dẹp loạn.

Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu, Chăm lịch, vua Po Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thuở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Po Klong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Biết khó đánh thắng vua Pô Klong Garai bằng sức mạnh quân sự, Hakral đã chấp thuận.

Vua Po Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai với sự tài trí của mình đã hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Ấn Tượng – Bài 7

Bài văn Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Ấn Tượng để có thêm nhiều thông tin hay và hữu ích.

Bạn yêu thích các công trình tháp cổ của Lào, Myanmar hay Thái Lan nhưng chưa có điều kiện ghé thăm thì đừng lo, tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn ngay thôi.

Tháp Chàm Poklong Garai hay Pôklong Garai là quần thể tháp Chăm nằm trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, sát quốc lộ 27A và cách trung tâm thành phố Phan Rang, Ninh Thuận khoảng 8km về phía Tây Bắc.

Công trình này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 dưới thời trị vì của vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205) – người đã có công lớn đưa đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no nhất là việc xây dựng hệ thống dẫn nước cho nhân dân kinh đô Panduranga (tên gọi của thành phố Phan Rang thời Vương quốc Champa cổ).

Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật hùng vĩ và đẹp nhất còn sót lại của nền văn minh Champa, chính vì thế nó đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia năm 1979 và từng được Thủ tướng Chính phủ vinh danh là di tích quốc gia đặc biệt.

Sự dung hòa khéo léo phong cách nghệ thuật Chămpa và Khmer với những hình vòm, hình chóp nhọn hay các chi tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình lá, hình đuôi rồng, hình bò thần… khiến cho công trình này trở nên khác biệt với tất cả những quần thể tháp Chăm có trước và sau nó. Chính vì vậy, bất kỳ ai đến với “xứ xương rồng” Phan Rang đều không thể bỏ qua ngọn tháp này.

Lúc mới xây, tháp Chàm Poklong Garai có nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng do sự tàn phá của thời gian khiến cho nơi này hiện nay chỉ còn lại ba phần là tháp chính, tháp Lửa và tháp Cổng.

Tháp chính là ngọn tháp nổi bật nhất với độ cao hơn 20m, mỗi cạnh rộng hơn 10m, được thiết kế nhiều tầng với 4 cửa hướng ra 4 phía. Cửa chính hướng về phía Đông được trang trí bằng bức phù điêu thần Siva có 6 tay đang nhảy múa trên mái vòm. Hai trụ đá đỡ tháp thì được khắc chữ Chăm cổ trên mặt.

Ở mỗi góc của tháp cũng đều được được tạc các bức tượng đá hình các vị thần, các con vật hoặc biểu tượng lửa và điêu khắc nhiều hoa văn tinh xảo và tỉ mỉ.

Đây là nơi chuyên để thờ bức tượng vua Po Klong Garai bằng đá đang ngồi chắp tay trước ngực, đặt ở giữa tầng hai và tầng ba của tháp. Phía sau lưng tháp thì được trang trí một bức tượng trắng giống như tượng Phật.

Ở phía Nam tháp chính là tháp Lửa – nơi mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh, tượng trưng cho nơi nấu bếp của nhà vua, cũng như là nơi cúng tế của tu sĩ và để long bào hay các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa.

Ngọn tháp này cao 9,31m, dài 8,18m và rộng 5m, được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa với hai mái cong cong như hình chiếc thuyền, rất bắt mắt và ấn tượng.

Cuối cùng là tháp Cổng ở phía Đông cao gần 9m, dẫn thẳng vào đền chính. Vào thời xưa, nó là nơi ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của nhà vua còn hiện nay thì trở thành lối để du khách hành hương bước vào đền. Các họa tiết trang trí ở đây cũng đã bị mờ dần theo thời gian, không còn rõ nét như tháp chính.

Hơn nữa, sẽ thật là thiếu sót nếu nói đến các công trình tháp Chăm, tiêu biểu như tháp Poklong Garai Ninh Thuận mà không nhắc đến sự độc đáo của chất liệu xây dựng nên chúng: gạch Chăm. Gạch Chăm cũng làm từ đất sét như bao loại gạch khác, nhưng những họa tiết trên gạch bí ẩn đến mức chúng ta không biết người nghệ sĩ Chăm xưa đã khắc tạc lên lúc gạch sống hay gạch chín.

Đặc biệt, việc sử dụng gạch xây tháp được làm hoàn toàn theo phương pháp cổ xưa của người Chăm, tức là ghép chặt những viên gạch lại với nhau mà không có mạch vữa ở giữa. Ấy thế mà mà bao thế kỷ trôi qua với bao biến cố, bao sóng gió mà ngọn tháp ấy vẫn đứng sừng sững, hiên ngang trên đỉnh đồi như một minh chứng cho sự tài tình, khéo léo của người Chăm xưa.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau

Bài Văn Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Điểm 10 – Bài 8

Bài Văn Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hay và hấp dẫn.

Tháp Po Klong Garai: Biểu tượng tâm linh của người Chăm Ninh Thuận. Tháp được vua Chế Mân xây từ cuối thể kỉ 13, đầu thế kỉ 14, để thờ vị vua Po Klong Garai. Năm 1979 Di tích kiến trúc nghệ thuật này được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc gia đặc biệt.

Tháp Po Klong Garai là ngôi đền thờ cúng thiêng liêng, được xem là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của cộng đồng người Chăm sinh sống tại Ninh Thuận. Tháp nằm trên ngọn đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách thành phố Phan Rang 9km về phía Tây.

Theo ông Sử Văn Tiên, thuyết minh viên tại tháp Chàm: Tháp này được xây dựng vào cuối thể kỉ 13, đầu thế kỉ 14, do vua Chế Mân xây để thờ vua Po Klong Garai.

Po Klong Garai bao gồm 3 ngôi tháp, đó là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng được xây từ loại gạch nung đỏ sẫm. Trong ba ngôi tháp này, tháp cổng và tháp lửa không được sử dụng để thờ cúng, chỉ có tháp chính là nơi thờ tự vị vua Po Klong Garai.

Phía trước cụm di tích là Tháp Cổng có độ cao hơn 5m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỷ mỷ. Nơi này là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa.

Ở phía Nam chính là tháp Lửa, ngôi tháp có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm. Ngôi tháp này được thiết kế với hai mái cong cong hình chiếc thuyền. Đây là nét văn hóa độc đáo của người Chăm cổ. Thời xưa, tháp Lửa là nơi cúng tế của tu sỹ, nơi để long bào, các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa.

Đi vào sâu hơn nữa là Tháp Chính – trung tâm của cụm kiến trúc công trình tháp Po Klong Garai. Tháp chính cao khoảng hơn 20m, với lối thiết kế nhiều tầng. Xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa.

Ngôi tháp này có 1 cửa chính ở hướng Đông, phía trên được điêu khắc hình ảnh thần Siva là vị thần thiêng liêng đối với dân tộc Chăm, phía dưới là hai trụ đá đỡ tháp được khắc chữ Chăm cổ. Vào sâu hơn là tượng đá chạm khắc hình con bò được quan niệm là vật cưỡi của thần Siva. Bên trong thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukha-Linga.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt kiến trúc, đây còn là nơi linh thiêng đối với cộng đồng người Chăm.

Ông Sử Văn Tiên cho biết: Coi đây là trung tâm tín ngưỡng văn hóa nên hiện nay cộng đồng người Chăm vẫn còn thờ tự theo tín ngưỡng 4 lễ hội. Ở đây tiêu biểu nhất là lễ hội Kate vào ngày 1 tháng 7 Chăm lịch (vào khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch).

Trải qua những biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, tháp Po Klong Garai vẫn lưu giữ nguyên vẹn hiện vật và giá trị truyền thống trong văn hóa Chăm. Năm 1979, Di tích kiến trúc nghệ thuật này được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc gia và ngày nay đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Ngắn Hay – Bài 9

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Ngắn Hay, một trong những di tích mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Chăm.

Tháp Chàm Ninh Thuận Po Klong Garai nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng chừng 7km về hướng Tây Bắc của phường Đô Vinh. Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của một cụm tháp gồm ba đền tháp: tháp chính (kalan po) cao 20,5m; tháp cổng (Kalan Pabah mbang) cao khoảng 8,56m; tháp lửa.

Được biết, đây là một trong những cụm đền tháp chăm hiếm hoi trên dải đất Duyên hải miền Trung có phong cách kiến trúc, nghệ thuật hoàn mỹ đạt đến đỉnh cao trong nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa của một thời vàng son ở Đông Nam Á chính là cụm đền tháp Po Klong Garai – biểu tượng văn hóa, du lịch Ninh Thuận.

Tháp Chăm Ninh Thuận Po Klong Garai nằm trên tuyến du lịch khám phá văn hóa Chăm Ninh Thuận: Tháp Chàm – Gốm Bàu Trúc – Làng Dệt Mỹ Nghiệp – kết hợp Vườn Nho Ba Mọi. Đây là tuyến tham quan đáng để bạn trải nghiệm, bạn có thể dành ra 1 buổi trong ngày để trải nghiệm hết 04 địa điểm hấp dẫn này.

Để đi được đến tháp Po Klong Garai từ trung tâm thành phố Phan Rang bạn đi theo cung đường: Ngô Gia Tự, rồi tiếp tục đi thẳng theo Quốc lộ 27 (mới) cho đến khi qua cầu Vượt Tháp Chàm, vừa đổ hết dốc cầu vượt rẽ trái vào đường Bác Ái sẽ đến được nơi đây.

Theo ghi chép thì tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII bởi vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vị vua Champa Po Klong Garai (Jaya Simhavarman) – người có nhiều công lao trong thời trị vị Champa – vùng Panduranga.

Khác với nhiều cụm đền tháp khác như tháp Nhạn Phú Yên, tháp Bà Po Nagar Nha Trang hay tháp Po Sah Inư ở Phan Thiết. Cụm đền Tháp Chàm Ninh Thuận Po Klong Garai được xây dựng hoàn toàn theo phong cách muộn, một phong cách nghệ thuật điển hình của Champa từ thế kỷ XII – XIV.

Quan sát tổng thể cụm đền tháp thì đây là một công trình có quy mô tương đối lớn được xây dựng trên đồi Trầu (cek hala) với tổng diện tích khoảng 10 hecta. Bằng kỹ thuật xây dựng độc đáo, huyền bí và điêu luyện của mình. Đến nay, sau 800 năm tồn tại với thời gian, đền tháp Chăm vẫn vẫn còn tương đối nguyên vẹn như thuở ngày nào.

Cụ thể, ngôi tháp chính (Kalanpo) được xây dựng với nhiều tầng và có hình hài như ngọn núi Peru – một ngọn núi thiêng của Ấn giáo bên Ấn Độ. Nhìn từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Tầng trên là sự lập lại tầng dưới thu nhỏ, cho đến đỉnh là một trụ đá nhọn, biểu tượng là một Linga.

Ở các góc tháp lên dần đều là các ụ vuông nhỏ, các góc có gắn tượng thú bằng đá và các hình ngọn lửa bằng gạch nung. Hiện diện trên các mặt tháp có nhiều tượng thờ như tượng vua Po Klong Garai, tượng thần Siva và các vị hộ pháp và các loài muông thú.

Tiếp tục quan sát theo hướng từ con đường chính từ dưới chân tháp đi lên qua ngôi tháp cổng. Ngôi tháp chính gồm một cửa chính ra vào quay về hướng Đông, trên cửa là mái vòm có 2 trụ đá lớn khắc chữ Chăm cổ. Bên trên cửa có phù điêu thần Siva có 6 tay đang uyển chuyển với những điệu múa thần bí. Ba cửa còn lại theo ba hướng Nam, Bắc, Tây là cửa giả có trụ ốp gạch lồi, lõm vào trong. Trên mỗi cửa giả có một tượng thần tư thế thiền.

Bên trong ngôi tháp chính theo hướng nhìn thẳng vào bên trái là tượng bò thần Nandin bằng đá, đầu hướng vào trong tháp. Tương truyền, đây là vật cưỡi của thần Siva và vua Po Klong Garai. Tiếp tục đi thẳng vào trong chính giữa tháp là tượng thờ bán thân vua Po Klong Garai. Bên dưới tượng bán thân vua Po Klong Garai là một Yoni cạnh dài 1m47, cạnh ngang 0m94, trên Yoni là một Linga tròn, phía trên trụ là Linga.

Ngoài ra, ở phía sau tháp còn có một ngôi miếu nhỏ thờ một phiến đá. Phía trước tháp còn có nhiều bia đá, Linga ghi lại nhiều cuộc dâng cúng, sự kiện lịch sử cũng như tiến trình đấu tranh của người Chăm vùng Panduranga. Xung quanh tháp được bao quanh bằng một vòng thành và mở hướng ra vào cho tín đồ dâng cúng ở phía nam.

Nhìn chung, đền tháp chính trong cụm Tháp Chàm ở Ninh Thuận: tháp Po Klong Garai là nơi thể hiện đầy đủ nghệ thuật thẩm mỹ theo phong cách muộn thời kỳ ấy.

Từ cổng tháp chính đứng nhìn thẳng ra ngoài về hướng Đông, phía Nam giữa hai tháp trên là tháp thờ Thần Lửa, cao 9m31. Tháp có 3 cửa thông nhau 3 hướng Đông, Bắc và Nam, riêng phía Nam là cửa sổ. Chức năng của tháp này là để các tu sĩ Bàlamôn, các thầy cúng bày các vật tế lễ và giữ ngọn lửa tế nên người Chăm gọi là Tháp Lửa. Điều đặc biệt là cấu trúc tháp xây mái theo kiểu hình mái nhà (hình giống mái nhà prông ở Tây Nguyên hoặc mái nhà hình thuyền như mặt trên trống đồng).

Trong không gian cụm đền tháp Po Klong Garai, phía sau ngôi tháp chính còn có một miếu thờ tượng Kút hoàng hậu. Theo ghi chép và nghiên cứu của các nhà sử học thì đây chính là hoàng hậu Tố Lý. Bên cạnh miếu thờ gần vòng thành phía Nam cụm thể tháo còn có một trụ đá (Linga) cao 2m20. Đối diện vòng thành phía Nam về hướng vòng thành Đông Bắc là một tảng đá bánh ú 3 mặt có chữ có khắc chữ Chăm cổ.

Bên cạnh những công trình đền tháp nguyên thủy, có một điều hết sức lưu ý về hạng mục tháp cổng này là chỉ mới xây dựng từ sau năm 2000 trở lại đây. Hạng mục tháp cổng này được xây ở chân đồi tháp ở phía Tây nhằm thay thế cho hạng mục tháp cổng phía Đông đã không còn đi lên được nữa.

Theo quan sát thì cổng tháp mới có hình lá nhĩ phình ra to tướng đứng trên hai cột chịu lực không cân xứng. Xét về mặt khoa học, phong thủy thì công trình này không hòa hợp với ba đền tháp nguyên thủy. Tuy nhiên, xét về mặt bảo vệ di tích thì nó đóng vai trò tương đối quan trọng để phục vụ cho khách du lịch.

Theo xây dựng theo mô phỏng ngọn núi Meru trong truyền thuyết của Ấn Độ gắn với tục thờ thần Siva và các vị vua thần Chăm.

Ngắm nhìn tổng thể cụm đền Tháp Chàm Ninh Thuận Po Klong Garai và nhiều công trình đền tháp Chăm khác trên dải Duyên hải miền Trung. Thì cụm đền tháp Po Klong Garai như một bức tranh thiên nhiên hoàn chỉnh với phong cách kiến trúc hoàn mỹ đã đạt đến đỉnh cao trong nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa một thời vàng son ở Đông Nam Á. Và xứng đáng trở thành công trình kiến trúc, nghệ thuật Chăm có phong cách đẹp nhất trong tất cả công trình kiến trúc nghệ thuật của Champa.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lạng Sơn ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Lạng Sơn Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Đơn Giản – Bài 10

Bài Văn Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Đơn Giản sẽ là tài liệu hữu ích để các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức cho mình.

Tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử đầy tự hào của đồng bào dân tộc Chăm. Nơi đây đang là điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh Ninh Thuận.

Tháp Po Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính cao 20,5m, tháp lửa cao 9,31m và tháp cổng cao 8,56m. Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết đá, gốm với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần. Hầu hết các tháp đều được xây từ loại gạch nung đến đỏ sẫm, dính lại với nhau bằng dầu rái.

Xuất phát từ ngã 5 Phủ Hà, du khách đi theo đường 21/8 hướng Đà Lạt. Sau đó di chuyển qua đoạn giao nhau với xe lửa, đi thêm một đoạn nữa là đến nơi. Du khách có thể đi bằng phương tiện cá nhân hoặc thuê xe, di chuyển từ địa điểm bắt đầu theo chỉ dẫn cũng rất dễ dàng và thuận tiện.

Tháp Po Klong Garai mở cửa đón du khách tham quan từ 6h00 đến 18h00 các ngày trong tuần, thứ bảy và chủ nhật tại tháp đều tổ chức văn nghệ dân gian Chăm phục vụ du khách. Nơi đây hoạt động thường ngày nên du khách có thể ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Đến thăm tháp du khách thường tham quan kiến trúc độc đáo và tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm. Ngoài ra, du khách có thể được mượn một số trang phục của đồng bào Chăm để chụp ảnh lưu niệm. Tại đây còn trình diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm cho du khách xem và trải nghiệm thực tế.

SCR.VN Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Lào Cai ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Lào Cai Hay

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Chọn Lọc – Bài 11

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Chọn Lọc được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Tháp Po klong Garai Ninh Thuận– Bảo tháp Chăm 800 năm tuổi đẹp nhất Việt Nam

Po Klong Garai là tên gọi quen thuộc của một đền tháp Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV bởi vua Chế Mân (vua Jaya Shihavaman III – người trị vì Chiêm Thành từ năm 1288 – 1307).

Tổng thể kiến trúc đền tháp ngự trên một ngọn đồi có tên là Trầu [Cek hala]; có độ cao tầm 25m so với mặt nước biển; hiện thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7km về phía Tây Bắc [quốc lộ 1A đi Cam Ranh – Khánh Hòa]”.

Mục đích của việc xây dựng đền tháp này là thờ vua Po Klong Garai – người theo sử sách Champa có nhiều công lao trong việc đánh đuổi ngoại xâm và trị vị đất nước.

Trải qua bao thăng trầm, tháp hiện nay nơi sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Chăm theo Bàlamôn giáo; đồng thời là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn cũng như là nơi đặt nền tảng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, lịch sử Chăm của Ninh Thuận nói riêng và trên dải đất Duyên hải miền Trung nói chung.

Năm 1979, đền tháp Po Klong Garai được Bộ Văn hóa Thông tin [nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch] đã xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia. Đến cuối năm 2016 thì chính thức trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt.

Để lưu giữ, giữ gìn và phát huy nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa dân tộc. Bao năm qua, cứ đến ngày cuối tháng 6 đế ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm [khoảng tháng 9, tháng 10 Dương lịch]. Đồng bào Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn tại Ninh Thuận luôn chọn đền tháp Po Klong Garai là nơi tổ chức lễ hội Kate – Một lễ hội lớn quan trọng của đồng bào.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Đà Lạt ❤️️ 15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Đạt Điểm Cao – Bài 12

Bài Văn Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách dùng từ ngữ sáng tạo và sinh động.

Tháp Pôklông Garai nằm ở phía tây thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận gần ga xe lửa mang tên ga Tháp Chàm (các bạn có thể kết hợp tham quan địa điểm này lưu lại những khoảnh khắc luôn nhé), cách trung tâm thành phố khoảng 7km.

Đây là nhóm 6 tháp được xây dựng dưới thời Chăm và được chính người Chăm xây dựng nên kiến trúc mang âm hưởng đặc biệt đối với văn hóa người Chăm. Lúc bấy giờ, vua Chế Mân đã cho xây dựng cụm tháp này để thờ phụng những vị vua đã có công với dân tộc mình. Được biết tháo có 6 khu nhưng hiện tại chỉ còn 3 khu tháp nguyên vẹn.

Tháp Chính: thờ vua Pôklông Garai (1151 – 1205). Ông đã có nhiều công lao to lớn đối với dân tộc Chăm ở vùng đất phía nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thuỷ lợi (đập Nha Trinh, đập Sông Cấm ở phía tây Phan Rang). Hơn thế nữa dưới triều vua Pôklông Garai trị vì, đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no. Theo truyền thuyết, đây là ông vua bị bệnh hủi nhưng rất dũng cảm.

Đây là ngọn tháp tâm điểm trong kiến trúc công trình tháp Chàm PoKlong Garai Ninh Thuận. Tháp Chính có 1 cửa chính ở hướng Đông, được điêu khắc hình ảnh thần Siva. Hai trụ đá đỡ tháp được khắc chữ Chăm cổ. Bên cạnh đó, tháp còn có 3 cửa giả hướng ra 3 phía còn lại, tạc tượng các thần ở phía trong. Tháp chính cao khoảng hơn 20m, thiết kế nhiều tầng. Xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa.

Tháp Cổng: chính là 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây. Tháp Cổng có độ cao khoảng chừng gần 9m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Nơi này cũng là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa.

Tháp Lửa: nằm ở phía nam, nơi có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa, mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh. Tháp Lửa cao 9,31 mét, dài 8,18m và rộng 5 mét, được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Hai mái của tháp cong cong hình chiếc thuyền khá giống với mái nhà rông của người dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào, các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa..

Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Văn Ngắn – Bài 13

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Văn Ngắn giúp các em có thể học hỏi và rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.

Sừng sững tọa lạc trên đồi Trầu qua bao năm tháng, tháp Po Klong Garai không chỉ là một minh chứng cho sự tồn tại của đất nước Chăm Pa trước kia mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm. Hơn 600 năm nay, tháp Po Klong Garai vẫn luôn xứng danh ngôi vị tháp Chăm cổ hùng vĩ nhất và đẹp nhất đất Việt.

Tương truyền, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng để tỏ lòng biết ơn, tôn kính đối với vị vua Po Klong Garai (1151 – 1205) anh dũng, đóng góp nhiều công lao lớn cho đất nước Chăm và được xây dựng bởi vua Shihavaman (còn được gọi là Chế Mân) trong khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV. Trong đó, công trình tháp Po Klong Garai bao gồm 6 tháp, tuy nhiên hiện nay chỉ còn 3 tháp nguyên vẹn là: tháp Cổng, tháp Lửa và tháp Chính.

Trên đồi cao ấy đâu đâu du khách cũng cảm nhận được linh hồn cũ kỹ, xưa cũ, trầm mặc và cổ kính của các tháp Chăm trong chuyến du lịch Ninh Thuận. Ở mỗi tháp khác nhau, bạn sẽ lại được khám phá một hiện vật mới, hiểu thêm một giá trị truyền thống trong kiến trúc, văn hóa và tín ngưỡng Chăm Pa.

Tháp có hai cửa thông nhau theo trục Đông – Tây gọi là tháp Cổng, có độ cao khoảng 8.56 m và được chạm trổ hoa văn tỉ mỉ, công phu. Tháp Cổng được xây dựng theo nguyên tắc càng cao càng nhỏ dần, tạo thành đỉnh chóp ở phía trên cùng. Nơi đây cũng chính là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và đón tiếp khách của vua.

Sau khi tham quan tháp Cổng, du khách du lịch Ninh Thuận có thể tiến dần về phía Nam để khám phá kiến trúc độc đáo của tháp Lửa. Tháp Lửa có độ cao 9.31 m, dài 8.18 m và rộng khoảng 5 m. Tháp này được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn với hai mái cong hình chiếc thuyền đặc trưng, khá giống những mái nhà rông truyền thống của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên.

Tháp có 2 cửa thông nhau, nằm ở hướng Đông – Bắc và phía Nam thì có một cửa sổ khá lớn. Theo như sử sách ghi chép, tháp Lửa là nơi cúng tế của các tu sĩ và cũng là nơi để long bào, đai mão, xiêm y và các vật dụng quan trọng của nhà vua Chăm Pa.

Với điểm dừng chân tham quan cuối ở tháp Chính, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một trong những tháp Chăm đẹp nhất vẫn còn nguyên vẹn qua bao thăng trầm của dòng chảy thời gian. Tháp Chính là kiến trúc trọng tâm của công trình tháp Po Klong Garai và mang đậm sắc màu văn hóa kiến trúc Chăm Pa.

Tháp Chính chỉ có 1 cửa chính mái vòm ở hướng Đông, được điêu khắc hình ảnh thần Siva và có hai trụ đá lớn đỡ lấy mái được khắc chữ Chăm cổ. Ngoài ra, tháp này còn có 3 cửa giả tỏa ra 3 hướng Tây – Nam – Bắc, trụ ốp gạch lồi, lõm được tạc tượng thần ở phía trong. Tháp Chính cao khoảng 20.5 m, được thiết kế theo nhiều tầng, quanh các góc tháp đều có các ụ ô vuông nhỏ gắn tượng đá thú và biểu tượng lửa. Bên trong tháp có thờ tượng vua Po Klong Garai với biểu tượng Mukha – Linga.

Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Thuận ❤️️ 15 Bài

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Hay Nhất – Bài 14

Thuyết Minh Về Tháp Pôklông Garai Ở Ninh Thuận Hay Nhất với câu từ ngắn gọn và súc tích, ý văn đặc sắc.

Phan Rang – Ninh Thuận vốn đã từng là thủ phủ của vương quốc Champa (Panduranga: 1433-1832), nơi còn lưu giữ lại những di tích tháp chàm nổi tiếng. Tháp Po Klong Garai nằm trên đồi Trầu ở Đô Vinh – Phan Rang là một trong số đó và cũng là ngôi tháp được xem là đẹp nhất còn lại ở Việt Nam của văn hóa Champa.

Tháp nằm cách trung tâm Phan Rang – Tháp Chàm 7km, nhưng nếu bạn đến Phan Rang bằng đường tàu hỏa thì tháp Po Klong Garai rất gần với ga Tháp Chàm, khoảng cách từ ga chỉ tầm 1km. Lối rẽ vào khu di tích nằm ở đường 21/8 Đô Vinh, đối diện số nhà 847.

Mặc dù 3 ngọn tháp này nằm trên ngọn đồi Trầu với một diện tích không quá lớn nhưng phần sân của khu di tích rất rộng (từ sân gửi xe phía trước, qua cổng soát vé vào sân bên trong với dãy nhà trưng bày hiện vật và bán đồ lưu niệm). Đi qua những khoảng sân rộng này bạn mới bắt đầu những bậc thang lên đồi Trầu.

Đồi Trầu chỉ cao chưa đến 100 mét nên chỉ một lát là bạn sẽ lên đến nơi. Khi kết thúc những bậc thang là lúc bạn thấy bóng 3 ngôi tháp thấp thoáng sau những tán cây và chiếc bia ký nghiêng nghiêng trên triền dốc.

Trước cổng vào là một bia đá giới thiệu về hệ thống Tháp Poklong Garai, bao gồm 3 tháp: Tháp cổng, tháp chính và tháp lửa. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (đời vua Chế Mân) và theo như thuyết minh là để tưởng nhớ đến vua PoklongGarai, người đã có công phát triển đất nước, đặc biệt về thủy lợi và nông nghiệp mà dấu ấn ngày nay vẫn còn ở đập Nha Trinh – Lâm Cấm.

Cổng vào khu tháp được xây dựng hình vòm cong chóp nhọn nhưng thật ra đây không phải cổng chính diện. Cổng này sẽ dẫn lên phía sườn ngang của hệ thống đền tháp. Chính vì vậy khi mới lên đến nơi bạn sẽ khó định hình được vị trí các công trình.

Cổng chính bị khóa nằm ở phía ngoài mặt đường lớn theo hướng cửa của ngôi tháp chính và tháp cổng. Khi lên đến tháp từ cổng phụ phía bên sườn bạn rẽ phải rồi đi thẳng ra sân gạch phía trước. Từ đây bạn sẽ quan sát trực diện đúng hướng của hệ thống tháp Po Klong Garai và bắt đầu hành trình tham quan của mình.

Nhìn từ phía cổng phụ bạn sẽ thấy chiều ngang và độ cao của những ngôi tháp khác nhau, nhưng bạn không nhìn thấy cửa tháp. Đứng từ sân chính bạn sẽ thấy các ngôi tháp có cửa cùng hướng về một phía (hướng cổng chính).

Ngôi tháp ngoài cùng chính là tháp cổng. Đây là ngôi tháp nhỏ nhất (cả chiều dài lẫn chiều cao) nằm cùng trên một đường thẳng với tháp chính. Đứng từ ngoài có thể nhìn thấy cửa của tháp chính qua cửa của ngôi tháp này. Theo tín ngưỡng của người Champa trước khi vào trong làm lễ phải đi qua tháp cổng để gột rửa mọi thứ làm sạch linh hồn.

Đứng trong tháp cổng bạn sẽ thấy tháp chính to lớn, uy nghi nhất ở đây. Người ta nói xưa kia trên đồi có rất nhiều các ngôi tháp khác, nhưng cùng với thời gian, sự ảnh hưởng của tự nhiên cũng như chiến tranh giờ chỉ còn lại 3 ngôi tháp này.

Phía bên tay trái của trục tháp cổng – tháp chính là ngôi tháp Lửa với mái hình thuyền chứ không nhọn hình núi Meru như những ngôi tháp còn lại. Hầu như ở di tích tháp Chăm lớn nào (nếu còn đầy đủ) cũng có một ngôi tháp có mái hình thuyền như di tích Mỹ Sơn hay tháp Đông Nam trên tháp bà Ponagar. Những ngôi ‘tháp Lửa’ hay ‘tháp Thần Lửa’ này để giữ ngọn lửa thiêng của thần Agni (Thần Lửa) để thực hành các nghi thức tế lễ tại ngôi đền Hindu của Champa.

Khác với các tháp chính luôn có cửa quay về hướng Đông, các công trình tháp Lửa có cửa chính luôn luôn được trổ về hướng Bắc, và hai cửa sổ nằm ở hai đầu Đông và Tây của tháp.

Đáng kể nhất đó là kiến trúc của ngôi tháp chính, một công trình khá đồ sộ, cao hơn 20 mét với rất nhiều chi tiết thể hiện văn hóa đặc sắc của Champa. Ngay ở trên cửa tháp là một bức phù điêu đá hình tượng vị thần được tôn thờ của vương quốc Champa. Tháp được các chuyên gia Ba Lan hỗ trợ tôn tạo rất nhiều để bảo tồn di tích nhưng phần lớn là trùng tu dưới chân tháp để tháp ổn định, phía trên tháp còn khá nguyên vẹn.

Hai thân cột đá trụ ở cửa tháp chính là những kia ký được khắc những dòng chữ Chămpa cổ, theo như lời thuyết minh thì đến nay người ta cũng chưa dịch ra được hết những kí tự này.

Vào bên trong tháp chính, ngay sát chân tường là tượng đá bò thần Nandin, vật cưỡi của thần Shiva có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết qua sông và nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và dẫn đường cho linh hồn người quá cố lên thiên đường hòa nhập với đại linh hồn vĩ đại của thế giới cực lạc. Trong các di tích tháp Chăm có rất nhiều nơi điêu khắc những con vật cưỡi này mà bạn có thể thấy, như trong khu nhà trưng bày phía sau tháp bà Ponagar với ngỗng đá (thần sao Thủy Budha), tê ngưu (thần Sao Hỏa – Agni), voi (thần sao Mộc Indra)….

Cũng như những ngôi tháp Chăm khác bên trong tháp chính là một bộ Linga và Yoni, biểu tượng của âm dương khiến mọi vật sinh sôi nảy nở. Nhưng trên hình Linga trong tháp này lại có đắp nổi bổ sung thêm một hình đức ông và theo lời thuyết minh đó là biểu trưng cho vua Po klong Garai người đã có công với người dân Champa. Bên tay trái của ban thờ phủ thổ cẩm là một hòm công đức.

Hệ thống tháp chăm ở đồi Trầu có 3 điểm được xem là nhất: Đó là tháp Chăm đẹp nhất còn lại ở Việt Nam, tháp Chăm còn nguyên bản nhất ở Việt Nam và ngôi tháp diễn ra nhiều lễ hội hàng năm của người Chăm nhất.

Đi cùng với 3 điểm nhất đó là 3 điều huyền bí của tháp Chăm mà chưa có lời giải đáp đó là: Những mạch gạch xây vô cùng khít gần như không có chất kết dính (sau này người ta cho rằng giữa các viên gạch có một loại dầu thực vật), bên cạnh đó kỹ thuật xây tháp với độ cao lên đến 20 mét và lớn như vậy bằng cách nào mà lại bền vững mãi với thời gian. Cuối cùng đó chính là điều huyền bí của các văn tự trên các bia ký và trên các tảng đá ở các trụ cửa của các ngôi tháp.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận