Thuyết Minh Về Đắk Lắk ❤️️ 15+ Bài Giới Thiệu Đắk Lắk Hay Nhất ✅ Nơi Đây Biết Đến Là Cái Nôi Của Văn Hóa Cồng Chiêng, Thủ Phủ Cà Phê Việt Nam.
Cách Thuyết Minh Về Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Đắk Lắk có diện tích tự nhiên hơn 13.000 km², dân số khoảng 1,9 triệu người, gồm 41 dân tộc anh em sinh sống. Đất bazan chiếm trên 40% diện tích đất tự nhiên, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Đắk Lắk có nhiều địa danh, di tích và thắng cảnh đẹp, như khu du lịch Buôn Đôn, bảo tàng Đắk Lắk, thác Dray Nur, thác Dray Sap, hồ Lắk, hồ Ea Kao, vườn quốc gia Yok Đôn, vườn quốc gia Chư Yang Sin, v.v.
Đắk Lắk cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội độc đáo, như lễ hội cà phê, lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, lễ hội hoa ban, v.v.
Đắk Lắk cũng là nơi có nhiều món ăn ngon và đặc trưng, như bánh căn, bánh tráng nướng, bánh xèo, bánh cuốn, bánh hỏi, bánh khọt, bánh canh, bánh bèo, bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh chưng, bánh tẻ, bánh đa, bánh đập, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng trộn, bánh tráng mè, bánh tráng phơi sương, bánh tráng nướng muối ớt, bánh tráng nướng trứng, bánh tráng nướng phô mai, bánh tráng nướng bò bía, bánh tráng nướng thịt nướng, bánh tráng nướng xúc xích, bánh tráng nướng bò khô, bánh tráng nướng thịt bò…
Chia sẽ bạn các bài ♻️ Ca Dao Tục Ngữ Về Đắk Lắk♻️ đi kèm trong khi thuyết minh.
Giới Thiệu Về Đắk Lắk Hay Nhất – Bài 1
Giới Thiệu Về Đắk Lắk Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và được nhiều bạn đọc quan tâm đến.
Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch của Việt Nam vì Đắk Lắk có nhiều di tích, thắng cảnh và có truyền thống văn hóa đa dạng, Phong cảnh ở đây là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hoang sơ của núi rừng pha lẫn sự hiện đại của phố thị.
Một phố núi dịu dàng và tĩnh lặng, nhưng lại vô cùng quyến rũ bởi những dãy núi đồi hùng vĩ, những cánh rừng cà phê xanh bạt ngàn, xen lẫn vào đó là những ngôi nhà sàn của người dân tộc. Dân cư sinh sống ở đây phần lớn là người Kinh, Ê Đê,M’nông và J’rai… người dân tộc tại chỗ sinh hoạt gắn liền với Bến nước và Nhà sàn
Đặc biệt, Đắk Lắk có Bản Đôn là một địa danh đã được đưa vào bản đồ du lịch thế giới vì truyền thống săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và Buôn Ma Thuột được xem như là một trong những “thủ phủ cà phê” trên thế giới.
Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu; như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M’Nông…; như các đàn đá, đàn T’rưng, đàn k’lông pút…
Đắk Lắk cũng là một phần của Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có các ngôi nhà dài truyền thống của người bản địa mà theo huyền thoại có thể “dài như tiếng chiêng ngân” hoặc các bến nước tại các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở các buôn làng ở Đắk Lắk còn có những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và kể cả thuyền độc mộc đẽo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn.
Chia sẽ bạn 👉 Chùm Thơ Về Đắk Lắk (hay nhất)
Giới Thiệu Về Du Lịch Đắk Lắk – Bài 2
Đón đọc bài văn hay thuyết minh Giới Thiệu Về Du Lịch Đắk Lắk giúp các em có cái nhìn tổng quan về nơi đây.
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 – 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.
Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (đô thị loại I là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.
Tặng Bạn May Mắn 🌵 Thẻ Cào 200k 500k Miễn Phí ❤️
Giới Thiệu Về Quê Hương Đắk Lắk – Bài 3
Giới Thiệu Về Quê Hương Đắk Lắk để có thêm nhiều kiến thức để trải nghiệm khi đến khám phá tại nơi đây.
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở Tây Nguyên, Việt Nam. Thành phố của Đắk Lắk là Buôn Ma Thuột (Ban Mê Thuột), cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km.
Phong cảnh ở đây là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hoang sơ của núi rừng pha lẫn sự hiện đại của phố thị. Một phố núi Ban Mê dịu dàng và tĩnh lặng, nhưng lại vô cùng quyến rũ bởi những dãy núi đồi hùng vĩ, những cánh rừng cà phê xanh bạt ngàn, xen lẫn vào đó là những ngôi nhà sàn của người dân tộc. Dân cư sinh sống ở đây phần lớn là người Kinh và người Ê Đê bản địa, người dân sinh hoạt gắn liền với Bến nước và Nhà sàn.
Nhà sàn (nhà dài của người Ê-Đê) là ngôi nhà được cất trên cao so với mặt đất, dùng để tránh thiên tai, thú dữ và là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Bến nước là nơi có nguồn suối chảy tự nhiên cho chất lượng nước tốt, cung cấp nước cho cả buôn làng. Người Ê Đê thường dùng các ống tre, nứa để hứng từ mạch và đưa dòng nước chảy tự nhiên ra ngoài uống và dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Buôn Ma Thuột không chỉ nổi tiếng về hương vị cà phê mà còn được biết đến với những cánh rừng cao su xanh bạt ngàn. Cao su đã từng được ví như vàng trắng của nhiều gia đình. Buôn Ma Thuột mang đặc trưng của khí hậu vùng cao nguyên, ban ngày mát mẻ và se lạnh về đêm nên thu hút khá đông du khách, đông nhất từ tháng 11 đến tháng 3 vì lúc này thời tiết khá đẹp và có nhiều lễ hội diễn ra.
Ngoài các địa điểm kể trên, thì các bạn còn có thể tham quan một số nơi độc đáo và thú vị khác như các Buôn, xem thác Dray Nur và ngắm hồ Lak, ..
Xem thêm 20+ Bài Văn Tả Cảnh Đẹp Ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Giới Thiệu Về Ẩm Thực Đắk Lắk – Bài 4
Giới Thiệu Về Ẩm Thực Đắk Lắk, cùng khám phá ngay bài viết sau để cùng trải nghiệm những món ăn đặc sản mà hấp dẫn khách bốn phương tại nơi đây.
Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, lại là mảnh đất có địa hình nhiều đồi núi, sông suối nên thường có nhiều sản vật, nguyên liệu từ núi rừng như đọt mây, măng, cá suối… Từ đó các món ăn ngon ở Đắk Lắk được người dân địa phương tận dụng từ những nguồn nguyên liệu này để chế biến ra những món ăn độc đáo, phù hợp với đặc trưng vùng miền và mang đậm chất núi rừng Tây Nguyên.
Đến với Đắk Lắk, ngoài khám phá các địa danh đẹp các bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực cũng như mua các loại đặc sản của vùng đất này về làm quà cho gia đình, bạn bè.
Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã của đồng bào người dân tộc thiểu số tại chỗ nay đã trở thành món đặc sản không thể không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Gà nướng ở bản Đôn phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh.
Cơm lam Bản Đôn được ăn kèm món gà thả vườn nướng lửa than rừng chính hiệu chấm muối ớt sả. Hương vị của món cơm lam và thịt gà hòa vào nhau làm cho ta có một cảm giác thật ưng ý. Nếu thích, bạn có thể thưởng thức rượu cần Y Miên tại chỗ. Ăn cơm lam, thịt gà ta, uống rượu cần hợp hơn bia hay các loại rượu khác. Ngồi tại Bản Đôn, vừa nhâm nhi các món đặc sản, vừa ngắm cảnh và nghe tiếng rì rầm của dòng Sêrêpok cuộn chảy giữa đại ngàn cao nguyên quả thật là một điều thú vị.
Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Ăn lẩu cá Lăng thì tuyệt nhiên cá phải tươi, không ăn cá ướp lạnh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá vào cùng với các loại rau ăn kèm.
Vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào; thử một miếng thấm đến tận chân răng. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.
Cà đắng mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy ở Tây Nguyên. Hiện nay được người dân địa phương trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả của nó giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. Loại cà này có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm của người Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu khuôn hoặc om với lươn, ếch…
Nhiều người nói đùa, rằng đặc sản của người Tây Nguyên thường là “hương biển giữa rừng” cũng đúng. Gỏi là biến tấu giữa cà đắng đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên với khô cá cơm của biển và chỉ có lên núi, đặc biệt là đến Buôn Ma Thuột thực khách mới có thểm nếm được món ăn lạ miệng mà thú vị này.
Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Thuyết Minh Về Đắk Lắk Ngắn Gọn – Bài 5
Thuyết Minh Về Đắk Lắk Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ linh hoạt và ấn tượng.
Đăk Lăk- vùng đất của những ngọn thác hùng vĩ như một nét chấm phá của bức tranh sơn thủy, với nét uyển chuyển mượt mà như mái tóc của nàng tiên giữa đại ngàn xanh kỳ bí. Về với mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, lắng nghe về những câu chuyện ẩn chứa về những huyền thoại của Đăk Lak ngập tràn một không gian văn hóa cồng chiêng vô cùng hùng vĩ.
Với nhiều tên gọi khác nhau, vùng đất Đăk Lăk đã được tách, nhập nhiều lần với các địa phương xung quanh. Việc lấy tên của sông suối, của người đứng đầu buôn làng, có danh tiếng đặt tên cho địa phương của mình là hiện tượng phổ biến ở nơi này. Như trường hợp tên Đăk Lăk có căn nguyên từ địa danh hồ Lăk rộng và đẹp nổi tiếng của vùng này (Đăk là nước, Lăk là tên chàng Lăk – nghĩa là nước của chàng Lăk), hoặc Buôn Ma Thuột là xuất phát từ tên riêng từng tù trưởng của buôn là Ama Y Thuột đã có công xây dựng buôn làng…
Thời tiết ở đây rất đặc trưng, 1 năm có 2 mùa, một mùa khô và một mùa mưa. Trong mỗi mùa đều có những thú vị riêng, bạn nên thưởng thức: Tháng 3: hoa cà phê nở rắng mọi triền đồi, tháng này cũng tổ chức lễ hội đua voi ở mọi buôn làng. Tháng 12: hoa dã quỳ nở vàng rực
Gợi Ý Bài 🌵 Thuyết Minh Về Bình Dương ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bình Dương
Bài Văn Thuyết Minh Về Đắk Lắk – Bài 6
Bài Văn Thuyết Minh Về Đắk Lắk Điểm Cao được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ rộng rãi đến bạn đọc dưới đây.
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 – 800m so với mặt nước biển, phía bắc và đông bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Căm-pu-chia và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa.
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn trong cả nước. Vùng núi cao từ 1.000 – 1.200m chiếm 35% diện tích của tỉnh. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột cao 450m, chiếm 53,5%, đất đỏ mầu mỡ, khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. Đất trũng phù sa (12%) trồng lúa và đồng cỏ tự nhiên. Rừng Đắk Lắk có trữ lượng gỗ dồi dào và nhiều động vật quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu, nai, heo rừng, bò rừng.
Đắk Lắk có các hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sêrêpôk( các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô…) và một số nhánh sông nhỏ khác. Nhiều thác cao có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thủy điện như thác: Dray H’Linh, Buôn Kuốp. Nhiều hồ lớn như hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ea Súp, hồ Đakmin… cung cấp nước tưới và thuỷ sản nước ngọt cho toàn tỉnh.
Khí hậu: vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24ºC, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5ºC. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.
Đến Đắk Lắk du khách có thể đi thăm thác Thủy Tiên, những hồ nước thơ mộng như hồ Lắk, hồ Buôn Triết, hồ Ea Kao; các khu rừng nguyên sinh – vườn quốc gia Yok Đôn, khu lâm viên Ea Kao, thăm Buôn Đôn nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi, các di tích lịch sử như tháp Chàm thế kỷ 13, biệt điện của cựu hoàng Bảo Đại, nhà tù Buôn Ma Thuột hoặc tìm hiểu đời sống văn hoá các dân tộc ít người.
Vùng đất này có nền văn hoá cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M’Nông (huyện Lắk), đàn T’rưng, đàn Klông pút, đàn nước, kèn, sáo…
Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau
Thuyết Minh Về Đắk Lắk Chi Tiết – Bài 7
Thuyết Minh Về Đắk Lắk Chi Tiết là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức cho mình.
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở Cao nguyên phía tây miền Trung của Việt Nam. Có diện tích tự nhiên là 13.125 km2 và dân số gần 1,8 triệu người. Phía bắc giáp với tỉnh Gia Lai. Phía nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Phía đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Phía tây có đường biên giới chung với Campuchia.
Đắk Lắk là một cao nguyên thấp, độ cao trung bình khoảng 500 mét so với mặt nước biển. Là vùng đất tương đối bằng phẳng, đôi chỗ hơi lượn sóng và bị chia cắt bởi những thung lũng, sông suối. Phía đông có những đồng cỏ trải dài, phía tây địa hình thấp dần.
Dòng sông Sê Rê Pốc chảy qua đây tạo thành những thác lớn. Phía nam là miền đồng trũng có hồ Lăk rộng trên 500 ha. Hai con sông Krông Ana và Krông nô; tạo thành một vùng lưu vực rộng hàng vạn ha đất đai màu mỡ.
Giới thiệu về Đắk Lắk : có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của cả nước.
Địa bàn đi lại thuận lợi, có cả đường bộ và đường hàng không. Đường quốc lộ 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Là con đường huyết mạch của tỉnh đi từ Plâyku qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột; xuống Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh.
Đắk Lắk còn có quốc lộ 26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Păk, Ea Kar, M’ Đrăk đến tỉnh Khánh Hòa. Quốc lộ 27 kéo dài nối trung tâm tỉnh với huyện Lăk ở phía nam và thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).
Hệ thống đường giao thông khá nhiều và hoàn chỉnh đi lại rất thuận lợi. Đường hàng không đã có từ lâu và hiện nay được đầu tư, nâng cấp. Thường xuyên đón các đoàn khách quốc tế và trong nước.
Đắk Lắk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su; thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Và đây là một thế mạnh của tỉnh. Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, có nhiều loại gỗ quý như:
Cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dỗi … Rừng có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: Voi, hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác…
Đặc biệt có vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn ha. Là nơi bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu quý như: Huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái…
SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận
Bài Văn Thuyết Minh Về Đắk Lắk Ấn Tượng – Bài 8
Bài Văn Thuyết Minh Về Đắk Lắk Ấn Tượng giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay và rèn luyện kĩ năng viết của mình.
Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có độ cao trung bình khoảng 500m so với mặt biển. Đắk Lắk được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ Du lịch Việt Nam.
Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi nguồn tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn, độc đáo với những ngọn thác hùng vĩ, những hồ nước thơ mộng cùng các khu rừng nguyên sinh đa dạng. Ngoài ra, vùng đất này còn lưu giữ nhiều nét đặc thù về giá trị văn hóa dân gian, phong tục tập quán của cộng đồng 47 dân tộc anh em cùng chung sống; những di tích, những lễ hội hào hùng tái hiện dấu ấn lịch sử và phong trào cách mạng của biết bao thế hệ cha anh.
Đắk Lắk là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn với những thác nước hùng vĩ, kỳ bí, biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên, thu hút nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu khoa học đến khám phá, tìm hiểu. Đặc biệt, khu vực bản Đôn của tỉnh là một địa danh đã được đưa vào bản đồ và cẩm nang du lịch thế giới về truyền thống nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng.
Đray Nur được xem là thác nước hùng vĩ nhất Tây Nguyên, thuộc xã Đray Sáp, huyện Krông Ana, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 25km về phía Nam. Đây là nơi khởi nguồn tình yêu giữa chàng Krông Nô và nàng Krông Ana để tạo nên dòng Sêrêpốk huyền thoại.
Nhìn từ xa, thác Đray Nur như một bức tường nước khổng lồ, với muôn ngàn sợi nước trắng xóa quấn quít, đan xen, lung linh, huyền ảo. Giữa đại ngàn kỳ vĩ, trùng điệp núi non, thác Đray Nur quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp tươi tắn, trong lành và những huyền thoại, truyền thuyết về sự ra đời của thác. Thác Đray Nur được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích Thắng cảnh quốc gia ngày 26/1/2011.
Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kõ Tam tọa lạc tại số 789 Phạm Văn Đồng, phường Tân Hòa và xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột. Đến đây, du khách được nghe giới thiệu về những nét văn hóa truyền thống dân tộc bản địa, tham quan vườn hoa, rau, quả, cà phê, cánh đồng lúa…, tìm hiểu quy trình sản xuất, chế biến và thưởng thức cà phê với hương vị thơm ngon. Ngoài ra, đến với khu du lịch, du khách còn thưởng thức ẩm thực địa phương, giao lưu văn hóa cồng chiêng, tham quan chèo thuyền thúng cùng nhiều trò chơi dân gian.
Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk và lớn thứ hai Việt Nam sau hồ Ba Bể, nằm giữa đại ngàn xanh thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 56km. Hồ rộng 600ha thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thẳm, in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ.
Xung quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Về mùa mưa, hàng trăm con suối, ngọn thác đổ nước về làm cho mặt hồ rộng thêm, sóng cồn lên như biển và dâng ngập hết cả các cánh đồng cỏ xung quanh. Hồ Lắk đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Thắng cảnh quốc gia vào ngày 11/5/1993.
Làng cà phê Trung Nguyên hiện hữu trong lòng thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột như một điểm đến hấp dẫn bởi không gian kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, hấp dẫn nhất Việt Nam, được thế giới ưa chuộng.
Bên cạnh đó, Làng cà phê Trung Nguyên còn là nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị nhất, lâu đời nhất của văn hóa Tây Nguyên. Đây là những hiện vật quý, giúp những người yêu mảnh đất bazan trù phú hiểu về một miền cao nguyên hoang sơ thuở trước với những đêm đại ngàn âm vang tiếng cồng chiêng và lời kể sử thi huyền bí của các già làng trong men rượu cần lâng lâng nồng ấm.
Xem thêm 20+ Mẫu Thuyết Minh Về Cây Cà Phê
Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Buôn Đôn Đắk Lắk – Bài 9
Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Buôn Đôn Đắk Lắk, một điểm đến nổi tiếng được nhiều du khách quan tâm đến.
Buôn Đôn lâu nay vẫn được nhắc đến là vùng đất huyền sử, nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Nơi đây còn có cảnh quan hùng vĩ và bản sắc văn hóa đa dạng, trở thành Khu du lịch Buôn Đôn với sức hút đặc biệt.
Buôn Đôn đẹp không chỉ bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn đẹp ở chiều sâu văn hóa lâu đời. Sử sách lưu rằng, Buôn Đôn theo cách gọi của người Êđê và M’nông, hay Bản Đôn theo cách gọi của người Lào, có nghĩa là “Làng Đảo”. Tên gọi ấy có lẽ gắn với vị trí địa lý đặc thù và cũng bởi nơi đây trước kia là một ngôi làng được xây dựng trên một bãi bồi (đảo nổi) của sông Sêrêpôk. Ngay từ những năm cuối thế kỷ 19, khi đường bộ còn chưa phát triển, sông Sêrêpôk đã là tuyến đường thủy quan trọng của vùng.
Và Buôn Đôn từ ngày ấy đã trở thành một “thương cảng”, là nơi giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa sầm uất giữa người Lào, Cao Miên và người bản địa. Cũng từ sự giao thương ấy, những nét văn hóa bản địa và văn hóa của các tộc người Lào, Cao Miên đã được tiếp biến, chan hòa với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống: Êđê, M’nông, Gia Rai, Thái, rồi người Kinh và cả một số dân tộc phía Bắc đến lập nghiệp…
Nhiều vị khách cho rằng, đến Đắk Lắk mà chưa đi du lịch Buôn Đôn thì coi như chưa tới Đắk Lắk; như vậy có thể thấy rằng điểm du lịch Buôn Đôn có một vị trí rất quan trọng trong các danh lam, thắng cảnh của tỉnh Đắk Lắk.
Đến với khu du lịch Buôn Đôn, người ta dễ bắt gặp những chú voi to lớn ngạo nghễ dạo bước dưới sự chỉ huy của người quản tượng. Thật lạ lẫm khi được dã ngoại cùng voi Buôn Đôn tham quan cuộc sống bản làng, đi lững thững trên sông và lang thang vào Vườn quốc gia Yok Đôn chứa đựng bao điều kỳ thú.
Ngoài voi, khu du lịch Buôn Đôn còn có dịch vụ ngồi thuyền độc mộc ngoạn cảnh sông Sêrêpôk huyền thoại – con sông hiếm hoi ở Việt Nam chảy ngược về phía tây. Và không thể bỏ qua trải nghiệm cảm giác đong đưa khi đi trên cầu treo Buôn Đôn, được làm bằng tre nứa, mây rừng có gia cố thêm móc sắt. Cầu treo bắc ngang sông, trên lưng chừng những rặng si già tỏa bóng mát rượi, buông rũ những chùm rễ cổ quái giữa cảnh trí hữu tình.
Tại khu du lịch Buôn Đôn, bạn có thể tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục, sinh hoạt của nhiều dân tộc, nghe thuyết minh về lịch sử Buôn Đôn, nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, tham quan ngôi nhà sàn cổ hơn trăm năm tuổi còn lưu giữ nhiều kỷ vật truyền thống, thăm kiến trúc mộ Vua săn voi Khunjunop…
Sau khi dạo chơi thỏa thích, du khách hãy dừng chân tại các nhà hàng, quán xá ở Khu du lịch Buôn Đôn, cùng nhau thưởng thức các món ăn dân dã địa phương như: cơm lam, gà nướng chấm muối ớt xanh, canh chua cá lăng…
Khu du lịch Buôn Đôn có gì hay nữa, đó là khi đêm xuống, bên ánh lửa trại bập bùng với ché rượu cần đượm men say, nghe dân ca Earay, Gứt… nồng nàn, da diết quyện trong tiếng Đinh Puốt, Đinh Năm và cùng bước chung nhịp xoang trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng, sẽ khiến bạn thêm cảm mến đất Tây Nguyên.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Đắk Lắk – Bài 10
Bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Đắk Lắk – Thác Dray Sap nổi tiếng và hùng vĩ nhất Tây Nguyên.
Thác Dray Sap có độ cao khoảng 50m, trải dài 100m, là một trong những ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên. Dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng ào ào tạo thành những làn khói nước bay là là càng khiến khung cảnh trở nên mờ ảo, diệu kỳ.
Thác Dray Sap nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Thác Dray Sap là một trong những thác nước đẹp trên dòng sông Serepok. Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap có nghĩa là “thác khói” bởi dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay màu sương khói.
Thác Dray Sap là một bức tường thành nước khổng lồ. Để đến được chân thác, du khách đi qua hành lang dài với những bậc tam cấp cùng hàng cây xanh mát, một thiên đường sống ảo của nhiều bạn trẻ với những khung cảnh vô cùng mộng mơ. Đi qua hành lang đá là đến đường mòn dẫn vào khu rừng già để đến thác nước.
Tại đây, dòng thác đổ ào ào thành những cột nước trắng xóa từ trên cao xuống các mỏm đá đa dạng hình thù phía dưới. Đi tiếp theo lối nhỏ quanh bờ thác và men theo những vách đá nhấp nhô dẫn đến đỉnh thác, du khách bắt gặp hồ nước với dòng nước trong vắt, là nơi du khách có thể nghỉ chân tắm mát.
Thời điểm đẹp nhất để thăm thác Dray Sap là vào cuối tháng 12 và khoảng tháng 2 đến tháng 3 hằng năm. Nếu đến đây vào tháng 12, du khách sẽ được mãn nhãn với sắc vàng của hoa dã quỳ nở rộ hòa cùng sắc đỏ của đường đất Tây Nguyên, sắc xanh của thiên nhiên cây cỏ. Còn vào tháng 2 đến tháng 3, du khách sẽ lạc khung cảnh nên thơ khi gặp những đàn bướm bay dập dờn trên những cây cà phê hoa trắng xóa.
Khi tới thác Dray Sap, du khách còn có thể tham gia hoạt động chèo thuyền ngắm sông Serepok vô cùng thú vị và đến thăm thác Dray Nur cách đó không xa.
Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Đắk Lắk Đặc Sắc – Bài 11
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Đắk Lắk Đặc Sắc, cùng tham khảo bài văn hay giới thiệu về Nhà đầy Buôn Mê Thuộc nổi tiếng.
Tìm về mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, bạn không nên bỏ qua cơ hội ghé thăm nhà đày Buôn Ma Thuột, minh chứng cho những tội ác của Đế quốc – Thực dân, nơi giam giữ những người tù Cộng sản kiên trung, nơi tỏa sáng của những tấm lòng yêu nước.
Nhà đày Buồn Ma Thuột nay tọa lạc tại số 18 Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố chừng 1 km về phía Đông Nam, di tích lịch sử này là minh chứng cho những tội ác của thực dân Pháp trong suốt những năm từ 1930 đến 1945. Cái tên nhà đày Buôn Ma Thuột được gọi theo một tên gọi do thực dân Pháp đặt cho nơi này là Pénitencer de Ban Mê Thuột.
Năm 1930 – 1931 chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà đày này để làm nơi đày ải, giam giữ những người làm cách mạng, những Đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản. Nơi đây chủ yếu giam giữ những người tù chính trị bị tuyên án trên 5 năm tù, được xếp vào danh sách những kẻ nguy hiểm đối với thực dân Pháp.
Thời đó những tù nhân lãnh những án nặng sẽ bị đi đày ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, những vùng hải đảo, thậm trí bị đưa tới những nước thuộc địa của Pháp thời bấy giờ. Và trong đó có những nhà đày như nơi này được xây dựng để giam giữ và tra tấn tù nhân.
Được xây dựng trên một diện tích đất rộng chừng 2 hecta, với tường bao xung quanh được xây cao tới 4 m, dày 40 cm rất kiên cố. Ở 4 góc của nhà đày đều có vọng gác và lính canh 24/24 giờ. Khu vực phía trong có 6 dãy nhà lao tập thể được xây, một dãy xà lim cũng được xây ở khu phía Nam gần cổng chính, là nơi giam giữ những tù nhân được cho là nguy hiểm.
Bên cạnh đó, là các khu vực khá như nhà kho, bàn giấy, nhà xưởng, khu bếp nấu ăn. Kiểu thiết kế này thường thấy ở những nhà tù truyền thống của thực dân Pháp. Với cách bố trí này sẽ tận dụng được tối đa diện tích, cũng như giúp quản lý chặt chẽ được hoạt động của tù nhân.
Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột khi mới được xây dựng khá đơn giản với phần khung nhà được làm bằng gỗ, tường được đắp từ đất bùn trộn rơm, bên trong là lõi tre, phần ngoài cùng được trát một lớp xi măng mỏng, phần mái lợp lá. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thì số lượng tù nhân chuyển đấy ngày một nhiều.
Chính vì thế, nhà đày này đã được cho xây dựng lại kiên cố hơn với tường gạch, mái ngói vào khoảng cuối tháng 11 năm 1931. Về sau, xảy ra vụ vượt ngục của tù nhân nên công trình này được trùng tu và trở lên kiên cố hơn.
Sau kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi kết thúc bằng chiến thằng Điện Biên Phủ năm 1954. Mỹ nhảy vào Việt Nam thế chỗ Pháp với những âm mưu, thủ đoạn, tinh vi, hiện đại hơn. Nhà đày Buôn Ma Thuật tiếp tục được đưa vào sử dụng với nhiều công trình được xây mới nhằm tạo sự phù hợp với tình hình lúc bấy giờ.
Quân đội Mỹ đã cho xây một bức tường ngăn đôi nhà đày, một bên sẽ làm kho chứa quân nhu, phần còn lại làm khu cải huấn, hai cổng mới ở phía Tây cũng được mở. Ngoài ra, một số công trình như: nhà Nguyện, phòng biệt giam, nhà lao nữ, nhà Quốc thái dân an… cũng được xây thêm.
Di tích lịch sử nhà đày Buôn Ma Thuột còn được nhắc đến với tên gọi nhà phạt. Nơi đây cũng giống như bao nhà tù trên khắp nước Việt Nam, nó không những là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác tàn độc của Đế quốc – Thực dân, mà nơi đây còn được coi như một ngôi trường lớn đã tạo lên những người chiến sĩ cách mạng kiên trung cho đất nước.
Vùng đất này xưa kia rất hoang vu, khí hậu khắc nghiệt có thể nói là chốn “rừng thiêng nước độc”, địa hình rừng núi đan xen ao hồ, sông suối rất phức tạp nên hầu như không có người dân sinh sống tại đây. Thế nhưng tại chính nơi đây Thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà tù này để giam giữ và cô lập họ. Điểm đặc biệt của nhà giam này nằm ở việc các tù nhân sẽ phải tự xây nhà tù cho chính mình. Với 6 dãy nhà lao, các tù nhân sẽ được chia thành các khu tùy vào mức án nặng hay nhẹ.
Ngày nay, những du khách đến tham quan nhà đày Buôn Ma Thuột không phải vì những cảnh đòn roi, tra tấn dã man mà đến đây du khách sẽ cảm nhận được ý chí đấu tranh kiên trung, bất khuất của những người tù Cộng sản từng bị giam giữ nơi đây. Và cũng chính “địa ngục trần gian” đã từng là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước như đồng chí Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Võ Chí Công, Tố Hữ, Hồ Tùng Mậu…
Sau nhiều lần trùng tu, nhà đày Buôn Ma Thuột đã trở thành một trong những địa điểm thăm quan hấp dẫn của Đắk Lắk. Các phòng giam hiện nay là nơi trưng bày những hình ảnh và một số hiện vật giúp du khách có thể hình dung một cách rõ nét hơn về những năm tháng gian khổ, nhưng hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng nơi đây.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Bắc Giang ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay
Thuyết Minh Về Bảo Tàng Đắk Lắk Sinh Động – Bài 12
Thuyết Minh Về Bảo Tàng Đắk Lắk Sinh Động giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay và hữu ích.
Bảo tàng Đắk Lắk được thành lập từ năm 1976, đến năm 2008 được tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng mới và khánh thành vào năm 2011 là một sự kiện rất có ý nghĩa trong đời sống văn hóa – xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Với vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều dân tộc, với truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với cả nước phấn đấu thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bảo tàng Đắk Lắk được xây dựng mới cả về nội dung lẫn hình thức để xứng tầm với lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú, đa dạng của địa phương, với địa danh Buôn Ma Thuột nổi tiếng – thành phố trung tâm khu vực Tây Nguyên.
Trong số hơn 10.000 hiện vật đã sưu tầm, tích lũy kể từ năm 1977 đến nay, có trên 1000 hiện vật được lựa chọn cho trưng bày thường xuyên và tổ chức thành 3 không gian trưng bày chính: Đa dạng sinh học, Văn hóa dân tộc và Lịch sử.
Không gian trưng bày Đa dạng sinh học có diện tích khoảng 350m2 với hơn 200 hiện vật và hình ảnh hấp dẫn nhằm giới thiệu đến công chúng về một miền đất cao nguyên trù phú, có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Lắk, hồ Cư Mil, thác Drai Anur… tạo điều kiện thuận lợi cho Đắk Lắk phát triển kinh tế, du lịch.
Bên cạnh đó, không gian trưng bày này còn giới thiệu về tài nguyên rừng của tỉnh khá giàu có, với sự phong phú của nhiều loài động thực vật, có những loài nằm trong sách đỏ như: bò rừng, bò tót, bò xám, nai cà tông, voi, hổ, báo… ở đây chúng ta cũng được thấy một vài loài thực vật đặc hữu của vùng Trường Sơn – Tây Nguyên như thủy tùng, thông lá dẹp, thông năm lá.
Phòng trưng bày Văn hóa dân tộc với diện tích trên 700m2, bao gồm hơn 450 hiện vật đã khái quát đời sống vật chất và tinh thần của ba cư dân tại chỗ (Ê Đê, Mnông và Giarai) cùng với các dân tộc nhập cư đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc. Các hiện vật được lựa chọn trưng bày là những hiện vật đặc sắc. Nội dung thông tin được chuyển tải tới công chúng theo từng chủ đề, thông qua những bài viết lớn, bài viết nhỏ, chú thích, hình ảnh và phim video.
Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Cây Cà Phê Ở Đắk Lắk – Bài 13
Thuyết Minh Về Cây Cà Phê Ở Đắk Lắk, một loại cây rất quen thuộc và nổi tiếng tại vùng đất Tây Nguyên này.
Có một thứ quà mà người ta thường ví rằng “đen như địa ngục, đắng như tử thần, ngọt ngào như tình yêu” đó chính là cà phê, là món quà tuyệt vời được cả thế giới đón nhận, vì thế mà có rất nhiều những câu chuyện và hành trình khám phá cây cà phê diễn ra một cách rộng lớn và thú vị.
Cà phê được xem là đồ uống số 1 trên thế giới. Lượng tiêu thụ gần 9.012.540 tấn trên một năm. Nếu nhắc tới cà phê Việt Nam thì không ai không nhắc tới vùng đất đầy nắng và gió ở Đắc Lắc, được biết là thủ phủ cà phê ở Việt Nam.
Theo như tài liệu công bố của hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam, câu chuyện huyền thoại về cà phê bắt đầu từ năm 600 cách đây vào thế kỉ, vào một ngày đẹp trời người chăn dê ở vùng miền núi thuộc địa phận ethiopia đã tình cờ phát hiện ra nó, sau đó loại quả này được tặng nhau trong các nhà thờ, mãi đến năm 1700 cây cà phê đầu tiên được người Hà Lan giới thiệu ở Indonesia, sau đó lan rộng ra trên thế giới.
Cây cà phê du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1850 đến 1912, đến 1914 cây cà phê thực sự ghi được dấu ấn trên Việt Nam và đặc biệt à Đắc Lắc hàng với chục ngàn ha cà phê, được trồng tập trung ở Buôn Ma Thuột. Sau hơn 100 năm với điều kiện thuận lợi của khí hậu và thổ nhưỡng cùng với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học và các chính sách phù hợp, cây cà phê phát triển một cách mạnh mẽ, đưa Đắc Lắc trở thành thủ phủ về cây cà phê.
Cà phê là một trong những nông sản đem lại cho bà con nông dân nguồn thu nhập chính ở các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, phục vụ cho người dân trong nước và thế giới.
Cà phê được trồng bằng hạt, hạt phải là hạt tốt, giống khỏe có khả năng cho quả nhiều và ít bị sâu bệnh, trung bình một cây cà phê thường cao khoảng 6 mét, nhưng nhờ kỹ thuật hiện đại, khoa học phát triển và kỹ thuật cắt tỉa giống đã làm cho chiều cao của cây giảm dần, thuận lợi cho bà con trong việc chăm sóc và thu hoạch.
Đặc điểm của cà phê cũng như các loài cây cho quả khác, cũng đầy đủ các bộ phận, thân, rễ, hoa, lá, quá. Cành cà phê thì thon, lá có cuống ngắn, màu xanh đậm, thường hình dáng của một chiếc lá cũng không quá to hoặc quá bé, chiều dài khoảng từ 5-15cm, còn chiều rộng từ 4-8 cm, rễ cây cà phê là rễ cọc cắm sâu khoảng từ 1 đến 2 mét.
Cây cà phê có hoa màu trắng, 5 cánh, thường nở thành chùm có khi là hai cũng có lúc là chùm ba, nó có mùi hương đặc trưng, dịu nhẹ như hoa nhài vậy, hoa nở trong thời gian chỉ 3,4 ngày rồi rụng trước khi thụ phấn khoảng vài tiếng trước. nếu như một cây cà phê trưởng thành có hoa khoảng từ 30.000 đến 40.000 hoa trong một vụ ra hoa.
Chúng ta có thể biết hương vị của cà phê nhưng chẳng mấy ai biết quả cà phê như thế nào đâu nhỉ, quả cà phê phụ thuộc vào số lượng hoa thụ phấn, nhìn chung là quả rất nhiều, mọc chi chít và thành từng chùm, khi non thì có màu xanh, khi chín nó chuyển sang màu đỏ.
Do khoa học tiến bộ và cách chăm sóc hợp lý nên sản lượng cà phê hàng năm đều tăng lên, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để trồng và chăm sóc một cây cà phê cho năng lượng cao, bà con nông dân đã phải tìm tòi, học hỏi nhiều kinh nghiệm để cho sản lượng hàng năm cao và chất lượng sản phẩm cũng thế mà ngày càng đậm đà hơn.
Vì những hữu ích mà cây cà phê đem lại, nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Đắc Lắc mà còn sản phẩm được thế giới đánh giá Việt Nam là một đối tác tin cậy trên thị trường buôn bán cà phê và nông sản.
Xem trọn bộ 20+ Mẫu Thuyết Minh Về Cây Cà Phê
Thuyết Minh Về Lễ Hội Cà Phê Đắk Lắk – Bài 14
Thuyết Minh Về Lễ Hội Cà Phê Đắk Lắk. cùng đón đọc bài văn hay và hấp dẫn được chia sẻ sau đây nhé1
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Được Thủ tướng chính phủ công nhận mang tầm vóc một lễ hội cấp Quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm một lần.
Tại đây, quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk là vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc dân tộc. Lễ hội nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này.
Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Ở đây, có nhiều hoạt động đặc sắc như: Hội chợ – triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt, hội thi pha chế cà phê, hành trình du lịch cà phê,…Lễ hội ở Buôn Ma Thuột Đắk Lắk thường được tổ chức cách năm.
Lễ hội là một hoạt động lễ nghi mang tính chất văn hóa truyền thống trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam. Không những vậy, lễ hội còn là nơi bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, góp phần tạo ra sự đa dạng văn hóa – là kho tàng quý giá của đất nước.
Thông qua lễ hội, nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng được thỏa mãn, các truyền thống và phong tục tập quán được duy trì. Xuất phát từ những nhu cầu ấy, từ năm 2005 thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức lễ hội cà phê định kỳ hai năm một lần và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là lễ hội cấp quốc gia. thường được giới thiệu trong các chương trình của du lịch Đắk Lắk.
Lễ hội còn Phối hợp với các nghệ sỹ một số nơi và nghệ nhân tại chỗ, tổ chức diễn tấu cồng chiêng, đi cà kheo, lễ diễu hành của voi… mục đích nhằm hiểu rõ hơn về văn hóa Tây Nguyên, các nét đẹp của cây cà phê. Các nhiếp ảnh gia chọn các chủ đề về nét đẹp của quê hương, chăm sóc chế biến đến hương vị đến người uống.
SCR.VN Tặng Bạn 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay
Giới Thiệu Về Đắk Lắk Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Cùng SCR.VN tham khảo bài văn Giới Thiệu Về Đắk Lắk Bằng Tiếng Anh để giúp các em vừa nâng cao khả năng ngoại ngữ cũng như kĩ năng viết văn của mình.
Located 1410 km from Hanoi and 320 km from Ho Chi Minh, the capital city of Dak Lak – Buon Ma Thuot, might be one of the most famous destinations in Vietnam and the place where you can find the best coffee in South East Asia.
Dak Lak Province spreads out on an area of 13085 km2 (3.9% area of the whole country). A part of the southwest slope of the Annamite Range, Dak Lak has a mostly mountainous topography (35% of its area are highlands and mountains). The average height is from 1000 to 1200 m; the highest peaks are Chu Yang Sin (2442m), Chu H’mu (2051m), Chu De (1793m), and Chu Yang Pel (1600m).
In the middle of Dak Lak, one can find a flat stretch of highland which covers 53% of the natural area, with an average height of 450m. The rest of province is lower areas. One more noticeable fact is that 1/3 of Dak Lak’s area is Basalt, a precious type of earth allowing the province to develop the coffee, rubber, pepper, etc.
Tạm dịch
Nằm cách Hà Nội 1410 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 320 km, thủ phủ Đắk Lắk – Buôn Ma Thuột, có thể là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất Việt Nam và là nơi bạn có thể tìm thấy cà phê ngon nhất Đông Nam Á.
Tỉnh Đắk Lắk trải rộng trên diện tích 13085 km2 (3,9% diện tích cả nước). Là một phần của sườn Tây Nam của dãy Trường Sơn, Đắk Lắk có địa hình chủ yếu là đồi núi (35% diện tích là cao nguyên và núi). Độ cao trung bình từ 1000 đến 1200 m; các đỉnh cao nhất là Chư Yang Sin (2442m), Chư H’mu (2051m), Chư De (1793m) và Chư Yang Pel (1600m).
Ở giữa Đắk Lắk, người ta có thể tìm thấy một dải cao nguyên bằng phẳng, chiếm 53% diện tích tự nhiên, với độ cao trung bình 450m. Phần còn lại của tỉnh là các khu vực thấp hơn. Một thực tế đáng chú ý nữa là 1/3 diện tích của Đắk Lắk là đất Bazan, một loại đất quý cho phép tỉnh phát triển công nghiệp cà phê, cao su, hồ tiêu …