Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền Huế [27+Bài Văn Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền Huế ❤️️ 27+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giới Thiệu Về Một Biểu Tượng Nổi Tiếng Của Vùng Đất Cố Đô.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền

Dàn ý thuyết minh về cầu Tràng Tiền sẽ là căn cứ để các em học sinh dựa vào đó và định hướng bố cục cũng như luận điểm cho bài viết của mình. Tham khảo dưới đây:

I. Mở bài: Giới thiệu về cầu Tràng Tiền.

II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về cầu Tràng Tiền.

-Vị trí toạ lạc

-Lịch sử, nguồn gốc xây dựng.

-Đặt điểm cấu tạo, kết cấu đặc trưng.

-Giá trị lịch sử, văn hoá và sử dụng của công trình

-Khung cảnh trên cầu và xung quang cầu.

-Đặc điểm độc đáo riêng có.

-Trải nghiệm khi ghé thăm cầu Tràng Tiền

III. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp và giá trị của cầu Tràng Tiền.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Viết Đoạn Văn Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền Huế – Mẫu 1

Viết đoạn văn thuyết minh về cầu Tràng Tiền Huế sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt ý văn hay và mạch lạc.

Cầu Tràng Tiền Huế được xem là biểu tượng của cố đô, mang đậm dấu ấn lịch sử qua bao thăng trầm của đất nước. Đây còn là điểm du lịch hấp dẫn thu hút mọi du khách khi đến Huế bởi vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng bắc qua dòng sông Hương trôi lững lờ.

Bắc qua dòng sông Hương hiền hòa, cầu Tràng Tiền Huế không chỉ đơn thuần là một công trình giao thông mà còn là chứng nhân lịch sử tồn tại hơn 1 thế kỷ với bao đổi thay dâu bể. Đây cũng là điểm check-in thu hút đông đảo du khách khi đến cố đô bởi vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng và nhuốm màu cổ kính.

Cầu Tràng Tiền Huế nằm ngay trung tâm thành phố và còn được gọi là cầu Trường Tiền, cầu Thành Thái. Cầu nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây. Cầu được xây dựng bằng thép với tổng chiều dài 402,60 mét, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67 mét.

Từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm vàng để bạn thực hiện hành trình du lịch đến xứ Huế mộng mơ. Khoảng thời gian này, cố đô ít mưa, nhiệt độ không quá nóng và ít rét hơn dịp cuối năm. Do đó bạn sẽ thoải mái thong dong dạo bước, ngắm cầu Tràng Tiền Huế bên dòng sông Hương thơ mộng và thưởng thức các món ngon đặc sản ở Chợ Đông Ba ngay bên kia bờ.

Ngoài ra, đến cầu Tràng Tiền vào mùa phượng nở từ sau tháng 5 đến tháng 7 cũng là thời điểm lý tưởng. Dù lúc này thời tiết khá nóng bức nhưng bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng phượng vỹ khoe sắc tuyệt đẹp bên bờ sông Hương. Cầu Tràng Tiền sở hữu nét đẹp cổ kính, bình yên rất riêng và ấn tượng. Vậy nên, trong chuyến du lịch đến thành phố Huế, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội dạo bước trên cầu và ghi lại thật nhiều bức ảnh đẹp.

Với tuổi đời hơn 1 thế kỷ, cầu Tràng Tiền Huế đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử trên mảnh đất cố đô. Với kỹ thuật xây dựng tiên tiến, hiện đại, cầu là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Huế từ khi hoàn thành. Cầu đã trải qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp với sự tàn phá nặng nề và nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Đọc nhiều hơn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền – Mẫu 2

Bài văn thuyết minh về cầu Tràng Tiền sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương theo thiết kế, kỹ thuật xây dựng của phương Tây.

Dưới thời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), sông Hương đã có một chiếc cầu làm bằng song mây bó chặt lại có tên là cầu Mây. Về sau cầu được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát ván gỗ lim. Năm 1897, chiếc cầu được Khâm sứ Trung Kỳ Lavécque cho xây dựng lại bằng sắt thép theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel, người thiết kế nhiều công trình kiến trúc trên thế giới như tháp Eiffel, tượng Nữ thần Tự do…

Đến năm 1899, cầu được hoàn thành và mang tên Thành Thái (tên vị vua triều Nguyễn đương thời). Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,1m, rộng 6,2m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (bán nguyệt). Năm 1904, một cơn bão lịch sử làm cây cầu bị hư hỏng nặng, hất đổ xuống sông 4 nhịp dầm.

Năm 1906, cầu được tu sửa lại, mặt cầu đúc bằng bê tông cốt thép. Năm 1907, khi Vua Thành Thái (1889 – 1907) bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên cầu thành Clémenceau (tên của thủ tướng Pháp thời Thế chiến thứ nhất). Năm 1937, dưới triều Vua Bảo Đại (1926 – 1945), cầu được mở rộng hành lang hai bên dành cho xe đạp và người đi bộ và có các ban công phình rộng ra tại vị trí giữa hai nhịp cầu để nghỉ chân, tránh đường.

Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, cầu nhiều lần bị phá hủy và được tu sửa lại. Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975), cầu được đổi tên thành Tràng Tiền. Cho tới năm 1991, cầu Tràng Tiền mới được trùng tu lần nữa, ban công ở hai bên hành lang bị dỡ bỏ, lòng cầu thu hẹp lại còn 5,4m để nẹp thêm lan can. Đến năm 2004, cầu lại một lần nữa đổi tên thành Trường Tiền.

Trải qua nhiều thăng trầm trong suốt nhiều thế kỷ tồn tại, đặc biệt là hơn 100 năm trở lại đây, cầu Trường Tiền đã trở thành một phần lịch sử của mảnh đất cố đô. Mặc dù có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương như Bạch Hổ, Phú Xuân, Bãi Dâu… nhưng Trường Tiền vẫn là cây cầu tiêu biểu nhất và được xem như là một biểu tượng của xứ Huế mộng mơ. Từ Festival Huế 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại để mỗi khi chiều buông cũng là lúc cây cầu hiện lên rực rỡ, huyền ảo trong ánh đèn màu.

Giới thiệu tuyển tập 🌟 Thuyết Minh Về Sông Hương 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền Hay Nhất – Mẫu 3

Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về cầu Tràng Tiền hay nhất được chọn lọc và chia sẻ trong nội dung dưới đây:

Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là công trình ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững.

Thủa ban đầu, tên chính thức của cây cầu thép bắc qua sông Hương là Thành Thái, rồi Clémenceau, Nguyễn Hoàng… Nhưng vì ngày trước đối diện phía tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền của Triều Nguyễn, nên người dân nơi đây quen gọi là cầu Trường Tiền.

Mùa thu năm 1896, vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt và nhấn mạnh: “Chính trị nhân đức không gì quan trọng bằng gia ơn cho dân. Gần đây, phàm tiến hành làm các cầu đường là để tiện cho dân vậy. Nay theo lời Cơ Mật viện tâu nói phía trước sông Hương là quan lộ, nghĩ nên làm một chiếc cầu sắt để tiện thông hành, duy vì phí tổn rất lớn nên còn phải chờ tính toán trù biện”.

Theo nhà văn Bửu Ý (80 tuổi, phường Phú Hội, TP Huế), lúc bấy giờ việc xây cầu qua sông Hương không dễ dàng vì đây vốn là dòng sông duyên dáng, tình tứ. “Điều kiện thi công thời đó chưa được như bây giờ. Huế đứng trước một thử thách là làm sao có cây cầu bắc qua sông, tạo thuận lợi cho người dân qua lại nhưng cần hết sức tránh xây một công trình quá thô ráp sẽ làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên”, nhà văn nói.

Một năm sau khi vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt, tháng 4/1897, Toàn quyền Đông Dương Doumer đến Huế và bàn bạc với triều đình tập trung đầu tư để có công trình bền vững lâu dài. Nhà vua sai bộ Hộ trích giao 190.000 đồng, số còn thiếu do phía Pháp giúp đỡ. Việc thi công cầu được giao cho hãng Eiffel.

Khi cầu Trường Tiền bắt đầu được xây dựng, vua Thành Thái là người đặt viên đá đầu tiên. Sau hai năm, cây cầu gồm 6 nhịp dầm bằng thép hình chiếc lược ngà (bán nguyệt), nền lát gỗ lim được hoàn thành.

Người dân xứ Huế quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cầu có sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài khoảng hơn 400 mét tính từ hai mố, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài của Trường Tiền khoảng 453 mét, lòng cầu rộng sáu mét. Lúc mới xây dựng, cầu chưa có phần lề dành cho người đi bộ.

“Có thể nói Nhà thầu Eiffel của Pháp đã bỏ nhiều công sức trong việc thiết kế và thi công cầu Trường Tiền. Hình dáng cây cầu với màu nhũ bạc của buổi đầu xây dựng đã tô điểm thêm vẻ đẹp của dòng Hương”, nhà văn Bửu Ý nhận xét. Kể từ khi Trường Tiền hoàn thành vào năm 1899, người dân xứ Huế đã ba lần chứng kiến cây cầu này đổ sập xuống dòng sông Hương.

Năm 1906, cầu được tu sửa lại và mặt cầu đổ bê tông thay vì lót gỗ lim như trước. Đến năm 1937, dưới thời vua Bảo Đại, chính quyền tu sửa cầu Trường Tiền với quy mô lớn, đặc biệt là xây dựng thêm hành lang phía ngoài cho người đi bộ, đi xe đạp và 10 vị trí bao lơn ngắm cảnh.

Ngày 19/12/1946, theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của ta, cầu Trường Tiền bị giật sập để chặn bước quân Pháp. Lúc 2 giờ sáng, một tiếng nổ lộng óc làm rung chuyển cả thành phố. Chiếc vài cầu Trường Tiền tại vị trí nổ bị nâng lên cao, sau đó sập xuống, lệch với nhịp tiếp giáp đến 3 mét. Cuộc kháng chiến ở Cố đô Huế đã mở màn như vậy.

Mãi đến năm 1953, việc tái thiết nguyên dạng cầu mới được thực hiện. 13 năm sau, mùa xuân Mậu Thân, cầu Trường Tiền một lần nữa bị giật sập trong chiến tranh. Đêm 7/2/1968, một tấn thuốc bom đã làm sập nhịp cầu số 4, phá hủy hoàn toàn trụ cầu thứ 3. Sau đó, một chiếc cầu phao lát gỗ theo kiểu dã chiến được dựng lên tại vài cầu số 3 và số 4.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, với vẻ duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền và dòng sông Hương thơ mộng trở thành cảm hứng vô tận cho giới văn nghệ sĩ. Theo nhà văn Bửu Ý, đã là người dân xứ Huế thì ai nấy đều thuộc lòng mấy câu ca:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp, tội lắm anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa

Năm 1905, chiếc cầu được đúc lại bằng bê tông cốt thép, nên có câu:

Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non…

Cứ như thế, cầu Trường Tiền đã trở thành một biểu tượng của xứ Huế mộng mơ:

“…Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền Ngắn Gọn – Mẫu 4

Bài văn thuyết minh về cầu Tràng Tiền ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Hình ảnh cây cầu duyên dáng soi bóng xuống dòng sông Hương êm đềm cùng những con thuyền lặng lẽ qua sông chính là khung cảnh tuyệt đẹp mà bạn có thể chứng kiến khi đến đây. Cầu còn khiến du khách cảm mến bởi sự bình dị và nét đẹp dịu dàng khó tả.

Nếu bạn muốn ngắm nhìn toàn cảnh Huế mộng mơ và muốn tìm thấy sự thư thả với những khoảnh khắc sống chậm thì cầu Tràng Tiền Huế là điểm đến tuyệt vời. Vào năm 2002, bên cạnh hệ thống chiếu sáng vốn có, cầu Tràng Tiền còn được lắp đặt hệ thống đèn đổi màu hiện đại. Nhờ đó, cầu như được khoác thêm một chiếc áo mới lung linh, đầy huyền ảo mỗi tối.

Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để bạn tham quan, ngắm cảnh cầu Trường Tiền và tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành. Bạn còn được chiêm ngưỡng dòng sông Hương lững lờ trôi và lắng nghe những khúc hát ca trù xứ Huế vang vọng từ những chiếc thuyền rồng.

Phố đi bộ nhộn nhịp và chợ đêm ngay dưới chân cầu cũng là nơi mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp bình dị, cùng không khí náo nhiệt với rất nhiều quầy hàng lưu niệm, quán ăn đặc sản thơm ngon. Vậy nên, sau hành trình ngắm cảnh, tản bộ trên cầu, bạn hãy ghé qua khu phố đi bộ để thưởng thức những món ăn thơm ngon và sẵn tiện mua quà về cho người thân, bạn bè.

Hoàng hôn được xem là thời điểm đẹp nhất để bạn bắt được những khoảnh khắc yêu kiều của dòng sông Hương và cầu Tràng Tiền. Khi dạo bước trên cầu, bạn chỉ được phép đi trên làn đường hai bên dành cho người đi bộ. Làn đường giữa dành cho xe đạp, xe máy, taxi và xích lô.

Cầu Tràng Tiền Huế không chỉ đơn thuần là tuyến giao thông nối liền đôi bờ sông Hương mà còn sở hữu những nét đẹp rất riêng và cuốn hút. Vậy nên, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm cây cầu nổi tiếng này và thu về thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cây Cầu Tràng Tiền Sinh Động – Mẫu 5

Tham khảo bài thuyết minh về cây cầu Tràng Tiền sinh động sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.

Ca dao Huế có câu:

“Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Mấy lâu ni mang tiếng chịu lời
Có xa nhau chăng nữa, cũng tại ông trời mà xa.”

Chẳng rõ câu ca dao ấy ra đời từ bao giờ song không một bà mẹ Huế nào lại không một lần nhắc đến nó qua những khúc hát ru con. Hình ảnh cầu Trường Tiền đã đi vào tiềm thức cùa bao lớp người Huế như một nét dịu ngọt cùa quê hương nên câu ca dao trên cũng trở nên bất biến, vĩnh hằng và cũng chẳng ai nghĩ đến chuyện tìm hiểu nó cho kỹ lưỡng. Tôi cũng vậy. Đã bao lần qua lại cầu Trường Tiền và được nghe câu ca dao ấy, nhung chẳng bao giờ hỏi để ý chuyện cầu Trường Tiên có mấy vài? Mấy nhịp

Cho đến một ngày, nhân chuyến du ngoạn với du khách trên sông Hương bằng thuyền rồng du lịch, khi ngang cầu Trường Tiền, một vị khách ngước mắt trông cầu, rồi nảy thắc mắc: “Có phải ”Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp ” hay không? Nếu thế thì đâu là vài? đâu là nhịp?”. Một câu hỏi khó, xứng cho tôi phải cất công đi tìm lời giải đáp.

Tìm đọc trong cuốn “Ca dao xứ Huế”. Bình giải của Ưng Luận, thấy tác giả tuy cố gắng giải vấn nhưng lại bày tỏ băn khoăn: “Cầu Trường Tiền chỉ có sáu vài. Nếu vài đồng nghĩa với nhịp thì cũng chỉ có sáu nhịp. Đây nói mười hai nhịp là muốn nói mỗi vài có hai nhịp cong cong ở hai bên chăng?” Tôi e không phải như thế.

Cái gọi là vài cầu (hay vì cầu), theo Từ điển tiếng Việt, “là kết cấu nối hai nhịp giữa hai mố cầu và tựa lên các mố đó“, còn nhịp cầu cũng theo từ điển này là “khoảng cách giữa hai trụ cầu và mổ cầu liền nhau”. Từ điền Việt Pháp đo Lê Khả Kế chủ biên” và “Pháp Việt từ điển” của Đào Duy Anh và của Viện KHXH Việt Nam đều dùng chữ travée cho từ mục “nhịp cầu” và đưa ra các ví dụ: un pont a sept travées (cầu bảy nhịp); pont de quatre travées (cầu bốn nhịp).

Từ điển Anh Việt của Bùi Phụng và Từ điền Anh Việt của Bùi Kim Nở đều dùng chữ “span” hoặc “bridge span” cho nghĩa nhịp cầu. “Span” còn có nghĩa là chiều dài, dùng để chì khoảng cách: span of a bridge (chiều dài của một vế cầu). Còn vài/vì cầu thì tôi không tìm được từ mục tương ứng bằng tiêng Anh và tiếng Pháp trong các cuốn từ điển nói trên.

Tôi tiếp tục tìm đọc những tạp chí kỹ thuật liên quan đến nghề cầu đường và thắc mắc với những kỹ sư cầu cống về khái niệm vài và nhịp. Cuối cùng, tôi cũng thâu thập được đôi chút thông tin về cái gọi là vài cầu và nhịp cầu.

Theo đó,vài cầu là một khái niêm cụ thể để gọi tên một cấu kiện kiến trúc, có tác dụng thay đổi moment lực, chuyển từ lực tác động xuống một điểm trên cầu (do người và vật đi qua) thành lực dàn đều trên mặt cầu, tránh sự cộng hưởng lực, nguy hại cho tuổi thọ chiếc cầu; còn nhịp cầu là một khái niệm trừu tượng để chỉ một khoảng không gian giữa hai trụ cầu hoặc giữa một trụ cầu với mố cầu. Như vậy, vài cầu là cấu trúc vật thể góp phần tạo nên nhịp cầu.

Đem những hiểu biết trên soi vào cầu Trường Tiên, mới hay, cầu Trường Tiền thực sự là “mười hai vài, sáu nhịp”chứ không phải là “Sáu vài, mười hai nhịp” như ca dao dã ghi nhận. Bởi lẽ, cầu này có năm trụ ớ giữa, cùng với hai mổ cầu ở hai đâu, chia chiếc cầu ra sáu khoảng không gian bằng nhau (sáu nhịp). Mỗi nhịp cầu có hai chiếc vài duyên dáng, xinh xinh ở hai bên để tạo nên một nét đẹp riêng của cầu Trường Tiền và của Huế, cho dù kiểu kiến trúc cầu Trường Tiền không phải chỉ riêng Huế mới có.

Tuy kiến giải như trên nhưng tôi không có ý cho rằng dân gian đã nhầm lẫn khi sáng tác câu ca dao trên. Dân gian vốn biết rất rõ cầu Trường Tiền chỉ có sáu nhịp nên mới có câu ca dao:

“Chợ Đông Ba đem ra góc thành
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bến đò Ghềnh bắc ngang”.

Hay:

“Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hồ đợi khúc âu ca thái bình”

Theo tôi, vì ca dao là một loại văn vần, nên để thuận tai, dể có vần, có điệu, các tác giả dân gian đã đổi từ “mười hai vài, sáu nhịp” sang “sáu vài mười hai nhịp”. Khống chỉ đảo chữ để lấy nhịp, trong một câu ca dao khác, cũng nói về cầu Trưởng Tiên, còn hiện tượng ép vần để câu ca dao được hay hơn, dễ nghe hơn:

“Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn với ta”

Vì muốn họp vần “on” vói chữ “con” (câu 3) và chữ “tròn” (câu 4), các tác giả dân gian đã phiên âm chữ ciment, tiếng Việt đọc gần như xi-măng thành xi-moong.

Tản mạn đôi dòng về chuyện vài, chuyện nhịp của cầu Trường Tiền, tôi hoàn toàn không có ý muốn sửa chữa câu ca dao trên, mà chỉ nhằm góp phần giải đáp thắc mắc của du khách đến thăm Huế (và của một vài người Huế nữa).

Tham khảo văn mẫu 🌻 Thuyết Minh Về Cố Đô Huế 🌻 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Cầu Tràng Tiền Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết bài giới thiệu về cầu Tràng Tiền đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý làm bài đặc sắc dưới đây:

Trường Tiền, cây cầu ra đời từ hơn một thế kỷ trước, đã trở nên nổi tiếng và quen thuộc với nhiều người. Cầu Trường Tiền là một biểu tượng lịch sử quan trọng của Cố đô Huế. Trong hơn 100 năm tồn tại, cầu đã trải qua ba lần đổ sập cùng bốn lần thay đổi tên gọi.

Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương (người Pháp thường gọi là sông Huế), dưới thời vua Thành Thái, nối liền con đường thiên lý Bắc – Nam cách trở đò giang suốt mấy thế kỷ, chấm dứt sự chia cắt ngay giữa kinh đô Huế. Đây cũng là một trong những cây cầu sắt đầu tiên của Đông Dương được xây dựng bằng kỹ thuật mới vào cuối thế kỷ 19, với sự “kỹ trị” của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Mặc dù trải qua nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cầu đã được người Huế gọi là cầu Trường Tiền. Tên gọi này bắt nguồn từ việc gần cầu có một công trường đúc tiền, gọi là Trường Tiền của nhà Nguyễn. Năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, cầu bị giật mìn sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Đến tháng 8/2017, trên cơ sở tham vấn của các nhà văn hóa Huế, cầu Trường Tiền được sửa chữa và phục hồi lại các hạng mục của cây cầu xưa. Điểm đáng chú ý là việc bổ sung lại hệ thống lan can gồm 10 ban công cho người đi bộ dừng chân, ngắm cảnh. Sau lần trùng tu này, cầu Trường Tiền đã trở về gần với dáng vẻ cách đây một thế kỷ.

Trong hơn 100 năm soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thi ca. Cầu đã in dấu trong trái tim người dân Cố đô Huế qua câu ca:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp, tội lắm anh ơi
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa.

Ngày nay, cây cầu bắc qua sông Hương nối hai bờ Nam – Bắc trở thành biểu tượng xứ Huế. Cứ vào lúc chiều tối, hệ thống đèn đổi màu sẽ được bật lên. Cầu Trường Triền trở nên vô cùng lung linh rực rỡ. Cầu sẽ chuyển màu từ từ. Từ màu nhũ bạc đến màu xanh, màu vàng, màu đỏ và cả màu tím đặc trưng rất Huế. Có khi mỗi nhịp cầu là 1 màu, cũng có khi cả cây cầu dài chung một màu.

Du khách đến đây, thường chọn đi bộ để ngắm nhìn dòng người đi lại. Lắng nghe sự huyên náo vừa đủ rất đặc trưng của Huế. Thỉnh thoảng nghe được âm thanh đàn ca Huế trên những con thuyền lững thững trôi trên sông.

Gợi ý cho bạn với ☔ Thuyết Minh Về Đại Nội Huế ☔ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Cầu Trường Tiền Học Sinh Giỏi – Mẫu 7

Tài liệu văn giới thiệu về cầu Trường Tiền học sinh giỏi sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài.

Chứng kiến bao nhiêu thăng trầm lịch sử của đất nước, cầu Tràng Tiền vẫn hiên ngang bắc ngang qua dòng Hương Giang cho đến tận bây giờ. Cầu Tràng Tiền được xem là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, là cô gái Huế duyên dáng dịu dàng soi bóng dưới dòng sông Hương trong vắt. Đến với Cố đô mà chưa được tham quan, đứng trên chiếc cầu này như xem bạn chưa đặt chân tới miền đất ấy.

Cũng như cầu Long Biên ở Hà Nội được bắc ngang qua dòng sông Hồng, cầu Tràng Tiền là cây đầu tiên được bắc ngang qua sông Hương ở Huế. Cuối thế kỷ XIX, cầu Tràng Tiền là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương nhưng xét về kỹ thuật và vật liệu là của phương Tây. Cây cầu với kết cấu được làm từ thép có chiều dài là 402, 60m, bao gồm 6 nhịp dầm thép có hình dạng vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.

Lúc đầu, cầu Tràng Tiền không có lối dành cho người đi bộ. Mặt cầu được lát bằng ván lim. Đến năm 1904 – Giáp Thìn, 4 nhịp cầu bị rơi xuống sông Hương do một cơn bão lịch sử. Mãi cho đến năm 1906, cầu Trường Tiền được tu sửa lại. Đến triều vua Bảo Đại, năm 1937, cầu được trùng tu, cải tạo lớn. Hành lang hai bên được mở rộng cho phép xe đạp và người đi bộ lưu thông.

Cứ ngỡ được trùng tu, sửa chữa lại cho rộng rãi nhưng đến năm 1946, cầu lại bị gãy hai phía tả ngạn do bom mìn chiến tranh gây nên. Cầu lại được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ vào năm 1953. Không chỉ dừng lại ở đó, cầu lại sập một lần nữa, đổ xuống lòng sông Hương trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968.

Trong lúc chờ cầu tu sửa lại, một chiếc cầu phao được dựng thêm để nối đôi bờ thuận tiện cho việc di chuyển đi lại. Khi đất nước được hòa bình, thống nhất và cầu Tràng Tiền lại được trùng tu trong suốt chặng đường 5 năm (1991 – 1995).

Cầu Tràng Tiền từ lúc khai sinh cho đến tận bây giờ trải qua nhiều tên gọi khác nhau như cầu Thành Thái, rồi Clelesmenceau, Nguyễn Hoàng, cầu Tràng Tiền… nhưng nhiều dân Cố đô vẫn quen gọi là cầu Trường Tiền. Sở dĩ những năm tháng lịch sử phía đối diện tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền Triều Nguyễn nên bấy giờ cầu còn có tên là Trường Tiền.

Từ xưa đến nay, cầu Tràng Tiền vẫn giữ một vai trò vị trí quan trọng đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn trong chuyến du lịch Cố đô Huế. Những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông vào những ngày chói chang, lững thững thuyền trôi dưới dòng làm cho cầu thêm phần lặng lẽ, bình yên đến chi lạ. Tản bộ lang thang bên phía lề dành cho người đi bộ, bạn dường như được quay lại những năm tháng lịch sử oai hùng của đất nước. Những di tích lịch sử vẫn còn hiển hiện đâu đó quanh chiếc cầu biểu tượng cho mảnh đất Cố đô này.

Hình ảnh những thiếu nữ mặc chiếc áo dài màu tim tím, tay cầm chiếc nón lá tạo độ duyên dáng bên chiếc cầu Tràng Tiền. Hay những nhánh hoa phượng đỏ khoe sắc bên sông tô màu nổi bật cho cầu Tràng Tiền. Hoặc những đôi uyên ương chọn địa điểm cầu để ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của chặng đường hạnh phúc phía trước. Đứng trên cầu nhìn xuống dòng Hương Giang vẫn lững lờ trôi, điểm tô thêm vài chiếc thuyền rồng Huế, đâu đó ban đêm lại nghe những khúc hát của ca trù Huế vang lên.

Vào ban đêm chiếc cầu lại càng thêm lung linh hơn nữa của những ánh đèn, phát ra những gam màu tím, xanh, vàng, đỏ… làm cho cây cầu rực rỡ, huyền ảo. Những đường cong uốn lượn trên nền nước trôi êm đềm làm bao con tim phải xao xuyến đến lạ lùng.

Với người dân Cố đô, cầu Tràng Tiền ẩn chứa bao nhiêu tâm tình, bao nhiêu nỗi niềm sâu sắc. Đứng trên cầu, ta bắt gặp những nét vẫn còn cổ kính như xưa của phường Phú Hòa với lịch sử lâu đời sầm uất, hay phường Phú Hội ở phái đầu cầu hướng nam trên đà phát triển.
Cầu Tràng Tiền không chỉ minh chứng cho những nhân chứng lịch sử mà nơi đây còn trao bao lời hẹn thề, khúc nối duyên tình của những cặp đôi nam nữ.

“Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh qua không kịp, tội lắm em ơi
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông Trời mà xa”

Đến với Huế, đứng trên cầu Tràng Tiền, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, lắng nghe âm thanh của những tiếng xe máy, xích lô hay tiếng rao bán của những gánh hàng rong… thấy cuộc đời đẹp đến thế.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Giới Thiệu Về Huế Bằng Tiếng Anh 🌟 11 Bài Văn Hay Nhất

Giới Thiệu Về Cầu Trường Tiền Ngắn Hay – Mẫu 8

Đón đọc dưới đây bài giới thiệu về cầu Trường Tiền ngắn hay với những ý văn súc tích, ngắn gọn mà vẫn sinh động và giàu hình ảnh.

Cầu Trường Tiền – Một vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương, nổi bật với thiết kế kiến trúc Gô Tích và đặc biệt là bắc nga qua dòng sông Hương thơ mộng, tạo nên một vẻ đẹp hữu tình, ấn tượng.

Cầu Trường Tiền nằm bắc qua sông Hương, đầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía Nam thuộc phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cầu Trường Tiền được thiết kế theo kiến trúc Gô Tích, dài trên 400m, bắc qua dòng sông Hương mộng mơ, ngay gần Kinh Thành Huế, được xây dựng theo kỹ thuật của phương Tây.

Cầu gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, 12 vài, khấu độ mỗi nhịp 67m, khổ cầu rộng 6m và khi tận mắt chứng kiến, bạn sẽ thấy một vẻ đẹp tuyệt mỹ, cây cầu làm tô điểm thêm cho dòng sông Hương đẹp hơn, nên thơ hơn. Cầu Trường Tiền khánh thành năm 1899. Ban đầu, cầu chưa có phần lề dành cho người đi bộ, mặt cầu được xây dựng lát ván lim. Năm 1904, sau một cơn bão lịch sử cầu bị thổi bay mất 4 nhịp cầu xuống sông Hương.

Đến năm 1906, cầu được tu sửa và mặt cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Năm 1937, thời vua Bảo Đại, cầu được trùng tu và cải tạo lớn, mở rộng khu vực hành lang hai bên cầu cho người đi bộ và xe đạp có thể lưu thông và phần hành lang giữa cầu tạo khu ban công để người đi đường có thể dừng chân, ngắm cảnh sông Hương thơ mộng.

Năm 1946, cầu Trường Tiền bị gãy hai phía tả ngạn do bom đạn chiến tranh tàn phá. Rồi cầu được tu sửa tạm để người dân có thể tham gia giao thông. Đến năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ. Vào năm 1968, cầu Trường Tiền tiếp tục bị sập và đổ xuống dòng sông Hương. Từ khi xây dựng ban đầu cho đến nay, cầu Trường Tiền đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau, đầu tiên là cầu Thành Thái, rồi tên gọi Clémenceau, Nguyễn Hoàng, cầu Tràng Tiền… nhưng cho đến nay người dân vẫn quen thuộc với cái tên cầu Trường Tiền.

Cầu Trường Tiền theo thời gian vẫn chất chứa một vẻ đẹp mặn mà rất đặc trưng của xứ Huế. Nếu bạn chưa có dịp đến thăm thì thử một lần du lịch Huế chắc chắn cũng sẽ bị vẻ đẹp ấy thu hút. Cầu Trường Tiền hay Tràng Tiền, duyên dáng soi bóng trên dòng sông Hương đã hơn 115 năm qua, chứng kiến bao thăng trầm biến cố lịch sử của vùng đất cố đô, và là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của xứ Huế.

Trên dòng sông Hương, có rất nhiều cây cầu được xây dựng để phục vụ cho giao thông của người dân xứ Huế và các tỉnh thành đến nhưng cầu Trường Tiền vẫn là một cây cầu đóng giữ vai trò quan trọng, là biểu tượng của sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại đến tương lại và trở thành một hình ảnh đẹp hấp dẫn thu hút du khách khi đi du lịch Huế tìm đến chiêm ngưỡng.

Và nếu có dịp đến với xứ Huế mộng mơ xinh đẹp, bạn hãy ghé thăm đến bên bờ dòng sông Hương, ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ của chiếc cầu Trường Tiền, cảm nhận một khung cảnh bình yên, nhẹ nhàng.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế 🌺 15 Bài Đặc Sắc

Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền Chi Tiết – Mẫu 9

Bài văn thuyết minh về cầu Tràng Tiền chi tiết sẽ mang đến cho bạn đọc và các em học sinh những thông tin cụ thể về lịch sử của cây cầu biểu tượng cho vùng đất cố đô.

Đi qua không biết bao nhiêu thăm trầm, biến cố của lịch sử, cầu Trường Tiền – chứng nhân của Huế, năm nay tròn 120 năm tuổi. Thời gian dù có đổi thay nhưng cây cầu bắt qua dòng sông Hương thơ mộng vẫn lặng lẽ chứng kiến dòng đời đổi thay.

Quay ngược về với quá khứ, cầu Trường Tiền được khởi công xây dựng vào năm 1897 và hoàn thành năm 1899 dưới triều vua Thành Thái. Cầu được thiết kế và thi công bởi hãng Eiffle (Pháp), với hình dáng sáu vòng cung bằng thép, mặt cầu được lát bằng gỗ lim. Thời điểm cầu hoàn thành dài 402m, có một ý nghĩa vô cùng quan trọng khi là cầu đường bộ đầu tiên bắt qua sông Hương, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Huế và cũng là dấu mốc chấm dứt thời gian dài đò giang cách trở của hai bờ bắc – nam.

Để xây dựng được một cây cầu bắt qua sông Hương vào thời điểm ấy là vô cùng khó khăn. Không chỉ khó khăn về mặt kỹ thuật mà còn làm sao cho hài hòa với sự duyên dáng, thơ mộng của dòng sông Hương soi bóng lên nó. Thế nhưng khi đáp ứng được tiêu chí ấy, chỉ mới hoạt động được 5 năm cây cầu đã rơi vào một hoàn cảnh bi đát: Bão năm Thìn (1904) hất tung bốn vài của chiếc cầu xuống sông. Cho đến năm 1906 cầu mới được sửa lại, lúc này mặt cầu được thay thế từ gỗ lim sang bằng bê tông.

31 năm sau, năm 1937 dưới triều vị vua cuối cùng của triều Nguyễn – Bảo Đại, cầu lại được trùng tu. Lần này, cầu được mở thêm hai lan can phía ngoài vài cầu để phục vụ cho người đi xe đạp, đi bộ. Không lâu sau đó, năm 1946, cầu lại bị đánh sập theo chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, đến năm 1953 việc tái thiết mới được thực hiện một cách hoàn chỉnh.

Số phận cây cầu dường như chưa được yên ổn. Mùa xuân năm 1968, Quân giải phóng miền Nam buộc phải đánh sập hai vài cầu số 3 và 4 của cầu để cắt đường tấn công của đối phương. Từ đó đến năm 1991, một đoạn bị đánh sập được lát gỗ theo kiểu tạm bợ đã được dựng lên. Cho đến năm 1991, Bộ Giao thông – Vận tải mới có quyết định phục hồi nguyên vẹn cây cầu lịch sử Trường Tiền.

Ít ai biết rằng, hành trình phục hồi cầu Trường Tiền kéo dài đến năm 1995, với hình dáng thay đổi ít nhiều so với trước đó: Màu sơn từ “dụ bạc” để hài hòa với màu nước xanh biếc của sông Hương bị chuyển thành màu “trắng lóng”, lòng cầu có sự xuất hiện gờ bê tông ở hai bên để năng hai ông thép chạy song song cầu…

Trải qua thời gian dài, đến năm 2017, trong quá trình khôi phục lại cầu các đơn vị thi công đã làm được công việc được nhiều người ghi nhận dù chưa được trọn vẹn: Trả lại tên cho cầu là cầu Trường Tiền, bổ sung 10 cái bao lơn để khách dừng chân ngắm cảnh từng đã bị phá dỡ ở lần trùng tu trước…

Nhưng thay đổi khiến nhiều người dân Huế giật mình chính là việc đơn vị thi công đã cắt bỏ 10 cái bao lơn hình nửa lục giác nhô ra sông – điểm dừng chân ngắm cảnh, hóng mát vừa tạo sự mềm mại, duyên dáng cho cầu. Và, khi cầu trung tu xong, ai ai cũng bất ngờ khi bị gắn bảng “Tràng Tiền” thay cho đúng của nó là Trường Tiền. Việc thay đổi này đã khiến nhiều nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, người dân Huế lên tiếng, phản ứng.

120 năm đã đi qua, cầu Trường Tiền dù có rất nhiều tên gọi khác nhau như Thành Thái (tên vị vua triều Nguyễn), Clémenceau (tên vị thủ tướng Pháp), Nguyễn Hoàng (tên vị chúa có công khai phá vùng đất Thuận Hóa). Thế nhưng Trường Tiền vẫn là tên gọi thân thuộc, gần gũi nhất với người Huế – bởi lẽ cái tên ấy gắn liền tên bến đò cũ ở điểm đầu cầu phía bắc, cạnh xưởng đúc (trường) tiền của triều đình Nguyễn.

Thoát ra khỏi biểu tượng lịch sử, biểu tượng của Huế, cầu Trường Tiền giờ đây vẫn mang trong mình sứ mệnh cao cả khi ngày ngày gồng gánh hàng vạn lượt xe, dòng người qua lại hai bờ bắc – nam. Không dừng lại đó, cầu Trường Tiền còn là một điểm đến văn hóa, một sân khấu hoành tráng mà những đạo diễn, người làm chương trình, lễ hội lớn mỗi khi đến Huế đều muốn thể nghiệm.

Có thể thấy rõ không gian sân khấu lung linh, huyền ảo cùng ánh đèn soi chiếu lóng lánh phản ngược lại dòng nước sông Hương về đêm. Mỗi khi chứng kiến những màn trình diễn nghệ thuật, từ tà áo dài thướt tha, hay chúng ta còn nhớ màn trình diễn nghệ thuật sắp đặt lửa trên nền bài hát “La Narche” của đoàn nghệ sĩ đoàn nghệ thuật sắp đặt lửa Carabosse – Pháp đã làm cho không gian này trở nên lung linh sắc màu trong sự sang trọng pha lẫn cổ kính.

Đón đọc tuyển tập 🌟 Thuyết Minh Về Cầu Sông Hàn 🌟 10 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền Lớp 10 – Mẫu 10

Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài thuyết minh về cầu Tràng Tiền lớp 10, dưới đây là bài văn mẫu để các em học sinh cùng tham khảo.

Cây cầu mảnh mai Trường Tiền là sự kết nối đầy quan trọng và ý nghĩa của lịch sử, của quá khứ – hiện tại, là niềm tin – khát vọng của tương lai.

Dòng sông Hương chảy trước kinh thành Phú Xuân, và bây giờ là chảy trong lòng thành phố Huế, hơn 100 năm qua đã soi bóng một cây cầu. Cho dù bây giờ và sau này ở Huế đã và sẽ có nhiều cây cầu bắc qua dòng sông Hương, cây cầu ấy vẫn giữ vai trò quan trọng về mặt giao thông. Hơn thế – cây cầu ấy mãi là biểu tượng của đất Cố đô, là gạch nối của lịch sử từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Cây cầu đó mang tên Trường Tiền.

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), cầu Trường Tiền được khâm sứ Trung Kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình Tháp Eiffel ở Paris) thiết kế. Cầu được khởi công xây dựng sau đó và đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành. Như vậy, cầu Trường Tiền có tuổi nhiều hơn cầu Long Biên ở Hà Nội (1899-1902) – cây cầu thép nổi tiếng về quy mô, lớn nhất Đông Dương và châu Á thời bây giờ.

Khi hoàn thành, cầu Trường Tiền có cấu trúc 6 vài 12 nhịp, chiều dài cầu 401m, bề ngang lòng cầu 6m20, mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng ván gỗ lim. Các vòm nhịp cầu có hình bán nguyệt rất điệu đà duyên dáng, hình dáng đó về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay. Chi phí xây cầu hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền rất lớn thời bấy giờ.

Từ khi ra đời, cầu Trường Tiền có nhiều tên gọi: Cầu Thành Thái (tên Vua triều Nguyễn đương thời), cầu Clémenceau (tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), cầu Nguyễn Hoàng (tên chúa Nguyễn đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hoá giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17.)… nhưng tên gọi cuối cùng cho tới bây giờ là cầu Trường Tiền (Tràng Tiền), do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn.

Trước khi cầu Trường Tiền được xây dựng, nơi đây có một bến đò ngang cũng mang tên Trường Tiền. Cầu Trường Tiền và dòng Hương Giang , nét duyên dáng và lãng mạn như một bài thơ. Cây cầu duyên dáng nằm trên mảnh đất thơ mộng miền Trung lại có số phận không yên ả chút nào. Cầu đã trải qua nhiều thay đổi và cả những biến cố đau thương, mang số phận thăng trầm cùng xứ Huế trong hơn một thế kỷ.

Khi mới hoàn thành, là một cây cầu thép vững chắc với kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây – cầu Trường Tiền khiến cho chính quyền thực dân không khỏi tự hào. Viên toàn quyền Đông Dương tự đắc tuyên bố: “Khi nào cầu sập thì Pháp sẽ trả độc lập cho nước Nam”. Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn – 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có 6 vài thì 4 bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.

Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa 2 vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra – là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau. Năm 1946, cầu bị sập hai phía tả ngạn do mìn trong chiến tranh Việt – Pháp. Hai năm sau, cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa lại đổ gục xuống lòng sông Hương. Tại thời điểm ngay sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước hòa bình thống nhất (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được trùng tu lần nữa. Lần khôi phục, trùng tu này kéo dài trong 5 năm (1991-1995), do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm.

Ở lần trùng tu này có nhiều thay đổi quan trọng: Đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu; lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can (độ rộng lòng cầu của đường chính ở giữa từ 6,20m nay còn 5,40m); màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc; tấm biển đồng gắn ở đầu cầu ghi chữ “Cầu Tràng Tiền” thay cho “Cầu Trường Tiền” tạo nên một sự thiếu thống nhất về tên gọi cây cầu.

Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại, điều khiển bằng phần mềm lập trình. Khi chiều buông, cũng là cây cầu bắt đầu rực rỡ huyền ảo trong ánh đèn màu.

Dẫu trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, dẫu có nhiều đổi thay thì cầu Trường Tiền vẫn soi bóng trên dòng Hương Giang hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền vẫn là một biểu tượng đẹp lãng mạn của đất cố đô, là một nét thơ xứ Huế. Hình dáng mềm mại, duyên dáng của cây cầu trong khung cảnh thơ mộng đã gợi nên nhiều cảm xúc cho các văn nhân thi sỹ. Cầu Trường Tiền cũng là một địa danh gắn bó với cuộc sống, tình yêu của con người nơi đây:

“Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp, tội lắm em anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa”

(Ca dao. Cũng có tài liệu cho rằng đây là thơ của ông Hoàng giáp Đỗ Huy Liệu (người Nam Định sáng tác)

Năm 1941, trong thời gian lưu lạc tới xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu cùng màu sơn nhũ bạc (nguyên bản) như hình ảnh của chiếc lược ngà:

“…Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”

(Vài nét Huế – Nguyễn Bính)

Những thăng trầm lịch sử của cầu Trường Tiền cũng được ghi chép lại rất nhiều bằng thi ca, âm nhạc. Năm 1946, cầu bị sập và đã có câu ca mang âm hưởng hò sông thế này:

Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời Thành Thái đến nay.
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?

Đáp rằng:

Chí quyết thắng Pháp Tây
Nên cầu nầy phải phá,
Qua sông còn nhiều ngã
Đừng buồn bã em ơi.
Nước non khôi phục được rồi,
Cầu nầy bắc lại, không mấy hồi đó em…

Lịch sử, vị trí và số phận cầu Trường Tiền mặc nhiên đã làm cho cây cầu mang một trọng trách và cũng là niềm tự hào. Cho dù sau này có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương ở những thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau: cầu Bạch Hổ, cầu Phú Xuân, cầu Bãi Dâu…; thì cầu Trường Tiền vẫn là cây cầu số 1, cây cầu đẹp nhất, tiêu biểu nhất của đất Cố đô. Có một người con xứ Huế ở phương trời xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…”

Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.

Hình ảnh những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, in trên bầu trời; hình ảnh những tà áo dài nữ sinh bên cầu, những con thuyền trên dòng sông dưới chân cầu, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu; hình ảnh cây cầu sáng rực rỡ lung linh trong đêm… mãi là những ký ức đẹp, những âm điệu và ngôn từ đẹp lãng mạn đến muôn đời của bài thơ xứ Huế.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Bán Đảo Sơn Trà 🍀 10 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cầu Tràng Tiền Bằng Tiếng Anh – Mẫu 11

Bài thuyết minh về cầu Tràng Tiền bằng tiếng Anh sẽ giúp các em học sinh trau dồi vốn từ vựng thêm phong phú và củng cố lại những kiến thức ngữ pháp quan trọng.

Tiếng Anh:

Referring to Hue, it is impossible not to mention Truong Tien Bridge.

Truong Tien Bridge is a symbol of Hue, crossing the romantic Perfume River. The bridge was built in 1896 under the reign of King Thanh Thai; 400 meters long, 6 meters wide, has six spans, combined together in the shape of a comb… Truong Tien Bridge becomes shimmering at night, thereby blending into the space of the wooden pedestrian bridge along the Perfume River. create a focal point to attract visitors.

The Hue people consider the bridge as a geographical indication, that wherever they go, in every direction, they will take the “ivory comb” as a landmark to determine the location they want to go. As for tourists, if they come to Hue without setting foot on Truong Tien Bridge, it is no different than just passing through Hue.

Tiếng Việt:

Nhắc tới Huế không thể không nhắc đến cầu Trường Tiền.

Cầu Trường Tiền là biểu tượng của xứ Huế, bắc qua dòng sông Hương thơ mộng. Cầu được xây dựng vào năm 1896 dưới thời vua Thành Thái; dài 400 mét, rộng 6 mét, có sáu nhịp, kết hợp với nhau theo hình vành lược… Cây cầu Trường Tiền trở nên lung linh về đêm, qua đó hòa quyện vào không gian cầu đi bộ lát gỗ ven sông Hương càng tạo ra điểm nhấn thu hút du khách.

Người Huế xem cây cầu như một chỉ dẫn địa lý, rằng đi đâu, hướng nào cũng lấy “chiếc lược ngà” làm cột mốc để rồi từ đó xác định vị trí mà mình muốn đi. Còn với du khách nếu đến Huế mà chưa đặt chân lên cầu Trường Tiền thì chẳng khác gì chỉ mới đi thoáng qua Huế.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Bà Nà Hill 💧 12 Bài Giới Thiệu Hay Nhất

Viết một bình luận