Thơ Tú Xương: Tuyển Tập 74+ Bài Thơ Hay Của Trần Tế Xương

Thơ Tú Xương ❤️️ Tuyển Tập 74+ Bài Thơ Hay Của Trần Tế Xương ✅ Là Một Thi Sĩ Của Thơ Thời Cận Đại, Thơ Ông Mang Một Màu Sắc U Buồn Đậm Chất Sử Thi.

Thương Vợ Của Trần Tế Xương

Thương Vợ Của Trần Tế Xương là bài thơ nổi bật và để lại nhiều ý nghĩa nhân văn cũng như những suy nghĩ thức thời của nhà thơ.

Thương vợ
Tác giả: Tú Xương

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

Mời bạn khám phá thêm tuyển tập 💕 Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 💕 đặc sắc.

Bài Thơ Tú Xương

Bài Thơ Tú Xương với những bài thơ mang chất cổ điển và một hồn thơ u buồn.

Áo bông che bạn
Tác giả: Tú Xương

Hỡi ai, ai có thương không?
Đêm mưa, một mảnh áo bông che đầu
Vì ai, ai có biết đâu?
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô?
Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc Thương Ngô một mình
Non non nước nước tình tình
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ!

Cảm Tết
Tác giả: Tú Xương

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
Bánh chưng sắp gói, e nồm chảy
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi, đành tết khác
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo!

Đề ảnh
Tác giả: Tú Xương

Cử Thăng, huấn Mỹ, tú Tây Hồ,
Ba bác chung nhau một cái đồ.
Mới biết trời cho sum họp mặt,
Thôi đừng chê nhỏ với cười to!

Khảo dị:
Cử Thăng, huấn Mỹ, tú Tây Hồ,
Ba ‡ đứa chung nhau một cái đồ.
Mới biết trời cho sum họp mặt,
Thôi đừng chê nhỏ lại chê to!

Gửi ông thủ khoa Phan
Tác giả: Tú Xương

Mấy năm vượt bể lại trèo non,
Em hỏi thăm qua bác hãy còn.
Mái tóc Giáp Thìn đà điểm tuyết,
Điểm đầu Canh Tý chửa phai son.
Vá trời gặp hội mây năm vẻ,
Lấp bể ra công đất một hòn.
Có phải như ai mà chẳng chết?
Giương tay chống vững cột càn khôn.

Một nén tâm hương
Tác giả: Tú Xương

Im ỉm thâu đêm lại thẳng ngày
Bệnh đâu có bệnh lạ lùng thay!
Thuốc thang nghĩ lại chua mà đắng
Đường mật xem ra ngọt hoá cay
Lắm bệnh bạn bè lui lại ít
Nặng lòng họ mạc hỏi han đầy
Chỉ bền một nén tâm hương nguyện
Thuốc thánh bùa tiên ắt chẳng chầy

Xem nhiều hơn chùm 🍀 Thơ Lê Anh Xuân 🍀 hay và đặc sắc.

Những Bài Thơ Tú Xương Hay Nhất

Những Bài Thơ Tú Xương Hay Nhất với ngôn từ và phong cách thơ xưa cũ kết hợp cùng với những suy nghĩ có phần thức thời và châm biếm xã hội cũ.

Cảnh Tết nhà cô đầu
Tác giả: Tú Xương

Chị hỡi chị, năm nay túng lắm,
Biết làm sao, Tết đến nơi rồi!
Mới ngày nào chị mua muối cùng tôi,
Ngoảnh mặt lại hàng vôi nay đã bán.
Này nụ, này hoa, này hài, này hán,
Pháo tranh Tàu, Hương Cảng mới đưa sang.
Chị cùng em sắm sửa lo toan,
Muốn mua chịu, e nhà hàng lại lạ.
Chị em ta bảo nhau giữ giá,
Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng.
Cũng liều bán váy chơi xuân.

Cảm hứng
Tác giả: Tú Xương

Xấp xỉ ba mươi mấy tuổi đầu
Trăm năm tính đốt hẳn còn lâu
Ví cho thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu!
Đất nọ vẫn thường hay có chạch
Bể kia có lúc cũng trồng dâu
Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ
Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu

Viếng bạn
Tác giả: Tú Xương

Đêm qua trằn trọc không yên
Vắng người cùng bạn bút nghiên sao đành!
Ngựa xe là thói tỉnh thành
Nào người vui thú học hành là ai?
Nhớ khi thảo sách học bài
Tựa trong khóm trúc, dạo ngoài hồ sen
Ngậm ngùi dưới nguyệt trước đèn
Ta vui ai biết, ta phiền ai hay?
Của trời như nước như mây
Lũ ta như dại như ngây như khờ
Đi đâu một bước một chờ
Vắng nhau một khắc một giờ khôn khuây
Tháng năm Tết đến sau này
Cùng ai lên núi hái cây xương bồ?
Há rằng thiếu níp không bồ
Tri âm đã vắng, Bồng Hồ cũng thôi!
Qua năm hương hội đến rồi
Cùng ai vượt bể đến nơi kinh kỳ?
Dẫu cho vui thú Phụng Trì
Khi vui mà vắng cố tri thêm sầu
Bạn đàn chưa dễ tìm nhau
Bạn nghiên bạn bút có đâu được nhiều!

Xuân hứng
Tác giả: Tú Xương

Một ngọn đông phong sẽ thổi phào,
Đông quân nhường tỏ lối ra vào.
Tường mai ngõ hạnh tuy như cũ,
Lá bướm cành chim đã thế nào.
Tranh pháo vui xem con trẻ nọ,
Tóc râu thêm sợ tuổi trời cao.
Tìm xuân dễ biết xuân đâu tá,
Hương khói nhà ai cũng ngạt ngào.

Tiến sĩ giấy
Tác giả: Tú Xương

Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào,
Thế mà hoa, hốt, với trâm, bào?
Mỗi năm mỗi tết trung thu đến,
Tôi vẫn quen ông, chẳng muốn chào.

Gợi ý cho bạn những nội dung hay có trong bài viết chọn lọc 🌹 Thơ Phan Thị Thanh Nhàn 🌹

Những Bài Thơ Hay Của Tú Xương

Những Bài Thơ Hay Của Tú Xương đã để lại trong lòng đọc giả một hồn thơ lai láng những triết lý sống khác biệt đi ngược dòng với xã hội đương thời.

Cảm hoài
Tác giả: Tú Xương

Thua bạc nhà đi với mẹ nhà,
Bệnh gì chẳng bệnh, bệnh tim la!
Nay đi phố Giấy, mai đầu hát,
Khi ở sông Thương, lúc tỉnh Hà.
Đeo tiếng khoa danh cho thế mỉa,
Cực lòng cha mẹ để con ra!
Nam mô cứu khổ tiêu tai nạn
Nhờ lượng Quan Âm, đức Phật Bà!

Cháu khóc cô chồng
Tác giả: Tú Xương

Người có cô, sao cháu không cô?
Nắng phơi nước mắt dễ hầu khô!
Xác xơ lông cánh con chim Việt
Nung nấu buồng gan cái ngựa Hồ
Phận gái lênh đênh nông bể ái
Nỗi nhà báo đáp chất sông Tô
Từ đây trăm sự ơn nhờ bác
Người có cô, sao cháu không cô?

Chợt giấc
Tác giả: Tú Xương

Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba
Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta?

Chừa…
Tác giả: Tú Xương

Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái đấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!

Đất Vị Hoàng
Tác giả: Tú Xương

Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thơ Quang Dũng 🍀 được chọn lọc đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa.

Thơ Tú Xương Mạnh Mẽ Sâu Cay

Thơ Tú Xương Mạnh Mẽ Sâu Cay với những bài thơ đầy tính chất trào phúng, châm biến sâu sắc những mảng tối trong một thời kỳ lịch sử nổi trôi của dân tộc.

Chiêm bao
Tác giả: Tú Xương

Bỗng thấy chiêm bao thấy những người
Thấy người nói nói lại cười cười
Tỉnh ra lại tiếc người trong mộng
Mộng thế thì bằng tỉnh mấy mươi

Chữ nho
Tác giả: Tú Xương

Nào có nghĩa gì cái chữ nho,
Ông nghè ông cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm thầy phán,
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.

Khảo dị:
Nào có ra gì cái chữ nho,
Ông nghè ông cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm thầy phán,
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.

Con buôn
Tác giả: Tú Xương

Ai đấy ai ơi khéo hợm mình!
Giàu thì ai trọng, khó ai khinh ?
Thằng Ngô mất gánh, say câu chuyện
Chú lái nghiêng thoi mắc giọng tình
Có khéo có khôn thì có của,
Càng già càng trẻ lại càng xinh.
Xuống chân lên mặt ta đây nhỉ ?
Chẳng biết rằng dơ dáng dại hình!

Đại hạn
Tác giả: Tú Xương

Dạo này đá chảy với vàng trôi
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì, ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi
Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi
Tình cảnh nhà ai nông nỗi ấy
Quạt mo phe phẩy một mình tôi

Đi thi
Tác giả: Tú Xương

Tấp tểnh người đi tớ cũng đi
Cũng lều cũng chõng cũng đi thi
Tiễn chân, cô mất hai đồng chẵn
Sờ bụng, thầy không một chữ gì!
Lộc nước còn mong thêm giải ngạch
Phúc nhà nay được sạch trường quy
Ba kỳ trọn vẹn, thêm kỳ nữa
Ú ớ u ơ ngọn bút chì!

Mời bạn đọc xem nhiều hơn những trang thơ hay có trong tuyển tập 🌟 Thơ Hữu Loan 🌟

Phong Cách Thơ Tú Xương

Phong Cách Thơ Tú Xương với những nét đặc biệt riêng của một nhà thơ xuất thân trong thời kỳ chuyển tiếp từ văn chương cổ điển sang văn chương hiện đại, và một xã hội nhiều rối ren đương thời.

Thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.

Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến.

Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

1.1. Thơ trào phúng của Tú Xương hết sức đa dạng và phong phú.

Có bài thơ vừa có hiện thực vừa có trào phúng. Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, Tú Xương sử dụng tiếng cười làm vũ khí. Ở Tú Xương không có cái nhàn nhạt, cái lưng chừng, cười là cười phá, chửi là chửi độc, chua chát đến ứa mật, ứa máu.

Có những bài tự trào, tự khoe về mình, dùng ngôn ngữ lấp lững, ỡm ờ, hoặc những từ hoàn toàn thô tục . . . Tứ thơ thường độc đáo, đột ngột, táo bạo gây sự chú ý và bám vào linh hồn của chủ đề. Tú Xương đã quàng vào cổ ông Hàn nọ ( Vốn làm nghề nấu rượu) những xâu, chai, lọ, vung, nồi lổn nhổn:

Hàn lâm tu soạn kém gì ai?
Ðủ cả vung nồi, cả cóng chai

( Ðưa ông hàn)

Cái tài tình của Tú Xương là chợp đúng cái thần của sự vật bằng một vài nét điển hình, rồi với cách nói thẳng thừng, táo bạo và hài hước của mình, ông phơi bày cái lõi của sự thật cho mọi người xem có khi ở câu đầu:

Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời rằng thằng bé nó hay chơi

( Tự cười mình)

Có khi ở cuối câu:

Cụ Xứ có cô con gái đẹp
Lăm le xin bố cưới làm chồng

( Ði thi nói ngông)

Có khi mượn lối chơi chữ:

Ấm không ra ấm, ấm ra nồi
Ấm chạy lăng quăng, ấm chẳng ngồi

( Bỡn ông ấm Ðiềm)

Có lúc nhân cái mồm tu hú của đối tượng mà hạ một ý thật lạ lùng:

Cậu này ắt hẵn hay nghề sáo,
Dây vũ dây văn vụng ngón đàn

( Thông gia với quan)

Hoặc mở đầu bài thơ Ðể vợ chơi nhăng là đánh thẳng đối tượng là anh chồng ngu”:

Thọ kia mày có biết hay chăng
Con vợ mày kia xiết nói năng
Vợ đẹp của người không giữ được
Chồng ngu mượn đứa để chơi nhăng

Nhưng mục đích chính là đả kích mụ vợ, nên khổ thơ cứ dồn dập và quyết liệt:

Ra đường đáng giá người trinh thục
Trong bụng sao mà những gió trăng,
Mới biết hồng nhan là thế thế,
Trăm năm, trăm tuổi, lại trăm thằng.

Có thể nói, Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong thơ trào phúng, trước hết vì tiếng cười của ông là sự phê phán của một lý trí và cảm xúc nhạy bén của con tim nên tiếng cười trào phúng của Tú Xương rất chắc, hiệu quả cao.

1.2. Thơ trữ tình của Tú Xương:

Lời thơ nhuần nhuyễn, ý thơ gần gũi, sâu lắng.

Các bài thơ tiêu biểu Ðêm hè, Ngẫu hứng, Sông lấp, Gửi cụ thủ khoa Phan, Nhớ bạn phương trời . . . thể hiện cái sâu xa trong tâm trạng của ông đó là tinh thần dân tộc, tuy có giới hạn nhưng rất đáng quý, đã hình thành nên tính cách Tú Xương.

Ông có những bài thơ thể hiện tình cảm lãng mạn cũng khá hiện đại:

Em gửi cho anh mãnh lụa đào
Không biết rằng em bán thế nào

( Tặng người quen)

Ðề tài thơ trữ tình của Tú Xương tuy không phong phú và đa dạng như thơ trào phúng nhưng cũng rất sâu sắc và đậm đà. Nhà thơ sử dụng nhiều chi tiết từ cuộc sống nên tứ thơ rất sinh động, nhiều chi tiết xác thực như bản thân đời sống . Hình ảnh bà Tú được tái hiện bằng những nét rất thực:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
( Thương vợ)

Bài thơ Nhớ bạn phương trời đã đi sâu vào thế gới tâm trạng, tràn ngập cảm xúc trữ tình của nhà thơ đối với nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Ta nhớ người xa cách núi sông,
Người xa, xa lắm nhớ ta không?
Sao đang vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng riêng đến cả tình chung
Tương tư lọ phải là trai gái,
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.

1.3.Sự kết hợp hai yếu tố hiện thực và trữ tình:

Rất độc đáo và sâu sắc. Kết cấu bài thơ không gò bó. Tính phóng túng trong suy nghĩ cũng như trong tính tình đã đem vào khuôn khổ thể thơ bảy chữ tám câu nhiều nét mới đã phá vỡ mọi qui định:

Việc bác không xong tôi chết ngay!
Chết ngay? Như thế vội vàng thay!

( Bỡn người làm mối)

Hỏi lão đâu ta?- Lão ở Liêm
Trông ra bóng dáng đã hom hem

( Già chơi trống bỏi)

Người đói ta đây cũng chẳng no,
Cha thằng nào có tiếc không cho

( Thề với ăn xin)

Rất nhiều bài thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa hai yếu tố hiện thực và trữ tình (Vịnh khoa thi hương năm Ðinh Dậu, Thương vợ, Thề với ăn xin . . .)

Nói về sự kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình trong một bài thơ, Nguyễn Tuân cho rằng: Sở dĩ thơ Tú Xương không bị tắt gió, không bị bay ra khỏi là vì thơ Tú Xương đã đi bằng hai chân hiện thực và lãng mạn, là vì thi pháp của Tú Xương phối hợp cả hiện thực và trữ tình

Ngôn ngữ và chất liệu dân gian:

2.1. Ngôn ngữ:

Tú Xương là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. Ngôn ngữ giản dị, chính xác, uyển chuyển, gợi hình và có tính chất dân gian ( Ði hát mất ô) được xem là bài duyên dáng, hóm hĩnh, độc đáo của Tú Xương vì ông đã thể hiện được cái thần của bài thơ.

Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, tươi mát, tự nhiên mà vẫn thanh nhã, óng chuốt. Mấy câu sau đây như lời nói ở cửa miệng, không thêm bớt mà rất chân thành:

Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà,
Trước nhà có miếu, có cây đa
Cửa hè sân ngõ chừng ba thước,
Nửa tá tre pheo đủ một tòa . . .

( Ông ấm Ðiềm)

Hoặc đây là cách nói ngang tàng nhưng rất tự nhiên:

Gái tơ đi lấy làm hai họ
Năm mới vừa sang được một ngày

( Viếng cô Ký)

Hai họ là vợ hai, đối với Một ngày tức mùng một tết. Vậy câu thơ chỉ giữ cái vỏ của phép đối mà vượt qua những ràng buộc khác khiến cho lời thơ của Tú Xương không những êm tai, sướng miệng mà còn rất độc đáo, có giá trị châm biếm cao.

2.2.Chất liệu dân gian:

Nhiều thành ngữ dân gian, ca dao đã đi vào thơ Tú Xương bằng sự sáng tạo riêng.

Các thành ngữ như Học đã sôi cơm, thi không ăn ớt, vuốt râu nịnh vợ, quắc mắt khinh đời, năm nắng mưới mưa, thân cò lặn lội . . . đã được Tú Xương vận dụng khá độc đáo trong thơ.

Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh.

Tú Xương rất am hiểu ca dao, nhiều câu ca dao còn thể hiện cái tình tứ, duyên dáng, hóm hỉnh của nhà thơ.

Ai ơi còn nhớ ai không?
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
Nào ai có tiếc ai đâu
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô?
Người đi tam đảo, ngũ hồ.
Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình.
Non non, nước nước, tình tình
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ

( Áo bông che đầu)

Gửi đến bạn tuyển tập 🌹 Thơ Hoàng Trung Thông 🌹 hay nhất rất thích hợp để gối đầu giường.

Đề Tài Người Vợ Trong Thơ Tú Xương

Đề Tài Người Vợ Trong Thơ Tú Xương nổi bậc lên trong toàn bộ những tác phẩm nhà thơ để lại bởi một giá trị nhân văn về thân phận người phụ nữ trong xã hội đương thời.

Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn đạt bằng hình ảnh và ngón ngữ quen thuộc của văn học dân gian.

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.

Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.

Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.

Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ một ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm.

Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô ra ngoài sông ấy chính là nơi đầu sóng ngọn gió. Câu thơ vào đề như lời giới thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi:

Quanh năm buôn bán ở mom sông.

Thấm thìa nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đã tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò

trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng” tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu nguy hiểm.

Có bản chép “nơi quãng vắng”, thay “khi” bằng “nơi” đã bỏ đi cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So với câu ca dao:

Con cò lặn lội bờ sông,

Câu thơ của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ – đưa từ “lặn lội” lên đầu câu, cách thay từ – thay từ “con cò” bằng “thân cò”, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ “thân cò” gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ “con cò” thì từ “thân cò” mang tính khái quát cao hơn và do vậy tình thương vợ của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn.

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. “Buổi đò đông” đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn “khi quãng vắng”.

Trong ca dao, người mẹ từng dặn con: Con ơi nhớ lấy câu này / Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc, hiểm nguy.

Hai câu thực đối nhau về từ ngữ (“khi quãng vắng” đối với “buổi đò đông”) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương da diết.

Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà là người đảm đang tháo vát:

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý. Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ cả con, cả chồng, nuôi bảo đảm đến mức: “Cơm hai bữa: cá kho rau muống – Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô” (Thầy đồ dạy học).

Trong hai câu luận. Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hi sinh rất mực của vợ:

Năm nắng mười mưa dám quản công,

Ở câu thơ này, “nắng mưa” chi sự vất vả, “năm mười” là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cùng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn tinh mới thấy. Khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ.

Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ, về câu thơ “Nuôi đủ cả năm con với một chồng”, có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách mình riêng, con riêng rất rạch ròi là để ông tự đứng riêng ra tri ân vợ.

Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân, ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít nợ nhiều.

Ông chửi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phái khổ. Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời. Sự hờ hững của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu thơ Tú Xương tự rủa mạt mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án:

Có chồng hờ hững cũng như không.

Ở cái thời mà xà hội đã có luật không thành văn bàn đối với người phụ nữ: “xuất giá tòng phu”, đối với mối quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ”, thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quan ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyết điểm.

Nhan đề Thương vợ chưa nói hết được sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thư Tú Xương, ở bài thơ này, tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ, không chỉ lên án “thói đời” mà còn tự trách.

Nhà thơ dám tự nhận khuyết, điểm, càng thấy mình khiếm khuyết càng thương yêu, quý trọng vợ hơn. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao.

Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn đạt bằng hình ảnh và ngón ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tó hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với moi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.

Tiếng Cười Trào Phúng Trong Thơ Tú Xương Nguyễn Khuyến

Tiếng Cười Trào Phúng Trong Thơ Tú Xương Nguyễn Khuyến, hai nhà thơ nổi bật với phong cách thơ trào phúng và ý nghĩa chấm chiếm những mặt trái của xã hội nửa thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ.

Tú Xương là một nhà thơ mà thơ văn của ông dù ở lĩnh vực nào cũng xuất phát từ cội nguồn tâm huyết của bản thân đối với dân, với nước, với đời.Mảng thơ trào phúng của ông cũng thế.Nhưng như nhà văn Nguyễn Vân Ngọc đã nói, thơ Tú Xương mỉa mai một cách thấm thía sâu cay, ngạo đời hơn là thương đời.

Ông dùng tài năng của mình, ngòi bút cay nghiệt, thấm thía của mình để lên án xã hội xấu xa đương thời. Thơ Tú Xương dựng lên một bức tranh chân thật, nhiều vẻ về xã hội thực dân phong kiến.Sống trong một xã hội ngột ngạt, đầy những điều xấu xa, nhũng nhiễu của tầng lớp quan lại, thơ ông Tú mỉa mai, ngạo đời là điều không lạ.

Ông cũng như nhà thơ Nguyễn Khuyến ,không biết làm gì để giúp cho người, cho đời, chỉ biết dùng văn chương để lớn tiếng phê phán mà thôi.Nhưng thơ trào phúng của Tú Xương cay nghiệt hơn, ngạo đời hơn có lẽ là vì một phần ông bất mãn về cái sự hỏng thi của mình.

Những kì thi cử luôn làm ông chật vật.Trong xã hội phong kiến xưa, quan niệm đã là sĩ tử thì phải đỗ đạt công danh là một điều đã in sâu vào máu thịt của mỗi người đi học chữ thánh hiền.Tú Xương biết trong thời buổi này có đỗ đạt ra làm quan thì cũng chỉ là hữu danh vô thực nhưng ông không sao rứt ra được cái vòng khoa cử luẩn quẩn ấy.

Thế nên có lẽ ông càng cay cú,càng ngạo đời, chán nản trước cuộc đời, càng mỉa mai và căm uất. Đập vào mắt Tú Xương là cảnh cuộc sống lố lăng, kì quặc của buổi giao thời.Bức tranh xã hội trong thơ ông trước hết là bức tranh của thành phố Nam Định, một trong những thành phố bị giặc chiếm đầu tiên trên đất Bắc.

Ở đây, bọn thực dân thống trị hống hách, hà khắc và tàn bạo.Ông không trực tiếp nói nhiều đến chúng nhưng chúng vẫn thấp thoáng hiện ra với tất cả những sự đáng ghét vốn có.

“Hà Nam danh nhất ông Cò Trông thấy ai ai chẳng dám ho Hai mái trống toanh đành chịu dột Tám giờ chuông đánh phải nằm co” Đây là một bài thơ của ông Tú nói về một tên quan nổi tiếng là hà khắc, đề ra những luật lệ trái khoáy khiến người dân phải điêu đứng.

Người dân sống dưới chế độ này trong một sự tù túng, sợ sệt, nép mình vào trong những luật lệ mà quan trên đã đưa ra.Những luật lệ cực kí vô lý.Những tên quan này thì mặc sức hoành hành ngang dọc, đứng trên đầu dân ta, vô cùng hống hách.

Ông vạch trần chân dung của một ông chủ khảo dốt nát, bất tài: “Sở khảo khoa này bác cử Nhu Thực là vừa dốt lại vừa ngu Văn chương nào phải là đơn thuốc Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu” Hình ảnh ông chủ khảo trường thi hiện lên thật là lố bịch, một tên ngu dốt, chỉ là hữu danh vô thực.

Ông còn nêu lên được những hình ảnh lố bịch, kệch cỡm của bọn quan lại nơi trường thi. “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa” Bài thơ là một đòn trời giáng của Tú Xương vào chế độ thi cử mạc vận, hổ lốn và ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị nước ta.

Trong kì thi này toàn quyền Đu- me và công sứ có đến đem tàu chiến để hậu vệ, đem đại bác đến để thị uy.Một kì thi quan trọng của quốc gia nay biến dạng thành một kì thi mà mất đi hẳn vẻ trang nghiêm vốn có, đó là một hiện thực đáng buồn,một nỗi nhục của quốc thể.

Cảnh tân khoa làm lễ tạ ơn vua càng tệ hại hơn: “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngổng đầu rồng” Câu thơ là một nỗi nhục nhã ê chề của các ông trí thức An Nam.Tú Xương đem cái lọng quan sứ mà đối với cái váy mụ đầm, đem cái đít vịt bà đầm ra đối với đầu rồng một ông cử dốt đang lạy tạ mũ áo vua ban.

Tú Xương đã giáng một đòn thật đau, thật nặng nề vào bọn quan Tây và vào tầng lớp quan văn và quan võ thời nhí nhố.Trường thi qua con mắt của Tú Xương đã kệch cỡm nay càng kệch cỡm hơn.

Thơ Tú Xương tố cáo bọn quan lại phong kiến thối nát, tham nhũng, sa đoạ.Ông đả kích sự háo danh chuộc lợi và mua danh bán tước , sự luồng cuối xu nịnh để được thăng quan tiến chức “Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau – Đứa thời mua tước đứa mua quan – Phen này ông quyết đi buôn lọng – Vừa bán vừa la cũng đắt hàng”

Ông nói thẳng, nói đúng, không hề một chút khoan nhượng đối với sự xấu xa trong xã hội.Trong thời kì này, bọn chúng đem chức tước, những danh hiệu cao quý trong xã hội bán chác với nhau như một thứ hàng hoá không hơn không kém.

Ông còn nói; “Bắt chước ai ta chúc mấy lời Chúc cho khắp hết cả trên đời Vua, quan, sĩ, thứ, người trong nước Sao được cho ra cái giống người” Thật là đau đớn và chua xót xiết bao.

Ông ngạo nghễ đả kích và châm biếm, mong sao những bậc chí tôn, những người có chức tước trong xã hội ra giống người, đúng với giống người.Sự khinh bỉ của ông như trào cả ra ngoài, gay gắt và khắc nghiệt.

Tú Xương còn nhận thức rõ rằng, xã hội đồng tiền đã làm suy đồi đạo đức từ trong gia đình đến ngoài xã hội “Có đất nào như đất ấy không Phố phường tiếp giáp với bờ sông Nhà kia lỗi đạo con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”

Các quy luật của xã hội đều bị đồng tiền, vì đồng tiền mà xáo nhào lên cả, không còn tôn ti trật tự, không còn lấy dù chỉ là một chút ít thôi đạo lý làm người.Ngay cả tình cảm cha con, máu mủ ruột rà, tình cảm vợ chồng đầu ấp tay gối cũng bị lãng quên, cũng vùi chôn sâu trong một chữ tiền.

Tú Xương nhạo xã hội, một xã hội không còn kỉ cương, lề lối.Thật đau xót khi con người mất dần cả tính người, tình người. “Người bảo ông điên ông chẳng điên Ông thương ông khổ hoá ra phiền Kẻ thương người ghét hay gì chữ Đứa trọng, thằng khinh chỉ vị tiền.”

Không vì lẽ nào khác mà chính là đồng tiền đã làm cho Nho học và chế độ khoa cử phong kiến bước vào con đường mạc vận.Ông tố cáo một cuộc sống phè phỡn xấu xa mà căn nguyên chính là vì đồng tiền.

“Nào có hay gì cái chữ Nho Ông Nghè ông Cống cũng nằm co Chi bằng đi học làm ông Phán Sáng rượu sâm banh tối sữa bò” Đồng tiền làm nỗi lên, làm này sinh bao cái lố lăng, trái gỡ, bao cái thối nát ngập tràn của cả một xã hội.

Đồng tiền cặp đôi với gái làm tràn lên một không khí dâm ô “Chí cha chí choét khua giày dép Đen thủi đen thui cũng lụa là” Nhà thơ tỏ thái độ khinh ghét, nguyền rủa tính cách vô luân, vô đạo đã ăn sâu vào từng con người trong xã hội.

Ông ngạo cuộc đời nhưng chắc rằng ông cũng đau xót lắm.Ông đau xót, tức tối cho một xã hội ngập tràn những điều xấu xa, vô luân từ trên xuống dưới, từ trong nhà ra ngoài ngõ. Tú Xương thấu hiểu cuộc đời nên những trang thơ của ông là một phần của cuộc đời rối ren lúc đó.

Từng mảng, từng mảng trong thơ trào phúng của ông đã chắp lại cho ta một bức tranh toàn cảnh về xã hội thối nát đương thời.Quả thật thơ Tú Xương ngạo đời hơn là thương đời, một sự ngạo báng của một con người trí thức với nhân cách và sự thấu hiểu đạo lý sâu sắc đối với những sự dơ bẩn về nhân cách trong xã hội.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thơ Vũ Hoàng Chương 🌹 hay và ý nghĩa!

Thời Và Thơ Tú Xương Nguyễn Tuân

Thời Và Thơ Tú Xương Nguyễn Tuân là một bài phê bình văn học của nhà văn Nguyễn Tuân viết về Tú Xương và các tác phẩm của ông.

Phân tích và đánh giá những đóng góp riêng của Nguyễn Tuân với tư cách nhà phê bình văn học trong bài Thời vả thơ Tú Xương:

Nguyễn Tuân trước hết là một nhà văn. Viết phê bình chỉ là việc làm tay trái Một cây bút phê bình tài tử, chỉ viết về những gì mình thích. Cho nên các bài viết của ỏng chỉ có bình, không có phê. Bình và tán. Bình cái hay, tán cái giỏi, cái tài của đối tượng viết.

Trong số những bài phê bình xuất sắc của Nguyễn Tuân, phải kể đến bài Thời và thơ Tú Xương. Kể cũng dễ hiểu. Hai cây bút nổi tiếng tài hoa, lừng danh phong nguyệt và chơi ngông ấy dù không sống cùng thời, cũng vẫn có thể là một cặp tri âm tri kỉ.

Bài Thời và thơ Tú Xương, đúng như cái tên của nó, gồm có hai phần: Thời Tú Xương và Thơ Tú Xương.

Chương trình PTTH lớp 12 chỉ trích giảng một đoạn trong phần Thơ Tú Xương. Tuy vậy cũng nên nói đôi điều về phần Thời Tú Xương. Các thầy dạy văn thường gọi phần này là bối cảnh lịch sử hay hoàn cảnh ra đời của tác giả hay tác phẩm văn học. Nói về bối cảnh lịch sử, Nguyễn Tuân không chỉ nêu lên những sự kiện lịch sử khô khan, trừu tượng.

Dựa vào hàng loạt tri thức lịch sử cụ thể và trí tưởng tượng, ông dựng lên trước mắt người đọc cảnh tượng và không khi cụ thể của xã hội Việt Nam thời Tú Xương ở thành phố Nam Định Người khác có thể chi viết: “Năm 1873, sĩ quan thủy quân Pháp hạ xong thành Hà Nội thì xuống đánh luôn thành Nam Định”

Nhưng Nguyễn Tuân thì phải viết tiếp: “Thành Nam Định có ba cửa: cửa Tây, cửa Nam, cửa Đông cũng bị đánh một lúc, tướng Giácnic bắc thang leo vào thành”. Người khác có thể chỉ viết: “Năm 24 tuồi Trần Tê Xương đã thành ông Tú Xương đỗ tú tài”

Nhưng Nguyễn Tuân thì phải nói đến nơi đến chốn và rất tỉ mỉ: “Trường thi Nam Định năm 1894 đông như kiến cỏ. Năm 1891, Nam Định chỉ co 9000 sĩ tử, năm 1894 con số người di thi lên tới 11 vạn (…) kì Đệ nhất vao ngày 25-10-1894.

Kì đệ nhị, ngày 15 – 11 (…) lễ xướng danh từ sớm cho đến chiều. Ghế bành của các quan chấm trường dự lễ tai ghế cao đến 4 thước mét…”

Đây không phải chỉ là chuyện cá tính và phong cách viết. Đày còn là yêu cầu của việc giải thích những hiện tượng văn học Cảm hứng sáng tác của nhà văn bao giờ cũng bắt nguồn từ một môi trường tâm lí xã hội cụ thể.

Tác động của các sự kiện lịch sử tới nhà văn phải lọc qua môi trường ấy và chịu một độ chiết quang khúc xạ nhất định. Nguyễn Tuân đã dày công thu thập tài liệu lịch sử và dùng trí tưởng tượng, dựng lại cái môi trường xã hội cụ thể, cái không khí lịch sử cụ thể khi thực dân Pháp hạ thành Nam Định, lấp sông Vị Hoàng.

Khi những khoa thi Hán học cuối cùng có Tây đến ra bài, có cả đám “đít vịt” đến dự, có tiệc rượu, có nhảy đầm, lễ xướng danh có mật thám lùng sục, có bắn súng ca nòng thị uy… để đề phòng phong trào chống Pháp của Đề Thám, của Kì Đồng vẫn ầm ĩ, chỉ chờ dịp để bùng trở lại…

Đó đâu phải là chuyện lan man, dài dòng của lối viết Nguyên Tuân. Đó là việc làm cần thiết để giải thích thế giới hình tượng và cái giọng điệu vừa xót thương chua chát, vừa ngang ngược ác khẩu của thơ Tú Xương.

Nhưng hãy trở về với phần thơ Tú Xương của bài phê bình

ở phần này, đâu là chủ đề chính, đâu là cái luận điểm cơ bản nhất mà Nguyễn Tuân muốn khẳng định?

Nguyễn Tuân không bao giờ chịu nói những điều người khác đã nói. Với ông, mỗi bài viết phải là một phát hiện mới, phải phát biểu được chủ kiến riêng.

Vào thời điểm Nguyễn Tuân viết bài Thời và thơ Tú Xương (tháng 5-1961), giới nghiên cứu, phê bình văn học nói chung có thiên hướng chỉ nhấn mạnh và đề cao giá trị phản ánh hiện thực và nghệ thuật trào phúng của thơ ông Tú.

Nguyễn Tuân không phủ nhận điều ấy, nhưng không cho dó là cái làm nên phần giá trị đặc sắc nhất của sự nghiệp Tú Xương. Thực chất, thơ Tú Xương, thơ Nguyễn Tuân, là “cái khía trữ tình, cái hơi lãng mạn” nó “bay nhẹ ở trên tất cả những cái đó kia”.

Đó luận điểm cơ bản của bài phê bình hay phát hiện chủ yếu của Nguyễn Tuân về thơ Tú Xương là ở đấy.

Nhà phê bình khi xác định được luận điểm rồi. lại phải biết đề xuất luận điểm như thế nào cho kín kẽ (tranh hiếu lầm và những phảm ứng không đáng có của người đọc), đồng thời gây đươc ấn tượng để lôi cuốn sự chú ý.

Để tránh cho luận điếm của mình bị coi là cực đoan, phiến diện, trước hết tác giả thừa nhận nội dung hiện thực và bút pháp trào phóng của thơ Tú Xương.

Đây không phải là ý chính của bài viết nên Nguyễn Tuân chỉ dùng lối liệt kê các khía cạnh của nội dung hiện thực và nghệ thuật châm biếm, đả kích của thơ ông Tú để khẳng định thơ Tú Xương là cái “chứng từ về đạo học thành Nam tàn lụi”, là tập kí sự chi tiết về đời sống thành Nam, về sinh hoạt vật chất và tinh thần của một lớp nhà nho tỉnh Nam lúc Tây sang”.

Những thừa nhận giá trị hiện thực và bút pháp trào phúng của thơ Tú Xương chỉ là cái đòn bẩy để đề xuất luận điểm cơ bản của nhà phê bình, ở đây ta thấy ông có một cách diễn đạt rất ấn tượng: đưa ra một giả tưởng như là một thủ pháp cường điệu, tô đậm một thủ pháp thường thấy ờ Nguyễn Tuân với một giọng điệu rất Nguyễn Tuân:

“Có lúc tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xương không có cái khía cạnh trữ tình, cái hơi lãng mạn của nó mà lâu chỉ rất những:

Cống hỉ – mét xì, thôi thôi lạy mợ xanh căng lậy, Thú thật, tôi thấy chối tai đấy, ở ai thế nào thì tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú Xương cứ hiện thực chỉ có như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tinh, cái tân lãng mạn ấy, thơ Tú Xương cũng tắt gió trong tôi từ lâu rồi, và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng”.

Nhưng tô đậm chỉ để gây chú ý và tạo tâm thế đón đợi, chứ không có tác dụng thuyết phục người đọc về sự đúng đắn của luận điểm. Phải có những luận cứ xác đáng, vững chãi mới giải quyết được vấn đề.

Nguyễn Tuân đã đưa ra những luận cứ gồm hai loại: lý luận về thơ và bằng chứng thực tế ở thơ Tú Xương. Những luận cứ này ông không trình bày tách bạch trước sau mà cho đan xen vào nhau và nâng dần lên từ thấp đến cao, từ ý nghĩa hạn hẹp tới tính khái quát rộng rãi

Về lý luận, trước hết Nguyễn Tuân đưa ra một định nghĩa về thơ. xuất phát từ đặc trưng một bài thơ cùa Béctôn Brét: thơ ấy la “cái chốc lát”, những chữ, những hình ảnh “thông tục”, thậm chí “trắng trợn” nữa “cho bổng lên một ánh thơ nó vô hạn bâng hhuâng tưởng như không còn ai vạch được ra bên bờ cho nỗi day dứỉ đó.”

Tiếp đó ông dẫn ra bài Đi hát mất ô của Tú Xương làm bằng chứng. Sức thuyết phục của đoạn văn phê bình ở đây phu thuộc vào sự chọn lựa được một bài thơ của ông Tú vừa hay vừa tiêu liêu lại vừa ứng với lý thuyết, đồng thời ứng với cái tài bình thơ. tán thơ cùa Nguyễn Tuân.

Từ sự phân tích bài Đi hát mất ô, Nguyễn Tuân lại đưa ra một định nghĩa khác về thơ chặt chẽ hơn và có tấm khái quát cao hơn. “… thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng có loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khắc với cái cụ thể của văn.

Cũng mọc lên từ cái đống tư liệu thực tế, nhưng từ một cải hữu hình nó thức dậy được những lô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó đưa ra được một cái diện không gian thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sử điệp

Thơ là mở ra được một cải gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín.

Tiếp đó Nguyễn Tuân lại dẫn ra một bài thơ khác của Tú Xương để làm bằng chứng: bài Sông lấp. Và ta lại được thưởng thức một đoạn bình thơ, tán thơ độc đáo và đầy tài hoa của ông.

Nghiên cứu, phê bình văn học là phát hiện ra những chân lý nghệ thuật ở đối tượng nghiên cứu, phê bình cũng có thể xem đó là những đáp số của khoa học văn chương. Nhưng khác với toán học thì tìm ra đáp số thì bài giải đã có thể coi là căn bản hoàn tất.

Trong khoa học văn chương thì không hẳn thế, tìm ra “đáp số”, công việc xem ra mới chỉ trót lọt được một nửa. Phải diễn đạt “đáp số” sao cho người đọc cũng hiểu được như mình ở đây hiểu gắn với cảm, nhận thức lý trí gắn với phản ứng tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp.

Vi tiếp diễn đạt “đáp số” là sáng tạo ra một bài văn để làm sáng tỏ bài văn cùa người sáng tác Văn phê bình vì thế tuy không phài văn sáng tác nhưng rất gần với văn sáng tác Nghĩa là cũng phải có hình ảnh, có giọng điệu để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Đây là chỗ lợi thế của những người sáng tác viết phê bình.

Cổ nhiên lợi thế này càng rất rõ ở Nguyễn Tuân. Đọc bài Thời và Thơ Tú Xương, ta được thưởng thức nhiều đoạn văn câu văn đầy hình ảnh. Trên kia đã dần ra những định nghĩa viết theo cách như thể của Nguyễn Tuân về thơ.

Đấy là những hình ảnh minh hoạ khái niệm Khái niệm trừu tương, nhờ hình ảnh. trờ nên cụ thể, hữu hình, sống động, ở những đoan bình thơ, hình ảnh dưới ngòi hút Nguyễn Tuân lại càng giàu tính biểu cảm hơn nữa. Này đây. ỏng bình bài thơ của Béctôn Brét:

“Bo-rét vừa mượn cái tri não người thơ mà dưa vào pho sử khập khiễng kia một chiều hoàng hôn làm nhòe hết mặt mày vì nhân phong kiến đã chim hết hào quang giả tạo”.

Đây nữa, ông bình hai câu cuối cùng của bài Đi hát mất ô:

“Bài thơ nổi gió lên từ hai câu cuối cùng. Từ một chuyện ăn cắp đồ vật, đáng lý chỉ gây nỗi một chút tiếc của. Tú Xương trang trọng nâng nó lên thành một nỗi niềm hồi hộp xót thương của những cặp tình nhân muôn thuở Bên cái tục tàn, Tú Xương lồng vào một nét thanh, Tú Xương lấy một cái trong trắng mà gạn loc cai vẩn đục vờ hút nó lên theo với thơ mình”.

Và đây nữa, ông bình cái tiếng gọi đò trong bài Sông lấp: “Cái tiếng gọi đò u hoài trong thơ Sông lấp Tú Xương còn là cái tiếng gọi đàn của cả một đoạn sử ta cuối thể kỳ XIX và đầu thế kỷ XX, đất nước quê hương lộp cộp móng lừa Tây, vó ngựa lai, giây đinh sắng đá và đì đoành ca nông chấm câu cho những vần thơ yêu nước…”

Câu văn phê bình của Nguyễn Tuân không chi giàu hình ảnh mà còn giàu âm điệu, nhịp điệu. Và ngôn ngữ Nguyễn Tuân thì thật là phong phú, đầy góc cạnh và màu sắc. Có những chữ ông hạ xuống thật đặc sắc và đầy trọng lượng. Chẳng hạn ông viết: nếu làm văn xuôi thì ”Có thể ngừng ở đó (…) được phép ách lại đó”.

Chữ ách đầy sức nặng bồi thêm cho chữ ngừng một cách thật thú vị. “Nếu con sông lấp Vị Hoàng mà chỉ có hai câu thơ thôi, thì con sông Tây lấp kia có thể coi là tuyệt tự rồi…” Tuyệt tự đúng là số phận của con sông lấp nếu khỏng có tiếng gọi đò sẽ còn vọng mãi trong thơ Tú Xương.

Nguyễn Tuân có khả năng sáng tạo hàng loạt định ngữ có sắc thái khác nhau để diễn tả cùng một đối tượng. Chẳng hạn, cũng một tiếng gọi đò trong bài thơ Sông lấp, khi thì ông gọi là “Cái thảm kịch goi đò sông vắng”, khi thỉ gọi là “Cải thảm kịch đợi nước gọi đò”, khi lại gọi là “Cái tiếng gọi đò u hoài”

Đó là sự phong phú của ngôn ngữ Nguyễn Tuân. mà cũng là cái tinh tế sắc sảo của tư duy phân tích của ông vể một hình tượng nghệ thuật…

Văn Nguyễn Tuân, dù là văn sáng tác hay phê bình, bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá tính, phong cách của ông Đây là Một cái tôi tài hoa, uyên bác và có một cái gì gai góc.

Lắng nghe lời văn, giọng văn của Nguyễn Tuân, người tinh ý có thể cảm nhận được cái chất mỉa mai châm biếm ẩn kín trong ấy nhằm vào những đối tượng nào đấy của ngày hôm nay mà ông không tiện vạch mặt chỉ tên một cách trực diện: “…

Tin rằng những thế hệ đó (thế hệ của năm 2000 của năm hai nghìn lẻ mấy trăm chi đó”) được nâng cao vật chất và tinh thần, được học nhiều hiểu rộng gấp mấy mươi chúng ta bây giờ, họ có một quan niệm rộng rãi hơn về xử sự xử thế của những con người sống trước họ.

Họ ái ngại nhiều hơn là lên án những người trước đây chỉ mới yêu nước trong phạm vi yêu tiếng nói dân tộc (…) cái học lực của họ sẽ tạo cho họ nhiều độ lượng nhân ái hơn, tình cảm phong phú và thuần khiết hơn?…v.v…”

Với tính chất tài tử tuỳ hứng, lối phê bình của Nguyễn Tuân không tránh khỏi nhiều khi phiến diện và cực đoan. Nhưng những lối viết của ông không bao giờ bằng phẳng, nhạt nhẽo, vô thưởng vô phạt.

Đọc ông thế nào ta cũng thu lượm được một cái gì mới mẻ, độc đáo, làm giàu thêm cho chúng ta một ý nghĩ, một tình cảm nào đó, một lối hành văn hay một cách đặt câu dùng từ nào đó sắc sảo và tài hoa.

Mời bạn khám phá thêm nội dung đặc sắc trong tuyển tập 💕 Thơ Tế Hanh 💕 hay nhất.

Nhận Định Về Thơ Tú Xương

Nhận Định Về Thơ Tú Xương với những đánh giá của giới phê bình văn học hậu thế dành cho Tú Xương và các tác phẩm ông để lại cho đời.

Nguyễn Công Hoan suy tôn Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ

Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ 5 sau bốn thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm.

Tản Đà khi còn sống phục nhất Tú Xương” (Xuân Diệu kể vậy). Tản Đà tự nhận trong đời thơ của mình “mới địch nổi Tú Xương một lần thôi bằng chữ vèo trong bài thơ Cảm thu.

Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là: một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam

Cảm hứng trong thơ Tú Xương hầu như không hướng nhiều về phía phản ánh những cái tốt lành. Thi sĩ Tú Xương biết buồn đau trước vận nước vận dân. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích thực dân phong kiến, quan lại, những người bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, những kẻ rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có Chùm 🦋 Thơ Hồ Dzếnh 🦋 hay và ý nghĩa!

Nhà Thơ Tú Xương Quê Ở Đâu

Xin giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏiNhà Thơ Tú Xương Quê Ở Đâu, cũng như chia sẻ tiểu sử và tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ.

Tiểu sử

Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức 10 tháng 8 Âm lịch) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua).

Ông nội Trần Tế Xương tên là Trần Duy Năng. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng.

Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Hồi mới lên 10 tuổi, nhà có khách đến chơi, thấy trước nhà có một dãy chậu hoa, khách bèn ra cho bé Uyên một câu đối: “Đình tiền ngũ sắc hoa” (trước sân có hoa năm sắc), Uyên liền chỉ vào lồng chim khướu treo ở hiên và đối: “Lung trung bách thanh điểu” (trong lồng có chim trăm tiếng).

Khách nghe đối tấm tắc khen nhưng lại thở dài “đời thằng bé lại lẩn quẩn như chim nhốt trong lồng”. Ông học chữ Hán cụ kép làng Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, ngồi bảo học ở Thành Nam.

Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh Nam Kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất.

Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đó.

Tác phẩm:

  • Vị Xuyên thi văn tập: Thơ văn và giật sử ông Trần Kế Xương, In lần 1, Nam Kỳ thư quán (tên ông bị viết nhầm thành Trần Kế Xương)
  • Thơ Trần Tế Xương: Kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ (tiểu luận), Xuân Diệu, Ty văn hoá Nam Hà, 1970

❤️️ Giới thiệu cùng bạn 👉 Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

Viết một bình luận