Soạn Văn Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa [Trọn Bộ Đầy Đủ Nhất]

Soạn Văn Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa ❤️️ Trọn Bộ Đầy Đủ Nhất ✅ Chia Sẻ Những Nội Dung Tham Khảo Hay Bám Sát Kiến Thức Chuẩn.

Soạn Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa

Soạn Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa, chia sẻ bài soạn đầy đủ kiến thức cơ bản, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Câu 1 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”

  • Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
  • Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.
  • Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.

Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.

  • Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)

Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)

  • Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
  • Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
  • Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.

Câu 2 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

a) – Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người – để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

  • Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

  • Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
  • Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
  • Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

  • Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
  • Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.

Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:

  • Ẩn dụ và hoán dụ
  • Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái
  • Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.
  • Phép điệp (lặp từ ngữ)
  • “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.
  • Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.

c, Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?

  • Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.

d, Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.

Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.

Câu 4 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

  • Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
  • Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.

Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:

Ước gì sông rộng một gang
Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu

Câu 5 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

  • Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn
  • Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
  • Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt
  • Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung
  • Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu

Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng

→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt

Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:

Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Câu 6 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:

  • Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá
  • Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…
  • Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn

Luyện tập

Bài 1 (Trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1)

  • Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
  • Thân em như hạt mưa rào
    Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
  • Thân em như trái bần trôi
    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
  • Thân em như miếng cau khô
    Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
  • Thân em như giếng giữa đàng
    Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

Các bài ca dao nói về thân em có sắc thái biểu cảm:

  • Than thân, hờn trách người không biết trân trọng vẻ đẹp của người con gái
  • Sự ý thức cao về giá trị của bản thân của người con gái.

Bài 2 (trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1)

  • Nhớ ai như nhớ thuốc lào
    Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
  • Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
    Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
  • Đêm qua ra đứng bờ ao
    Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
  • Buồn trông con nhện giăng tơ
    Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
    Buồn trông chênh chếch sao mai
    Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
  • Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
    Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
  • Nhớ khi khăn mở trầu trao
    Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.

Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ người yêu.

Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.

Cùng với Soạn Văn Ca Dao Than Thân, SCR.VN tặng bạn tuyển tập 💧 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác 💧 ý nghĩa!

Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.

Soạn Văn Ca Dao Than Thân Nâng Cao

Soạn Văn Ca Dao Than Thân Nâng Cao là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo. Nội dung bên dưới chia sẻ Bài Soạn Văn Những Câu Ca Dao Than Thân với những phân tích chi tiết.

Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

a.

  • Cả hai lời than thân đều của người con gái chưa có chồng.
  • Thân phận của họ chỉ là những người bất hạnh. Họ không thể tự quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình. Họ có khát khao hạnh phúc nhưng phải cam chịu cuộc sống hôn nhân theo số phận định đoạt.

b.

  • Trong bài 1: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?” có ý nghĩa biểu thị nỗi đau của người con gái đẹp (được ví như tấm lụa đào) không biết sẽ phải lấy người chồng như thế nào?
    Đây cũng là nỗi đau của những thân phận con người bị rẻ rúng, bị coi như món hàng và càng đau xót hơn khi cô gái không thể quyết định hạnh phúc của riêng mình. Nét đẹp của cô gái là nét đẹp quý phái, sang trọng (tấm lụa đào).
  • Trong bài 2: Nỗi đau của người con gái lại được biểu hiện trong hoàn cảnh không được đánh giá đúng mức chỉ vì hình thức bên ngoài xấu xí (như củ ấu). Sự trái ngược giữa hình thức với nội dung “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen” khiến cho cô gái bị hiểu nhầm.
    Nét đẹp của cô gái trong bài ca này chủ yếu nhấn mạnh vẻ đẹp nội tâm với tâm hồn nhân cách cao đẹp. Nhưng xót xa thay ít ai lại để ý đến vẻ đẹp bên trong ấy và dường như người phụ nữ bị đánh giá không đúng mực mang lại tủi cực.

Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

a) Cách mở đầu không theo lối quen thuộc mà tình tứ hơn, có lỗi dẫn dắt khi miêu tả được khung cảnh, là cái cớ để dẫn đến những câu sau.

“Ai” là đại từ phiếm chỉ. Có thể chỉ chung tất cả mọi người, có thể chỉ đối phương. Dù từ “ai” chỉ đối tượng nào nó cũng nhằm chỉ đối tượng đã gây nên sự đau khổ tỏng tình yêu của nhân vật trữ tình.

b) Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thủy chung. Điều đó được khẳng định qua các cặp ẩn dụ. Sao Hôm, sao Mai, mặt Trăng – mặt Trời (để chỉ hai người vừa đôi phải lứa); còn thể hiện qua hình ảnh so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”, ý nói tình duyên tuy không thành nhưng lòng người vẫn đơn phương chờ đợi, vẫn mong có ngày gặp nhau.

Tác giả lấy các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ này (sao Hôm, sao Mai, sao Vượt, mặt Trăng, mặt Trời) gắn bó với cuộc sông lao động của những chàng trai, cô gái nông thôn (trong lao động họ thường phải đi sớm, về khuya, một sương, hai nắng…) cho nên, những hình ảnh này dễ đi vào liên tưởng, suy nghĩ cảm xúc của họ.
Hơn thế, những hình ảnh thiên nhiên vũ trụ này luôn vĩnh hằng, nó là biểu tượng cho tình yêu mãi mãi thủy chung, không bao giờ đổi thay.

c)

  • Ý nghĩa của câu cuối: Dù mình không còn nhớ đến ta, thì ta vẫn chờ đợi tình yêu của mình không bao giờ thôi, giống như sao Vượt cứ đứng giữa trời chờ đợi trăng lên.
  • Vẻ đẹp của câu ca thể hiện trong hình tượng sao Vượt, cũng tức là nằm trong sự so sánh, liên tưởng độc đáo: chàng trai thấy sao Vượt (tức sao Hôm) thường mọc từ khi trời chưa tối và khi tròi mới tối xuống đã thấy sao sáng trên đỉnh trời rồi.
  • Vẻ đẹp của câu ca dao còn thể hiện trong tình cảm. Tâm hồn tác giả, ở đây tác giả dân gian đã thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn cao thượng, với tình yêu thủy chung, son sắt, không đổi thay.

Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng của chúng:

  • Ẩn dụ và hoán dụ: “Khăn thương nhớ ai… ” (Chiếc khăn là ẩn dụ gửi gắm nỗi lòng thương nhớ); “Đèn thương nhớ ai… (Chiếc đèn là ẩn dụ nói lên nỗi nhớ khôn nguôi); “Mắt thương nhớ ai… . ” (đôi mắt là hoán dụ nói lên nỗi lòng thao thức vì thương nhớ).
  • Phép lặp (lặp từ ngữ và mô hình cú pháp): Các từ thương, nhớ…được lặp lại nhiều lần, có tác dụng nhấn mạnh, tăng thêm nỗi nhớ thương. Các từ khăn, đèn, mắt cũng được lặp lại nhiều lần để tô đậm các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, gây dấu ấn trong lòng người đọc.
  • Các câu hỏi tu từ được sử dụng liên tục: “Khăn thương nhớ ai – Khăn rơi xuống đất?… Đèn thương nhớ ai – Mà đèn chẳng tắt? Mắt thương nhớ ai – Mà mắt không yên?… Tác dụng của những câu hỏi tu từ liên tục làm cho tình cảm láy đi láy lại, hợp với tâm trạng bồn chồn, không yên.

Câu 4 (trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Chiếc cầu – dải yếm là một mô-tip nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu.

  • “Chiếc cầu” có ý nghĩa tượng trưng cho sự nối liền khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.
  • “Chiếc cầu – dải yếm” là một hình tượng độc đáo trong ca dao thể hiện khát vọng tình cảm mãnh liệt của các đôi trai gái, khát vọng về kết nối tình yêu lứa đôi, xa hơn nữa đó là mong muốn được kết duyên.

Câu 5 (trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

  • Khi nói đến tình nghĩa, ca dao dùng hình ảnh muối và gừng vì đây là hai thứ quan trọng, gần gũi với đời sống người dân. Hơn thế, nó có những nét đặc trưng giống với tình cảm con người. Gừng là loại có vị cay để lại dư vị, muốn cũng là một loại có vị mặn. Nói chung cả hai vị đều rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Điều đó thích hợp để ví với tình cảm có trước có sau, sâu nặng, mặn mà.
  • Một số bài ca dao khác.

Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi chăng nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày em ơi!

Câu 6 (trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

a. Các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao (qua các bài vừa học):

  • Biện pháp so sánh (trong các bài 1, 2, 3)
  • Biện pháp ẩn dụ (bài 2, 3, 4, 5, 6)
  • Hoán dụ (bài 4)
  • Nói quá (bài 5, 6)

b. Những biện pháp nghệ thuật trong ca dao có nét riêng: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với đời sống của người lao động để so sánh, để gọi tên, để trò chuyện như: nhện, sao, mận, đào, vườn hồng, cái đó, con sông, chiếc cầu, chiếc khăn, cái đèn, đôi mắt…Trong khi đó thơ bác học trong văn học viết sử dụng trang trọng hơn, có những nét khó hiểu hơn, uyên thâm hơn.

Luyện tập

Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

  • Thân em như miếng cau khô
    Người khôn tham mỏng, người thô tham dày
  • Thân em như giếng giữa đàng
    Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
  • Thân em như tấm lụa đào
    Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
  • Thân em như quế giữa rừng
    Ong chưa dám đậu muỗi đừng vo ve
  • Thân em như tấm lụa điều
    Đã đông kẻ chuông lại nhiều người ưa…
  • Thân em như cái sập vàng
    Lũ chúng anh như tổ ong tàn trời mưa…

Trong bài ca dao không phải bài nào cũng thuộc chủ đề than thân. Các bài thứ 4, 5, 6 đều thể hiện sự kiêu kì của người con gái dẫu lúc đầu có dùng cách nói khiêm nhường.

Câu 2 (trang 85 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

  • Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
    Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
  • Đêm qua ra đứng bờ ao
    Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
    Buồn trông con nhện giăng tơ
    Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
    Buồn trông chênh chếch sao mai
    Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
  • Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
    Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
  • Nhớ khi khăn mở trầu trao
    Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.

Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” tuy vẫn nằm trong hệ thống các bài ca dao thương nhớ trên đây nhưng nó vẫn có điểm riêng: Nỗi nhớ trong bài ca dao này vừa cụ thể, sinh động hơn lại vừa tổng hợp khái quát nhiều cung bậc hơn. Chính vì vậy nó cuốn hút và hấp dẫn hơn.
Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” vừa lấy ý tứ từ sự thương nhớ của ca dao vừa lại khái quát lên một cấp độ cao hơn.

Bên cạnh Soạn Văn Ca Dao Than Thân, mời bạn đón đọc tuyển tập 🌜 Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa 🌜 ý nghĩa và sâu sắc.

Soạn Văn Ca Dao Than Thân

Soạn Văn 10 Bài Ca Dao Than Thân Ngắn Nhất

Soạn Văn 10 Bài Ca Dao Than Thân Ngắn Nhất giúp các em học sinh nắm được những kiến thức cơ bản theo chương trình chuẩn. Mời bạn đọc tham khảo ngay sau đây Soạn Văn 10 Ca Dao Than Thân Ngắn Nhất

Tìm hiểu chung

a. Khái niệm “ca dao”

  • Ca dao là thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người

b. Đặc trưng của ca dao

  • Nội dung
    • Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước.
    • Ca sao trữ tình là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng, đằm thắm nhưng ân tình của người Việt Nam.
    • Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động
  • Nghệ thuật:
    • Thể thơ: ca dao thường ngắn, phần lớn theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể; ngoài ra còn có song thất lục bát…
    • Ngôn ngữ: ngôn ngữ thơ nhưng vẫn gần gũi với đời sống hằng ngày, đậm màu sắc địa phương và dân tộc
    • Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức đậm sắc thái dân gian

Nội dung chính của ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:

Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca và lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Con Người 🌹 hay và ý nghĩa!

Soạn Văn Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Ngắn Nhất

Soạn Văn Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Ngắn Nhất khái quát các nội dung chính của phần đọc hiểu văn bản. Những kiến thức này sẽ giúp các bạn học sinh có được một giờ học thật hiệu quả.

Đọc – hiểu văn bản

a. Bài 1 và bài 2: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa

  • Điểm chung:
    • Mở đầu: mô típ “thân em” : chỉ cuộc đời số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
    • Tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình.
    • Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.
  • Nét riêng:
    • Bài 1: Than về thân phận bị phụ thuộc
      • Tấm lụa đào – giữa chợ → khác chi món hàng, số phận bấp bênh, phụ thuộc, trông chờ vào sự may rủi, không tự mình quyết định hạnh phúc của mình.
    • Bài 2: Lời tâm sự, tiếng nói khẳng định về giá trị, phẩm hạnh của người phụ nữ
      • Củ ấu gai: trong trắng >< ngoài đen → nỗi niềm cay đắng, ngậm ngùi, xót xa cho thân phận bởi giá trị thực, bản chất bên trong không được ai biết đến, hoăc có khi bị lãng quên.

b. Bài 3: Nghĩa tình bền vững, sắt son dù tình cảm lỡ làng

  • Hai dòng đầu:
    • Mở đầu với cách lập ý theo thể hứng quen thuộc của ca dao
    • Từ “ai”: phiếm chỉ nhưng lại bao hàm ý nghĩa xác định
    • Chơi chữ: “khế” → bộc lộ nỗi lòng chua xót
  • Hai dòng tiếp theo
    • Các hình ảnh ẩn dụ “trời – trăng – sao” → mặc dù lỡ làng nhưng tình nghĩa vấn còn nguyên vẹn, bền vững, thủy chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng
    • Hình ảnh “mặt trăng – mặt trời – sao Hôm – sao Mai” → Dù có cách xa nhưng đôi lứa vẫn đẹp đôi, tuy hai mà một
    • Từ “sánh với” được láy lại hai lần → khẳng định mạnh mẽ tình yêu đôi lứa bền vững
  • Hai dòng cuối
    • Chàng trai hỏi cô gái để bộc lộ nỗi lòng mình
    • Trong hình ảnh “Sao Vượt chờ trăng giữa trời” có sự mòn mỏi của sự chờ đợi, có tâm trạng cô đơn, ngóng trông

⇒ Bài ca là lời than buồn về duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững, sắt son

c. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn

  • Nhân vật trữ tình: Một cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ khôn nguôi
  • Tâm trạng của cô gái: Nỗi nhớ niềm thương của cô gái được thể hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các hình ảnh biểu tượng
    • Chiếc khăn → vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ
      • Cấu trúc lối vắt dòng láy lại 6 lần từ “khăn”, láy lại 3 lần từ “khăn thương nhớ ai” → nỗi nhớ triền miên, da diết
      • Hình ảnh vận động trái chiều: xuống, lên, rơi, vắt → tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò.
    • Ngọn đèn:
      • Ngọn lửa tình vẫn sáng trong trái tim cô gái như ngọn đèn không thể tắt
      • Nỗi thương nhớ đằng đẵng với thời gian
    • Đôi mắt
      • Đôi mắt không ngủ → chứa đầy ưu tư xoáy vào lòng người một nỗi đau đáu, khôn nguôi
      • Nỗi niềm trào dâng thành tâm trạng lo phiền

d. Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu

  • Nhân vật trữ tình: Lời bày tỏ tình cảm, lời nói thầm của cô gái với ước muốn được cùng người yêu ở bên nhau
  • Hình ảnh độc đáo, táo bạo: Cầu dải yếm: là hình tượng đặc sắc, độc đáo và lãng mạn nhất → niềm mong ước của cô gái thật táo bạo, mãnh liệt.

→ Câu ca dao là một khúc hát dao duyên tỏ tình. Và “chiếc cầu – dải yếm” là kết tinh đẹp đẽ nhất trong chiếc cầu tình yêu. Bởi chiếc cầu ấy không chỉ có trong tâm hồn của người con gái trong tình yêu mà còn có cả cách nói đẹp, rất riêng của họ trong việc biểu đạt tình duyên ấy.

e. Bài 6: Nghĩa tình gắn bó thủy chung

  • “muối”, “gừng” ẩn dụ cho tình cảm mặn nồng, hương vị của tình người trong cuộc sống
  • Lời khẳng định thủy chung, nghĩa tình bền vững → đi đến khẳng định sắt son, chung thủy

⇒ Bài ca dao mượn hình ảnh gắn kết của tự nhiên để khẳng định tiến nói tâm tình, là khát vọng mãnh liệt của người bình dân về tình người thủy chung, về hạnh phúc gia đình bất diệt → gởi gắm quan niệm của người bình dân: tình phải đi đôi với nghĩa

Tổng kết

Nội dung

  • Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao thân thân, yêu thương, tình nghĩa
  • Ngợi ca khẳng định vè đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao – dân ca

Nghệ thuật

  • Công thức mở đầu
  • Hình ảnh biểu tượng
  • Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát
  • Nghệ thuật dân gian đặc sắc tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao.

Cùng với Soạn Văn Ca Dao Than Thân, gửi đến bạn 🍃 Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 🍃 hay nhất.

Soạn Văn 7 Ca Dao Than Thân

Soạn Văn 7 Ca Dao Than Thân, chia sẻ đáp án phần câu hỏi theo chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 7.

Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sưu tầm một số câu ca dao như sau:

  • Con cò mà đi ăn đêm
    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
    Ông ơi ông vớt tôi nao
    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
    Có xáo thì xáo nước trong
    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
  • Con cò lặn lội bờ sông
    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
  • Trời mưa
    Quả dưa vẹo vọ
    Con ốc nằm co
    Con tôm đánh đáo
    Con cò kiếm ăn

Người nông dân thời xưa thường mượn thân phận hình ảnh con cò để nói lên cuộc đời thân phận mình là vì

  • con cò sinh sống ở đồng ruộng, hình ảnh của chúng gần gũi với người nông dân
  • cò chịu khó cần cù kiếm ăn lặn lội kiếm sống cũng như cuộc đời và phẩm chất của người nông dân vậy

Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

  • Ở bài 1 cuộc đời vất vả lận đận của cò được diễn tả thật sâu sắc: một mình cò phải lận đận giữa nước non lên thác xuống ghềnh, gặp nhiều cảnh bể đầy ao cạn ngang trái, khó nhọc kiếm sống qua ngày
  • Ngoài nội dung than thân ta còn thấy ở bài ca dao này vang lên tiếng tố cáo kết án đanh thép cái xã hội đương thời thối nát bất công áp bức thân phận nhỏ bé của những người nông dân khốn khổ

Câu 3 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

  • Thương thay là tiếng than biểu thị sự thương cảm xót xa
  • Sự lặp lại cụm từ này có ý nghĩa:
  • đó không chỉ là lời thương xót những người nông dân khốn khổ mà còn vang lên như lời than vãn của chính họ
  • bày tỏ niềm xót thương sâu sắc thấm vào trong đáy lòng trước thân phận những người nông dân ấy
  • mang một hàm nghĩa rộng hơn xót thương cho tất cả những con người thấp cổ bé họng chịu nhiều bất công trong xã hội đương thời

Câu 4 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

  • Trong ca dao thường mượn các hình ảnh cụ thể của các con vật làm phương tiện than thở về mình. Đồng thời họ cũng thường có sự đồng cảm với những con vật nhỏ bé tội nghiệp ( như con sâu, cái kiến , con cò, cái vạc,….) mà họ cho là có chung thân phận số kiếp khốn khổ vói mình.
  • Những hình ảnh ẩn dụ trong bài đều đi kèm với sự miêu tả bổ sung chi tiết. Vì vậy nỗi thương cảm không chung chung mà cụ thể xúc động hợn
  • Phân tích các nỗi thương thân
  • thương con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực
  • thương cho lũ kiến li ti Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi là thương cho những con người vất vả làm lụng cả đời mà vẫn nghèo khó
  • thương con hạc lánh đường mây, bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người lao động
  • thương con cuốc kêu ra máu biết người nào nghe là thương cho thân phận thấp cổ bé họng , nỗi khổ đau oan trái bất công không tìm được lẽ công bằng

Câu 5 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ thân em

  • Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
  • thân em như giếng giữa đàng
    Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
  • thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Những bài ca dao này thường nói về thân phận nỗi khổ đau bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: họ bị coi thường khinh rẻ, không thể tự làm chủ tương lai cuộc đời mình,…..

Điểm giống nhau về nghệ thuật của các bài ca dao này

  • thường là một cặp câu lục bát
  • mở đầu bằng cụm từ thân em
  • có hình ảnh so sánh thân em với những vật nhỏ bé tội nghiệp

Câu 6 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

  • Hình ảnh so sánh trong bài 3 rất đặc biệt:
  • trái bần gợi lên thân phận nhỏ bé nghèo khó
  • khi đem so sánh trái bần lại được miêu tả bổ sung bằng nhiều chi tiết: gió dập, sóng dồi, biết tấp vào đâu

→ Qua đó gợi lên thân phận nhỏ bé, lênh đênh, chìm nổi, bị lệ thuộc, phải chịu nhiều đau khổ của người phụ nữ xưa, xã hội luôn muốn nhấn chìm họ

Luyện tập

Bài 1 (trang 50 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Điểm chung về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca dao

  • Về nội dung
    • đều là những lời than thân xót thương cho số phận cuộc đời đau khổ bất hạnh của những con người nhỏ bé thấp cổ bé họng
    • thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc
    • phản kháng tố cáo xã hội bất công thối nát
  • Về nghệ thuật
    • thể thơ lục bát
    • âm điệu than thân thương cảm
    • nghệ thuật so sánh, ẩn dụ thông qua những sự vật nhỏ bé tầm thường
    • đều sử dụng cụm từ thân em mang tính truyền thống

Bài 2. Học sinh học thuộc các bài ca dao đã học

  • Học sinh tự học.
  • Chú ý về các từ ngữ dễ nhầm lẫn khi học.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Ca Dao Việt Nam 🌹

Viết một bình luận