Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa [Tuyển Tập 106+ Câu Hay Nhất]

Tuyển Tập 106+ Câu Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Hay Nhất. Trọn Bộ Những Câu Ca Dao Và Bài Cảm Nhận, Bài Soạn Đặc Sắc.

Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Là Gì

Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Là Gì? Chia sẻ Khái Niệm Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa đầy đủ và chính xác nhất dưới đây.

  1. Khái niệm

Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa thể hiện nỗi niềm chua xót đắng cay và thình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ.

  1. Đặc điểm

a. Đặc điểm nội dung

  • Diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

b. Đặc điểm nghệ thuật

  • Lời thơ thường ngắn gọn.
  • Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
  • Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
  • Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

Xem thêm 🌷Ca Dao Tục Ngữ Về Yêu Thương Con Người, Giá Trị Sống 🌷 77+ Câu Ý Nghĩa

Những Câu Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa

Thông qua Những Câu Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa để cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương.

  • Thân em như củ ấu gai
    Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
    Ai ơi, nếm thử mà xem
    Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
  • Thân em như hạt mưa rào,
    Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
    Thân em như hạt mưa sa,
    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
  • Thân em như hạt mưa sa,
    Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.
  • Thân em như trái bần trôi,
    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
  • Thân em như cá giữa rào,
    Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?
  • Thân em như cam quýt bưởi bòng
    Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon.
  • Thân em như con hạc đầu đình,
    Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.
  • Thân em như ớt chín cây,
    Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
  • Thân em như giếng giữa đàng,
    Người khôn (thanh) rửa mặt, người phàm rửa chân.

Ca Dao Về Yêu Thương Tình Nghĩa

Ca Dao Về Yêu Thương Tình Nghĩa là một trong những nội dung chủ đạo của kho tàng ca dao nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung.

  • Thân em đi lấy chồng chung,
    Khác nào như cái bung xung chui đầu.
  • Thân em như quả dưa tây,
    Lâu lâu anh bóp cho lây nỗi buồn.
  • Thân em như thể cánh bèo,
    Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.
  • Thân em vất vả trăm bề,
    Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.
  • Có lược chẳng kịp chải đầu,
    Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.
  • Thân em như cột đình trung,
    Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.
  • Thân em như cúc mọc bờ rào,
    Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.
  • Thân em như miếng bánh xèo,
    Nằm trong chạn bếp… biết mèo nào tha.
  • Thân em như tấm lụa điều,
    Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.
  • Thân em như cá trong bồn,
    Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa!
  • Thân em như cái chuông vàng,
    Để trong thành nội có ngàn quân canh.

Không chỉ có Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Lớp 3 🍀

Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Sưu Tầm

Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Sưu Tầm, giới thiệu những câu ca dao giàu ý nghĩa và tha thiết tình cảm con người.

  • Thân em như miếng cau khô,
    Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.
  • Thân em như cái cọc rào,
    Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
  • Thân em như trái xoài trên cây,
    Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,
  • Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,
    Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
  • Thân em như rau muống dưới hồ,
    Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
  • Thân em như đóa hoa rơi,
    Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?
  • Thân em như cánh hoa hồng,
    Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.
  • Thân anh như thể cái chày,
    Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dộng chuông.
  • Thân em chẳng đáng mấy tiền,
    Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua.
  • Thân em như mấy củ khoai,
    Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng.
  • Thân em như cỏ ngoài đồng,
    Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.
  • Thân em như cánh chuồn chuồn,
    Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.
  • Thân em như giọt nắng xuân,
    Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh.

Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Vợ Chồng

Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy những câu Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Vợ Chồng, thể hiện nỗi lòng khắc khoải nhung nhớ của những người vợ, người chồng dành cho nhau.

  • Ai đi đợi với tôi cùng,
    Tôi còn sắp sửa cho chồng đi thi.
    Chồng tôi quyết đỗ khoa này,
    Chữ tốt như rắn, văn hay như rồng.
    Bõ khi xắn váy quai cồng,
    Cơm niêu nước lọ nuôi chồng đi thi.
  • Ai kêu, ai hú bên sông,
    Tôi đang vá áo cho chồng tôi đây.
  • Anh đã có vợ con riêng,
    Như bông hoa riềng nửa đắng nửa cay.
    Anh đã có vợ cầm tay,
    Anh còn tơ tưởng chốn này làm chi.
  • Anh đi em ở lại nhà,
    Hai vai gánh vác mẹ già con thơ,
    Lầm than bao quản nắng mưa,
    Anh đi anh liệu tranh đua với đời!
  • Anh em cốt nhục đồng bào,
    Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương.
  • Anh nên kiếm lấy một người,
    Cho xinh, cho đẹp, miệng cười hoa thơm,
    Để về xay lúa, vần cơm,
    Để về nói chuyện sớm hôm đỡ buồn,
    Để về vãi cải trong vườn,
    Để về vằm nhút, làm tương, muối cà,
    Để về nuôi lợn, nuôi gà,
    Kiếm quan tiền vốn sau mà nuôi thân.
  • Anh thương em dầm nắng dãi mưa,
    Cơm đùm cơm gói sớm trưa nhọc lòng.
  • Bồng bồng con nín con ơi
    Dưới sông cá lội,trên trời chim bay.
    Ước gì mẹ có mười tay
    Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim.
    Một tay chuốt chỉ luồn kim
    Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau.
    Một tay ôm ấp con đau
    Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma.
    Một tay khung cửi, guồng xa
    Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa.
    Một tay đi củi, muối dưa
    Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn.
    Tay nào để giữ lấy con
    Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay.
    Bồng bồng con ngủ con say
    Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Ca Dao Tục Ngữ Lớp 4 🌠

Soạn Bài Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Lớp 10 Nâng Cao

Soạn Bài Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Lớp 10 Nâng Cao, nếu bạn đang tìm kiếm nội dung này thì đừng bỏ qua nội dung bên dưới. Chúng tôi chia sẻ Soạn Bài Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Nâng Cao đầy đủ và chính xác nhất.

Câu 1 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”

  • Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
  • Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.
  • Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.
  • Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.
  • Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)
  • Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)
  • Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
  • Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
  • Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.

Câu 2 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

a) – Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người – để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

  • Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

  • Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
  • Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
  • Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

  • Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
  • Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.

Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:

  • Ẩn dụ và hoán dụ
  • Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái
  • Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.
  • Phép điệp (lặp từ ngữ)
  • “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.
  • Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.

c, Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?

  • Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.

d, Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.

Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.

Câu 4 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

  • Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
  • Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.

Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:

Ước gì sông rộng một gang
Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu

Câu 5 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

  • Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn
  • Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
  • Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt
  • Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung
  • Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu

Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng
→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt

Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:

Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Câu 6 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:

  • Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá
  • Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…
  • Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn

Luyện tập

Bài 1 (Trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1)

  • Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
  • Thân em như hạt mưa rào
    Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
  • Thân em như trái bần trôi
    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
  • Thân em như miếng cau khô
    Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
  • Thân em như giếng giữa đàng
    Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

Các bài ca dao nói về thân em có sắc thái biểu cảm:

  • Than thân, hờn trách người không biết trân trọng vẻ đẹp của người con gái
  • Sự ý thức cao về giá trị của bản thân của người con gái.

Bài 2 (trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1)

  • Nhớ ai như nhớ thuốc lào
    Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
  • Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
    Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
  • Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
    Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
  • Nhớ khi khăn mở trầu trao
    Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.

Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ người yêu.

Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Gian ☀️

Cảm Nhận Về Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa

Giời thiệu bài Cảm Nhận Về Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa với những phân tích chi tiết và cảm nhận sâu sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật.

Trong kho tàng ca dao truyền thống của ta, bộ phận nói về chủ đề than thân của người phụ nữ chiếm một tỉ lệ rất lớn và trong đó, đáng chú ý nhất là loại bài ngắn (hai câu lục bát hoặc bốn câu). Đó là một trong những mảng ca dao hay nhất, giàu ý nghĩa xã hội và cũng giàu chất ca dao nhất. Chúng thường được mớ đầu bằng những mô típ truyền thống quen thuộc: “Em như…” hoặc “Thân em…”.

Đọc qua hoặc nghe qua thì thấy chúng có dáng dấp bề ngoài hao hao giống nhau, nhưng đi sâu vào từng bài cụ thể thì sẽ thấy mỗi câu, mỗi bài đều có những nét riêng không lặp lại về nội dung cũng như về nghệ thuật:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

Đây là niềm băn khoăn của cô con gái mới lớn, bước vào tuổi lấy chồng. Hình ảnh tấm lụa đào lộng lẫy tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái đến tuổi dậy thì, chứng tỏ người con gái ý thức được rất rõ giá trị của mình. Nhưng đây không phải là tấm lụa đào cất trong rương, vắt trong nhà mà đem bán giữa chợ: phất phơ giữa chợ.

Cô gái thấy mình đến tuổi gả bán. Trong điều kiện chưa có hôn nhân tự do, mà do mai mối đưa đường, người con gái cảm thấy như là đang ở giữa chợ. “Biết vào tay ai” là một băn khoăn, không phải sợ ế, sợ rẻ, mà chỉ sợ người chủ tương lai của đời mình sẽ thế nào. Đó cũng là câu hỏi của mọi cô gái đến tuổi lấy chồng, một băn khoăn rất thật, rất người.

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”.

Người con gái trong bài này lại có tâm trạng lo lắng khác. Cô tự biết phẩm chất của mình thơm thảo, ngọt ngào, nhưng hình như cô có bề ngoài không lấy làm hấp dẫn cho lắm, cô phải tự giới thiệu, chào mời và hứa hẹn về phẩm chất của mình.

“Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình ơi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”.

Người con gái trong bài này đã có người yêu, hai người đã khá tương xứng, đẹp đôi như mặt trăng sánh với mặt trời, sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Nhưng anh chàng hình như có gì trục trặc, giống như thay lòng đổi dạ. Nhưng người con gái thì kiên định chờ đợi một lòng.

Ca dao than thân, tình nghĩa là bách khoa thư về hàng nghìn, hàng vạn tâm trạng, số phận con người. Bài Khăn thương nhớ ai nói nỗi lòng tương tư nhớ thương bạn tình qua hình ảnh chiếc khăn, ngọn đèn, con mắt đã làm xúc động bao người.

Hoài Thanh có lần nói, nếu chì hai câu sau: Mắt thương nhớ ai mà mắt không yên thì ta đã thấy hay rồi, nhưng là loại hay có thể hiểu được. Còn như hai câu đầu thì hay đẽn mức cơ hồ không hiểu được, không rõ hẳn là nói gì mà vẫn thấy hay. Tôi xem là một trong những câu ca dao hay nhất Việt Nam.

Ca dao tương tư rất nhiều và cũng rất đa dạng. Chữ thương, chữ nhớ nói đi nói lại mãi vẫn cứ là mới và không lặp lại. Đây là bài ca dao rất độc đáo, nội dung và nghệ thuật của nó không trùng với bất kì bài ca dao nào khác. Ở đây hai từ thương, nhớ được dùng liền nhau, gắn với từ ai tạo thành một cụm từ điệp và điệp đến năm lần mà mỗi lần nghe đều thấy hay, không biết chán.

Bởi vì cụm từ “thương nhớ ai” được gắn với một chủ thể riêng. Các chủ thể Khăn, đèn, mắt tuy khác nhau ahưng đều là một, cáu hỏi thay đổi nhưng câu trả lời thì vẫn giữ nguyên.

Khi người ta yêu, mọi vật xung quanh như đều cùng yêu thương và thổn thức cả. Cái hay của bài này là ở đó. Thương, nhớ đều có nghĩa là yêu, nhưng nhớ là yêu mà xa cách, mà xa cách thì lo lắng không yên là rất dễ hiểu: Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi chưa yên mọi bề.

“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”.

Sinh ra trong một nước có nhiều sông ngòi, kênh rạch, hoàn cảnh tự nhiên cũng tác động đến tư duy con người. Nhưng cái ước vọng sông rộng một gang tay thì thật là chưa đâu có. Bởi độ rộng con sông phải tương xứng với vật liệu xây đắp cái cầu là cái dải yếm. Trong ca dao đã có cầu tre, cầu ván, cầu xây, có cầu cành hồng, cầu mồng tơi, cầu sợi chỉ… nhưng độc đáo nhất bài này là cầu dải yếm.

Khi thiết kế ra chiếc cầu dải yếm, cô gái kiến trúc sư Việt Nam hẳn đang độ tuổi mười tám, đòi mươi, tình yêu vừa chớm, sức tưởng tượng dồi dào. Chiếc cầu này chỉ tồn tại trong tưởng tượng, trong ước vọng thầm kín giữa chàng và em, chỉ bắc riêng cho chàng sang chứ không cho mọi người, không phải là cầu công cộng. Đó là chiếc cầu tình yêu. Tình yêu luôn luôn đầy sáng kiến và sáng tạo, nó đẻ ra cái cầu kì diệu.

“Muối ba năm muối vẫn còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”.

Trong ca dao Việt Nam thường nói tới gừng cay, muối mặn khi nói về tình nghĩa. Muối không chỉ là khoáng chất thiết yếu của sự sống mà còn là thứ gia vị quý giá của thức ăn, có muối mới được đậm đà. Muối biểu tượng cho sự mặn mà, tình nghĩa. Người Nga đón khách quý thì đem bánh mì và muối ra mời khách nêm, coi như người trong một nhà.

Gừng là biểu tượng của mọi sự cay đắng của cuộc đời. Gừng cay muối mặn tượng trưng cho cuộc đời cay đắng, ngọt bùi có nhau. Hai câu đầu bài ca dao nêu ra hai câu khởi hứng, vừa ẩn dụ, khẳng định vị mặn và vị cay vẫn có sức bền những ba năm, chín tháng. Cũng ví như “Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”.

Ba vạn sáu nghìn ngày tức là trăm năm, cũng tức là suốt đời, “bách niên giai lão”. Nói ba vạn sáu nghìn ngày không đơn giản chỉ vì cho hiệp vần, mà còn có ý nói tình đôi ta không phải tính năm, mà tính từng ngày, chúng ta yêu nhau từng ngày, có tính từng ngày thì mới ro được tình của ta. Nói mới xa mà thực là không xa hay nói cách khác chỉ đến chết mới cách xa.

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa của Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Chỉ tìm hiểu sơ sơ có sáu bài mà ta đã thấy biết bao tâm trạng của con người, biết bao khát vọng, lí tưởng, còn thấy được cái đẹp của biết bao hình ảnh, từ ngữ tài tình mà người bình dân đã sáng tạo ra.

Đó là mảng ca dao chẳng những nuôi dưỡng cho ta những tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc, đậm đà tính chất dân tộc, mà còn là cả một kho tàng nghệ thuật ngôn từ độc đáo đến bất ngờ, đủ cho ta yêu mến, khâm phục, kích thích ta sáng tạo.

Ngoài Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa, khám phá tiếp 🍁 Ca Dao Ngắn 🍁

Ca Dao Than Thân Và Yêu Thương Tình Nghĩa

Chia sẻ một số câu Ca Dao Than Thân Và Yêu Thương Tình Nghĩa cùng những giải thích ý nghĩa chi tiết nhất.

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

  • Bài ca dao này là bài than thân trách phận của người phụ nữ. Hình ảnh thân cò và cò con trong bài ca dao này ý nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Cả hai thế hệ là 2 kiếp người khổ sở. Người phụ nữ miền quê, một mình làm lụng vất vả quanh năm. Người con của cô, liệu sau này có thoát khỏi hoàn cảnh vất vả đó hay không?

Đêm khuya thức dậy xem trời
Thấy sao bên Bắc đổi dời bên Đông
Làm sao cho hiệp vợ chồng
Cho lê hiệp nhãn, cho rồng hiệp mây.

  • Câu ca dao thể hiện nỗi trắn trở suy nghĩ về tình cảm vợ chồng. Làm sao để vợ chồng luôn luôn hòa thuận, gia đình ấm no hạnh phúc.

Đã giàu thì lại giàu thêm
Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày

  • Câu ca dao thể hiện sự than trách bất công trong xã hội. Trách sao, người giàu thì càng giàu. Người nghèo thì lại ngày càng nghèo. Sự phân biệt giàu nghèo và khoảng cách giữa hai giai cấp ngày càng xa.

Đem thân vào chốn cát lầm
Cho thân lấm láp như mầm ngó sen
Đêm đêm ngồi tựa bóng đèn
Than thân với bóng, giải phiền với hoa

  • Câu ca dao thể hiện sự than trách duyên tình. Người con gái lỡ lầm, trao thân gửi phận “nơi cát lầm”. Khiến cho cuộc sống của mình trở nên muộn phiền, không hạnh phúc. Tuy nhiên, nỗi lòng của nàng, lại chẳng thể giải bày cũng ai. Chỉ có thể tâm sự cùng “bóng” và “hoa”.

Bứt đi thì dạ không đành,
Cách xa nhân ngãi như chỉ mành thắt gan.

  • Câu ca dao nói về sự chia ly, xa cách của người con gái với người mình thương. Tuy không muốn xa nhau nhưng vì hoàn cảnh mà phải chấp nhận và đành lòng nhìn người ấy ra đi.

Bỏ túi thêm những thông tin hữu ích khác với 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam 🌻

Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Lớp 10 Ngắn Gọn

Soạn bài Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Lớp 10 Ngắn Gọn giúp các bạn học sinh thuận lợi trong quá trình chuẩn bị bài mới và ôn tập. Dưới đây mời bạn tham khảo nội dung Soạn Bài Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Ngắn Nhất

2.1. Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Bài 1,2

a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi, gây ấn tượng cho người nghe. Người than thân là của những cô gái, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những số phận bé nhỏ, không có quyền định đoạt hạnh phúc của chính bản thân mình.

b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau.

Bài 1:

Cách mở đầu bằng “Thân em như…” cho thấy người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân của mình nhưng số phận lại rẻ mạt, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Họ như món hàng – “tấm lụa đào” bị bán ở chợ. Ý thức được điều ấy, người phụ nữ gửi gắm tiếng lòng của mình vào hai câu ca dao. Hai câu ca dao ấy đã nói lên nỗi xót xa, lo lắng cho thân phận mình.

Bài 2:

Cũng mở đầu bằng cụm “Thân em như…” nhưng bài này có 4 dòng – dung lượng dài gấp đôi bài trên cho thấy sự ý thức về thân phận của người phụ nữ trở nên rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Từ đó, bà ca dao không chỉ đơn giản là khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ nữa mà nó còn là lời mời mọc, mong muốn, khát khao được khẳng định giá trị, vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

2.2. Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Bài 3

a. Nếu như hai bài ca dao trên mở đầu bằng “Thân em như…” thì bài ca dao này lại được mở đầu bằng đại từ phiếm chỉ “Ai” – một từ cũng khá quen thuộc trong ca dao xưa. Trong ca dao, từ “Ai” thường dùng để chỉ các thế lực ép gả, ngăn cản tình yêu và trong bài ca dao này cũng như vậy. “Ai” ở đây có thể là cha mẹ, những hủ tục cưới xin hay cũng có thể là chính người tình…

b. Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống những hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ: mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai. Tác giả dân gian đã lấy cái vĩnh hằng, bất biến của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tính bền vững, sự thủy chung trong tình yêu, dù không ở gần nhau nhưng mãi mãi có nhau.

c. Vẻ đẹp của câu thơ cuối: Dẫu không đến được với nhau nhưng chàng trai vẫn một lòng chờ cô gái: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”. Dù cho có cách xa nhưng chàng trai vẫn một lòng thủy chung chờ cô gái dẫu biết tình yêu này là không thể như sao Vượt chờ mặt trăng ngưng mãi mãi không thể đến gần nhau được.

2.3. Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Bài 4:

  • Bài ca dao diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau qua những biểu tượng bình dị, gần gũi: khăn, đèn, mắt. Tác giả dân gian đã sử dụng phét nhân hóa (khăn, đèn) và phép hoán dụ (mắt) để bộc lộ một cách ý nhị, kín đáo tâm tư, tình cảm của cô gái đối với người mình yêu.
  • Chiếc khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết cùng với đó là sự vận động lên, xuống, rơi, vắt làm hiện lên một cách rõ ràng tâm trạng bất an của người con gái.
  • Ngọn đèn: hiện thân của nỗi nhớ được đo theo thời gian, thể hiện tình yêu của người con gái luôn cháy sáng, không bao giờ lụi tắt.
  • Đôi mắt: là lời bộc bạch trực tiếp nỗi lòng của mình: nhớ thương người yêu nhưng lòng vẫn nặng trĩu ưu tư nên “Mắt ngủ không yên”.

2.4. Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Bài 5

  • Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người dân trong tình yêu. Đây là lời tỏ tình đầy ý nhị của cô gái. Có thể thấy đây là hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong ca dao:

“Cô kia cắt cỏ bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”

  • Đó là những cây cầu không có thực nhưng lịa mang đến cho người đọc vẻ đẹp rất dân gian, rất đồng quê và rồi từ đó ước muốn của cô gái trở nên độc đáo, táo bạo hơn:

“Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”

  • Người con gái đã chủ động bắc cầu cho người mình yêu. Đây là một suy nghĩ rất táo bạo trong xã hội phong kiến đầy những hủ tục, những ràng buộc của lễ giáo. Cái cầu dải yếm này vừa gần gũi thân quen, táo bạo mà trữ tình, lại đằm thắm đầy nữ tính. Nó trở thành biểu tượng đẹp cho tình yêu mà chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian mới sáng tạo ra được.

2.5. Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Bài 6

  • Hình ảnh muối – gừng: được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong cuộc sống ( gia vị trong bữa ăn) tượng trưng cho tình nghĩa của con người: sự gắn bó thủy chung khi trải qua hết những “vị” của cuộc sống (Gừng cay – muối mặn)
  • Giá trị biểu cảm của hình ảnh muối – gừng trong bài ca dao:
  • Là nghĩa tình chung thủy dành cho những cặp vợ chồng.
  • Nghĩa tình ấy bền vững như Muối ba năm muối đang còn mặn – Gừng chin tháng gừng hãy còn cay
  • Hương vị của gừng – muối đã thành hương vị của tình người.
  • Khẳng định lòng chung thủy sắt son, không bao giờ xa cách.

2.6. Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

  • Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…
  • Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…
  • Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao).
  • Thời gian và không gian nghệ thuật (bài 4).
  • Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp.

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Ca Dao Tục Ngữ Tiếng Anh 🔥 bạn nhé!

Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Giáo Án

Giới thiệu cùng bạn đọc Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Giáo Án đầy đủ để cùng tham khảo.

I. Mục tiêu bài học

Kiến thức

Giúp học sinh:

  • Hiểu và cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm đà màu sắc dân gian của ca dao.
  • Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của thể thơ lục bát trong ca dao

Kĩ năng

  • Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.

Thái độ, phẩm chất

  • Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng của họ. Biết cảm thông với số phận những con người bất hạnh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.

Định hướng phát triển năng lực

Giúp HS hình thành một số năng lực trong các năng lực sau:

  • Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp…
  • Năng lực riêng: Năng lực cảm thụ văn học cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn người dân lao động thời xưa và năng lực tư duy phát hiện sự độc đáo trong nghệ thuật của ca dao.

II. Phương tiện

  1. Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
  1. Học sinh: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

IV. Tiến trình dạy học

  1. Ổn định tổ chức lớp
    Sĩ số : ……………………..
  1. Kiểm tra bài cũ
    Phân tích nghệ thuật gây cười qua hai truyện “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
  1. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Đã là người Việt, hẳn không ai không một lần ru hồn mình theo những giấc mơ đẹp của truyện cổ tích, lắng lòng với những lời ca dao, dân ca… Ca dao được coi là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân Việt Nam. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cây đàn ấy và những giai điệu tiêu biểu của nó: Những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mớiGV hướng dẫn HS tìm hiểu chungGv gọi nhóm HS đã chuẩn bị bài ở nhà :I. Tìm hiểu chung1. Thể loại
Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về thể loại ca dao?* Khái niệmLà lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người
– Tác giả sgk dựa trên tiêu chí gì để phân chia ca dao thành các loại ntn?* Phân loại: Theo nội dung chủ đề:- Ca dao than thân- Ca dao yêu thương tình nghĩa- Ca dao hài hước
– Nêu các đặc sắc cơ bản về nghệ thuật của ca dao?* Đặc sắc nghệ thuật- Dung lượng: ngắn gọn (từ 2 đến trên dưới 20 câu).- Thể thơ: phần lớn được viết bằng thể lục bát và song thất lục bát cùng các biến thể của chúng.- Ngôn ngữ+ Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.+ Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (môtíp nghệ thuật).- Cách cấu tứ:+ Phú: phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, ko thông qua so sánh về người, việc, tâm tư, tình cảm.VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai;…+ Tỉ: dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ để bộc lộ tâm tình của người lao động.VD: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền;…+ Hứng: chỉ những bài ca dao trước nói đến “cảnh” (bao gồm cả sự vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình” (tình cảm, ý nghĩ, tâm sự)VD: Trên trời có đám mây xanh/ ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua…
– Thể thơ phổ biến của ca dao là những thể thơ nào? Nêu ví dụ?+ Các thể thơ tiêu biểu- Lục bát:“Anh đi anh nhớ quê nhà …”- Lục bát biến thể:“Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu,Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”- Thể vãn ba:“Tháng giêng tháng hai tháng ba tháng bốn tháng khốn tháng nạn- Thể vãn bốn:“Khăn thương nhớ ai …”
– GV gọi HS các nhóm khác nhận xét, GV chốt ý.* Gv lưu ý hs phân biệt ca dao – dân ca:+ Ca dao là lời của dân ca.+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời (ca dao) và nhạc. Nói đến dân ca phải nói đến môi trường và hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,…)
– Hướng dẫn đọc:- Các bài ca dao than thân: giọng xót xa, thông cảm.- Các bài ca dao yêu thương tình nghĩa: giọng tha thiết, sâu lắng.
– Xác định chủ đề của các bài ca dao?2. Văn bản- Chủ đề: – Bài 1; 2: ca dao than thân.; Bài 3; 4;5: ca dao yêu thương tình nghĩa.
GV hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản ca dao than thân.- GV chia nhóm cho HS:II. Đọc hiểu văn bản:1. Tiếng hát than thân (bài ca dao 1)
– Câu hỏi nhóm 1: Nêu nhận xét về âm điệu của bài ca dao có gì đặc biệt? Chủ thể lời than là ai? Cách mở đầu ntn?– Âm điệu: xót xa, ai oán, than trách.- Chủ thể lời than: người phụ nữ trong xã hội cũ.- Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.Chữ “thân” trong từ “thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của con người, do số phận định đoạt, không thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).→ Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.
– Câu hỏi nhóm 2:- Tìm 1 số câu ca dao có cùng mô – típ mở đầu bằng “Thân em…”? Từ đó cho em hiểu gì về đối tượng được nhắc đến trong bài ca dao?→ Môtíp “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.→ Lời than thân đã trở thành “lời chung’của người phụ nữ trong XHPK bất công.
– Câu hỏi nhóm 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao? Phân tích ý nghĩa biểu cảm của hình ảnh: tấm lụa đào.- HS thảo luận, trình bày bằng SĐTD- GV gọi các nhóm nhận xét, tiểu kết.– Biện pháp nghệ thuật:+ So sánh- ẩn dụ → Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng.Thân em – tấm lụa đào – phất phơ giữa chợ.- Là tiếng nói tự khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho:→ Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.→ Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.+ Cách xây dựng tương quan đối lập:Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:→ sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị >< thân phận.- Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử → Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua.+ Phất phơ → cái thế bấp bênh, chông chênh.+ Biết vào tay ai → cảm giác chới với, đắng cay của thân phận ko thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay.⇒ Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.
GV bình: Lẽ thường cuộc sống tương xứng dành cho người con gái có nhan sắc và phẩm hạnh tốt đẹp là cuộc sống hạnh phúc, bình yên.Nhưng ở đây thân phận của cô chỉ được coi như“tấm lụa đào phất phơ giữa chợ”, như 1 món hàng giữa chợ đời.
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
GV tổ chức trò chơi ”Tiếp sức”- GV chia lớp ra làm 3 nhóm và nêu vấn đề: Hãy chép lại những bài ca dao bắt đầu bằng Thân em hoặc Thân em như…- Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài CD nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy A0 tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải bàn).Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài CD nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy A0 tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải bàn).
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng
– Hãy sáng tạo ca dao theo cách của em, bắt đầu bằng “Thân em” hoặc “Thân em như”VD: Thân em như hạt mưa rào…; Thân em như giếng giữa đàng…; Thân em như miếng cau khô…; Thân em như cái chổi đầu hè…;…HS sáng tạo theo cách của mình, trình bày trước lớp. Hình thức đúng thể thơ lục bát. Nội dung hợp lí, thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

  • Đặc trưng của ca dao.
  • Nội dung, nghệ thuật của ca dao than thân.

5. Dặn dò

  • Học thuộc lòng các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
  • Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

 Bật mí thêm cho bạn chùm 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Về Lương Tâm🌻

Ca Dao Là Tiếng Hát Yêu Thương Tình Nghĩa

Phân tích và chứng minh nhận định Ca Dao Là Tiếng Hát Yêu Thương Tình Nghĩa.

Đề bài: Nhấn mạnh một khía cạnh nội dung ca dao Việt Nam, có ý kiến cho rằng: “Ca dao là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa”. Bằng những hiếu biết về ca dao dân tộc, anh (chị) hãy phân tích và chứng minh nhận định trên.

I. Dàn ý

Mở bài

  • Giới thiệu ca dao Việt Nam – một thể loại quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
  • Ca dao là tiếng nói cất lên từ tâm tư, tình cảm sâu kín của người nông dân lao động.
  • Nhấn mạnh một khía cạnh nội dung ca dao Việt Nam, có ý kiến cho rằng: “Ca dao là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa”.

Thân bài.

2.1. Giải thích nhận định

  • Ca dao là thể loại trữ tình dân gian.
  • “Tiếng hát yêu thương, tình nghĩa” là một chủ đề nổi bật trong nội dung của ca dao. Đó là tiếng nói của tình cảm yêu thương gắn bó, ân nặng nghĩa tình của người lao động Việt Nam.
  • Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa tức là Ca dao là nơi kết tinh vẻ đẹp tâm hồn con người lao động Việt Nam giàu tình cảm, yêu thương, gắn bó, thủy chung, ân tình.

2.2. Chứng minh

a. Ca dao là tiếng nói của tình yêu quê hương đất nước.

  • Biểu hiện ở tình yêu thiên nhiên, cảnh vật đất nước, phong tục tập quán tốt đẹp…
    VD1: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
    Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
  • Tình yêu thiên nhiên thơ mông, tươi đẹp của xứ Nghệ, của đất nước. Cụm từ “non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa gợi ra hình ảnh rất đẹp, có màu xanh bất tận của núi, sắc biếc mê hồn của nước. Tất cả hài hòa đem đến cho chúng ta cảm nhận cảnh núi sống tráng lệ, kì vĩ, nên thơ, hữu tình.
  • “Non xanh nước biếc” lại được so sánh với “tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh đẹp, đáng yêu.
    VD2: “Đồng Đăng có phố Kì Lừa
    Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”.
  • Điệp từ “có” kết hợp liệt kê, câu ca dao cho thấy sự hứng khởi, yêu mến của tác giả dân gian đối với danh thắng của đất nước, của xứ Lạng. Đó là phố Kì Lừa, tượng đá nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh.
    Ở đây ta thấy hình sông dáng núi, phố thị, chùa chiền và các danh thắng liên kết với nhau, tạc nên một khung cảnh tuyệt vời, cho thấy tình yêu đất nước gắn với thắng cảnh núi sông.

b. Ca dao là tiếng nói tình cảm gia đình đằm thắm, biểu hiện:

  • Tình cảm tôn kính, nhớ thương của con cháu đối với ông bà, tổ tiên:
    “Ngó lên nuộc lạt mái nhà
    Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”.
  • “Nuộc lạt” là những hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam, đã đi vào ca dao một cách tự nhiên, giản dị mà gần gũi.
  • Biện pháp so sánh “bao nhiêu” – “bấy nhiêu” đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt của con cháu với ông bà. Âm điệu ca dao tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn.
  • Tình cảm cha mẹ và con cái:
    “Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
    Một lòng thờ mẹ kính cha,
    Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”.
  • Bài ca dao sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh. “Công cha”, “nghĩa mẹ” được sánh với “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn” – Đó là những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, vĩnh hằng. Qua đó cho ta thấy công cha, nghĩa mẹ cao cả, lớn lao không đong đếm được.
  • Đạo là con phải luôn ghi nhớ công ơn cha mẹ. “Cho tròn chữ Hiếu” là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mỗi người về bổn phận thờ mẹ, kính cha, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.
  • Tình cảm anh em gắn bó khăng khít, keo sơn
    “Anh em như thể chân tay,
    Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
  • “Anh em như thể tay chân” là khẳng định sự quan trọng, mối quan hệ của những người anh chị em trong gia đình. Đó là một mối quan hệ không thể tách rời, cùng tồn tại và giúp đỡ lẫn nhau. Lối so sánh giản dị, gần gũi mà ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.
  • Câu ca dao thứ 2 sử dụng các tính từ đối lập: “Rách – lành, dở – hay”. Qua đó cho ta thấy những hoàn cảnh khác nhau. Đó có thể là đủ đầy hay thiếu thốn, may mắn hay bất hạnh, sung sướng hay đau khổ… Thế nhưng dù trong hoàn cảnh nào, anh em một nhà cũng cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Tình cảm vợ chồng thủy chung, sâu nặng:
    VD1: “Râu tôm nấu với ruột bầu,
    Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon”.
  • Câu ca dao cho thấy hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của người nông dân lao động với những món ăn “râu tôm”, “ruột bầu” – những thứ vốn dĩ bỏ đi.
  • Bài ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc.
    VD2: “Muối ba năm muối đang còn mặn
    Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
    Đôi ta nghĩa nặng tình dày
    Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
  • Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muối để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng.
  • Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:
    “Đôi ta nghĩa nặng tình dày
    Có xa nhau đi nữa củng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
    Hai tiếng “đôi ta” thật gần gũi, thân thiết. Cụm từ “nghĩa nặng tình dày” nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tinh. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. “Ba vạn sáu nghìn ngày” là một trăm năm, là cả đời người. Nghĩa tình gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp như thế mới thật là sâu đậm. Nói xa nhau mà đến một trăm năm sau mới chịu xa tức là không bao giờ xa nhau, không bao giờ quên nhau.
    Bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.

c. Tình yêu đôi lứa

  • Ca dao thể hiện rất nhiều cung bậc, tình cảm phong phú, đa dạng trong tình yêu. Tình yêu các tác giả dân gian trong những câu ca dao xưa rất trong sáng, tinh tế, ý nhị, như lời tỏ tình của các chàng trai, cô gái:
    “Cô kia đứng ở bên sông
    Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”
  • Câu ca dao do người con trai hát (hay hò) lên cho người con gái bên kia sông nghe. Hai người trong hoàn cảnh “đứng ở bên sông”, tức trong hoàn cảnh lao động. Mục đích câu hát là để tỏ tình, giao duyên.
  • Trong câu ca, “cành hồng” là một hình tượng độc đáo. Nó rất gần gũi với người lao động, tuy nhiên ở đây chủ yếu nó được dùng theo nghĩa bóng, ý nói sự mời mọc, nghênh đón của chàng trai đối với cô gái. Đó cũng là cách để ướm hỏi tình cảm của cô gái bên kia sông.
  • Tình yêu đôi lứa trong ca dao có khi chất đầy nỗi nhớ nhung:
    “Nhớ ai bổi hồi bồi hồi,
    Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”.

d. Ca dao tình bạn nghĩa tình

“Ra đi vừa gặp bạn hiền,
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời”.

  • Câu ca dao sử dụng lối so sánh, ví von giàu hình ảnh, ý nghĩa.
  • “Bạn hiền” là người bạn tri kỉ, gắn bó, thấu hiểu lẫn nhau.
  • So sánh “gặp bạn hiền” như “ăn quả đào tiên” cho thấy trong cuộc sống gặp được tri kỉ như có báu vật, đáng quý, đáng trọng → Đề cao tình bạn đẹp đẽ, tri kỉ.

Kết luận

  • Ca dao yêu thương tình nghĩa thể hiện mọi cung bậc, sắc thái tâm tư, tình cảm của con người lao động Việt Nam phong phú và đa dạng.
  • Ca da Việt Nam trở thành tấm gương của tâm hồn dân tộc, nơi lưu giữ điệu hồn dân tộc.

Xem Thêm 🌻Ca Dao Hài Hước🌻Sưu Tầm 101+ Câu Ca Dao Vui Nhất

Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Soạn Bài

Chia sẻ thêm về phần Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa Soạn Bài với hai nội dung chính là nội dung và nghệ thuật sau:

Giá trị nội dung

  • Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.
  • Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.

Giá trị nghệ thuật

  • Công thức mở đầu.
  • Hình ảnh biểu tượng.
  • Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát.
  • Nghệ thuật dân gian đặc sắc tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao.

Đọc thêm 🌿 Ca Dao Tục Ngữ Về Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Nhân Cách 🌿 31+ Câu Ý Nghĩa

Viết một bình luận