Sơ Đồ Tư Duy Qua Đèo Ngang ❤️️ 22+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay ✅ Đón Đọc Và Tham Khảo Trọn Bộ Sơ Đồ Tư Duy Đầy Đủ Nhất Để Ôn Tập Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 7.
Tóm Tắt Nội Dung Bài Thơ Qua Đèo Ngang
Trước khi lập sơ đồ tư duy cho tác phẩm, các em học sinh cần tóm tắt nội dung bài thơ Qua đèo Ngang với gợi ý dưới đây:
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh, năm mất. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật. Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay. Tác phẩm nào của bà cũng buồn thương da diết, trang nhã và rất điêu luyện.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi Bà Huyện Thanh Quan từ trên đường từ Bắc Hà vào Huế nhận chức “Cung Trung giáo tập”. Tác phẩm cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
Giá trị nghệ thuật của bài thơ là phương thức tả cảnh ngụ tình đặc sắc, nhân hoá, đảo ngữ, điệp từ, chơi chữ điêu luyện, miêu tả kết hợp biểu cảm nhuần nhuyễn, lời thơ trang nhã, âm điệu trầm lắng.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Bà Huyện Thanh Quan – Mẫu 1
Tham khảo sơ đồ tư duy về tác giả Bà Huyện Thanh Quan sẽ giúp các em học sinh tìm hiểu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
Mời bạn tham khảo 🌠 Cảm Nhận Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🌠 15 Bài Biểu Cảm Hay
Sơ Đồ Tư Duy Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan – Mẫu 2
Sơ đồ tư duy Qua đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình ôn tập tác phẩm.
Khám phá thêm 💕 Sơ Đồ Tư Duy Sông Núi Nước Nam 💕 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Qua Đèo Ngang Ngắn Gọn – Mẫu 3
Vẽ sơ đồ tư duy Qua đèo Ngang ngắn gọn là phương pháp hiệu quả giúp các em học sinh ôn tập cũng như chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra và kỳ thi trên lớp.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Qua Đèo Ngang Chi Tiết – Mẫu 4
Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy Qua đèo Ngang chi tiết để các em học sinh củng cố lại kiến thức và nội dung văn bản.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Phò Giá Về Kinh 🌹 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Tư Duy Qua Đèo Ngang Đầy Đủ – Mẫu 5
Chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy Qua đèo Ngang đầy đủ dưới đây với những nội dung kiến thức chi tiết giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả.
SCR.VN chia sẻ 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Bánh Trôi Nước 🌼 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Qua Đèo Ngang Đơn Giản – Mẫu 6
Tham khảo mẫu sơ đồ bài thơ Qua đèo Ngang đơn giản dưới đây với những ý chính trọng tâm ngắn gọn và cơ bản nhất.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Bàn Luận Về Phép Học 🍀 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Qua Đèo Ngang Phân Tích Tác Phẩm – Mẫu 7
Mẫu sơ đồ tư duy Qua đèo Ngang phân tích tác phẩm dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những định hướng làm bài cụ thể khi thực hiện bài viết.
Xem nhiều hơn 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê 🌟 8 Mẫu Hệ Thống Hoá Kiến Thức
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Cho Bài Qua Đèo Ngang Lớp 7 – Mẫu 8
Chia sẻ mẫu vẽ sơ đồ tư duy cho bài Qua đèo Ngang lớp 7 sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo và ôn tập hữu ích.
SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Cổng Trường Mở Ra 💧 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Bài Văn Mẫu Phân Tích Qua Đèo Ngang
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Qua đèo Ngang đặc sắc được chọn lọc và chia sẻ dưới đây với những ý văn hay và phân tích sâu sắc.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. Thật đúng như vậy, mỗi nhà thơ đều chọn cho mình một lối đi riêng biệt để thể hiện phong cách nghệ thuật sáng tác của riêng mình.
Ta bắt gặp Hồ Xuân Hương với cái “tôi” sôi nổi cá tính muốn đấu tranh cho thân phận bèo trôi của người phụ nữ qua “Bánh trôi nước”. Đến với thơ Bà Huyện Thanh Quan ta lại thấy một cái “tôi” nhẹ nhàng với những nỗi nhớ nước thương nhà da diết qua bài thơ “Qua đèo Ngang”.
Bà Huyện Thanh Quan được biết đến với danh tiếng là một nữ sĩ tài ba hiếm có trong thời đại xưa. Thơ của bà luôn chất chứa những nỗi nhớ đầy vơi, những miền kí ức lạ. Bài thơ “Qua đèo Ngang” là một trong số những bài thơ Đường luật xuất sắc nhất của bà và luôn được các thế hệ bạn đọc đón nhận. Với tình yêu quê hương đất nước luôn cháy bỏng, “Qua đèo Ngang” chính là một tuyệt phẩm về tả cảnh ngụ tình của tác giả để giãi bày nỗi nhớ nước thương nhà đến đau lòng.
Không phải bất cứ nỗi nhớ nào cũng có thể diễn tả bằng lời hay có thể gọi tên nỗi nhớ ấy. Chính vì vậy mà nữ thi nhân đã mượn khung cảnh bức tranh thiên nhiên bóng xế tà để nói lên tâm trạng của mình:
“Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
Câu thơ mở đầu gợi lên cho chúng ta một khung cảnh thiên nhiên vào lúc “xế tà”, thời gian dần chuyển từ chiều sang tối. Phải chăng đây chính là khoảng thời gian nhạy cảm nhất trong ngày đưa tâm trạng con người trở về với những miền nỗi nhớ, những nỗi buồn man mác không tên. Thời gian “xế tà” kết hợp với không gian hoang vu hẻo lánh của đèo Ngang đã làm cho lòng người càng thêm trĩu nặng hơn.
Tâm trạng của thi nhân bỗng có chút thay đổi khi được chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của người dân ở dưới chân đèo. Nỗi nhớ nước thương nhà như được lan tỏa vào muôn vàn cảnh vật. Bức tranh đượm buồn ấy bỗng trở nên sinh động hơn khi “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” để tranh giành nhau sự sống. Phải chăng trong lòng nhà thơ cũng có chút liên tưởng về những thân phận người phụ nữ bị chèn ép trong xã hội cũ, thế nhưng họ vẫn rất mạnh mẽ đi tìm một lẽ sống cho riêng mình.
Đứng từ độ cao hàng trăm mét nhìn xuống, nhà thơ có cái nhìn bao quát lên vạn vật. Nơi đây hoang vu nhưng vẫn có sự xuất hiện của con người cho thấy sự sống vẫn còn tiếp diễn khi “Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”. Ở dưới chân đèo kia, vẫn có những con người đi kiếm củi vì cuộc sống mưu sinh vất vả, vì bữa cơm manh áo hằng ngày.
Điểm nhìn của nhà thơ có sự dịch chuyển từ cảnh vật sang con người nhưng lạ thay khung cảnh ấy vẫn rất hiu quạnh, nặng nề. Phải chăng vài chú tiều chuyên nghề đốn củi cũng không thể phá vỡ không gian yên tĩnh nơi đây? Nhà thơ sử dụng từ láy gợi hình “lom khom” cho thấy những bóng hình bé nhỏ dưới chân núi cũng đang rất vất vả và vội vã gánh củi về nhà trước khi trời đã xế chiều. Nhà thơ phóng tầm mắt ra xa hơn thì thấy “Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
Khi nhắc đến chợ, ta thường liên tưởng ngay đến một khung cảnh nhộn nhịp, mua bán diễn ra tấp nập nhưng ở đây, chợ lại vô cùng vắng vẻ, tiêu điều cũng chẳng thấy một dáng người qua lại và cũng chỉ “lác đác bên sông” mấy cái nhà trơ trọi. Nhà thơ đang luôn mong ngóng được thấy những chân trời mới tốt đẹp hơn khi đặt chân đến vùng đất mới nhưng sự sống mỏng manh, thưa thớt lại càng làm cho cảnh vật trở nên u sầu hơn.
Nhà thơ đã đảo vị ngữ “lom khom”, “lác đác” lên đầu câu thơ cho ta thấy những sự sống hiếm hoi, lẻ bóng nơi đây cũng rất xa xôi để nhà thơ có thể cùng bầu bạn, trút bầu tâm sự. Việc sử dụng hai từ láy “lom khom”, “lác đác” vừa có tính gợi hình cao lại vừa có tính ước lệ rõ nét. Nhưng tất cả cũng không thể diễn tả được dòng cảm xúc của nhà thơ lúc này. Chắc hẳn, nhà thơ phải yêu và nhớ quê hương lắm mới có thể tạo nên bức tranh tinh tế đến vậy.
Nỗi nhớ ấy cứ trực trào và trỗi dậy mãnh liệt hơn khiến nhà thơ phải thốt lên rằng:
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia,
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
Trong không gian yên tĩnh, hiu quạnh của núi đèo bỗng chợt đâu đó vang lên tiếng kêu của con chim cuốc, chim da da trong bối cảnh chiều buồn càng gợi lên nỗi tan tác, bi thương hơn. Điệp âm “con quốc quốc” và “cái gia gia” đã tạo nên những âm điệu êm đềm, du dương nhưng cũng rất não nề, buồn thấu tâm can. Phải chăng dụng ý chơi chữ của nhà thơ viết rằng con “quốc quốc” và cái “gia gia” chính là sợi dây liên kết giữa tiếng kêu của loài chim rừng với nỗi nhớ về Tổ quốc, về gia đình của nhà thơ.
Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”, lấy tiếng kêu của loài chim rừng để làm nổi bật bối cảnh yên ắng, quạnh hiu của buổi chiều muộn khiến cho tiếng chim bỗng chốc càng trở nên não nề, thê lương hơn bao giờ hết. Nghe tiếng chim kêu nhà thơ càng đau lòng và càng nhớ về quê hương, gia đình nhiều hơn, thương cảnh nước nhà đang rối ren, loạn lạc, li tán, gia đình thì hợp tan mà phận nữ nhi không thể cầm giáo ra giết giặc trên chiến trường khiến nhà thơ càng cảm thấy đau lòng.
Giữa chốn đèo cao hẻo lánh, tiếng chim cuốc, chim đa vang lên chính là tiếng lòng nhớ nước, thương nhà của nữ thi nhân. Giữa cái bao la vô tận của núi rừng đối lập với bóng hình bé nhỏ bơ vơ một mình của nhà thơ đã khiến nhà thơ phải “Dừng chân đứng lại” để ngắm trời, non sông, đất nước của mình bỗng đẹp như “gấm hoa” bởi:
“Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam”.
(Nguyễn Văn Trỗi)
Nỗi niềm chất chứa trong tâm hồn nhà thơ khiến nhà thơ xúc động đến bồn chồn trước cảnh non nước hữu tình nên phải “dừng chân đứng lại” để tận hưởng, để ngắm nhìn tinh hoa đất trời. Thế nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi chỉ còn “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. Thủ pháp đối lập, nhà thơ đã lấy cái bao la, mênh mông của đất trời để làm nổi bật lên một thân phận bé nhỏ, “một mảnh tình riêng”.
Trong bức tranh thiên nhiên ấy tuy có sự xuất hiện của con người, nhưng họ ở rất xa xôi và thưa thớt, sự sống hiện lên rất yếu ớt bởi vậy mà nhà thơ cũng cảm thấy có chút xót xa cho thân phận của mình, bà thật mạnh mẽ và táo bạo khi chọn cho mình một hướng đi mới. Vũ trụ thì thật bao la và rộng lớn khiến cho con người càng cảm thấy mình cô đơn, bé nhỏ hơn.
Khi không gian tĩnh lặng, ở đây chỉ có một mình bà “ta với ta” hòa quyện cùng mảnh tình riêng cho đất nước đã làm ta gợi nhớ đến câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Thế nhưng sự kết hợp giữa “ta với ta” trong thơ của Nguyễn Khuyến có nghĩa rằng tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Cái “ta” đó không phải cái ta cô đơn, cái “ta” đó chính là cái “ta” được hòa quyện giữa hai tâm hồn vào chung một thể xác. Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cái “ta” chính là cái “ta” đơn độc, lẻ bóng với nỗi sầu nhớ nước, thương nhà khôn xiết. Qua đó, ta càng thấm thía hơn nỗi niềm giấu kín không thể giãi bày của nhà thơ.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” đã thể hiện thành công một phong cách nghệ thuật rất sáng tạo và đặc biệt của Bà Huyện Thanh Quan. Những tình cảm đặc biệt nhà thơ đều dành trọn cho quê hương đất nước, cho gia đình của mình bởi vậy bài thơ đã được giới trẻ đón nhận một cách nồng nhiệt.
Bài thơ chính là một tuyệt phẩm về nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, mượn không gian yên tĩnh của núi rừng để bày tỏ tình cảm nhớ nước, thương nhà luôn thường trực của thi nhân. Tác giả đã để lại cho chúng ta những bài học đắt giá về tình yêu quê hương, đất nước bởi mỗi chúng ta sinh ra đều có một quê hương để trở về và tôi cũng vậy, quê hương của tôi chính là Việt Nam thân yêu!
Gợi ý cho bạn 💕 Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi 💕 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt