Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Lớp 7 [24+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn]

Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Lớp 7 ❤️️ 24+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Các Mẫu Sơ Đồ Ngắn Gọn Và Đầy Đủ Ý Dưới Đây.

Tóm Tắt Văn Bản Mẹ Tôi Đặc Sắc

Tóm Tắt Văn Bản Mẹ Tôi Đặc Sắc, cùng đón đọc bài mẫu được chia sẻ sau đây để trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay về tác phẩm.

Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình. Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.

Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “bố không thể nén cơn tức giận”. Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô.

Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.

Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con.

Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.

Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở.

Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .

Có thể bạn sẽ thích 💕Tóm Tắt Bài Mẹ Tôi ❤️️ 12 Mẫu Tóm Tắt Ngắn Gọn Hay Nhất

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi – Mẫu 1

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi sẽ giúp các em học sinh tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi

Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Ngắn Gọn – Mẫu 2

Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Ngắn Gọn sau đây là phương pháp hiệu quả trong việc hệ thống lại các ý chính của tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Ngắn Gọn

Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Chi Tiết – Mẫu 3

SCR.VN gợi ý mẫu Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Chi Tiết được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Chi Tiết

Giới thiệu cùng bạn 🍀Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Nguyên Hồng ❤️️ 10 Mẫu

Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mẹ Tôi Ấn Tượng – Mẫu 4

Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mẹ Tôi Ấn Tượng sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập tác giả và tác phẩm để chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.

Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mẹ Tôi Ấn Tượng
Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mẹ Tôi Ấn Tượng

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mẹ Tôi Đơn Giản – Mẫu 5

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mẹ Tôi Đơn Giản là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình ôn tập kiến thức.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mẹ Tôi Đơn Giản
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Mẹ Tôi Đơn Giản

Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Lớp 7 Đầy Đủ – Mẫu 6

Với mẫu sơ đồ tư duy đầy đủ sau đây sẽ giúp các em ôn tập lại những kiến thức cơ bản nhất về tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nhận Bài Mẹ Tôi
Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nhận Bài Mẹ Tôi

Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Nhớ Rừng Thế Lữ 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Lớp 7 – Mẫu 7

Với mẫu Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Lớp 7 dưới đây sẽ giúp các em học sinh củng cố lại những nội dung và kiến thức trọng tâm của tác phẩm.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Mẹ Tôi Hay

Văn Mẫu Phân Tích Bài Mẹ Tôi Hay Nhất

Văn Mẫu Phân Tích Bài Mẹ Tôi Hay Nhất được các bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học.

Mẹ tôi là một trong những trích đoạn của tác phẩm Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi. Được viết dưới dạng một bức thư của một người cha gửi cho một đứa con mắc lỗi của mình đã khiến người đọc nhưng rung cảm, cũng như bài học sâu sắc về đạo làm con.

Câu chuyện xảy ra khi cậu trai En – Ri – Cô đã có những thái độ hỗn láo đối với mẹ của mình sau khi cô giáo đến nhà. Quá đau lòng và tức giận, người bố đã quyết định viết bức thư để bày tỏ suy nghĩ và thái độ của mình đối với hành động của con.

Đó là sự tức giận, bất bình trước những hành động hỗn láo của người con, và đồng thời ông cũng thể hiện tình yêu, sự kính trọng đối với người vợ của mình nói riêng và những người làm mẹ nói chung. Đây cũng là ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn gửi đến các bạn đọc. Dù ở đâu, thời đại nào thì tình mẫu tử cũng là thiêng liêng và cao quý nhất.

Trong bức thư, người bố không nói rõ lỗi lầm của cậu con trai. Nhưng hẳn là cậu bé đã xúc phạm đến người mẹ rất nhiều. Bởi bố cậu đã rất tức giận mà đã phải dùng đến hình ảnh những nhát dao để nói về những lời nói của cậu “Sự hỗn láo của của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Đó là sự bực tức vì đứa con vì nóng giận đã quên đi công ơn sinh thành dưỡng dục của người mẹ thân yêu. Ông muốn nhấn mạnh cho cậu biết rằng, đây là một lỗi lầm rất lớn. Hỗn láo với mẹ là điều không thể chấp nhận đối với phận làm con.

Rồi để giải thích cho cho cậu hiểu hơn, ông liến nói về những kỷ niệm của mẹ đối với cậu. Đó là chuyện vài năm trước đây khi cậu bị ốm nắng, người “thức suốt đêm” chăm sóc cậu chính là mẹ. Người “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con” chính là mẹ. Và người sợ hãi đau đớn “quằn quại vì nỗi sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” chính là mẹ. Người cha dường như muốn đứa con hiểu rằng mẹ là người thương con nhất, lo cho con nhất và hi sinh cho con nhiều nhất.

Vậy mà con nỡ nặng lời, hỗn láo với người “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Còn gì to lớn, vĩ đại hơn tình yêu thương của cha mẹ dành cho đứa con của mình. Vậy mà người con lại phạm phải một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm.

Và để người con hiểu rõ hơn, người bố liền nói cho người con biết rằng ngày tồi tệ nhất thế gian chính là ngày “con mất mẹ”. Mồ côi mẹ dù của tuổi thiếu niên hay khi tóc đã hai màu thì đều là một ngày tồi tệ. Vì từ đây con sẽ chẳng được nghe những giọng nói dịu dàng, sự quan tâm chăm sóc của mẹ nữa.

Con sẽ “tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Và dù con có sẽ hiểu thế nào là cay đắng khi không có mẹ chở che. Con sẽ cảm thấy hối hận vì những gì đã nói và làm với mẹ. Dù con có gào khóc xin mẹ tha thứ thì mọi thứ cũng đã muộn rồi.

Người cha dường như muốn nhấn mạnh rằng tình cảm cha mẹ đối với con cái là thiêng liêng cao cả. Sẽ thật xấu hổ, nhục nhã cho những ai không hiểu và chà đạp lên tình cảm đó.

Giọng văn dường như dịu lại, người cha dần nguôi giận và ông muốn người con hãy: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.

Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng ông thà không có người con này còn hơn là có một người con bất hiếu. Một câu nói nhẹ nhàng nhưng là một lời răn dạy có sức nặng của một người cha. Nhưng lần này, ông sẽ chỉ phạt cậu không thể hôn ông, để cậu hiểu rằng thiếu những cái hôn ấm áp sẽ thật buồn biết bao.

Qua bức thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu hơn về tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Những lời dạy bảo không khô khan cứng nhắc mà chan chứa yêu thương. Yêu thương, kính trọng hiếu thảo với cha mẹ chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến tất cả những người làm con trên khắp thế gian này.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận