Phân Tích Nhân Vật Mị Châu: 37+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu ❤️️37+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Đặc Sắc Phân Tích Ngắn Gọn Và Chi Tiết Hình Tượng Nhân Vật Mị Châu.

Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Mị Châu

Lập dàn ý phân tích nhân vật Mị Châu là bước đầu tiên cần thực hiện trong quá trình làm bài. Nắm được dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Mị Châu sẽ giúp các em học sinh định hướng bố cục và luận điểm cơ bản. Tham khảo mẫu phân tích nhân vật Mị Châu dàn ý như sau:

1.Mở bài phân tích nhân vật Mị Châu:

  • Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu-Trọng Thủy.
  • Giới thiệu về nội dung cần phân tích – nhân vật Mị Châu.

2.Thân bài phân tích nhân vật Mị Châu:

a. Phân tích xuất thân, hoàn cảnh nhân vật Mị Châu:

  • Mị Châu là con gái duy nhất của An Dương Vương.
  • Từ nhỏ cuộc sống của nàng vốn dĩ đã sung sướng, được bảo bọc và nhận đủ tình yêu thương cưng chiều của vua cha.
  • Được gả cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà, kẻ mới trước đây đã dẫn quân sang với ý đồ xâm lược u Lạc, nhưng thất bại.

b. Phân tích nhân vật Mị Châu là tội nhân của bi kịch mất nước:

  • Bản tính ngây thơ, không thấu hiểu sự đời cũng như thờ ơ với lợi ích của quốc gia dân tộc, say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với người chồng mới cưới là Trọng Thủy. Sự phục tùng và nghe lời chồng trở thành lưỡi dao giết chết nàng và cả đất nước, thành một mối họa mà nàng không thể tưởng tượng được.
  • Không ý thức được sự lợi hại của nỏ thần và tầm quan trọng của nó với sự tồn vong của đất nước, dễ dàng lén lấy nó đem ra cho chồng mình là Trọng Thủy xem trộm mà không một chút nghi ngờ hay đề phòng.
  • Không nhận ra sự đáng ngờ khi Trọng Thủy xin về nước thăm cha và sự kỳ lạ trong lời nói của chàng ta rằng “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”. Ẩn ý về một cuộc xung đột sắp xảy ra giữa hai nước.
  • Khi Mị Châu phải theo vua cha chạy trốn trên một con ngựa, tình cảnh thảm hại vô cùng, Mị Châu lại vẫn tin tưởng Trọng Thủy một mặt theo vua cha chạy trốn, một mặt rải áo lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo, phản bội chính cha mình trong vô thức.
  • Cuối cùng với tất cả những ngu muội và tội lỗi tày đình của mình, Mị Châu đã phải trả một cái giá quá đắt, nước mất, nhà tan, tình thân chấm hết, nàng đã chết dưới lưỡi kiếm của cha để đền tội, nhưng vẫn mãi mãi ôm trong mình nỗi oán hận và day dứt khôn nguôi.

c. Phân tích nhân vật Mị Châu là nạn nhân của bi kịch tình yêu:

  • Mị Châu một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho Trọng Thủy, một tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc.
  • Nàng ngây thơ tin tưởng vào tình yêu của mình và đồng thời cũng nghĩ rằng Trọng Thủy cũng dành cho mình những tình cảm trong sáng và sâu sắc hệt như nàng đối với hắn.
  • Yêu cầu xem nỏ thần, hay thỏa thuận việc tìm lại nhau lỡ như loạn lạc, đối với Mị Châu lại trở thành việc bình thường và nghiễm nhiên giữa các cặp vợ chồng ân ái.
  • Chuyện áo lông ngỗng, là nỗ lực của Mị Châu để bảo vệ mối duyên tơ, chứ nào đâu nghĩ đến cảnh diệt quốc và bi kịch những ngày sau vì sự mù quáng, tin tưởng của mình.
  • Cuối cùng đáp lại nàng đó chính là sự lừa dối và phản bội đầy đau đớn của Trọng Thủy, nàng bị đẩy vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch.
  • Nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng.
  • Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu.

3.Kết bài phân tích nhân vật Mị Châu:

Nêu cảm nhận về nhận vật

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Tóm Tắt Truyện An Dương Vương 🌟 15 Bài Tóm Tắt Hay Nhất

Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Châu

Dưới đây chia sẻ cách mở bài phân tích nhân vật Mị Châu giúp các em học sinh có được những liên hệ hay để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận văn học.

Tình yêu- một thứ cảm xúc mạnh mẽ và đầy phức tạp. Tình yêu là sự tin tưởng, và yêu thương mù quáng. Thật vậy, trong tình yêu chẳng có gì là chắc chắn, tình yêu đôi khi mang đến cho người ta nhiều bi kịch, khổ đau. Và bi kịch về tình yêu ấy được thể hiện rất rõ trong mối tình ngang trái của Mị Châu và Trọng Thủy trong truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.

Đọc truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy, ta không khỏi có nhiều suy nghĩ. Có thể nói đây là bài học lớn và sâu sắc cho tất cả mọi người về cách đối nhân xử thế, về cách nhìn người, đồng thời là các xử sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và dân tộc, giữa tình yêu và tình thân, phải biết cân nhắc lợi hại trong đó để tìm cách chu toàn, đừng vì một phút thiếu suy nghĩ mà ngàn năm phải ôm hận.

Nhân vật Mị Châu khiến người ta vừa trách lại vừa thương, suy xét cho cùng là một người phụ nữ nàng tận tâm, yêu thương chồng nhưng lại quên mất cả dân tộc đang đứng sau lưng, dẫn tới kết quả mà ai nấy đều xót xa.

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Châu

Chia sẻ dưới đây phần kết bài phân tích nhân vật Mị Châu với những nội dung đánh giá tổng kết nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cũng như nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Kết lại, thông qua nhân vật Mị Châu, ông cha ta đã gửi gắm những bài học sâu sắc. Dù là trong bất cứ chuyện gì con người ta cũng cần phải tỉnh táo, để suy xét thiệt hơn, tránh vì những cảm xúc cá nhân mà đưa đến những hậu quả không thể lường trước.

Câu chuyện là một bài học đắc giá về các mối quan hệ trong cộng đồng, giữa cha con, vợ chồng, giữa tình yêu với đất nước, bên nào nặng nhẹ, mỗi người cần có sự suy tính kỹ càng. Ngoài ta, truyện còn thể hiện thái độ của nhân dân ta, đó là sự khoan dung, là sự cảm thông và thương xót cho nàng công chúa chịu số phận bất hạnh.

SCR.VN tặng bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy An Dương Vương 🌹 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Trong Truyện An Dương Vương Và Mị Châu Trọng Thuỷ – Mẫu 1

Đón đọc bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị Châu trong truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ được chia sẻ dưới đây với những ý văn hay:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

(Tố Hữu)

Là người con đất Việt, chắc hẳn chẳng ai còn lạ lẫm với truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Đây không chỉ là câu chuyện gối đầu giường của lũ con trẻ mà còn là lời răn dạy sâu sắc, thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân qua từng nhân vật mà đặc biệt là nhân vật Mị Châu. Bài học lịch sử muôn đời cũng vì thế mà trở nên thấm thía hơn!

An Dương Vương là vua nước u Lạc, có ý định xây thành. Nhưng hễ đắp tới đâu là thành lở tới nó. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành cũng được xây xong. Rùa Vàng còn tặng vua một chiếc móng vuốt để làm Nỏ thần. Nhờ nó mà vua mấy lần đánh tan quân Triệu Đà sang xâm lược. Thất bại, Đà bèn cầu hòa và cầu hôn công chúa Mị Châu cho con trai mình là Trọng Thủy. Trọng Thủy lừa lấy Nỏ thần về nước, Triệu Đà lại sang xâm lược lần nữa.

An Dương Vương vì chủ quan mà thua, đem Mị Châu chạy ra biển. Sau khi nghe Rùa Vàng bảo: “Giặc sau lưng nhà vua đó”, An Dương Vương liền hiểu ra và rút gươm đâm chết Mị Châu. Không dừng lại ở kết thúc đầy đau đớn, bi kịch ấy, bằng lòng bao dung cao cả, nhân dân ta đã sáng tạo thêm chi tiết máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch để gửi gắm những điều lớn lao.

Tình cảm của nhân dân với Mị Châu trước nay lại luôn chia hai hướng rõ ràng: giận và thương. Giận bởi nàng thân là công chúa một nước nhưng quá nhẹ dạ, thiếu cảnh giác, làm lộ bí mật quốc dạ, xem nhẹ vận mệnh dân tộc hơn tình vợ chồng. Nhân dân bày tỏ sự nghiêm khắc, công minh khi để Rùa Vàng gọi nàng là giặc và để nàng chết dưới chính lưỡi kiếm của vua cha. Với tư cách là một người con, nàng mang tội bất hiếu; Với tư cách là công chúa một nước, nàng mang tội bất trung với dân.

Mị Châu có tội nhưng tội đó cuối cùng đã được nhân dân đồng cảm, xót thương và tìm cách rửa oan cho bằng cách sáng tạo ra chi tiết kì ảo cuối cùng và ngọc trai ấy chỉ có thể sáng trong khi rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn. Nhân dân đã phân xử tội, tình cho nàng một cách không thể công bằng và hợp lí hơn.

Đây cũng là lời răn xương máu cho thế hệ sau phải luôn biết đặt cái riêng sau cái chung, rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và lợi ích quốc gia dân tộc. Không chỉ vì một chút vui vẻ nhất thời mã hủy đi cả một khối lợi ích của toàn dân. Đơn giản hơn, mỗi chúng ta cần biết cân nhắc việc của cá nhân và việc của tập thể, cộng đồng, xã hội. Sống trong một tập thể, cần đặt tập thể lên trên hết, không thể quá đề cao cái tôi bản thân.

Như vậy có thể thấy, từ thời xa xưa, nhân dân ta đã có nhận thức về mối quan hệ cá nhân – cộng đồng và bày tỏ thái độ của mình một cách rạch ròi, thưởng phạt công minh. Trách kẻ có tội nhưng sẵn sàng dung thứ cho người biết hối cải. Nhân dân cũng đồng thời ca ngợi, thể hiện niềm tự hào kiên định với công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên.

Giá trị của bài học quý báu này vẫn còn mãi đến ngày nay, là lời răn ý thức, trách nhiệm sống cho mỗi người con đất Việt thuộc dòng giống con Rồng cháu Tiên. Nàng Mị Châu tuy thể xác đã không còn nữa nhưng giếng ngọc vẫn còn đấy, như một chứng tích thiêng liêng cho một tâm hồn trong trắng mà vô tình có lỗi với non sông gấm vóc…

Tham khảo trọn bộ 🌹 Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Trong Truyền Thuyết An Dương Vương Hay Nhất – Mẫu 2

Tham khảo bài phân tích nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương hay nhất dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã từng xuất hiện những tích, những con người thần thánh khiến biết bao thế hệ tôn thờ như Thánh Gióng, Sơn Tinh, thế như cũng có những truyền thuyết, những câu chuyện đầy đau thương, bi kịch, không chỉ để lại cho người đọc nhiều băn khoăn, trăn trở mà đó còn là những bài học sâu sắc và quý giá mà cha ông ta từ thuở xa xưa muốn con cháu không bao giờ được quên. Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy chính là một trong số ấy.

Ba nhân vật chính mỗi người đều có những sai lầm, những ngu muội ích kỷ riêng, người thì đắc thắng, quên đề phòng, kẻ tin người, mê muội trong tình yêu, kẻ lại ác tâm dối gạt lợi dụng tình yêu và niềm tin của người khác. Mỗi nhân vật đều có những khía cạnh tính cách và tâm hồn đáng khai thác và tìm hiểu, trong đó nhân vật Mị Châu chính là một nhân vật có nhiều nét đặc sắc đồng thời cũng để lại cho nhân thế nhiều bài học sâu sắc, trong đó đặc biệt nhất là bài học về việc cân bằng giữa tình cảm cá nhân và lợi ích dân tộc.

Mị Châu, con gái của An Dương Vương, là người thiếu nữ mày ngài, mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần. Cuộc đời nàng vẫn êm đẹp và yên bình cho đến khi rơi vào mối nghiệt duyên với Trọng Thủy, con trai của kẻ thù. Tưởng rằng gặp được hắn là cái duyên cái số, là chân ái của cuộc đời mình, tưởng rằng đó là nơi mà mình có thể gửi gắm cuộc đời này thế nhưng tình yêu ấy lại khiến nàng rơi vào bế tắc, trở thành kẻ tội đồ làm xoay chuyển vận mệnh của cả một dân tộc.

Yêu là cảm thông, là san sẻ gánh nặng cho nhau, là tin tưởng nhau mù quáng, thật vậy sự thủy chung của người thiếu nữ ấy lại bị kẻ bạc tình kia đem ra làm trò đùa, hắn đùa giỡn với tình cảm của nàng, coi nàng như công cụ để phục vụ cho bá nghiệp cướp nước của cha con hắn. Và rồi tình yêu ấy kết thúc đầy đau đớn trong sự dối lừa, càng đau xót hơn khi nó còn kéo theo bi kịch nước mất nhà tan, Trọng Thuỷ đã đạt được mục đích của mình nhưng hắn cũng đã chà đạp lên tình cảm của một người rất yêu mình.

Chi tiết giếng nước, ngọc trai nằm ở cuối truyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ngọc trai là hiện thân cho tấm lòng trong sáng, một lòng trung hiếu của Mị Châu, nàng là người đáng thương nhưng cũng là kẻ đáng trách. Sau cùng chỉ vì quá yêu và tin tưởng người chồng của mình nên lòng tin ấy mới bị lợi dụng để rồi rơi vào cảnh nước mất nhà tan, bị chính cha đẻ mình chém đầu.

Trước cái giây phút đau đớn ấy nàng đã nguyện cầu: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chẳng phải là lời trăng trối, là lời thỉnh cầu cuối cùng của kẻ đã bị người yêu mình rũ bỏ, bị cha đẻ cự tuyệt hay sao. Và rồi lời khẩn cầu ấy cũng trở thành hiện thực, chứng minh cho sự trong sạch của nàng, sau khi nàng chết máu chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến thành hạt châu.

Ngọc trai cũng trong sáng như tâm hồn nàng vậy, nó là lời minh oan cho con người với số phận nghiệt ngã, đồng thời cũng là sự đồng cảm, là lòng xót thương của nhân dân với Mị Châu, cuối cùng sau khi sự thật được sáng tỏ nàng không còn bị hắt hủi mà đã nhận được sự cảm thông, thương xót với mình.

Mị Châu rơi vào nghịch cảnh và kẻ tội đồ gây nên bao đau đớn cho cuộc đời nàng cũng phải chấp nhận những hình phạt xứng đáng. Tưởng rằng chà đạp lên cuộc đời người khác để đạt được mục đích của mình là sẽ thảnh thơi và không còn gì bận tâm thế nhưng khi Mị Châu chết đi, Trọng Thuỷ mới nhận ra tình cảm của mình.

Thì ra hắn không phải là kẻ vô tâm đến thế, tự mình đùa giỡn với tình cảm của người khác thế nhưng hắn cũng không ngờ rằng mình lại có tình cảm với Mị Châu. Lúc nàng còn sống, còn ở cạnh thì hắn lại buông lời lừa dối làm nàng tổn thương sâu sắc để rồi khi nàng chết đi hắn lại hối hận, giằng xé giữa lý trí và con tim, dằn vặt đầy những ăn năn tội lỗi.

Hắn xót thương, đau đớn, cảm nhận được sự mất mát, mất đi một người luôn quan tâm và yêu thương hắn. Và cái cảm giác tội lỗi ấy đã ám ảnh hắn để rồi cuối cùng lại nhảy xuống giếng nước tự vẫn kết thúc đời mình. Hình ảnh giếng nước là tấm gương phản chiếu tội lỗi của Trọng Thủy qua đó chúng ta cũng thấy được sự giằng xé đầy đớn đau cho kẻ tội đồ tay nhuốm máu.

Sau này người ta có truyền nhau rằng ngọc trai mà đem rửa ở giếng nước ấy thì trở nên sáng hơn. Qua chi tiết ấy ta có thể hiểu rằng hận thù trong lòng Mị Châu đã được hóa giải. Kiếp trước họ là hai kẻ bất hạnh ở hai thế giới khác nhau nhưng lại vô tình bị cuốn vào vòng quay định mệnh đầy bất hạnh ấy để rồi rơi vào bi kịch.

Nhưng sau cùng cũng chẳng thể trách móc ai, hai con người đáng thương mỗi người mang vác trên vai một trọng trách khác nhau, hắn lừa dối nàng nhưng cũng bi lụy vì nàng. Kiếp trước họ đã đau đớn, đã trả đủ nên kiếp này họ sống với nhau, không còn ân oán hận thù.

Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Chúng ta và hậu thế về sau vĩnh viễn không bao giờ có thể trả lời được câu hỏi này. Nàng đáng trách khi đã không đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, lại chỉ biết ích kỷ nghĩ đến tình yêu một cách mù quáng và thiếu sáng suốt dẫn đến kết cục không thể nào đau thương hơn – nước mất, nhà tan. Nhưng nàng cũng là một nhân vật đáng thương, phải gánh chịu bi kịch tình yêu đầy đau đớn, cái chết ghê gớm và nỗi oan ức ngàn đời không thể rửa sạch.

Câu chuyện và bi kịch của Mị Châu chính là một bài học lớn cho mỗi con người chúng ta, khuyên răn rằng sống trên đời phải biết cân nhắc lợi hại giữa lợi ích chung và riêng, giữa tình thân và tình yêu, đừng để mọi chuyện đi quá xa rồi rơi vào kết cục không thể vãn hồi.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Mở Bài Phân Tích Nhân Vật An Dương Vương 💕 20 Mẫu Hay

Văn 10 Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tài liệu văn 10 phân tích nhân vật Mị Châu ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích, giàu ý nghĩa biểu đạt.

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

Câu thơ của Lâm Thị Vỹ Dạ đã cho thấy tình yêu sâu sắc của tác giả đối với những câu chuyện dân gian cổ xưa của dân tộc. Bởi vì trong mỗi câu chuyện lại chứa đựng rất nhiều những triết lý nhân sinh về cuộc đời và con người. Với tác phẩm “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, dân gian đã mang đến sự xót xa về bi kịch tình yêu của nàng Mị Châu. Từ đó, rung lên trong lòng độc giả những dư âm sâu lắng.

Bi kịch mở đầu bằng việc Vua đồng ý lời cầu hôn của Triệu Đà, gả công chua Mị Châu cho con trai của hắn là Trọng Thủy. Tin vào lựa chọn của vua cha, nàng Mị Châu xinh đẹp đã không mảy may nghi ngờ người chồng của mình. Cùng chung sống dưới một mái ấm với Trọng Thủy, nàng hết mực yêu thương người chồng của mình và luôn làm tròn bổn phận của một người vợ.

Còn Trọng Thủy, hắn vẫn giữ kín bộ mặt thật giả tạo của mình mà không để cho ai phát hiện. Nhờ vậy, hắn đã tìm được cách đánh cắp Nỏ thần một cách hoàn hảo và chờ thời cơ đánh bại An Dương Vương.

Mị Châu là nàng công chúa hồn nhiên, ngây thơ, được sống bao bọc trong nhung lụa và sự yêu thương, che chở của vua cha. Cuộc đời nàng bước sang một trang mới khi nghe theo lời vua cha lấy Trọng Thủy làm chồng. Trong những năm tháng chung sống dưới một mái ấm, cả hai người đã nảy sinh trong nhau tình yêu và tình nghĩa vợ chồng.

Mị Châu trải qua những tháng ngày hạnh phúc, đắm chìm trong tình yêu và cảm nhận thứ tình cảm thủy chung của một người vợ dành cho người chồng của mình. Chính vì thế, dù là con trai của kẻ thù nhưng nàng vẫn không mảy may nghi ngờ Trọng Thủy. Và có lẽ, đó chính là những ngày tháng hạnh phúc nhất của hai người.

Tuy vậy, tình yêu của Trọng Thủy dành cho Mị Châu không đơn thuần và trong trắng như nàng dành cho chàng. Trọng Thủy đã lừa dối Mị Châu để ăn cắp nỏ thần và bí mật đưa về nước. Khi chiến tranh xảy ra, mặc dù rơi vào hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc nhưng Mị Châu vẫn không hề nghi ngờ người chồng của mình. Ngược lại, nàng vẫn tin tưởng, rải lông ngỗng trên đường đi trốn để mong Trọng Thủy sẽ đến cứu mình.

Nhưng chao ôi, Mị Châu quả thật đáng thương khi đặt niềm tin của mình lẫm chỗ. Đến cuối cùng, nàng mới nhận ra sự thật vì tất cả đã muộn. Tình yêu sâu nặng mà nàng dành cho chàng hóa thành nỗi đau và niềm hận thù không bao giờ nguôi cạn. Từ một đôi trai tài gái sắc bỗng trở thành bi kịch tình yêu khiến ai cũng vô cùng thương xót.

Để hóa giải cho bi kịch tình yêu và đặt ra bài học nhân sinh có ý nghĩa, dân gian đã nghĩ ra chi tiết ngọc trai – giếng nước. Trọng Thủy sau khi Mị Châu chết đã quá đau lòng nhảy xuống giếng tự vẫn. Máu Mị Châu chảy xuống biển biến thành ngọc châu, khi lấy ngọc ấy rửa với nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn thì càng sáng đẹp hơn. Chi tiết này cho thấy tấm lòng của Mị Châu và Trọng Thủy, dù đã hóa kiếp nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi.

Suy cho cùng, tình yêu không có lỗi, lỗi là ở hoàn cảnh hai người quá khác nhau mà thôi. Trọng Thủy cuối cùng cũng phải trả giá. Dù mang về lợi ích cho dân tộc nhưng chàng mãi mãi mất đi người vợ mình yêu thương nhất, cũng như tình yêu sâu nặng nhất cuộc đời. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước qua đó cũng minh oan cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu và thể hiện sự tha thứ của dân gian đối với nàng.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã khắc hoạ hình tường nàng công chúa Mị Châu để lại cho độc giả những bài học nhân sinh sâu sắc về con người và cuộc đời.

Tiếp theo đón đọc 🌟 Kết Bài Phân Tích Nhân Vật An Dương Vương 🌟 20 Mẫu Hay

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Ngắn Nhất – Mẫu 4

Tham khảo bài văn phân tích nhân vật Mị Châu ngắn nhất dưới đây để dễ dàng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một truyền thuyết vô cùng hay và đặc sắc. Trong đó thì hình ảnh nhân vật Mị Châu cũng luôn để lại trong lòng bạn đọc biết bao cảm xúc, thương có giận có, hờn trách và cảm thông,…

Lập nước Âu Lạc vua An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhưng xây rồi lại đổ. Khi đó được Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành, còn tặng một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc. Triệu Đà ở phương Bắc đã có dã tâm xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương thắng giặc. Triệu Đà xin hòa và đã âm mưu cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Vua An Dương Vương không nghi ngờ, gả con là Mị Châu cho Trọng Thủy. Khi đó thì Mị Châu bị Trọng Thủy lừa đánh tráo lấy nỏ rồi trở về phương Bắc.

Triệu Đà lúc này khi đã có nỏ thần trong tay đã mang quân đến tấn công Âu Lạc, An Dương Vương bại trận. Vua lúc này cùng con gái chạy đến vùng biên. Rùa Vàng hiện lên, kết tội Mị Châu là giặc. Nhà vua đã chém Mị Châu rồi đi xuống biển. Khi Trọng Thuỷ tìm theo dấu lông ngỗng mà tìm thấy xác Mị Châu, vô cùng thương tiếc Mị Châu, hối hận nhảy xuống giếng tự tử máu Mị Châu chảy xuống biển, loài trai ăn phải, biến thành ngọc cả.

Mị Châu là một người con gái ngoan ngoãn và tài sắc. Khi vua cha gả Trọng Thủy thì nàng cũng nghe theo sự sắp đặt của cha. Nàng yêu say đắm chồng của mình đến mù quáng và ngay cả khi Trọng Thủy lừa tráo lấy nỏ thần Mị Châu cũng không biết nữa.

Có thể thấy được bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện thái độ phê phán rạch ròi của nhân dân trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Thông qua đây ta nhận thấy được đây cũng chính là bài học muôn đời cho những ai đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, đặt trên vận mệnh của dân tộc, tách tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

Nhân vật Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy thì cũng đã sẵn có âm mưu chiếm nỏ thần. Thế nhưng những ngày ở Âu Lạc, những ngày bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết thì Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự với Mị Châu. Khi đó thì ngay cả Trọng Thủy cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ.

Trong các tham vọng đó có thể kể đến đó chính là tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và trọn tình với người đẹp. Thế nhưng cũng chính hai tham vọng đó không thể dung hòa. Có lẽ chính vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thủy lúc này đây cũng phải là người vui mừng hưởng vinh quang thì lại tự tử vì nỗi tiếc thương Mị Châu khôn cùng biết bao nhiêu.

Thế rồi trước khi chết, Mị Châu cũng đã kịp nhận ra mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng lại chính là người nàng tin yêu nhất. Và đau xót hơn nữa, sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá rất đắt bằng chín sinh mạng nàng, nàng đã phải để người cha thân yêu mất mạng và lớn hơn nữa chính là số phận của cả một dân tộc cũng rơi vào tình cảnh lao đao.

Nhân vật Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, chính bản thân của nàng không xin tha chết, chỉ xin được hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù. Khi hình ảnh ngọc trai nước giếng tượng trưng cho sự tái ngộ của hai người ở kiếp sau. Thực sự thì đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hóa giải.

Công chúa Mị Châu dù có vô tình phạm tội cũng không thể coi là không có tội. Kết cục bi thảm của cha con An Dương Vương chắc chắn sẽ mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là bài học phải cảnh giác với kẻ thù.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Phân Tích Nv Mị Châu Ngắn Nhất Chọn Lọc – Mẫu 5

Đón đọc bài phân tích nv Mị Châu ngắn nhất chọn lọc dưới đây để có thêm những ý tưởng hay khi làm bài.

Đọc truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy, khiến ta có nhiều suy nghĩ. Để đánh giá, ngoài việc đây là một câu chuyện mang tính lịch sử thì nó còn là một bi kịch về tình cha con, tình chồng vợ đầy xót xa, khiến người ta chỉ biết lắc đầu cảm thán. Trong đó nhân vật Mị Châu là nhân vật đem đến nhiều tranh cãi hơn cả. Liệu nàng đáng trách hay đáng thương?

Xét về nguồn cội sâu xa của bi kịch, có lẽ là sự đắc ý và mất đề phòng của An Dương Vương, cậy có nỏ thần mà không suy tính kỹ càng đã gả Mị Châu cho Trọng Thủy vốn là con trai của Triệu Đà, kẻ từng dẫn quân xâm lược nước mình nhưng đại bại. Mị Châu khi ấy chỉ là một cô gái trong cung cấm, nào có biết chuyện đời, cha mẹ đặt đâu cô ngồi đấy, để rồi rơi vào tình yêu với chồng là Trọng Thủy. Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của vợ, lừa nàng cho xem nỏ thần rồi đánh tráo.

Vậy Mị Châu có đáng trách không? Có chứ, trách nàng ngây thơ, trách nàng tin tưởng chồng mình quá, nhưng có gia đình nào vợ chồng lại đi nghi kỵ lẫn nhau chứ. Chung quy lại vẫn là trách những kẻ xung quanh nàng quá gian xảo.

Chi tiết nàng rắc lông ngỗng trên đường chạy trốn với cha để Trọng Thủy tìm tới, Mị Châu không thực sự có ý mưu hại cha hay phản quốc, tất cả chỉ là cái hiểu lầm mà cha nàng, rùa thần và Trọng Thủy vô tình tạo ra khiến nàng rơi vào tình huống trớ trêu, đến 100 cái miệng cũng chẳng thể giải thích nổi. Mị Châu nàng là một người con gái trung hiếu với cha, lại có tình có nghĩa với chồng, nên khi biết được sự thật nàng đâm ra đau đớn cùng cực chẳng thiết sống trên đời.

Lời nguyện của nàng trước khi chết lại càng khiến người ta xót xa mà chẳng nỡ trách: “Thiếp là phận gái nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Truyền rằng máu của nàng trai nuốt vào thì hóa thành ngọc, điều ấy đã phần nào chứng minh nỗi oan khuất, uất nghẹn của Mị Châu trước khi chết, âu đây cũng là một niềm an ủi cho nàng.

Trọng Thủy xấu hổ, nhục nhã với bản thân, với Mị Châu rồi cũng trầm mình xuống giếng Mị Châu thường tắm, nước giếng ấy sau dùng rửa ngọc trai nơi biể Mị Châu chết thì ngọc càng thêm sáng. Chi tiết hư cấu này có thể xem là sự tạ lỗi, đồng thời là cũng như rửa oan cho Mị Châu của Trọng Thủy, bởi Trọng Thủy tuy là công thần với nước của hắn nhưng lại là tội đồ gây nên cái chết đầy bi thảm của Mị Châu.

Mị Châu vừa đáng thương cũng vừa đáng trách, bởi nàng thực sự là một cô gái tốt, yêu thương chồng, tin tưởng chồng, lại hiếu nghĩa với cha, nhưng tình yêu đã làm nàng quên đi nàng còn là một công chúa, nàng còn có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Chính sự ngây thơ, cả tin của nàng đã dẫn tới kết cục bi thảm, nước mất, nhà tan, bản thân thì vong mạng.

Câu chuyện và nhân vật Mị Châu là bài học đắt giá, có ý nghĩa sâu sắc, dạy chúng ta về lối cư xử giữa các mối quan hệ trong gia đình, trong xã hội bao gồm tình thân, tình yêu, và trách nhiệm với đất nước. Ai cũng cần đủ tỉnh táo để suy xét, cân nhắc sự lợi hại trong mỗi một hành động, tránh giống như nàng Mị Châu, chỉ một phút tin tưởng mà đem lại mối hận day dứt ngàn năm chưa phai.

Tham khảo trọn bộ 🌹 Phân Tích Nhân Vật An Dương Vương 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Học Sinh Giỏi – Mẫu 6

Bài văn phân tích nhân vật Mị Châu học sinh giỏi dưới đây sẽ mang đến cho bạn những phân tích chuyên sâu và đặc sắc.

Tôi kể chuyện xưa: Nàng Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ là một truyền thuyết sinh động về sự tồn tại của nhà nước Âu Lạc xưa. Thông qua câu chuyện ta có thêm hiểu biết về một vị vua yêu nước mà cuối cùng phải gánh chịu thất bại, và hơn hết ta được chứng kiến môi từ người con gái có tình yêu chân thành, trong sáng nhưng cuối cùng phải chịu khổ đau chúng ta rút ra được nhiều bài học xương máu.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ được ghi lại cho người đời sau nên khà ngắn gọn nhưng vẫn nói lên được một tấm thảm kịch. An Dương Vương và Triệu Đà vốn dĩ đối địch nhau vậy mà An Dương Vương lại vô tình gả con gái mình là Mị Châu cho Trọng Thuỷ là con trai Triệu Đà. Không những vậy nhà vua còn đồng ý cho Trọng Thuỷ ở rể. Cuộc hôn nhân này mà nói đối với An Dương Vương chẳng khác gì nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà – theo nhiều ý kiến cho rằng như vậy.

Điều đó không sai nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Xét điều kiện nước ta lúc bấy giờ là một nước nhỏ, không thể sánh bằng phương Bắc kia. Cho dù chúng ta có nỏ thần nhưng chiến tranh cứ kéo dài triền miên thì người khổ vẫn là nhân dân. Vì thế đồng ý cầu hòa và gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ là một quyết định đúng đắn. Thế nhưng việc nhà vua đồng ta cho Trọng Thuỷ oét rể đã cho thấy nhà vua đã dần mất cảnh giác.

Và rồi như kế hoạch đã định ra từ trước khi ở rể, Trọng Thuỷ lừa Mị Châu và cướp nỏ thần, mang binh đi đánh Âu Lạc. An Dương Vương và Mị Châu rơi vào cảnh nước mất nhà tan, nhà vua vì đất nước, vì tội lỗi với nhân dân đã phải cầm kiếm giết con gái yêu của mình. Cái chết của Mị Châu như một lời bồi tội non sông, với con dân và người cha của mình.

Mạch kể chuyện của truyền thuyết không nói rõ rằng vì sao Mị Châu lại đưa cho Trọng Thuỷ nỏ thần. Mị Châu rõ ràng đã quá tin yêu chồng mình. Đứng dưới góc độ là công chúa của một quốc gia, là một thần tử của đất nước, việc làm của Mị Châu đáng tội chết vì đã tiết lộ bí mật quốc gia, một người phụ nữ bị tình yêu làm cho đầu óc mê mang, hồ đồ, không phân biệt đâu là đúng đâu là sai. Thậm chí trong lời nói từ biệt, Trọng Thuỷ đã ám chỉ rằng hai nước sẽ có chiến tranh xảy ra nhưng Mị Châu vẫn cứ tin chồng, lấy áo lông ngỗng làm giấu.

Rõ ràng đai chính là dẫn đường cho Trọng Thuỷ đến diệt nhà họ Thục. Rồi khi quân địch đến mới, nàng vẫn không thoát khỏi cơn mộng mị, làm dấu cho quân lính đẩy hai cha con vào đường cùng. Thế nhưng đứng dưới góc độ một người con gái ta nhận thấy tình yêu sâu đậm, chân thành của Mị Châu dành cho Trọng Thuỷ. Nàng chỉ làm theo con tim mách bảo. Nhưng dù có mù quáng đi chăng nữa thì tình yêu của Mị Châu vẫn rất đẹp và trong sáng. Nàng yêu hết mình và làm mọi thứ, hi sinh mọi thứ để được oét bên người mình yêu.

Mị Châu không làm tròn bổn phận của một công chúa, không làm trọn chữ trung và chữ Hiếu, nàng để lại cho đời một chữ tình vừa ngọt ngào, sâu đậm, vừa đau đơn, xót xa. Cho tới lúc chết, nàng mới biết mình bị chính người mình yêu lừa dối. Đau đớn sao? Ân hận sao? Hận thù sao? Lạnh lẽo sao? Nhưng dù sao đi chăng nữa, cái tình yêu mù quáng của nàng cùng thái độ vô tình với đất nước đã khiến gia đình nàng tan nát, nước mất nhà tan, trở thành kẻ tội đồ của dân tộc, đắc tội với non sông.

Sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá bằng sinh mạng của chính nàng, người cha thân yêu và vận mệnh toàn dân tộc. Vì lẽ đó nếu có kiếp sau thì Mị Châu cũng không thể mù quán tin vào tình yêu với Trọng Thuỷ được nữa. Chắn giữa hai người họ là cả một cơ đồ với biết bao sinh mạng.

Mị Châu mang đến cho chúng ta một sự đáng thương hơn đáng giận. Nàng đâu biết mình bị dối lừa. Nàng chỉ làm theo trái tim và dành trọn tình cảm để theo đuổi tình yêu một cách cuồng nhiệt. Nàng đã phải trả giá bằng sinh mạng, non sông.

Trong lời khấn cầu cuối cùng của mình, nàng cũng đã nhận ra lỗi lầm của bản thân, cũng vì lẽ đó mà hình ảnh máu nàng chảy xuống biển thành Ngọc trai như một sự giải oan cho nàng, khiến cho nàng ra đi thêm phần thanh thản. Vì thế hình ảnh Ngọc trai – giếng nước không phải là mình chứng tình yêu chung thủy như mọi người thường nói mà đó là sự giải oan của nhân dân dành cho mị Châu.

Bi kịch tình yêu của Mị Châu là một bài học cho chúng ta rằng chúng ta không thể mù quáng tin vào tình yêu, quên đi nghĩa vụ công dân, trách nhiệm đối với đất nước. Đặc biệt hạnh phúc tìm yêu không thể đạt được bằng những âm mưu toan tính. Đó là bài học về quan hệ cá nhân với dân tộc, cộng đồng.

Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương 🌼 14 Bài Văn Hay

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Nâng Cao – Mẫu 7

Tham khảo bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị Châu nâng cao dưới đây để luyện tập trau dồi kỹ năng phân tích nhân vật văn học.

Nếu ai đã từng đến xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hẳn không thể không tìm đến với những dấu tích của thành Cổ Loa xưa, nơi có giếng Trọng Thủy, còn gọi là giếng Ngọc, đền Thượng thờ An Dương Vương, am Bà Chúa thờ Mị Châu, chứng tích gợi nhớ đến một thời “xây thành – chế nỏ”, của một bi kịch tình yêu được thần kì hóa.

Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã đi vào đời sống tâm linh của nhân dân ta và trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu. Cả ba nhân vật chính trong tác phẩm cuối cùng đều phải nhận lấy những kết cục khác nhau nhưng có lẽ đáng giận và cũng đáng thương nhất là nhân vật Mị Châu.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có thể chia thành hai phần. Phần thứ nhất là bài học giữ nước rút ra từ những thành công của An Dương Vương và quan trọng hơn là phần thứ hai của bài học giữ nước rút ra từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước.

Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương. An Dương Vương quá mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác nham hiểm của kẻ thù nên đã nhận lời kết tình thông hiểu, giặc kéo vào lại chủ quan không có phòng bị gì nên bị thua chạy thảm hại. Sau nữa, nó lại được tạo điều kiện từ sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu. Vô tình tiếp tay cho hành động xâm lược của kẻ thù, Mị Châu vừa đáng giận, đáng trách vừa đáng thương.

Mị Châu đáng giận vì nàng phạm phải những sai lầm lẽ ra không thể có ở một nàng công chúa. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là sức mạnh bí ẩn làm nên sự bách chiến bách thắng của nước Đại Việt, vậy mà, vì thứ tình cảm vợ chồng cá nhân, riêng tư, để thỏa mãn điều mà nàng cho là trí tò mò của chồng đã nén lấy nỏ thần cho chồng xem, để đến nỗi nỏ thần bị đánh tráo mà không biết. Làm lộ bí mật quốc gia cho một kẻ sẵn có âm mưu xâm lược, Mị Châu đã không thể ngờ hậu quả những hành động của mình nghiêm trọng đến nhường nào.

Hành động rắc lông ngỗng khi ngồi sau yên ngựa của cha để chạy thoát thân cũng chỉ là một hành động vô tình, bởi: Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có tấm áo lông ngỗng thường được mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau.

Chỉ đơn thuần là nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân mình nhưng cuối cùng không thể cứu nhau mà lại còn là dấu cho quân giặc đuổi theo, để cuối cùng nàng phải chịu cái chết như một kẻ “giặc trong”. Sai lầm và tội lỗi của Mị Châu là không thể chối cãi và nàng bị kết tội hoàn toàn đích đáng. Cũng nhờ thế mà bài học về tinh thần cảnh giác càng trở nên thấm thía và sâu sắc.

Tuy vậy, dân gian vẫn luôn rất công bằng và đầy lòng nhân ái. Người xưa chỉ ra lỗi lầm của Mị Châu nhưng cũng tìm thấy ở đó những căn nguyên sâu xa khiến cho ta thấy thực ra nàng cũng chỉ là một nạn nhân, một nạn nhân đáng thương.

Sai lầm của nàng xuất phát đầu tiên từ sai lầm của An Dương Vương. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy cũng đồng nghĩa với việc nhà vua giao cho nàng nghĩa vụ trách nhiệm của một người vợ là cũng phải theo chồng. Đấy là chưa kể đến việc tình yêu và nghĩa vợ chồng có thể làm lu mờ nghĩa vụ và trách nhiệm.

Mị Châu vì quá cả tin mà đã không thể ngờ được người chồng của mình lại là một kẻ “gián điệp”; thế nên mới mang bí mật nước mình mà san sẻ với Trọng Thủy như một câu chuyện san sẻ thường hay gặp ở những cặp vợ chồng. Cũng giống như việc tiết lộ bí mật làm cho quân nước nhà bại trận, việc rắc lông ngỗng một lần nữa lại vô tình chỉ lối cho kẻ thù đuổi theo hai cha con.

Hai lần nàng liên tiếp phạm lỗi mà không hề ý thức được lỗi lầm mình mắc phải. Tội lỗi được gây lên tính từ sự ngây thơ, cả tin nên thật đáng thương. Việc Rùa Vàng kết tội Mị Châu làm giặc tuy đẩy nhân vật đến số phận bi thảm nhưng lại là một kết thúc cần thiết theo quan niệm của nhân dân.

Rõ ràng Mị Châu có tội. Tôi trực tiếp gây nên mất nước ấy của nàng xứng đáng nhận lấy cái chết. Đây là bài học trực tiếp để răn dạy tinh thần đề cao cảnh giác trong sự nghiệp giữ gìn đất nước. Phê phán Mị Châu bằng “bản án tử hình” nhân dân cũng thấu hiểu rằng nàng mắc tội do chủ ý không phải do vô tình, ngây thơ nhẹ dạ và cả tin. Bởi thế, họ đã xếp cho nàng được biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền trên bờ biển.

Máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn được thì đều biến thành ngọc châu, xác đem về ném ở Loa Thành thì biến thành ngọc thạch. Mị Châu bị trừng phạt cho những tội lỗi nhưng cũng đã được chiêu tuyết cho tâm hồn trong sáng và ngây thơ của mình. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước ở cuối tác phẩm là một sáng tạo hết sức hoàn mĩ. Nó thuộc về thái độ ứng xử vừa nghiêm khắc, vừa nhân đạo vừa thấu lí đạt tình của nhân dân ta.

Nhân vật Mị Châu và kết cục của nàng đã khiến cho chúng ta vừa giận, lại vừa đồng cảm và xót thương sâu sắc. Mong rằng ở một thế giới khác, nàng đã tự nhận được bài học cho bản thân mình có được cuộc sống đúng đắn và thanh thản hơn. Và khi ấy, số phận Mị Châu sẽ khác…

Gửi tặng bạn 💕 Phân Tích Truyện An Dương Vương 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay

Phân Tích Mị Châu Trong Truyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy Chi Tiết – Mẫu 8

Bài văn phân tích Mị Châu trong truyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững những nội dung cần phân tích về nhân vật một cách đầy đủ nhất.

Mị Châu là con gái của Thục Phán An Dương Vương, là một cô công chúa lá ngọc cành vàng, có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, nhẹ dạ cả tin và không có chút gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nàng cũng là người phải chịu trách nhiệm rất lớn về bi kịch “nước mất nhà tan”

Mị Châu sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh An Dương Vương “xây thành chế nỏ” và đánh bại quân xâm lược Triệu Đà lần thứ nhất. Có thể nói, nàng sống trong cuộc kháng chiến chống xâm lược mà cha nàng là thủ lĩnh tối cao, nhưng qua truyền thuyết, chúng ta thấy Mị Châu hoàn toàn ngây thơ, không quan tâm và không có chút hiểu biết gì về việc bảo vệ đất nước. Điều đó thể hiện qua việc Mị Châu lén lấy trộm nỏ thần cho Trọng Thủy xem.

Hành động đó vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng thương vì Mị Châu đã làm theo đạo tam tòng nhưng đáng trách vì trong hoàn cảnh đất nước có giặc giã, một nàng công chúa con vua mà chỉ biết làm trọn chữ “tòng” mà không quan tâm đến vận mệnh đất nước, nhân dân là có tội. Mị Châu tin yêu chồng thì không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một công dân, tất yếu sẽ bị lên án, phê phán.

Mị Châu đã đặt tình riêng cao hơn nghĩa nước, một hành động không nghĩ đến bổn phận của cá nhân đối với Tổ Quốc, càng không nhận thức được quyền lợi của quốc gia tác động đến cá nhân. Nếu sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ của Mị Châu lại chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra họa mất nước. Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo ra hình ảnh áo lông ngỗng là một chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện rõ sự mù quáng, đáng trách đó.

Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không hề dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu”. Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ dứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”.

Trọng Thủy vừa về nước, chiến tranh hai nước đã xảy ra. Thấy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải sớm tình ngộ đó là âm mưu của Trọng Thủy, vậy mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ mù quáng, không suy xét sự tình mà vẫn rắc lông ngỗng để làm dấu, khác nào chỉ đường cho giặc tìm đến bắt mình. Việc làm đó trực tiếp dẫn tới bi kịch mất nước nhà tan.

Nhờ lời nhắc nhở của thần Kim Quy, nàng mới nhận ra bản chất giả dối của Trọng Thủy và dứt khoát từ bỏ, vĩnh biệt Trọng Thủy trong cuộc đời cũng như trong tâm khản của mình. Trước khi chết, Mị Châu đã nói: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng chung hiếu mà bị người dối lừa, chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.

Nàng chỉ muốn rửa tiếng “bất trung”, “bất hiếu”, chỉ muốn cho mọi người hiểu rằng mình bị lừa dối chứ không dám kêu oán, cũng như xin tha tội. Tuy vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.

Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một công dân đối với đất nước, nhân dân ta đã không những để cho Rùa Vàng kết tội đanh thép, không khoan nhượng, gọi nàng là “giặc” mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha. Bi kịch của Mị Châu đã trở thành bài học về lợi ích giữa cái riêng và cái chung, và cho những người con trai, con gái sau này về bản chất nhẹ dạ cả tin. Dù là ai thì cũng cần phải có ý thức về sự tồn vong của đất nước.

Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình lại vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra là do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng nên bị lừa dối. Hơn nữa, nàng cũng tình ngộ và phải chịu cái chết đau đớn. Tuy nhiên, tác giả dân gian lại không muốn kết thúc số phận Mị Châu bằng cái kết thê thảm ấy. Nàng đã được hóa thân thành một hình hài khác: “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu”, “Xác nàng đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch”.

Đây là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thống của truyện kể dân gian: sử dụng hình thức hóa thân để kéo dài sự sống cho nhân vật. Nhưng ở nhiều truyện, nhân vật chỉ hóa thân trong một hình hài thì Mị Châu lại không hóa thân trọn vẹn. Hình thức hóa thân, phân thân độc đáo này thể hiện sự cảm thông, bao dung của nhân dân với sự trong trắng của Mị Châu, vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử.

Câu chuyện về Mị Châu là bài học đáng giá đến muôn đời. Tố Hữu đã viết:

“Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ đặt trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

Gợi ý cho bạn 💕 Sơ Đồ Tư Duy Chiến Thắng Mtao Mxây 💕 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Đầy Đủ – Mẫu 9

Đón đọc dưới đây bài văn phân tích nhân vật Mị Châu đầy đủ để hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.

Trong chuỗi những truyền thuyết hào hùng về thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là tác phẩm tâm đắc nhất. Đọc xong câu chuyện, người đọc không thể không suy tư về cuộc đời của Mị Châu, một cô gái dịu hiền xinh đẹp, trọng nghĩa trọng tình lại phải chịu một cái kết oan ức và xót xa hơn bao giờ hết.

“Tôi kể ngày xưa truyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

Mị Châu là cô công chúa xinh đẹp tuyệt trần của An Dương Vương, ngây thơ và trong sáng. Nàng không thể giải quyết được lý và tình, giữa hiếu và nghĩa để rồi cuối cùng phải chịu cái chết oan ức.

Qua truyền thuyết, người đọc cũng có thể cho rằng Mị Châu là một kẻ phản nghịch vì nàng đã trực tiếp tiếp tay cho giặc, bán nước hại cha nhưng sự thật là Mị Châu đã trở thành tội phạm vì nàng đã quá ngây thơ, tin tưởng người khác, tin vào tình yêu mà đã vô tình quên đi đất nước, quên đi cha mình. Chính sự tin yêu mù quáng đó cho nên Mị Châu đã trực tiếp tạo nên tấn bi kịch của lịch sử này .

Chúng ta đã thấy hai lần Mị Châu vì nhẹ dạ cả tin cho nên đã vô tình tiếp tay cho giặc. Lần thứ nhất là vào đêm tâm sự, khi mà TrỌng Thủy ngỏ ý muốn xem nỏ thần thì nàng đã không hề ngần ngại và lấy cho chồng xem , tiết lộ bí mật về chiếc nỏ cho Trọng Thủy. Nàng vừa đáng thương lại vừa đáng trách bởi nàng đã đem bí mật, vận mệnh đất nước đề làm đẹp thêm tình vợ chồng nhưng đáng thương ở chỗ nàng cả tin ngây thơ yêu chàng, và muốn chiều theo ý chồng, lại là người phụ nữ ở xã hội xưa thì càng nói lên rõ về điều đó.

Lần thứ hai là trong ngày tiễn biệt, cũng chỉ vì chữ yêu , yêu tới mù quáng cho nên Mị Châu đã không hề mảy may nghi ngờ gì về câu hỏi đầy dụng ý, cũng không hề nhận ra âm mưu của chồng mình, nàng đã trả lời thành thật rằng : “Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy phương nào, thiếp sẽ rắc long ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu long ngỗng mà tìm”. Nàng cũng không hề biết rằng chính hành động đó đã dẫn đường cho giặc.

Và cũng suy cho cùng thì nàng cũng đáng thương bởi một cô gái ngây thơ , vô tư như nàng không hề nhận ra tâm địa đó mà chỉ luôn mong ngóng ngày chồng đi trở về bên mình, đó là ý nghĩ của nàng khi sợ chàng không tìm được cho nên đã nói như thế. Tình yêu đã làm u mê con người,u mê tới nỗi ngồi sau lưng nhưng mà nàng vẫn giữ lời hứa bứt lông ngỗng rải ở dọc đường đi, tới lúc này mà vẫn còn hành động mu muội như thế thì thực là một sai lầm nghiêm trọng không thể nào tha thứ được.

Cuối cùng nhân dân đã thông cảm cho Mị Châu. Nàng đã phải đền tội dưới lưỡi kiếm của cha mình bằng sinh mạng của mình, Tội đã đền nhưng oan ức thì mãi còn đó, cho tới cuối cùng thì người con gái thủy chung bị lừa dối lên tiếng nói rằng “Thiếp là phận gái, nếu có,lòng phản nghịch chết đi sẽ hóa thành hạt bụi, còn nếu một long trung hiếu mà bị người lừa dối chết đi sẽ hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối thù nhục và tỏ dạ trắng trong”. Hình ảnh ngọc châu được nhắc tới không còn là biểu tượng của một tình yêu trong trắng nữa mà chỉ minh giải cho nỗi oan của nàng.

Bài học về Mị Châu là bài học chua xót vì đã quá cả tin thiếu suy nghĩ, là bài học cảnh tỉnh cho tất cả mọi người “trái tim để trên đầu” như nhà thơ Tố Hữu đã “tâm sự” một cách sâu sắc, thấm thía.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Chiến Thắng Mtao Mxây 🌹 11 Bài Văn Mẫu Hay

Bài Phân Tích Hình Ảnh Nhân Vật Mị Châu Đơn Giản – Mẫu 10

Tham khảo bài phân tích hình ảnh nhân vật Mị Châu đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và cô đọng nhất.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về nước Âu Lạc ra đời, nguyên nhân mất nước và mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Nhân vật Mị Châu có lẽ là nhân vật đáng thương nhất nhưng cũng đáng trách. Nàng là công chúa của nước Âu Lạc và nàng được gả cho con trai của kẻ thù là Trọng Thủy.

Nàng với sự nhẹ dạ cả tin của mình đã tạo cơ hội để cho chiếc nỏ thần rơi vào tay kẻ thù, khiến cho nước Âu Lạc rơi vào cảnh bị xâm lăng. Tuy vậy, nhân dân vẫn dành một tình thương cảm cho thân phận bi đát của Mị Châu, nàng là một người vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Trước hết, Mị Châu nhận một sự cảm thông sâu sắc, nàng là một người công chúa đáng thương. Nàng đáng thương ở chỗ, khi sinh ra nàng đã mang trong mình danh phận công chúa của một đất nước, nàng được gả cho Trọng Thủy- con trai của Triệu Đà và cũng là kẻ thù của nhân dân ta. Số phận của nàng khi vừa là công chúa của một đất nước vừa là một người vợ.

Nàng một lòng một dạ tin chồng, không dấu diếm bất cứ điều gì với Trọng Thủy nên việc để Trọng Thủy xem chiếc nỏ thần và đánh cắp chiếc nỏ thần hoàn toàn dễ xảy ra. Điều đó cho thấy Mị Châu đã bất nghĩa với đất nước, làm hại vận mệnh với quốc gia, nhưng xét về thời phong kiến lúc bấy giờ, khi nàng được gả cho người ta thì phải “tòng phu”.

Trước trọng tội gây ra, Mị Châu phải bị lãnh bản án trước sự kết tội của Rùa Vàng. An Dương Vương cũng chính là cha của nàng chính là người thực thi bản án đó như sự trừng phạt nghiêm khắc cho kẻ có tội với đất nước. Đó chính là một bài học sâu sắc cho con cháu đời sau, phải có trách nhiệm với an toàn lợi ích của quốc gia, giữa bản thân với cộng đồng, giữa việc chung và việc riêng.

Chính vì thế, nàng đáng trách hơn bao giờ hết. Với nghĩa vụ đất nước thì Mị Châu chọn hạnh phúc riêng của mình. Nàng quên đi bổn phận của mình để cho kẻ thù đạt được âm mưu dễ dàng. Nàng mù quáng khi quá tin vào những lời của Trọng Thủy mà gây ra tội danh bán nước.

Nếu như hình ảnh Trọng Thủy tuy là kẻ thù với đất nước ta nhưng lại là nhân vật trung thành với đất nước của chàng, vì việc lớn mà quên đi tình cảm cá nhân, hy sinh hết mình phục vụ cho Tổ Quốc thì nhân vật Mị Châu lại ngược lại. Chính vì thế mà nhân dân phải trừng trị nghiêm khắc với nàng để chuộc lỗi cho đất nước.

Tuy vậy, nhân dân ta đã thể hiện lòng nhân từ với Mị Châu qua hình ảnh “Ngọc trai- giếng nước”. Câu chuyện khi An Dương Vương tuốt kiếm chém Mị Châu, nàng khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.

Và như chứng minh cho sự trong sáng của nàng mà khi Mị Châu chết đi máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Sự việc hư cấu trên cũng chính là niềm cảm thông cho số phận bi thảm của Mị Châu, nhân dân đã bày tỏ thái độ khoan dung sâu sắc trước nàng dù mang trọng tội. Hình ảnh “giếng nước” chính là việc rửa oan cho nàng, “càng rửa càng sáng”.

Dù cho hàng nghìn năm lịch sử trôi đi, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy vẫn để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Và với nhân vật Mị Châu thì có người đáng thương, cũng có người đáng trách và cũng có vừa thương vừa trách. Tóm lại, bằng chi tiết lịch sử cùng với nhiều chi tiết hư cấu đã đem lại cho chúng ta một câu chuyện đậm chất truyền thuyết. Nhân vật Mị Châu được đưa vào tình huống bi đát, mâu thuẫn để lại cho người đọc nhiều dấu hỏi.

Tiếp tục tham khảo 🌼 Phân Tích Nhân Vật Đăm Săn 🌼 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Mị Châu Lớp 10 – Mẫu 11

Gợi ý viết văn phân tích Mị Châu lớp 10 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo cần thiết giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài.

Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy.

Trước tấn bi kịch đó là do sự lơ là cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu trong việc giải quyết mối quan hệ quyền lợi dân tộc, đất nước với hạnh phúc cá nhân riêng tư. Hình ảnh nhân vật Mị Châu vừa cảm thấy đáng thương vừa đáng trách.

Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.

Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến.

Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.

Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước. Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát.

Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.

Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.

Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.

Có thể bạn sẽ thích 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Tấm Cám 🌹 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Truyện Hay

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Facebook – Mẫu 12

Chia sẻ bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị Châu Facebook được nhiều em học sinh quan tâm tìm kiếm với những ý văn hay.

Trong mỗi câu chuyện truyền thuyết đều thể hiện thời kỳ dựng nước và giữ nước của Việt Nam ta từ xưa tới nay. Trong đó, truyền thuyết “An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy” là một tác phẩm vô cùng tiêu biểu, để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Đọc xong câu chuyện, người đọc không thể nào không suy nghĩ đến nhân vật Mị Châu, một người con gái nết na xinh đẹp, nhưng có chút ngây thơ khờ khạo để rồi phải trở thành tội nhân thiên cổ, và chết trong đau đớn.

Mị Châu chính là con gái yêu kiều của của vua An Dương Vương, nàng nổi tiếng là cô gái xinh đẹp, trong sáng, ngây thơ, đoan trang đức hạnh, có có gì để phê phán. Nhưng chính âm mưu thâm độc của Trọng Thủy đã khiến cho nàng rơi vào tình trạng không thể giải quyết trọn vẹn giữa hiếu và tình, Mị Châu trở thành kẻ tội đồ phản nghịch bán nước hại dân “cõng rắn cắn gà nhà” làm cho nhân dân lầm than, vua cha mất nước.

Thông qua truyền thuyết thì ta có thấy rằng Mị Châu là một người phản nghịch, một người con không biết nghĩ tới toàn cục. Một người vợ ngây thơ cả tin quá tin tưởng vào người chồng của mình để rồi bị lừa dối, bị phản bội, bản thân nàng cũng nhận hậu quả đáng thương.

Nhưng nếu nói rộng ra chúng ta không thể nào trách cứ Mị Châu, bởi cuộc hôn nhân của Mị Châu và Trọng Thủy đều do vua cha hai bên quyết định. Mị Châu chỉ là một cô gái yếu đuối không tự quyết định được số phận của mình cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Rồi khi làm vợ Trọng Thủy, Mị Châu không thể nào ngờ rằng người chồng của mình lại là kẻ lòng lang dạ thú, âm mưu cướp nước của mình mình, làm khổ vua cha.

Mị Châu được xem lại tội danh thiên cổ của nước Âu Lạc khi chính nàng đã hai lần bán nước. Lần thứ nhất khi nàng dẫn Trọng Thủy vào nơi cất giấu chiếc nỏ thần, nói cho Trọng Thủy nghe về sự thần kỳ của chiếc nỏ. Lần thứ hai, chính là lúc nàng nghe lời Trọng Thủy mặc chiếc áo lông ngỗng khi hai nước giao tranh, khiến cho binh lính của nước xâm lăng tìm theo và giết cha nàng nhằm âm mưu “Diệt cỏ tận gốc”. Mị Châu đã hại chính cha ruột của mình bởi sự ngây ngô tới mức ngu ngốc của nàng.

Nên khi Trọng Thủy hỏi về bí mật quốc gia, Mị Châu vì quá yêu, nên đã mù quáng chỉ nghĩ tới tình cảm riêng tư mà cho Trọng Thủy xem bí mật của quốc gia đó chính là chiếc nỏ thần.Chính sự ngây thơ của Mị Châu tạo nên bi kịch của toàn lịch sử, nhưng nàng chỉ là một người con gái vừa đáng thương vừa đáng giận mà thôi.

Vì muốn chiều lòng chồng mà nàng đã lấy nỏ thần cho chồng mình xem, Mị Châu thật ngây thơ, khờ khạo trong tình yêu. Nàng không thể nào biết lường trước thủ đoạn khôn lường của người mà nàng luôn tin tưởng kia. Một âm mưu to lớn đằng sau con người lòng lang dạ thú mà nàng vẫn nghĩ đó là chồng mình. Người phụ nữ thời xưa chỉ biết nghe theo lời cha mẹ, rồi khi lớn lên lấy chồng thì nghe lời chồng cuộc sống của họ không có quyền quyết định nên việc Mị Châu nghe lời chồng là một đạo lý mà chính xã hội phong kiến dạy cho nàng.

Suy cho cùng những gì Mị Châu làm đều là một suy nghĩ của một nhi nữ thường tình, một người con gái đoan trang đức hạnh thường có, cả cuộc đời người phụ nữ thường phải phụ thuộc vào người đàn ông người chồng của họ. Mị Châu nào phải người học rộng hiểu nhiều, có tài binh lược để hiểu hết người chồng của mình.

Một nàng công chúa hiền lành trong sáng, nhưng những tội lỗi mà nàng làm cho vua cha bị mất nước không thể nào xóa nhòa trong lịch sử. Chính vì vậy, cuối cùng Mị Châu đã phải đền tội dưới lưỡi kiếm của cha mình. Bài học về nhân vật Mị Châu là một bài học vô cùng cay đắng xót xa cho người con gái thánh thiện nhưng quá khờ khạo và cả tin nên để mất giang sơn.

Mời bạn đón đọc 🌜 Bình Giảng Tấm Cám 🌜 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Và Trọng Thủy – Mẫu 13

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo phong phú hơn.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nêu bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc; phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương.

Mị Châu là con gái của An Dương Vương Thục Phán, là một cô công chúa lá ngọc, cành vàng, có tâm hồn ngây thơ trong trắng, nhẹ dạ, cả tin và không có một chú gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Mị Châu cũng là người phải chịu trách nhiệm lớn trước bi kịch “nước mất nhà tan”.

Khi đánh giá về nhân vật này, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, người lên án, kẻ bênh vực. Những người bênh vực thì đã lấy đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), một quan điểm đạo đức thời phong kiến để bênh vực cho nàng. Theo họ, Mị Châu là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Vì vậy việc Mị Châu không giấu giếm Trọng Thuỷ điều gì là vô tội.

Nhưng họ đã quên rằng, trong một đất nước nhiều giặc giã, một nàng công chúa lại chỉ biết làm trọn chữ “tòng” mà vô tình với vận mệnh quốc gia là có tội. Mị Châu tin yêu chồng không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một người dân đối với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dù đó chỉ là do sự nhẹ dạ, vô tình.

Nếu sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây lên hoạ nước mất. Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu.

Trọng Thuỷ đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: “Ta nay trở về thăm cha … làm giấu.” Mị Châu đáp: “Thiếp có … làm dấu”. Trọng Thuỷ vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải biết đó là âm mưu của Trọng Thuỷ, thế mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn rắc lông ngỗng làm dấu, có khác gì chỉ đường cho giặc đuổi theo mình. Việc làm đó của nàng đã trực tiếp dẫn tới bi kịch nhà tan.

Vì vậy, không thể cho rằng làm một người vợ thì Mị Châu phải tuyệt đối nghe và làm theo lời chồng. Không thể cho rằng nàng là người vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước bi kịch nước mất nhà tan. Tội lỗi của nàng là hết sức nặng nề. Chính vì vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.

Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải.

Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng. Đồng thời, thông qua chi tiết thần kì đó, ông cha ta cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình và truyền lại một bài học lịch sử muôn đời cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ riêng – chung.

Trọng Thuỷ là một trong ba nhân vật chính của tác phẩm. Hắn là con trai của Triệu Đà, con dể của An Dương Vương, là chồng của Mị Châu công chúa. Sang Âu Lạc theo mưu kế nham hiểm của cha mình, Trọng Thuỷ lấy Mị Châu không phải vì tình yêu mà chỉ để lợi dụng nàng thực hiện một mưu đồ chính trị, để hoàn thành nhiệm vụ gián điệp được cha hắn giao phó mà thôi. Và với danh nghĩa một người chồng, Trọng Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc vai trò gián điệp ấy.

Hắn đã lợi dụng Mị Châu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lừa gạt tình cảm của nàng để đánh cắp nỏ thần và nham hiểm hỏi Mị Châu một câu hỏi đầy dụng ý trước khi về nước với mục đích để biết cách tìm đường đuổi theo An Dương Vương nếu nhà vua chạy trốn. Chính những việc làm này của hắn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc, là một kẻ rất đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời.

Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược. Trong tay của Triệu Đà, Trọng Thuỷ không hơn không kém cũng chỉ là một con bài chính trị mà thôi. Hơn nữa, mặc dù là một kẻ độc ác, Trọng Thuỷ cũng không phải hoàn toàn đã mất hết nhân tính của một con người. Chính lời nói của Trọng Thuỷ với Mị Châu trong lúc chia tay, hành động tự vẫn sau chuỗi ngày sống trong sự dày vò, ân hận của hắn đã nói lên điều đó.

Trước lúc chia tay về nước dâng lẫy nỏ thần cho Triệu Đà, Trọng Thuỷ đã nói với Mị Châu: “Tình vợ chồng … làm dấu”. Đây không hoàn toàn là những lời dối trá, lạnh lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi ngùi, một nỗi đau li biệt.

Tính người của Trọng Thuỷ còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết.

Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.

Câu chuyện An Dương Vương, Mị Châu Và Trọng Thủy là bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho chúng ta, về cách đối nhân xử thế, cách cư xử trong gia đình sao cho phù hợp, cân nhắc giữa tình thân, tình vợ chồng, tình yêu và đất nước để đưa ra những quyết định chính xác. Tránh việc một phút sai lầm, hối hận ngàn năm.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Tấm Cám 🍀 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Mị Châu Trọng Thủy Ngắn Hay – Mẫu 14

Tham khảo bài phân tích Mị Châu Trọng Thủy ngắn hay dưới đây để luyện tập nâng cao kỹ năng hành văn và phân tích tác phẩm.

Mị Châu – Trọng Thủy, một mối tình có lẽ gây nhiều sự chú ý và tranh cãi nhất trong truyền thuyết Việt Nam. Vì yêu, vì hiếu nên họ đã mắc phải những sai lầm to lớn khiến mình phải đi vào con đường chết. Mị Châu chết hóa thành ngọc trai, còn Trọng Thủy vì thương vợ nên cũng chết trong giếng gần nơi táng Mị Châu. Ngọc trai càng rửa nước giếng này càng trong. Kết cục này vừa cảm động vừa ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa.

Theo truyền thuyết, thời Âu Lạc, vua An Dương Vương được Rùa Vàng tặng cho một chiếc vuốt làm nỏ thần để đánh giặc. Cứ lấy nỏ bắn là giặc sẽ thua. Lần đầu tiên, quân Đà sang đánh, vua An Dương Vương ứng nghiệm chiếc nỏ thần. Quả thật, quân Đà thua to. Ít lâu sau, con trai Đà sang cầu hôn với công chúa. Vua không để ý nên đã vô tình gả con gái cho kẻ đã bị mình đánh bại.

Đúng như âm mưu trước đó, Trọng Thủy đã dỗ Mị Châu cho xem trộm chiếc nỏ thần rồi ngầm làm một cái khác thay thế vào đó. Trong lúc chia ly, Mị Châu dặn Trọng Thủy nếu sau này hai đất nước loạn lạc, Mị Châu đi đâu sẽ rắc lông ngỗng đến đó để làm dấu cho Trọng Thủy tìm cứu nàng. Mất nỏ, vua An Dương Vương không hề biết nên khi quân Đà sang khiêu chiến, vua đã chủ quan và để mất nước Âu Lạc.

Vua dẫn con gái chạy theo phí bờ biển. Mị Châu ngồi sau cha rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đúng như lời ước hẹn. Đến bờ biển, vua cha kêu sứ Thanh Giang, rùa vàng nổi lên vào bảo quân giặc ngay phía sau lưng. Ngay lập tức, vua tuốt gươm chém chết Mị Châu. Mị Châu chưa hiểu rõ vì sao lại bị cha chết, nàng khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.

Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đề biến thành hạt châu. Khi Trọng Thủy đến chỉ còn lại xác Mị Châu. Trọng Thủy ôm xác Mị Châu đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết.

Như vậy, sau những sai lầm tai hại, cả hai đã cùng chết bên nhau. Đặc biệt, ngọc trai khi mang rửa ở giếng nước nơi Trọng Thủy chết, càng rửa ngọc càng sáng. Có nhiều ý kiến trái chiều nhau về cái chết của Mị Châu. Có người cho rằng: Mị Châu đã nghèo theo lời Trọng Thủy cho xem trộm chiếc nỏ thần chỉ là việc thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.

Lại có kiến nói Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lý. Vậy ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Xét về việc cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần, Mị Châu làm việc này hoàn toàn không hề có âm mưu gì, nàng cũng không biết được ý định của Trọng Thủy đánh cắp chiếc nỏ thần và thay thế chiếc khác.

Chính sự khờ khạo này của Mị Châu là nguyên nhân đầu tiên khiến nước Âu Lạc bị mất. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Tại sao vua cha lại bị mất nỏ thần mà không hề hay biết? Và khi quân địch đến, vua cha còn thản nhiên ngồi đánh cờ, đến lúc dùng đến nỏ thần vua mới phát hiện ra đã bị mất. Lẽ ra một vật báu quan trọng như thế, liên quan đến sự sống còn của đất nước như thế, vừa phải giữ gìn cẩn thận, thường xuyên kiểm tra. Nhưng vua An Dương Vương đã không làm điều đó.

Còn Mị Châu thì vô tình bị Trọng Thủy dụ dỗ. Nhưng nàng cũng chỉ nghĩ rằng cho Trọng Thủy xem thôi rồi lại cất đi sẽ không ảnh hưởng gì. Như vậy Mị Châu vừa làm vui lòng chồng lại không làm nguy hại đến cha. Nhưng sự thật lại diễn ra hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ ngây thơ của nàng.

Chưa hết, khi cùng vua cha chạy trốn, nàng còn dứt lông ngỗng trên áo làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo với mong muốn chồng sẽ cứu mình đúng như lời ước hẹn trước đó. Nhưng lại một lần nữa, Mị Châu tiếp tay cho giặc mà không hề hay biết. Trong suy nghĩ của nàng, việc làm này hoàn toàn đúng đắn và nên làm, vì “thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết”.

Nếu như Trọng Thủy không phải con trai Đà, không phải kẻ địch của Âu Lạc thì có lẽ những gì Mị Châu làm hoàn toàn xứng đáng và hợp tình hợp lý. Nhưng thật éo le vì những việc làm mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng sâu nặng của Mị Châu lại làm cho đất nước rơi vào tay kẻ địch. Giây phút cuối cùng của cuộc đời khi bị vua cha kết án là giặc, Mị Châu mới chợt nhận ra mình bị lừa.

Nhưng tất cả đã quá muộn. Nàng không chối, cũng không kêu oan mà chỉ khấn sẽ thành cát bụi nếu mình là kẻ phản nghịch, ngược lại nếu lòng nàng trong sáng, chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Quả nhiên, khi Mị Châu chết, máu của nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Như vậy, nỗi oan của Mị Châu đã được giải. Chỉ tiếc rằng nàng đã chết, chết một cách bất ngờ đầy tiếc thương.

Cái chết của Mị Châu vừa chứng minh được tấm lòng trong sạch của nàng, vừa thể hiện hai phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong nàng: thứ nhất, Mị Châu là một người vợ chung thủy, nặng nghĩa tình. Thứ hai, nàng là một người con gái hiếu thảo, có tấm lòng trong sáng rất đáng trân trọng. Đồng thời, Mị Châu chết một phần lớn vì sự chủ quan của vua cha.

Lẽ ra khi gả con gái, vua phải xem xét kỹ lưỡng xuất thân của con rể. Mặt khác, nỏ thần là vật báu quý hiếm, vua phải kiểm tra thường xuyên và cất giữ thật cẩn thận. Nhưng vua An Dương Vương đã không làm điều đó. Cho đến giây phút cuối cùng, ông phải đành lòng chém chết đứa con gái yêu dấu khi nghe Rùa Vàng kết án chính kẻ ngồi sau là giặc.

Về phần Trọng Thủy, chàng đáng trách nhưng cũng đáng thương. Vì việc lấy nỏ trộm nỏ thần là do cha Trọng Thủy sai bảo. Mặc dù việc vua Đà đến đánh chiếm Âu Lạc, nhưng khi đưa sự việc ra đánh giá khách quan, khi đặt sự việc vào thời thế của đất nước, ta lại thấy Trọng Thủy làm đúng. Vì dù tình nghĩa vợ chồng sâu nặng nhưng chàng vẫn coi trọng việc nước hơn. Chàng hi sinh hạnh phúc riêng của mình cho đất nước. Chỉ tiếc rằng, cuộc chiến ấy lại là cuộc chiến phi nghĩa.

Nếu là chính nghĩa thì Trọng Thủy sẽ trở thành một người hùng đẹp tuyệt vời. Trọng Thủy tuy là địch, tuy vâng lời cha lấy trộm nỏ thần nhưng mặt khác chàng không hề đối xử tệ bạc với vợ là con gái của vua An Dương Vương – người đã đánh bại cha mình. Khi vợ chết, Trọng Thủy vì thương nhớ mà cũng chết dưới giếng gần nơi chôn Mị Châu. Khi lấy ngọc đem rửa nước giếng này thì càng rửa càng sáng. Có lẽ Mị Châu đã thầm tha thứ cho Trọng Thủy. Và cả dân gian khi tạo nên cái kết này cũng đã dành sự cảm thông cho cả hai vợ chồng.

Bi kịch đau thương, đầy éo le và oan ức này đã làm cho người đọc không khỏi day dứt. Nhưng một mặt khác, nhân dân muốn qua câu chuyện để nhắn nhủ đến thế hệ trẻ sau rằng: Ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải thật tỉnh táo, xem xét mọi sự việc thật kỹ lưỡng. Tuyệt đối không bao giờ được chủ quan. Nhất là những việc hệ trọng như giữ nước càng phải cẩn thận, phải biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, biết xả thân vì nghĩa, biết cân nhắc mọi hành động đúng, sai.

Cái chết của hai vợ chồng đã làm cho nhiều người trẻ thức tỉnh. Vì hiện nay trong xã hội có không ít những kẻ dùng mọi thủ đoạn để trục lợi cá nhân. Họ phụ vợ, phụ chồng, phụ nhau để đạt được những mục đích riêng của mình. Qua câu chuyện, mỗi người hãy tự nhìn nhận lại bản thân, để cùng hướng đến cuộc sống mới, cuộc sống với những hành động và lý tưởng tốt đẹp.

SCR.VN tặng bạn 💧 Cảm Nhận Về Nhân Vật Tấm 💧 15 Bài Cảm Nghỉ Hay Nhất

Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Và An Dương Vương – Mẫu 15

Để giúp các em học sinh đạt điểm cao cho bài phân tích nhân vật Mị Châu và An Dương Vương, tham khảo những ý văn đặc sắc trong bài viết sau đây:

Truyện An Dương Vương-Mị Châu, Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết vô cùng tiêu biểu và để lại những giá trị sâu sắc. Qua câu chuyện giữ nước của An Dương Vương và chuyện tình yêu đời thường của Mị Châu và Trọng Thủy, tác giả dân gian đã nâng lên thành những tư tưởng lớn lao, những bài học về cách ứng xử trong đời sống, trong các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tình riêng và lý chung.

Vua An Dương Vương vốn là một vị vua anh minh và yêu nước. Ông đã dồn hết sức lực và tâm trí nhằm xây dựng kinh thành vững chắc, mong muốn đất nước được vững bền, nhân dân ấm no. Nhưng dù đã cố gắng mà thành xây mấy cũng đổ, nhờ sự trợ giúp của sứ Thanh Giang mà chỉ sau nửa tháng thì thành xây xong. Thành Cổ Loa được xây dựng nên là nhờ hợp lòng người, thuận ý trời, quyết định xây thành của An Dương Vương là vô cùng đúng đắn và cho thấy được sự nhìn xa trông rộng của một nhà quân sự lỗi lạc.

Rùa Vàng giúp đỡ tạo ra Nỏ thần, là vũ khí lợi hại bảo vệ đất nước tránh khỏi những tai hoạ của giặc ngoại xâm. Bởi vậy khi Triệu Đà đem quân xâm lược, chúng cũng bị bại trận bởi sự thần kỳ của một báu vật mà chỉ có duy nhất ở nước nhà u Lạc. Những kẻ bại trận luôn là những kẻ ôm mối tức và lòng hận thù lớn.

Một thời gian sau ngày chiến bại, hắn âm mưu lợi dụng chuyện cầu hôn mà chiếm đoạt nỏ thần. Trọng Thủy- con trai Triệu Đà trở thành rể vua An Dương Vương, cũng là rể của muôn dân u Lạc, chính từ đây mà bị kịch xảy ra, nước mất, nhà tan, người chiến thắng trở thành kẻ bại trận, dẫu đau đớn, dẫu xót xa vẫn không thể ngừng khóc cho mối tình đẹp mà oan trái, cho một vị vua anh minh vẫn không tránh khỏi những phút giây chủ quan, khinh địch.

Một câu chuyện buồn mang những tâm tình mà nhân dân gửi gắm. Trước hết, Mị Châu và Trọng Thủy vốn là con dân của hai nước đối địch, vì kế hoà hoãn của địch mà thành vợ thành chồng. Khi đến với Mị Châu, Trọng Thủy đã nuôi âm mưu đoạt lấy nỏ thần, tình yêu lúc này mang sự tính toán vô cùng lớn.

Mị Châu vốn hiền lành, lại là người yêu chồng hết mực, tin tưởng chồng mình là một lẽ tự nhiên, người đầu ấp tay kề với nhau vốn phải dành lòng tin cho nhau là điều bình thường. Nhưng cái không bình thường ở đây chính là Trọng Thủy là con của một kẻ đã từng sang xâm lược, tuyên chiến với đất nước mình, một bảo vật giữ nước mà nàng có thể đưa cho Trọng Thủy xem không mảy may nghĩ ngợi hay bàn bạc với vua cha, quần thần là điều đáng trách.

Khi bị mất nước phải chạy trốn cùng vua cha, nàng cũng không hề nghĩ tai hoạ ập đến lúc này là vì chồng mình, vẫn rải những lông ngỗng trên đường chạy trốn dẫn đến bị giặc đuổi đến cùng không lối thoát lại là điều đáng trách thứ hai. Suy cho cùng, giữa tình và lý thì Mị Châu vừa đáng trách vừa đáng thương, vì lòng chung thủy và tin yêu quá lớn cho Trọng Thủy mà mất nước, cái chết của nàng dưới thanh kiếm của cha khiến người đọc không khỏi xót xa, nghẹn ngào nhưng cũng là lẽ hợp lý.

Thứ hai, vua An Dương Vương là người có kinh nghiệm chinh chiến và đủ tài năng, cảm quan để hiểu rõ địch ta. Nhưng rồi cũng vì chủ quan, vì cậy trong tay có nỏ thần mà yên vị khinh địch là sai. Nước u Lạc mất có lỗi rất lớn từ ông. Vô tình, vua đã nuôi kẻ thù ngày trong nhà mình mà không hề hay biết, khi giặc đến ông cũng ung dung, điềm nhiên mà chơi cờ, sự mất cảnh giác này gây đến những hậu quả vô cùng tai hại.

Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm đến mọi người lời cảnh tỉnh về ý chí chiến đấu, về tinh thần cảnh giác trước mọi kẻ thù, trong mọi mối quan hệ cần giữ lý trí sáng suốt để nhìn nhận vấn đề kĩ càng, suy tính cặn kẽ hơn. Khi nghe Rùa Vàng bảo: “Kẻ ngồi sau chính là giặc đó”, ông sẵn sàng rút kiếm chém người con gái duy nhất của mình. Đó là một hành động kiên quyết, cho thấy được An Dương Vương không vì tình riêng mà tha thứ cho kẻ có tội bởi về tình, Mị Châu là con ruột của mình, về lí nàng là kẻ mang trọng tội, với quốc gia, dân tộc.

Sau khi chết, Mị Châu biến thành ngọc trai, Trọng Thủy hoá thành những giọt nước hóa viên ngọc sáng trong, đó là minh chứng cho mối tình đẹp, cho sự bao dung là lòng nhân ái của nhân dân Âu Lạc dành cho họ.

Có thể thấy, những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho bao gia đình tan nát, bao tiếng khóc thương khốn khổ, bi ai, bao cảnh nước mất nghẹn ngào khó tả. Bởi vậy, dù sống trong hoà bình vẫn phải nỗ lực xây dựng quân sự vững chắc, phải cảnh giác trước mọi âm mưu thù địch. Tránh những sự thờ ơ, chủ quan, quyền lợi quốc gia, dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Đất nước có vững bền thì nhân dân mới được sống trong hòa bình, ấm no , mỗi công dân phải ý thức được vị trí và vai trò của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Gợi ý cho bạn 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Uy Lít Xơ Trở Về 🌼 6 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Viết một bình luận