Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương ❤️️24+ Bài Văn Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương.
Dàn Ý Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương
Dàn ý cảm nhận về nhân vật An Dương Vương chi tiết sau đây sẽ gợi ý cho các bạn triển khai bài văn logic và đầy đủ ý nhất.
I. Mở bài
– Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
– Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Là nhân vật trung tâm của truyện, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước.
II. Thân bài
1. An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế nỏ, đánh giặc
– Rời đô: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng để ổn định cuộc sống nhân dân.
→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng
– Quá trình xây thành.
- Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lo tới đó.
- Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa Vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
- Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.
– Chế nỏ
- Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
- Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.
– Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.
→ Bài học về dựng nước và giữ nước.
2. An Dương Vương và những sai lầm
– Những sai lầm của An Dương Vương
- Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.
- Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
- Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.
→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.
– Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu
→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.
– Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.
→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.
III. Kết bài:
- Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương
- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.
Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương Ngắn Gọn – Bài 1
Chia sẻ cho các em học sinh bài văn Cảm nhận về nhân vật an Dương Vương ngắn gọn sau đây để cùng học hỏi cách hành văn sáng tạo của tác giả.
Lời thơ của nhà thơ Tố Hữu cất lên:
“Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
Gợi nhắc ta nhớ tới câu chuyện truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”, lấy cốt truyện dựa theo sự kiện lịch sử, truyện tạo ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc về nhân vật An Dương Vương vừa là anh hùng vừa là kẻ có tội.
Qua ngòi bút khắc họa của tác giả dân gian, An Dương Vương hiện lên là người hết lòng về đất nước. Ngài có công dựng nước và giữ nước trong những ngày đầu gian nan nhất của nhà nước Âu Lạc. Cách giới thiệu rõ ràng lai lịch của nhà vua làm tăng tính thuyết phục của yếu tố đời thực. Nỗi bận tâm, bao trăn trở của nhà vua khi “xây thành tới đâu lở tới đấy”. Sự thành tâm thể hiện qua hành động “ lập đàn, cầu đảo bách thần”.
Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa vàng, nhà vua xây được thành lũy kiên cố. Một vị vua anh minh như vậy nhận được sự đồng tình, ủng hộ của thần dân. Không chỉ âu lo về việc dựng nước, An Dương Vương còn nặng lòng việc giữ nước, sự bình yên cuộc sống muôn dân. Rùa vàng vì cảm động tấm lòng ấy mà trao cho vuốt làm nỏ thần bảo vệ xã tắc. Mọi vẻ đẹp của nhà vua được tác giả dân gian đậm tô thể hiện niềm kính ngưỡng trước tài đức của Người.
Nhân vật An Dương Vương được xây dựng ở hai góc nhìn vừa là người anh hùng có công lớn với đất nước vừa là người có tội với giang sơn. Nhưng xuyên suốt “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” quan điểm nhân dân vô cùng vững vàng, sáng suốt khi sử dụng các chi tiết kì ảo mà vẫn giữ được tính chân thực.
Sự mất cảnh giác vì nhà vua không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn cho Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc. Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ, Mị Châu đã tiết lộ bí mật quốc gia để Trọng Thủy biết được vũ khí lợi hại của đất nước. Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: Đà không sợ nỏ thần sao?. Chứng tỏ nhà vua chủ quan không biết rằng việc bảo vệ đất nước phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.
Đây là bài học thời sự trong việc bảo vệ đất nước. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, nhân dân ta muốn biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng – biểu tượng dân tộc – giúp nhà vua xây thành, chế nỏ là trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì chính nàng là người có Trái tim nhầm chỗ để trên đầu nên phải chịu nhận cái chết do chính cha mình với tư cách người đứng đầu quốc gia trừng phạt. Cũng chứng tỏ thái độ không khoan nhượng của nhân dân đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Ông vua tuy có công xây dựng, bảo vệ đất nước nhưng đã chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch quốc gia, gia đình, cá nhân. Thảm họa xảy ra, An Dương Vương đã đặt việc nước lên trên việc nhà, quan hệ vua – tôi trên quan hệ cha con (chém chết Mị Châu).
Rùa Vàng dẫn lối cho nhà vua xuống biển, không để ông chết, không cho quân thù lấy được xác vua. Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Thể hiện sự cảm thông, kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương, dẫu ông có tội lớn – để mất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha ông ta.
Tham khảo thêm văn🌸 Cảm Nhận Cảnh Ngày Hè Nguyễn Trãi ❤️️ 18 Bài Văn Hay Nhất
Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương Hay Nhất – Bài 2
Bài văn Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình ôn tập.
“Những câu chuyện trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hiện tượng nghệ thuật đặc sắc nhuốm màu thần kỳ mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường”. Truyền thuyết An Dương Vương- Mị Châu và Trọng Thủy giải thích cho sự ra đời của nước Âu Lạc cũng như nguyên nhân mất nước xoay quanh mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Nhân vật An Dương Vương là trung tâm của truyện, là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước nhưng cũng là người gây ra những sai lầm khiến cho nước Âu Lạc bị sụp đổ.
Ta phải nhắc đến công lao của An Dương Vương đó là có công lớn trong việc lập ra nước Âu Lạc và bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của quân Triệu Đà. Khi ông chọn xây dựng kinh đô ở Cổ Loa ở vùng đồng bằng để nhân dân sinh sống tốt hơn, ổn định hơn, ông đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây thành, đắp tới đâu lở tới đó. Nhưng cảm động trước thái độ lo nghĩ cho đất nước cùng với việc trọng hiền tại, ông đã được Rùa Vàng giúp đỡ cho việc xây thành thành công chỉ sau nửa tháng. Vua An Dương Vương là một người kiên trì và luôn lo nghĩ cho đất nước, con dân của mình dù cho bao gian lao, thử thách.
Sau đó là ý thức trách nhiệm trước sự tồn vong của đất nước, An Dương Vương đã được Rùa Vàng trao cho bộ vuốt để chế tạo thành nỏ thần, vũ khí để bảo vệ đất nước khỏi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Cũng nhờ vào chiếc nỏ thần mà An Dương Vương đã tạo được màng bọc bảo vệ vững mạnh cho đất nước, khiến cho quân giặc phải e sợ mà cầu hòa. Qua sự việc cho thấy An Dương Vương là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng và ý thức trách nhiệm về sự phồn vinh của đất nước.
Bằng các hình ảnh hư cấu như Rùa Vàng, nỏ thần,… kết hợp với chi tiết lịch sử, truyện đã khắc họa thành công cho việc giải thích sự ra đời của nước Âu Lạc và thành Cổ Loa ra đời một cách đầy thú vị. Qua đó, nhân dân ta đã ca ngợi đến vị vua An Dương Vương với tầm nhìn xa trông rộng, anh minh, sáng suốt, niềm tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ thần và việc đánh thắng quân xâm lược.
Khi An Dương Vương mắc quá nhiều sai lầm nên dẫn đến việc mất nước Âu Lạc. Có vẻ như việc ngủ quên trong chiến thắng là sai lầm nhất của An Dương Vương. Sau khi dẹp loạn quân xâm lược xong, ông không quan tâm củng cố thêm lực lượng quân sự mà ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
Trước âm mưu cầu hòa của kẻ thù, An Dương Vương không hề nghi ngại mà kết thông gia với kẻ thù, không những thế ông còn cho con của kẻ thù ở rể. Hành động đó đã khiến âm mưu đánh cắp nỏ thần, vũ khí bí mật bảo vệ đất nước một cách dễ dàng vì sự chủ quan, khinh địch của mình.
Sai lầm tiếp theo của An Dương Vương chính là thái độ khinh địch, ung dung đánh cờ của mình khi Triệu Đà sang xâm lược. Để đến khi phát hiện nỏ thần đã bị đánh mất thì đã quá muộn, đất nước đã rơi vào tay giặc, đành phải tháo chạy.
Để sửa sai cho hành động đó của mình, An Dương Vương đã thẳng tay rút kiếm chém chết Mị Châu sau khi nghe Rùa Vàng kết án. Hành động chém Mị Châu một cách dứt khoát thể hiện việc đứng về công lý của mình.
Dù cho An Dương Vương đã mắc những sai lầm nhưng ông lại có công to lớn với đất nước và ông cũng đã sửa sai bằng cách chém chết Mị Châu. Nhân dân vẫn bày tỏ thái độ biết ơn với vị vua đã có công lớn với đất nước bằng việc dựng lên hình ảnh “vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”. Hình ảnh đó như chứng minh sự bất tử trong lòng nhân dân với vị vua có công lớn với dân tộc.
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa được sự kiện lịch sử lập nước Âu Lạc và giải thích cho nguyên nhân mất nước. Bên cạnh đó đã xây dựng nên hình ảnh vị vua An Dương Vương- anh minh, sáng suốt nhưng lại là người ngủ quên trong chiến thắng mà mắc sai lầm làm mất nước. Nhân dân đã bày tỏ thái độ và ngợi trước những công lao to lớn và thái độ nghiêm khắc trừng phạt công bằng cho những sai lầm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
Văn Mẫu Cảm Nhận Về Hình Tượng Nhân Vật An Dương Vương Hay – Bài 3
Giới thiệu bài văn mẫu Cảm nhận về hình tượng nhân vật An Dương Vương hay sau đây để các bạn học sinh cùng tham khảo.
Có lẽ trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết là những giá trị lịch sử một thời mà cha ông ta gửi gắm và là suối nguồn mát lành nuôi dưỡng văn học viết sau này. Trong số ấy, thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước, cùng tấm lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh tụ.
Trước hết, An Dương Vương hiện lên là một vị vua yêu nước, thương dân có tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của xã tắc non sông. Sau khi lên ngôi Vua, ngài lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần để mong xây thành được thuận lợi. Lo lắng cho an nguy của xã tắc, non sông mong muốn cho nhân dân được sống ấm no hạnh phúc nên ý thức muốn xây thành giữ nước chính là biểu hiện của một bậc thánh quân, một vị lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng, điều này là điều mà các thế hệ trước chưa ai nghĩ tới.Hơn thế nữa, ông cũng tỏ ra là người biết trọng dụng người tài.
Khi được một cụ già báo tin sẽ có xứ Thánh Giang đến giúp đỡ việc xây thành, nhà vua đã dùng xe bằng vàng rước vào trong thành, kính cẩn tiếp đón. Những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia, biết quý trọng và trọng dụng người tài chính là biểu hiện của sự sáng suốt và biết xây dựng chính sách có ích cho sự cai trị và phát triển đất nước. Sau đó, được sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhà vua cho người đúc nỏ thần gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”.
Không chỉ dừng lại ở đấy , tấm lòng của nhà vua còn thể hiện ở việc, sau khi Triệu Đà đem quân sang đánh thất bại bèn dùng kế cho Trọng Thủy làm rể để mật thám tin tức thì vua An Dương Vương cũng vui vẻ chấp nhận vì sự hòa hiếu bang giao của hai bên. Đó cũng chính là truyền thống ngàn đời của người dân ta đó là yêu chuộng hòa bình, không muốn xảy ra chiến tranh, xung đột.
Như vậy với những phẩm chất như yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với non sông và tầm nhìn xa trông rộng cùng tấm lòng bao dung, khoan hòa đấy cũng chính những phẩm chất mà cha ông ta gửi gắm vào những vị lãnh tụ vĩ đại.Nhưng An Dương Vương lại mất đề cao, cảnh giác và quá tin tưởng mù quáng vào bản chất của kẻ thù.
Khi thấy Triệu Đà đem quân sang đánh lần hai, vẫn điềm nhiên đánh cờ vì quá tin tưởng, và thiếu cảnh giác vào sự mưu mô nham hiểm của kẻ thù. Ông đã không nhận ra được bản chất thâm độc, cố hữu và tham vọng, dã tâm của những kẻ xâm lược nên vẫn còn ngoan cố mà không hề đề phòng hay sáng suốt phân tích tình hình.
Qua sự sai lầm và sự tin tưởng mù quáng ấy Của An Dương Vương cha ông ta muốn gửi gắm đến con cháu đời sau bài học về việc giữ nước, về sự tin tưởng, sáng suốt đặc biệt là những nhà lãnh đạo. Đó là nỗi đau mất nước sâu sắc để lại nhiều bài học đớn đau cho dân tộc, nhắc nhở nhân dân ta bài học về việc giữ nước mà cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Qua hình tượng An Dương Vương, cha ông ta đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Đồng Thời gửi gắm khát khao muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường, hùng manh.
Xem thêm🌷 Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi Lớp 10 ❤️️ 10 Bài Hay
Trình Bày Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương – Bài 4
Với yêu cầu “Trình bày cảm nhận về nhân vật An Dương Vương” thì scr.vn sẽ gợi ý ngay cho bạn bài văn mẫu dưới đây.
Chúng ta không khó thể nhận thấy được trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết được đánh giá chính là những giá trị lịch sử, tinh thần của người xưa. Nói đến truyền thuyết thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy được nhắc đến là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan. Đồng thời cũng còn là ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương dường như đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước.
Đầu tiên, người đọc có thể nhận thấy được nhà vua An Dương Vương hiện lên là một vị vua yêu nước, lại còn có tính thương dân có tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của xã tắc non sông. Khi mà An Dương Vương lên ngôi vua thì ngài cũng đã lập đàn trai giới để mong cầu được bách tính ấm no, hạnh phúc. Có thể thấy được An Dương Vương là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng và điều này cũng chính là điều mà các thế hệ trước chưa có ai nghĩ đến.
Không chỉ dừng lại ở đó thì vua An Dương Vương cũng là một người luôn biết trọng dụng người tài. Minh chứng cho điều này đó chính là khi có một cụ già báo tin là sẽ có xứ Thanh Giang giúp đỡ việc xây thành và nhà vua cũng đã dùng xe vàng rước vào trong thành, đồng thời ngài cũng kính cẩn tiếp đón. Có thể nhận thấy được những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia, luôn luôn biết quý trọng và trọng dụng người tài được đánh giá chính là biểu hiện của sự sáng suốt và biết xây dựng chính sách có ích cho sự cai trị và phát triển đất nước.
Nhờ nhận được sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhà vua cho người đúc nỏ thần gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Rồi tấm lòng của nhà vua còn thể hiện ở việc, sau khi Triệu Đà đem quân sang đánh thất bại bèn dùng kế cho Trọng Thủy – con trai của hắn làm rể để mật thám tin tức thì vua An Dương Vương cũng vui vẻ chấp nhận cho Mị Châu – con gái của mình lấy Trọng Thủy.
Tuy nhiên điều đáng trách ở đây chính là vua An Dương Vương lại mất đi sự cảnh giác và quá tin tưởng mù quáng vào bản chất của kẻ thù. Nhất là khi vua thấy Triệu Đà đem quân sang đánh lần hai và dường như cũng cứ vẫn điềm nhiên đánh cờ vì quá tin tưởng. Chính vì bị thiếu cảnh giác vào sự mưu mô nham hiểm của kẻ thù. Chính vua An Dương Vương đã không nhận ra được bản chất thâm độc, đồng thời cố hữu và tham vọng, dã tâm của những kẻ xâm lược mà vẫn còn ngoan cố mà không phân biệt được được tình hình.
Trải qua sự sai lầm cũng như sự tin tưởng đến mù quáng đó của vua An Dương Vương thì nhân dân ta đã rút ra một bài học về việc giữ nước cũng như về sự tin tưởng sáng suốt, đặc biệt là những nhà lãnh đạo đất nước. Thông qua với hình tượng An Dương Vương thì cha ông ta cũng đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Không những thế thì còn gửi gắm vào đó những khát khao mong muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường và hùng mạnh.
Nêu Cảm Nhận Của Em Về Nhân Vật An Dương Vương – Bài 5
“Nêu cảm nhận của em về nhân vật An Dương Vương” – với yêu cầu đề bài này thì các em học sinh không nên bỏ qua bài văn mẫu sau đây.
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng và kể lại nguyên nhân mất nước Âu Lạc liên quan đến mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.
Qua truyền thuyết, ta thấy được nhân vật An Dương Vương là một vị vua đáng được ca ngợi vì những công lao to lớn nhưng cũng đáng phê phán vì những sai lầm dẫn đến mất nước. Nhân vật An Dương Vương được xây dựng dựa trên “minh chứng lịch sử cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết về sự ra đời và sự suy vong của nhà nước Âu Lạc”.
An Dương Vương với tầm nhìn xa trông rộng chọn vùng đồng bằng làm kinh đô để giúp cuộc sống nhân dân ổn định và xây thành lũy để bảo vệ bờ cõi. Vị vua tài đức với tầm nhìn xa trông rộng gặp không ít những lần khó khăn trong việc xây đắp thành lũy, cho đắp tới đâu thì lở tới đó. Dù gặp vô vàn khó khăn nhưng do biết trọng hiền tài mà việc xây thành đắp lũy thành công chỉ sau nửa tháng nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng.
Sau khi xây thành xong, Rùa Vàng từ biệt trở về. An Dương Vương với ý thức cao độ về việc giữ nước bèn hỏi Rùa Vàng: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”. Với sự thành khẩn mong con dân được yên bình nên đã làm động lòng đến thánh thần mà Rùa Vàng đã đem vuốt của Rùa cho.
Khi giặc xâm lăng, nhờ thành lũy kiên cố và bộ nỏ thần được chế từ vuốt của Rùa Vàng mà đất nước được an toàn, thái bình, kẻ thù phải run sợ xin hòa. Qua đó cho thấy An Dương Vương rất anh minh, sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng, biết quý hiền tài. Nhân dân dành cho An Dương Vương một thái độ ngợi ca và tự hào. Qua chi tiết hư cấu “Rùa Vàng”, “Chiếc nỏ thần”,… kết hợp với chi tiết sự thật lịch sử đã tạo nên câu chuyện lập nước Âu Lạc.
Tuy nhiên, với những công lao to lớn đấy, An Dương Vương vẫn phạm những sai lầm để kẻ thù chiếm mất Âu Lạc.
Sai lầm đầu tiên đó là việc An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy- con của kẻ thù và cho về ở rể. Vì sự chủ quan của mình mà đã bị kẻ thù che mắt thực hiện âm mưu cướp vũ khí lợi hại. Từ sai lầm đầu tiên, An Dương Vương đã nối tiếp các sai lầm khác. Vì ỷ vào nỏ thần mà để đến khi giặc tiến hành xâm bờ cõi vẫn ung dung đánh cờ, mặc cho đất nước đang hiểm nguy. Để khi giặc tới sát thành mới biết nỏ thần đã bị đánh tráo. Sai lầm của An Dương Vương đã để lại một bài học to lớn cho chúng ta sau này: không được chủ quan, khinh địch, không được ngủ quên trong chiến thắng để tránh hậu họa về sau.
Hành động chém Mị Châu của An Dương Vương thể hiện sự dứt khoát, sửa sai của mình trong muộn màng. Trước hành động đứng về phía công lý đó, nhân dân đã bày tỏ thái độ khoan dung cũng như biết ơn tới vị vua có công lao to lớn đối với đất nước bằng việc xây dựng nên chi tiết hư cấu “Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”.
Nhân dân ta đã kết hợp chi tiết lịch sử cùng với các chi tiết hư cấu để làm nên câu chuyện truyền thuyết giải thích cho sự ra đời của nước Âu Lạc và nguyên nhân mất nước. Ngoài ra, nhân dân ta còn bày tỏ thái độ ngợi ca trước những thành quả mà An Dương Vương đã mang đến, tuy cùng với những sai lầm làm mất nước nhưng nhân dân ta vẫn bày tỏ thái độ khoan dung và nhân hậu cho vị vua này.
Xem thêm văn 🌸Thuyết Minh Về Tác Phẩm Bình Ngô Đại Cáo ❤️️ 15 Bài Hay
Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương Trong Truyền Thuyết Thật Ấn Tượng – Bài 6
Để viết được bài văn Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết thật ấn tượng không quá khó, tuy nhiên các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây để học hỏi thêm.
An Dương Vương là vị vua có thật trong lịch sử Việt nam từ những thời kì đầu dựng nước và giữ nước. Truyền thuyết về vua An Dương Vương được gắn thêm những yếu tố li kì huyền ảo lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện về vua An Dương Vương dựng nước và để mất nước là bài học quý báu được ông cha ta gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Vua An Dương Vương là tấm gương cho tinh thần yêu nước và bài học giữ nước còn hiệu quả đến tận ngày nay.
Vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước. Vua có tài trí và tầm nhìn xa trông rộng khi dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa – nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện. Ngay sau khi dời đô, vua cho xây thành đắp lũy, chống giặc ngoại xâm. Có thể thấy đây là một vị vua tài trí anh minh và biết lo nghĩ cho dân cho nước.
Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước mà nhà vua đã không bỏ cuộc, kiên trì xây thành không quản ngại khó khăn.
Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện sự ngợi ca công đức nhà vua, tự hào về chiến công và thành tựu thời Âu Lạc và đồng thời là lời tán thưởng của nhân dân về những hành động bảo vệ nước của vua An Dương Vương. Những điều vua làm là hết mực hợp lòng dân, ý trời vì thế Trời đã sai Rùa Vàng đến giúp vua. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần.
Cùng với Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. Có thể nói, vua An Dương Vương đã để lại cho chúng ta niềm tự hào lớn về tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước của vua cũng như của ông cha ta hơn hai ngàn năm về trước.
Sáng suốt là thế nhưng An Dương Vương vẫn mất cảnh giác với kẻ địch để xảy ra một tấn bi kịch đau thương. Sau chiến thắng với Triệu Đà, vua đã nghĩ Triệu Đà khâm phục mà đầu hàng, không còn âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Vua đã mất cảnh giác mà không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn đưa Trọng Thủy sang Âu Lạc làm rể để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc. Mị Châu là công chúa nhưng thực lòng yêu thương chồng, gián tiếp tiếp tay cho Trọng Thủy đánh tráo và trộm nỏ thần.
Bí mật quốc gia, sự an nguy của cả một đất nước đã bị đánh mất bởi chính những thiên tử mà nhân dân ta tin tưởng. Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương không những không tỉnh ngộ mà còn cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Có lẽ chiến thắng dễ dàng nhờ nỏ thần khi trước đã làm cho vua An Dương Vương chủ quan khinh địch. Vua không biết rằng để bảo vệ đất nước ta phải luôn luôn cảnh giác phòng bị với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Sự chủ quan ấy dẫn đến kết cục bi thảm, đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.
An Dương Vương cho ta một bài học trong việc bảo vệ đất nước. Tình yêu con sâu sắc đã làm vua An Dương Vương mù quáng. Khi đến bước đường cùng, vua mới nhận ra địch ngay bên cạnh mình. Chính tay vua đã hạ kiếm chém Mị Châu, điều đó biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử.
An Dương Vương tuy có tấm lòng thương nước thương dân, có công xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng đồng thời cũng có tội. Cái tội của vua là chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch nước mất nhà tan. Vua An Dương Vương không chết bởi điều đó thể hiện lòng tự tôn dân tộc, đồng thời là sự phán xét công bằng của ông cha ta với một vị vua đáng kính trọng vừa có công vừa có tội.
Tham khảo bài ✅ Thuyết Minh Nhân Vật Khách Trong Phú Sông Bạch Đằng ✅
Cảm Nhận Của Anh Chị Về Nhân Vật An Dương Vương Hay Đặc Sắc – Bài 7
Tham khảo cách hành văn súc tích, mạch lạc, diễn đạt câu văn gãy gọn thông qua bài văn cảm nhận của anh chị về nhân vật An Dương Vương đặc sắc sau đây.
Khác với thần thoại, truyền thuyết phản ánh cốt lõi của lịch sử. Đó là công cuộc đấu tranh ngoại xâm bảo vệ đất nước, thể hiện niềm tự hào của dân tộc như Thánh Gióng, Lạc Long Quân – Âu Cơ. Một trong những câu chuyện lịch sử để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc đó là “truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm là một nhân vật then chốt để lại bao ấn tượng sâu sắc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.
“Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa
Trải bao gió táp với mưa sa
Nỏ thiêng hờ hững dây oan buộc
Giếng ngọc vơi đầy hạt lệ pha
Cây cỏ vẫn cười ai bạc mệnh
Cung đình chưa sạch bụi phồn hoa
Hưng vong biết chửa, người kim cổ
Tiếng cuốc năm canh bóng nguyệt tà.”
Bài thơ vang lên như bao quát nỗi đau mất nước lẫn bi kịch lớn của tình yêu: tình yêu gia đình lẫn tình yêu đôi lứa. Xuất hiện đầu tiên và xuyên suốt cả tác phẩm, nhân vật An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết…
Trước hết, ông là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. An Dương Vương nối nghiệp các vua Hùng đã dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để mở rộng giao thương về kinh tế, văn hóa. Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. Bởi dễ thấy việc về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.
Quá trình dời đô phản ánh sự lớn mạnh của nhà nước Âu Lạc, đồng thời phản ánh trí tuệ bản lĩnh sáng suốt của vua An Dương Vương. Bài học ấy sau này được thế hệ đời sau dùng đến như vua Lí Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long, lập ra một triều đại oai hùng.
Chi tiết nhà vua xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần và cả việc công dụng thần kỳ của nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được lòng dân, hợp lòng trời nên được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành tựu kỹ thuật của nhân dân thời Âu Lạc.
Như vậy ở phần đầu của tác phẩm, với vị trí là vua nước Âu Lạc, là người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia, An Dương Vương đã khẳng định vai trò và công lao to lớn của mình trong buổi đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Là một vị vua yêu nước, luôn có tinh thần trách nhiệm trước đất nước, nhà vua xứng đáng được nhân dân đời đời mến phục ngợi ca.
Khi phân tích nhân vật An Dương Vương, ta thấy cũng chính vì lợi thế có nỏ thần trong tay mà đã hình thành tính tự mãn nơi ông. An Dương Vương không ngờ rằng quân xâm lược chưa từ bỏ giấc mộng xâm chiếm bờ cõi xứ mình. Khi Triệu Đà đem quân đánh mãi không thành, y bèn nghĩ kế độc, đưa con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn Mị Châu – người thân thích duy nhất của ông.
An Dương Vương không mảy may chút nghi ngờ, ông đã đồng ý gả con gái mình cho con trai kẻ thù. An Dương Vương cho Trọng Thủy sang ở rễ theo tục lệ của nước Âu Lạc. Đây chính là đầu mối dẫn đến bi kịch mất nước, là cơ hội lớn cho phía tên gián điệp đội lốt chú rể khám phá bí mật quốc gia. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích chính là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau.
“Một đôi kẻ Việt người Tần” lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng An Dương Vương không hề màng tới điều đó. Vị vua xứ Âu Lạc phần vì chủ quan phía thông gia, phần vì tin yêu con rể nên đã mất cảnh giác. Hơn nữa, trong suy nghĩ của mình, ông chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau.
Nhưng ông không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta nhưng chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Ông nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi ích hòa hiếu giữa hai nước nên không hề có kế sách đối phó. Ông và các quân ung dung, vui vẻ mà không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, ông đã đưa cả cơ đồ “đắm biển sâu”.
Trước đây, ông cảnh giác bao nhiêu khi dời đô về, sợ kẻ thù sẽ kéo sang, nên chuẩn bị chu đáo cả chín vòng thành. Nhưng khi có được mọi thứ trong tay, An Dương Vương đã ngủ quên trên chiến thắng, không một chút cảnh giác. Ông cậy mình có nỏ thần, ngồi cùng quan lại đánh cờ, điềm nhiên trông ra bờ cõi. Khi quân Triệu Đà kéo sang, ông cười mà hỏi rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.
Sự nghiệp bao nhiêu năm nay gây dựng bỗng chốc tan thành mây khói. Cũng vì bản tính chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay kẻ thù.
Phân tích nhân vật An Dương Vương, ta thấy hành động cuối cùng của ông tùy muộn màng nhưng cũng chính là cái giá cho sự thức tỉnh, là bài học xương máu cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước. Cuối cùng, ông được Rùa Vàng dẫn đi về nơi biển sâu.
Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lơ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.
Xem thêm❤️️ Thuyết Minh Về Nhân Vật Ngô Tử Văn ❤️️ 12 Bài Văn Hay Nhất
Bài Văn Cảm Nhận Nhân Vật An Dương Vương Sinh Động – Bài 8
Khám phá các câu văn sáng tạo, hấp dẫn trong bài văn cảm nhận nhân vật An Dương Vương sinh động sau đây.
An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy qua ngòi bút khắc họa của tác giả dân gian trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Mỗi nhân vật đều được “thần thánh hóa” tạo nên nét đặc sắc cho câu chuyện. Trong đó nhân vật An Dương Vương là một trong những nhân vật được khắc họa rõ nét từ hình ảnh đến hành động.
An Dương Vương là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng. Điều ấy thể hiện được việc ông dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để ổn định cuộc sống nhân dân. Khi dời đô về Cổ Loa, việc đầu tiên An Dương Vương làm đó là xây dựng thành kiên cố. Việc xây thành là để chống giặc ngoại xâm, nhưng cũng là sự chuẩn bị bảo vệ cho chính mình của An Dương Vương.
Nhưng việc xây thành không như suy nghĩ. Thực tế dù đã tập trung nhiều nhân công, nhưng ngày xây thì đêm đổ. Dù xây thành đắp lũy gặp không ít gian nan, thử thách nhưng An Dương Vương không hề bỏ cuộc. Đến mức An Dương Vương phải “lập đàn làm chay mấy tháng liền”. Chi tiết cụ già từ phương Đông đi lại báo tin cho vua biết sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp thể hiện nước cờ này của vua là đúng.
Vậy nên dưới sự giúp sức, chỉ đường dẫn lối của thần Kim Quy, An Dương Vương đã trừ được yêu tinh, xây xong thành. Hình tượng Loa Thành “cao dài hơn nghìn trượng, hình trôn ốc” thể hiện sự cảnh giác và bất khả xâm phạm tới nhân dân Âu Lạc.
Khi thần Kim Quy làm tròn sứ mệnh, từ giã ra về, An Dương Vương ngoài lời cảm tạ, đã không ngần ngại bày tỏ nỗi lòng “nhờ thần phù trợ, thành đã xây xong, nhưng làm thế nào chống giữ quận địch”. Điều này cho thấy vị vua này không tin tưởng tuyệt đối vào thành lũy, mà luôn băn khoăn lo sợ giặc ngoại xâm chiếm đóng.
Vậy nên khi được thần Kim Quy tặng móng để làm nỏ, theo lời thần dặn, An Dương Vương đã ngay lập tức tìm người chế nỏ thần. Đó là chiếc nỏ “bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch”. Thế nên, An Dương Vương quý chiếc nỏ thần vô cùng, vì cả vận mệnh dân tộc nằm trong tay ông, “lúc nào cũng treo gần chỗ nằm”. Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhìn xa trông rộng, nên cùng với nỏ thần vua tôi An Dương Vương đã giành nhiều thắng lợi to lớn, đánh tan dã tâm xâm lược của quân Triệu Đà, đến mức “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”.
Dù là một vị vua anh minh, sáng suốt bao nhiêu nhưng cũng có lúc An Dương Vương mắc vào mưu sâu kế hiểm của địch. Vì quân Triệu Đà không thể chống lại được vũ khí và chín vòng thành của An Dương Vương nên đã trì hoãn bằng cách cầu hòa và còn cầu hôn Mị Châu – con gái yêu của An Dương Vương cho Trọng Thủy.
Việc đồng ý gả Mị Châu cho Trọng Thủy là một sai lầm lớn của An Dương Vương. Đến việc cho Trọng Thủy ở rể theo tục lệ của nước Âu Lạc lại càng sai. Đó chính là hành động “cõng rắn cắn gà nhà” mở đầu cho liên tiếp bi kịch sau này.
Có lẽ khi cho Mị Châu lấy Trọng Thủy, An Dương Vương không đứng ở góc độ là một quân vương, mà là một người cha, người cha “thấy đôi trẻ yêu thương nhau” nên không ngần ngại gả con gái mình.
Và chính sự ngây thơ của Mị Châu lại tiếp tay cho Trọng Thủy biết được bí mật quốc gia và tráo đổi nỏ thần. Trước đây An Dương Vương cảnh giác bao nhiêu thì giờ đây lại sơ hở bấy nhiêu. Vì chủ quan khinh địch, cậy có nỏ thần mà ngủ quên trên chiến thắng, không phòng bị gì. Đến mức khi quân Triệu Đà đánh sang cổng thành, An Dương Vương vẫn điềm nhiên mà rằng “Đà không sợ nỏ thần sao”. Để khi thức tỉnh nhận ra thì đất nước đã rơi vào tay kẻ thù.
An Dương Vương cùng con gái Mị Châu bỏ chạy, tình thế nguy cấp vô cùng, quân địch đuổi ngay sau lưng. Khi đến bước đường cùng, An Dương Vương liền chạy ra biển “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Thần Kim Quy xuất hiện và bảo An Dương Vương rằng “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”.
Lúc này vua mới thật sự tỉnh ngộ, dù đau khổ vô cùng nhưng ông không ngần ngại rút gươm giết chết con gái duy nhất của mình. Hành rộng rút gươm giết con gái thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát. Khi ấy ông không còn là một người cha, ông đứng trên lập trường của một vị vua vì công lý và quyền lợi dân tộc để trừng trị kẻ tội đồ.
Cùng một lúc An Dương Vương phải chịu tới hai nỗi đau, đó là nỗi đau mất nước và nỗi đau nhà tan cửa nát. Sự hối hận muộn màng của An Dương Vương cũng là bài học xương máu, lời cảnh tỉnh cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước.
Cuối cùng, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc trở về với biển cả. Có lẽ chi tiết kì ảo cuối bài là thể hiện sự khoan dung của nhân dân dành cho vị vua ấy. Vì dù có tội nhưng đó là vô tình mà gây ra.
Thông qua phân tích nhân vật An Dương Vương ta thấy được công tội mà ông đã gây ra. Thông qua hình tượng An Dương Vương có lẽ cũng là thông điệp mà ông cha muốn gửi gắm đến thế hệ sau này về tính cảnh giác trong đấu tranh giữ nước.
Đọc thêm văn mẫu ✅Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Du✅
Nêu Cảm Nhận Của Em Về Nhân Vật An Dương Vương – Bài 9
“Nêu cảm nhận của em về nhân vật An Dương Vương” – đối với dạng đề bài này thì các em không nên bỏ qua sự gợi ý dưới đây.
Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.
An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. An Dương Vương nối nghiệp các vua Hùng đã dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để mở rộng giao thương về kinh tế, văn hóa. Quá trình dời đô phản ánh sự lớn mạnh của nhà nước Âu Lạc, đồng thời phản ánh trí tuệ bản lĩnh sáng suốt của vua An Dương Vương.
Quá trình dựng nước luôn đi liền với quá trình giữ nước, cho nên ngay khi về Cổ Loa, vua An Dương Vương đã cho xây dựng thành kiên cố để chống giặc ngoại xâm. An Dương Vương tự chuẩn bị cho mình sự che chở nhân tạo là chín vòng thành. Nhưng ngày xây thì đêm đổ, vua bèn “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”.
Dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng, không lâu sau thì chín vòng thành đã xây xong, tạo thành một thành lũy kiên cố bảo vệ đất nước. Hình ảnh Loa Thành “rộng hơn ngàn thước, xoắn như hình trôn ốc” phản ánh tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm cao độ chống giặc ngoại xâm của nhà vua và toàn thể nhân dân Âu Lạc.
Không chỉ vậy ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, khi xây thành xong ông bày tỏ nỗi lòng với Rùa Vàng: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”. Nỗi băn khoăn ấy đã phản ánh nỗi lo lắng thường trực của đất nước thường có nạn giặc ngoại xâm. Được Rùa Vàng tặng vuốt, An Dương Vương ngay lập tức chế tạo nỏ thần, thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc xâm lược của vua tôi Âu Lạc. Và nhờ sự chuẩn bị ấy, Vua tôi An Dương Vương đã giành được thắng lợi to lớn, đánh tan sự xâm lược của quân Triệu Đà, chúng thua lớn, “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”. Điều đó khẳng định công lao và vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Nhưng vì một phút lơ là, mất cảnh giác ông đã rơi vào bi kịch mất nước. Triệu Đà biết không thể chống lại vũ khí đánh xa và chín vòng thành của An Dương Vương nên tìm cách trì hoãn bằng cách cầu hòa. An Dương Vương không nhận ra mưu sâu kế hiểm ấy nên nhận lời. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. An Dương Vương cũng không mảy may nghi ngờ, nhận lời gả người thân duy nhất của mình cho con trai kẻ thù.
An Dương Vương không hề có kế sách đối phó. An Dương Vương cho Trọng Thủy qua ở rể theo tục lệ của nước Âu Lạc. Đây chính là đầu mối đầu tiên dẫn đến bi kịch mất nước sau này, An Dương Vương đã tạo cơ hội thuận lợi cho tên gián điệp đội lốt chú rể khám phá bí mật quân sự quốc gia.
Người đứng đầu quốc gia như vậy thì con gái là Mị Châu cũng không hề nghi ngờ, để con trai kẻ thù là nội gián, nàng ngây thơ tin tưởng và tiếp tay cho Trọng Thủy tráo đổi nỏ thần. Trước đây cảnh giác bao nhiêu dời đô về, sợ kẻ thù sẽ kéo sang, nên chuẩn bị chín vòng thành và vũ khí đánh xa nhưng đến đây An Dương Vương hoàn toàn không chút cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng, cậy mình có nỏ thần mà không hề phòng bị.
Quân Triệu Đà kéo sang, An Dương Vương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ cười mà hỏi rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Sự nghiệp bao nhiêu năm gây dựng bỗng chống tan thành mây khói, vì chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay kẻ thù.
Như vậy, cùng một lúc An Dương Vương phải đối mặt với hai bi kịch: bi kịch mất nước và bi kịch nhà tan, giết chết người con mình yêu quý. Hành động cuối cùng của ông tuy muộn màng nhưng cũng là sự thức tỉnh, bài học xương máu cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước.
Xây dựng nhân vật An Dương Vương các tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo: sự giúp đỡ của Rùa Vàng, nỏ thần, để khẳng định đề cao những chiến công của ông đối với đất nước. Giọng điệu phong phú, khi ngợi ca tôn vinh, khi ngậm ngùi, chua xót cho cảnh nước mất nhà tan.
Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lờ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.
Bài Văn Cảm Nhận Của Em Về An Dương Vương Chi Tiết – Bài 10
Cùng đọc và khám phá cách hành văn sinh động, cách dùng từ sáng tạo trong bài văn cảm nhận của em về An Dương Vương chi tiết dưới đây.
Văn học dân gian là một trong những bộ phận quan trọng trong nền văn học của dân tộc ta. Đây cũng là thể loại nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Về văn xuôi thì văn học dân gian bao gồm những thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết…Trong đó truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là một câu chuyện vừa mang tính chất truyền thuyết lại vừa là câu chuyện lịch sử dân tộc.
Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là câu chuyện nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thời xa xưa. Trong đó một nhân vật chúng ta không thể không nhắc tới chính là An Dương Vương. Đây là vị vua có thực trong lịch sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với những truyền thuyết hư cấu, li kỳ. Trong tác phẩm ông là hiện thân của hai hình tượng: một là vị vua yêu nước thương dân và còn là một người cha hết lòng bao dung, che trở cho con cái.
Trước hết, khi đứng trên cương vị của một vị vua, người đứng đầu cả nước thì An Dương Vương đã thể hiện là một người yêu nước, lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh của đất nước. Khi nhận được ngôi báu, ông đã rời đô từ một vùng đồi núi về vùng đồng bằng Cổ Loa. Qua đó thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguy cơ nhất định. Đứng đầu một đất nước nhỏ bé ngay cạnh một nước lớn nên những áp lực mà ông phải chịu đựng là rất lớn và chứa nhiều bất trắc về sự an nguy của đất nước về chủ quyền của dân tộc. Ông còn chứng tỏ là một người biết nhìn xa trông rộng khi trong quá trình dựng nước đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm.
Việc xây dựng thành không phải trong ngày một ngày hai mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, tốn nhiều công sức mà không thành. Có lẽ người khác sẽ nản lòng trước nhiều lần thất bại nhưng An Dương Vương với một lòng yêu nước thương dân, một người có bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ.
Thành Cổ Loa kiên cố hoàn thành như để minh chứng cho sự tài trí cũng như tầm nhìn của mình An Dương Vương tiếp tục nhìn nhận đến những khía cạnh khác đó là thành cao hào sâu chưa chắc đã có thể ngăn được kẻ thù mà còn cần vũ khí lợi hại, quân đội tinh nhuệ. Đứng trước những băn khoăn của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động và giúp đỡ chế tạo nên nỏ thần nhờ móng vuốt của mình. Mặc dù dã có sự chuẩn bị về nhiều mặt nhưng bi kịch nước mất nhà tan vẫn xảy ra.
Mặc dù có công lớn trong việc xây dựng đất nước nhưng bi kịch này vua An Dương Vương không tránh khỏi trách nhiệm. Chính An Dương Vương đã mắc sai lầm nghiêm trọng khiến cảnh nước mất nhà tan. Nhiều người cho rằng sai lầm của An Dương Vương ngay từ khi chấp nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả Mỵ Châu cho hắn rồi còn cho ở rể. Đó là sự chủ quan, không phán đoán được âm mưu của kẻ thù.
Có lẽ sai lầm nghiêm trọng nhất đó là không giữ bí mật quốc gia. Việc cho con gái biết bí mật quân sự lẫn việc quá khinh địch, không biết bảo vệ những cơ mật. Thậm chí còn quá ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần. Khi hay tin Triệu Đà phát binh đánh thì An Dương Vương còn điềm nhiên, tự mãn, ngồi đánh cờ. Tất cả đã tạo nên sai lầm nghiêm trọng dẫn tới bi kịch của chính bản thân và cả quốc gia phải gánh chịu.
Đứng trên cương vị của một người cha thì Trước khi xảy ra việc mất nước thì An Dương Vương là một người rất yêu quý con gái. Điều này thể hiện bằng việc nghe lời con, cho biết cả những bí mật quân sự mặc dù Mỵ Châu là con gái. Nhưng bên cạnh đó cũng là một người cha tuyệt tình, dứt khoát khi trên đường trốn chạy, lúc biết con mình chính là kẻ gây ra cơ sự thì đã không ngần ngại rút đao chém con. Qua đó cho thấy ông là một người dứt khoát, đề cao việc nước lên trên việc nhà.
Qua tác phẩm chúng ta giúp cho chúng ta có cái nhìn mới về lịch sử về vị vua trong truyền thuyết. Bên cạnh đó còn đêm lại cho chúng ta bài học đó là không nên coi thường, ỷ lại với lợi thế của mình mà khinh địch mà cần phải cận trọng xem xét, đánh giá nghiêm túc đối thủ của mình.
Xem thêm ❤️️Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi ❤️️ Cuộc Đời Và Sự Nghiệp
Văn Cảm Nghĩ Về An Dương Vương Vương Hay Nhất – Bài 11
Chia sẻ Bài văn cảm nghĩ về An Dương Vương hay nhất với cách hành văn mạch lạc, sắc sảo cùng những ý văn ấn tượng.
Trong lịch sử của nước Việt Nam chúng ta nhân vật vua An Dương Vương là nhân vật vô cùng có quyền lực, gắn liền với truyền thuyết về vua Hùng Vương thứ 18 khi thấy Thục Phán là một đấng nam nhi đại trượng phu có tài, nên đã nghe lời khuyên của Sơn Tình truyền ngôi lại cho Thục Phán bởi vua Hùng Vương không có con trai.
Cũng từ đó thì An Dương Vương lên làm vua thống trị cả một vùng núi non thuộc vùng núi Nghĩa Lĩnh thuộc vùng đất Cổ Loa nơi đất nước Lạc Việt ra đời. Việc truyền ngôi này thể hiện tư tưởng sáng suốt của vua Hùng Vương.
Sau khi lên ngôi vua An Dương Vương đã chọn nơi đồng bằng làm nơi phát triển đất nước bởi vùng đồng bằng đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng lúa nước, chăm sóc vật nuôi và thuận tiện cho việc giao thương đi lại.
Việc đi dời thủ đô là một việc làm quan trọng để phát triển kinh tế cho người nông dân nhưng đồng thời với việc thuận lợi cũng là khó khăn bởi chúng ta phải phơi lưng ra giữa động bằng, khác nào thách thức quan giặc. Nhiều mối nguy hiểm rình rập, nhưng An Dương Vương vẫn quyết định rời đô về cổ loa rồi cho người xây dựng thành lũy sẵn sàng phòng thủ khi có giặc ngoại xâm đánh chiếm.
Công việc xây dựng thành gặp vô vàn khó khăn bởi cứ xây dựng được tới đâu thì đất đá lại lở tới đó tốn nhiều thời gian và công sức mà không thành công, nhưng với tinh thần kiên cường lòng yêu nước của mình, các chiến sĩ dưới thời An Dương Vương không hề nản chí mà bỏ cuộc. Nhà vua cũng vô cùng kiên định quyết tâm xây dựng thành trì bảo vệ bờ cõi.
Sau đó nhờ có sự giúp đỡ của Rùa vàng nhà vua đã xây dựng thành Cổ Loa thành công vô cùng kiên trì, kiên cố bảo vệ bờ cõi vững chắc trước họa xâm lăng của kẻ thù. Tuy nhiên thành trì được lập ở giữa cánh đồng vắng vẻ hoang vu, nhà vua An Dương Vương hiểu rằng dù có thành trì kiên cố cao tới thể nào cũng không chống lại những kẻ thù lớn mạnh với vũ khí lợi hại.
Khi nói ra những băn khoăn của mình mình lo lắng cho vận mạng của dân của nước, khiến cho rùa vàng vô cùng cảm động bởi tấm lòng yêu nước thương dân của nhà vua An Dương Vương. Rùa vàng quyết định tháo chiếc móng vuốt của mình cho nhà vua tạo một chiếc nỏ thần. Chiếc nỏ này có sức mạnh vô cùng ghê gớm.
Có thể giết chết hàng nghìn tên giặc chỉ cần một mũi tên bay ra thì hàng trăm ngàn mũi tên con sẽ được phóng theo bách phát bách trúng. Nhờ có thành trì kiên cố, lại có nỏ thần của rùa vàng trợ giúp nên dù có nhiều nước lớn mạnh nhăm nhe xâm lược Âu Lạc cũng không bao giờ thất thủ người dân an cư thái bình, sống cuộc sống yên no đủ.
Nhân vật An Dương Vương là một nhà vua do trí tưởng tượng của người dân xây dựng lên nhằm thể hiện mong muốn có một vị vua anh mình, yêu nước thương dân làm cho người dân được hưởng hạnh phúc thái bình.
Một vị vua anh mình luôn lấy dân làm gốc và coi trọng cuộc sống của mỗi người dân. Chính nhờ tư tưởng yêu nước thương dân mà vua An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ thể hiện người tốt luôn được thế lực siêu nhiên trợ giúp trở nên mạnh mẽ và tài giỏi không ai có thể động tới được.
Thông qua câu chuyện người dân lao động nước ta muốn thể hiện tình yêu mến của mình với nhà vua ngợi ca công đức của An Dương Vương và thành tựu mà nước Âu Lạc làm được.
Gợi ý ❤️️Thuyết Minh Về Tác Giả Trương Hán Siêu ❤️️12 Bài Văn Hay
Bài Văn Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương Chọn Lọc – Bài 12
Bài văn cảm nhận về nhân vật An Dương Vương chọn lọc sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng hay cho bài văn của mình trên lớp.
Kho tàng truyện dân gian Việt Nam là nơi đúc kết kinh nghiệm cũng như lưu giữ những giá trị lịch sử, đặc biệt là thể loại truyền thuyết. Ở thể loại này, chúng ta không thể không nhắc tới truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”. Bởi đây là một câu chuyện nhắc nhở chúng ta bài học về dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta tìm hiểu về một vị vua anh minh, tài đức, có tầm nhìn xa trông rộng – An Dương Vương.
An Dương Vương là vị vua có công xây dựng và lập ra đất nước Âu Lạc. Suốt cả cuộc đời của mình, ông đã tạo dựng được những điều lớn lao mà không phải ai cũng có thể làm được. Thế nhưng, vì một chút tự tin thái quá, tin tưởng người con rể – nội gián – con trai của kẻ thù, cùng với sự tự phụ, tự mãn, ông đã khiến sự nghiệp cả đời mình dựng lên sụp đổ và cũng làm tan vỡ cả hạnh phúc của gia đình.
Trước hết, ta thấy ở An Dương Vương là một vị vua có tài có đức, biết trọng dụng người tài, biết nhìn xa trông rộng, có tài thao lược nên nhận được sự ủng hộ của muôn dân và cả thần linh. Nói ông là một vị vua có tài bởi vì chính ông là người đã gây dựng sự nghiệp của mình bằng việc lập ra đất nước Âu Lạc – đất nước mà do ông làm chủ. Mặc dù có nhiều người tài trong xã hội lúc bây giờ nhưng liệu mấy ai có đủ chí khí, tài năng mà đứng lên lãnh đạo để lập ra một đất nước của riêng mình? Nếu không có tài thao lược dẫn dắt, có đức năng hợp lòng dân thì liệu có thể xây dựng được cho mình một đế chế riêng như vậy chăng?
Không chỉ vậy, ông còn tỏ ra là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng. Bởi khi đó, nước ta chỉ là một vương quốc nhỏ ở phía Nam, thường xuyên bị các cường quốc bên cạnh nhòm ngó. Chính vì vậy, ông đã tìm kiếm một vùng đất để xây dựng một thành trì vững chãi chống lại quân thù.
Không chỉ là một người có lòng quyết tâm sắt đá, ông cũng là người luôn biết trọng dụng người tài, biết trọng kẻ sĩ trong xã hội. Khi xây thành nhiều lần không được, ông đã cho người lập đàn cầu đảo mong thánh thần sẽ tới phù hộ cho công việc của mình. Thế nhưng vẫn không có kết quả, cho tới khi có một cụ già từ phương tây tới cửa thành mà than rằng: ” Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong được?”.
Chính vì câu nói này, nhà vua đã vội đón cụ vào trong điện, “vái mà hỏi rằng”. Nếu không nặng lòng với non nước, quyết tâm với công việc của mình, trọng người tài giúp ích cho việc nước thì liệu ông – một nhà vua trên cao có phải cúi mình vái một ông già xa lạ hay không? Không chỉ vậy, sau khi nghe tin sẽ được thánh thần giúp đỡ, ông đã thức dậy “chờ đợi” ở cửa đông. Thân là một vị vua trên cao nhưng luôn hết lòng vì dân vì nước.
Tóm lại ta thấy rằng, An Dương Vương là một vị vua anh minh, có tài thao lược, có tinh thần trách nhiệm cao với đất nước, đồng thời luôn có lòng cảnh giác cao độ với kẻ thù. Chính vì những phẩm chất đó, ông đã được sự ủng hộ của nhân dân và cả thần linh trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước của mình.
Thế nhưng, sau chiến thắng trước kẻ thù mạnh, có được thành trì Loa thành vững chãi cùng vũ khí lợi hại, ông đã mắc phải những sai lầm quan trọng khiến cho mình rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Đó là sự tự phụ và mất cảnh giác với kẻ thù. Như chúng ta thấy rằng, sau chiến thắng với Triệu Đà, An Dương Vương đã ngày càng trở nên tự phụ. Ông coi mình có “nỏ thần”, một lần bắn ra trăm mũi tên, khiến cho quân giặc khiếp hãi thì chúng sẽ không tấn công Âu Lạc nữa.
Chính sự tự phụ ấy đã khiến ông phải trả một cái giá đắt: Đất nước rơi vào tay kẻ thù, gia đình phải ly tán đau đớn. Ông luôn cho rằng có nỏ thần thì quân địch sẽ không dám tiến đánh Âu Lạc mà không hề nghi ngờ, cảnh giác được âm mưu thâm hiểm của kẻ thù. Đến khi quân địch tới chân Loa thành, ông vẫn tự phụ cho rằng: ” Đà không sợ nỏ thần hay sao?” mà không hề biết rằng nỏ thần đã bị con rể đánh tráo.
Đến khi nhận ra tình thế không thể cứu vãn, bị giặc đuổi giết, An Dương Vương cũng chỉ biết đường trốn tránh mà không dám suy xét, đương đầu với kẻ thù. Sự tự mãn, tự phụ đã khiến ông mất đi tất cả!
Tóm lại ta có thể thấy ở đây, An Dương Vương hiện lên là một vị vua thông thạo việc trị nước, có lòng thương dân, có tài có đức, là một vị vua anh minh sáng suốt. Thế nhưng chỉ vì một phút lơi lỏng cảnh giác với kẻ thù đã khiến ông mất đi tất cả, kết thúc một triều đại do ông dựng xây lên. Đó là bài học to lớn mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu thời sau: Phải luôn cảnh giác trước kẻ thù xâm lược.
Kết thúc câu chuyện là cái chết của con gái An Dương Vương – Mị Châu. Đó là một kết thúc buồn nhưng đó là hình phạt thích đáng dành cho An Dương Vương khi chính ông đã tự tay đánh mất đất nước của mình. Bằng hình ảnh đi vào bất tử của ông, nhân dân muốn bày tỏ lòng thương tiếc với vị vua tài giỏi, đã có công dựng xây và bảo vệ đất nước, non sông.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Nêu Suy Nghĩ Về Nhân Vật An Dương Vương – Bài 13
Với đề bài “Nêu suy nghĩ về nhân vật An Dương Vương” thì scr.vn đã chọn lọc được bài văn mẫu sau đây để gửi tới các em học sinh tham khảo.
An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, nên theo lời khuyên của Sơn Tinh đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa.
Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối phương. An Dương Vương thấy trước mối đe dọa đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, không nản chí trước thất bại tạm thời, nhà vua đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước.
Việc An Dương Vương lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, việc nhà vua đón mời cụ già có tướng lạ vào điện hỏi kế sách, ra tận cửa Đông đón xứ Thanh Giang , dùng xe bằng vàng rước Rùa Vàng vào thành đã thể hiện quyết tâm đó của nhà vua.Được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc đã chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cùng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành.
Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần. Vua lại sai Cao lỗ lào nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm. Nhờ có Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng ta lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”.
Không chỉ dừng lại ở đấy , tấm lòng của nhà vua còn thể hiện ở việc, sau khi Triệu Đà đem quân sang đánh thất bại bèn dùng kế cho Trọng Thủy làm rể để mật thám tin tức thì vua An Dương Vương cũng vui vẻ chấp nhận vì sự hòa hiếu bang giao của hai bên. Đó cũng chính là truyền thống ngàn đời của người dân ta đó là yêu chuộng hòa bình, không muốn xảy ra chiến tranh, xung đột.
Như vậy với những phẩm chất như yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với non sông và tầm nhìn xa trông rộng cùng tấm lòng bao dung, khoan hòa đấy cũng chính những phẩm chất mà cha ông ta gửi gắm vào những vị lãnh tụ vĩ đại.Nhưng An Dương Vương lại mất đề cao, cảnh giác và quá tin tưởng mù quáng vào bản chất của kẻ thù.
Khi thấy Triệu Đà đem quân sang đánh lần hai, vẫn điềm nhiên đánh cờ vì quá tin tưởng, và thiếu cảnh giác vào sự mưu mô nham hiểm của kẻ thù. Ông đã không nhận ra được bản chất thâm độc, cố hữu và tham vọng, dã tâm của những kẻ xâm lược nên vẫn còn ngoan cố mà không hề đề phòng hay sáng suốt phân tích tình hình.
Qua sự sai lầm và sự tin tưởng mù quáng ấy Của An Dương Vương cha ông ta muốn gửi gắm đến con cháu đời sau bài học về việc giữ nước, về sự tin tưởng, sáng suốt đặc biệt là những nhà lãnh đạo. Đó là nỗi đau mất nước sâu sắc để lại nhiều bài học đớn đau cho dân tộc, nhắc nhở nhân dân ta bài học về việc giữ nước mà cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Qua hình tượng An Dương Vương, cha ông ta đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Đồng Thời gửi gắm khát khao muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường, hùng manh.
Bài Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương Lớp 10 Đạt Điểm Cao – Bài 14
Nhất định không nên bỏ qua bài văn cảm nhận về nhân vật An Dương Vương lớp 10 đạt điểm cao sau đây nhé!
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
“Nỗi cơ đồ” trong thơ Tố Hữu ngàn năm nay vẫn được nhắc lại như một bài học về đạo trị quốc. Nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là điển hình cho bậc đế vương chủ quan trước thôn tính của giặc ngoại xâm để cuối cùng tạo ra chuỗi bi kịch đau đớn trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy chỉ là truyền thuyết hư cấu xong nhân vật An Dương Vương đã tạo nên cảm hứng sâu sắc về triết lí nhân tình thế thái ở đời.
“An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là một sản phẩm của sự tưởng tượng nhân dân để lí giải sự kiện nước ta rơi vào tay giặc xâm lược, qua đó người xưa muốn nhắc nhở hậu thế bài học về giữ nước. Truyền thuyết khá ấn tượng trong cách xây dựng và thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật. Nhân vật An Dương Vương là điển hình cho một ông vua yêu nước, thương dân song quá chủ quan trước mưu cao kế hiểm của quân nhà Triệu, cuối cùng đi tới thảm cảnh mất nước. Tuy vậy, ở nhân vật An Dương Vương cũng rất có nhiều điểm đáng trân trọng.
Trước hết, hình ảnh An Dương Vương được thể hiện qua chuyện xây thành Cổ Loa. Cổ Loa là địa danh có thật ở Việt Nam. Theo như truyền thuyết này, thành Cổ Loa được lí giải về quá trình xây dựng có nhiều li kì, yếu tố siêu nhiên. Vua An Dương Vương bấy giờ cho xây thành cổ Loa để tương lai trở thành tường trì kiên cố bảo vệ đất nước trước quân xâm lăng. Tuy nhiên, công trình xây dựng nhiều lần không thành vì cứ hễ đắp tới đâu là lở tới đấy. Được thần linh giúp đỡ, cuối cùng An Dương Vương cũng hoàn thành. Sự giúp đỡ thần kì đó đã khẳng định vua An Dương Vương là người được thần linh tối cao chọn lựa và giao xứ mệnh cai trị đất nước.
Tuy nhiên, An Dương Vương là một ông vua vì quá chủ quan và yêu thương con gái mù quáng nên cuối cùng gây ra cảnh nước mất nhà tan.
Sự mất cảnh giác biểu hiện ngay trong việc nhà vua không phát hiện ra bản chất thực sự của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ âm mưu thôn tính Âu Lạc mà còn cho con trai Trọng Thủy cầu hôn công chúa Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc.
Tình yêu con gái quá mức khiến vua An Dương Vương không thể nhận ra Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ. Có thể nói, vua An Dương Vương đã vô tình bao che cho Mị Châu tiết lộ bí mật quốc gia, vô tình “cõng rắn cắn gà nhà”.
Tới khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Sự mất cảnh giác trước thế lực thù địch trong phút chốc khiến đất nước rơi vào bi kịch đô hộ. Đây có lẽ là bài học trị quốc mà hàng nghìn năm nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
Ở cuối tác phẩm, một lần nữa An Dương Vương lai thiếu lí trí khi không nhận ra người thân cận nhất bên mình – công chúa Mị Châu đang “vẽ đường” cho quân Triệu Đà “đuổi cùng diệt tận”.
Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng – thần linh xuất hiện thức tỉnh nhà vưa và chính tay An Dương Vương chém đầu con gái là sự phán xét đau đớn nhất với chính nhà vua và sự công bằng của lịch sử. Nhát “chém” của nhà vua với chính người con gái ruột cũng là sự khẳng khái nêu lên một chân lí: không bao giờ khoan nhượng cho kẻ xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc. Tình yêu nước của nhà vua vượt lên cả tình thương máu mủ, đó cũng là điều đáng trân trọng ở vua An Dương Vương.
Tóm lại, với truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, cha ông ta đã thông qua hình tượng nhân vật vua An Dương Vương để răn dạy bài học sâu sắc cho tầng lớp cai trị nói riêng và con người nói chung rằng: bất kì việc gì, ngay cả trong tình cảm, cần phải xuy xét bằng cả trái tim và lí trí.
Không thể bỏ lỡ cơ hội 🔜Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí🔜