Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ: 26+ Bài Tóm Tắt Văn Bản Truyện Hay

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ ❤️️ 26+ Bài Tóm Tắt Văn Bản Truyện Hay ✅ Là Một Truyện Ngắn Đặc Sắc Và Rất Tiêu Biểu Cho Phong Cách Nhà Văn Thạch Lam.

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Bằng Sơ Đồ Tư Duy – Bài 1

Chia sẻ đến bạn đọc hình ảnh Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Bằng Sơ Đồ Tư Duy chi tiết được gợi ý sau đây.

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Bằng Sơ Đồ Tư Duy
Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Bằng Sơ Đồ Tư Duy

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Theo Cốt Truyện – Bài 2

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Theo Cốt Truyện, một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam.

Hai đứa trẻ – Truyện ngắn xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An. Từ một gia đình có cuộc sống ấm no vui vẻ ở Hà Nội, gia đình Liên và An đành phải về sống nơi phố huyện nghèo nàn khi cha bị mất việc, kinh tế gia đình sa sút đi. Câu chuyện được vào lúc chiều tà đượm buồn của một ngày tàn nơi phố huyện nghèo xơ xác, hai chị em Liên được mẹ giao công việc trông coi cửa hàng tạp hóa cạnh ga xe lửa lúc mẹ đi vắng.

Quanh ga xe lửa có rất nhiều người dân ở những nơi khác nhau tập trung về đây sinh sống. Gia đình Liên và An đã mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ nơi này để có thể bán được hàng cho các vị hành khách đi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Cuộc sống êm đềm, buồn bã vô cùng đơn điệu ở đây khác xa sự phồn hoa, nhộn nhịp của Hà Nội. Xung quanh đây có rất nhiều cuộc sống đơn giản nghèo khổ, tàn lụi như gia đình Liên như bác Siêu, bác Xẩm, chị Tí.

Ai ai ở đây cũng vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, sau ánh sáng từ đèn tàu, sau tiếng bánh xe lăn khuất dần trong bóng đêm dày đặc là một không gian im ắng từ các ngôi nhà lụp xụp chính là lúc mọi người dọn hàng trở về nhà. Liên mãi đến khi có người nhắc dọn hàng mới vội giục em An đóng cửa không mẹ mắng. Hôm nay tuy là ngày phiên nhưng chị em cô cũng không bán được nhiều hàng.

Gợi ý cho bạn 🍀Nghị Luận Hai Đứa Trẻ ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Tóm Tắt Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Khoảng 30 Dòng – Bài 3

Tóm Tắt Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Khoảng 30 Dòng, cùng đón đọc bài mẫu được chia sẻ sau đây nhé!

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc và được độc giả yêu mến nhất của nhà văn Thạch Lam. Câu chuyện xoay xung quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An. Trước đây, cuộc sống của hai chị em rất sung túc, đầy đủ, no ấm ở Hà Nội. Nhưng do gia đình sa sút, bố mất việc, cả nhà phải chuyển từ thành phố về phố huyện nghèo.

Cuộc sống ở phố huyện nghèo của hai chị em cũng giống như tất cả những người dân nơi đây. Gia đình Liên và An mở một quán tạp hóa nhỏ, trông chờ để bán cho những vị hành khách đi từ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Cuộc sống sinh hoạt toát lên vẻ ảm đạm, buồn bã, đơn điệu, nhàm chán, không phồn hoa nhộn nhịp như chốn Hà Thành. Điểm tô cho bức tranh đó là cuộc sống mưu sinh cực khổ của bác Sẩm, bác Xiêu, mẹ con chị Tí,…

Đêm nào cũng vậy, sau khi kết thúc công việc, hai chị em Liên thường ra bãi cỏ để chờ đợi chuyến tàu đêm. Chuyến tàu đêm với bao nhiêu thứ ánh sáng lấp lánh kì diệu gợi lại cho họ những kí ức tươi đẹp về Hà nội, những năm tháng hạnh phúc bình yên được sống trong tình yêu thương đủ đầy. Và ánh sáng ấy thắp lên trong tâm hồn hai chị em niềm tin, hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Xem nhiều hơn 🌼Bình Giảng Hai Đứa Trẻ ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Tóm Tắt Văn Bản Hai Đứa Trẻ Hay Nhất – Bài 4

Vói bài Tóm Tắt Văn Bản Hai Đứa Trẻ Hay Nhất giúp các em có thêm nhiều thông tin đặc sắc để hoàn thiện bài làm của mình.

Hai đứa trẻ là câu chuyện xoay quanh số phận của những người dân nghèo nơi phố huyện qua điểm nhìn của nhân vật Liên. Chị em Liên được mẹ giao cho trông coi một quán tạp hóa nhỏ tại phố huyện nghèo để đỡ cho gia đình vốn đã lao đao: cha bị mất việc, kinh tế gia đình ngày một sa sút, cả gia đình phải chuyển về quê sinh sống.

Cũng như những người dân lam lũ nơi phố huyện, hai chị em Liên mỗi ngày đều ngồi chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Những gánh phở của bác Siêu, sập hát của bác Sẩm, gánh hàng nước của mẹ con chị Tí, hay những đứa trẻ côi cút tội nghiệp nhặt nhạnh đồ thừa trên chợ,… Cuộc sống mưu sinh cơm áo gạo tiền của những con người nghèo khổ, lay lắt nơi phố huyện tưởng chừng như sẽ khiến họ trở nên bi quan, chán nản và mất hết niềm tin trong cuộc sống.

Nhưng không, họ vẫn ngày ngày ngồi chờ đợi ánh sáng từ chuyến tàu đêm, thứ ánh sáng của hi vọng về tương lai ấm no tràn ngập niềm vui vẫn luôn len lỏi, ấp ủ trong sâu thẳm trái tim của họ. Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu như một tấm vé thông hành được quay trở lại những năm tháng hạnh phúc êm đềm ở Hà nội náo nhiệt. Những người bán hàng chờ đợi khách xuống tàu để kiếm thêm một chút gì đó. Họ đều chờ đợi và khi chuyến tàu đi qua là một ngày đã khép lại.

Chuyến tàu là nơi gửi gắm niềm hi vọng ấp ủ của họ và nó mang đến phố huyện một luồng ánh sáng mới dù chỉ trong chốc lát để họ có thể thoát ra khỏi sự tĩnh lặng tối tăm đến ghê sợ của đêm.

Khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Bài Lao Xao 💕 11 Mẫu Tóm Tắt Ngắn Gọn Hay Nhất

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Đoạn 1 – Bài 5

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Đoạn 1 miêu tả cảnh phố huyện lúc chiều xuống, bức tranh thiên nhiên đượm buồn, cảnh chợ tàn.

Đến với “Hai đứa trẻ”, trước hết ta được thấm cảm bức tranh thiên nhiên và đời sống con người nơi phố huyện qua cái nhìn tinh nhạy của cô bé Liên – nhân vật chính trong truyện. Bức tranh thiên nhiên gói gọn trong hay từ “êm ả” và “đượm buồn”. Có âm thanh của tiếng trống thu không đánh lên từng hồi xa vọng, âm thanh của tiếng ếch kêu ran gợi tĩnh lặng một miền quê, âm thanh của tiếng muỗi vo ve đậm tô sự nghèo nàn.

Không gian mở ra bởi màu “đỏ rực” của phương Tây, màu “ánh hồng” của mây trời, màu “đen sẫm” của tre làng. Có chút thanh bình, êm ả, nhưng cũng không ít thê lương, ảm buồn, nó đưa ta vào một miền không gian nửa lạ nửa quen, nửa quê nửa tỉnh, với những xúc cảm giăng mắc nhẹ nhàng.

Nơi phố huyện được nới rộng ra theo không gian của một phiên chợ tàn: “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. Không còn là “lao xao chợ cá làng ngư phủ”, phiên chợ buổi vãn chiều thưa thoáng người, vắng sự náo nhiệt, tô đậm thêm sự lụi tàn.

Hiện lên trên nền cảnh của một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn là những kiếp người tàn. Không phải những người nông dân bị rượt đuổi bởi sưu cao thuế nặng, đồng tiền bát gạo như trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nam Cao. Không phải những ông quan Tây học, cô gái thôn quê sống an nhàn dưới nếp khói lam chiều như trong sáng tác của Nhất Linh, Hoàng Đạo. Phận người mà Thạch Lam quan tâm là những kiếp người bé mọn vô danh, sống lụi tàn trong một xã hội đen tối mịt mùng.

Thạch Lam đã viết về họ bằng tất cả niềm ai hoài cảm thương rung lên từ “chân cảm” của mình. Đó là những đứa trẻ nhà nghèo “cúi lom khom” nhặt nhạnh những thanh tre thanh nứa còn sót lại trên nền chợ, là mẹ con chị Tí với quán hàng bán chẳng được bao nhưng đêm nào cũng dọn, là bà cụ Thi với tiếng cười ghê rợn đi lần vào trong bóng tối, là bác Siêu với gánh phở ế ít người vào ăn, là gia đình bác xẩm với tiếng đàn bầu run bần bật trong đêm. Họ đều là những phận người nhỏ bé, sống lê lết từng ngày trong sự tù đọng quẩn quanh trên cái “ao đời phẳng lặng”.

Viết về những kiếp người vô danh ấy, Thạch Lam bày tỏ một mối quan hoài sâu sắc về cuộc sống của hai đứa trẻ. Giữa lứa tuổi mà đáng lẽ thơ ngây còn chưa hết, Liên và An đã phải lo toan cho cuộc sống gia đình. Hai chị em trông coi hàng giúp mẹ ở một gian hàng nhỏ thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng phên nứa dán giấy nhật trình. Thức hàng cũng chỉ là vài quả sơn đen hay mấy bánh xà phòng.

Cơ cực đã đành, nhưng điều làm ta xa xót hơn là đời sống tinh thần của hai đứa trẻ ấy dường đang dần ngưng trệ. Chúng ngày ngày phải giam mình trong không gian u tối của phố huyện, tự cầm cố tuổi xuân và sức trẻ, và có thể sẽ chẳng bao giờ biết đến thế giới xa xăm ngoài kia.

Đừng bỏ qua 🔥Tóm Tắt Chiếc Lá Cuối Cùng ❤️️ 15 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Facebook – Bài 6

Đón đọc mẫu văn Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Facebook được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm dưới đây.

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là văn bản kể về hai nhân vật Liên và An cùng những người dân trong một phố huyện nghèo. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do bố mất việc, gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Hai chị em được mẹ giao cho trông cửa hàng tạp hóa nhỏ bên bến tàu của huyện. Trong một buổi chiều tà, Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ, chị ngắm nhìn những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa.

Nhìn cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm xung quanh. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua sự mong đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện của cả hai chị em và những người buôn bán về đêm. Nhưng chỉ thoáng qua đó, đoàn tàu rầm rộ đi tới, chẳng được bao lâu lại vụt qua và chỉ còn lại đêm khuya – đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn – Bài 7

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn, súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ sáng tạo.

Tác phẩm xoay quanh không gian của phiên chợ tàn và cuộc sống lầm lũi của những người dân nghèo quanh phố huyện. Hai chị em Liên được mẹ giao cho trong nom 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ. Xung quanh chúng là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm…. Cũng như những người dân phố huyện, chị em Liên vừa bán hàng, vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Chuyến tàu mang 1 chút ánh sáng của Hà Nội ầm ầm chạy vụt qua trong màn đêm rồi khuất dạng, im tiếng vào trời đêm sâu thẳm.

Xem nhiều hơn 🌼Tóm Tắt Bài Mùa Xuân Của Tôi ❤️️ 12 Mẫu Ngắn Gọn Hay

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Hay Nhất – Bài 8

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Hay Nhất, cùng đón đọc bài mẫu sau đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Truyện viết về cuộc sống tăm tối nghèo nàn của những người lao động nghèo ở 1 phố huyện bé nhỏ. Chị em Liên vẫn được cha mẹ giao cho trong nom 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cũng như những người dân phố huyện, chị em Liên vừa bán hàng, vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Chuyến tàu mang 1 chút ánh sáng của Hà Nội ầm ầm chạy vụt qua trong màn đêm sâu thẳm. Phố huyện và chị em Liên chìm dần vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm Tắt Truyện Hai Đứa Trẻ Theo Thời Gian – Bài 9

Mẫu Tóm Tắt Truyện Hai Đứa Trẻ Theo Thời Gian được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn của Thạch Lam, xoay quanh câu chuyện về nhân vật chính là hai chị em Liên và An, cùng những người dân khác ở phố huyện nghèo. Thông qua những dòng miêu tả chân thực, người đọc thấy hiện lên bức tranh về một cuộc sống bình lặng, lặp lại, đầy quẩn quanh của những người dân bên ga xép bỏ quên, họ giống như những miền đời bị quên lãng.

Nhân vật chính của truyện là cô bé Liên, một tâm hồn trong sáng, đầy lòng yêu thương và những khát khao mãnh liệt về một cuộc sống khác đáng sống hơn, rộn ràng náo nhiệt mang hơi thở của sự sống thực sự, chứ không phải chỉ như “ao đời phẳng lặng”.

Đó cũng là mơ ước lấp lánh niềm tin của người dân nơi phố huyện nghèo. Cảnh tượng đặc sắc nhất đó là cảnh đoàn tàu chạy qua, mang theo những ước mơ, hi vọng lấp lánh về một thế giới khác, không bằng phẳng, tù đọng như nơi đây. Hai đứa trẻ với những đoạn văn đầy chất thơ, đã cho thấy được bức tranh chân thực về cuộc sống của những người dân nơi phố huyện, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của Thạch Lam khi luôn nhìn ra và trân trọng vẻ đẹp lấp lánh, những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người.

Tham khảo văn mẫu 🌹Tóm Tắt Bến Quê ❤️️ 15 Bài Mẫu Tóm Tắt Truyện Ngắn Gọn Hay

Tóm Tắt Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Siêu Ngắn – Bài 10

Cùng đón đọc bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Siêu Ngắn được SCR.VN gợi ý dưới đây nhé!

Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

Bài Mẫu Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Đơn Giản – Bài 11

Bài Mẫu Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Đơn Giản sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý văn hay và đặc sắc để hoàn thiện bài làm của mình.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua lời kể của nhân vật Liên. Liên và An sống tại một phố huyện nghèo, được mẹ giao nhiệm vụ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng bố bị mất việc nên phải chuyển về quê sống.

Mẹ con chị Tí bán hàng nước , gánh phở của Bác Siêu, sập hát của bác Xẩm… đều là những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Hình ảnh chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Gợi ý cho bạn 🌹Tóm Tắt Chiếc Lược Ngà ❤️️15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Bài Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Đạt Điểm Cao – Bài 12

Bài Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách diễn đạt câu văn logic, hấp dẫn.

Hai chị em Liên và An được mẹ giao trông một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở phố huyện nghèo, gần ngay cạnh ga xe lửa. Gia đình vốn sống ở Hà Nội nhưng vì bố mất việc nên cả nhà phải chuyển về quê sinh sống. Giống với nhiều người dân lam lũ tại phố huyện nghèo này, chị em Liên và An vừa bán hàng vừa chờ chuyến tàu đêm mang ánh sáng từ Hà Nội về, con tày ầm ầm lăn bánh qua phố huyện nghèo rồi khuất dạng, không gian trời đêm lại chìm vào sự im ắng sâu thẳm. Chính lúc con tàu đi khuất dạng đó, người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một một tối ế ẩm để trở về nhà, còn hai chị em chìm dần vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm Tắt Truyện Hai Đứa Trẻ Từ Đó Nhận Xét Phong Cách Văn Chương Thạch Lam Thể Hiện Trong Tác Phẩm – Bài 13

Tóm Tắt Truyện Hai Đứa Trẻ Từ Đó Nhận Xét Phong Cách Văn Chương Thạch Lam Thể Hiện Trong Tác Phẩm, đón đọc những chia sẻ sau đây nhé!

“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam kể về hai chị em Liên và An. Do kinh tế gia đình sa sút nên phải chuyển từ Hà Nội phồn hoa về sống nơi phố huyện nghèo, đơn điệu đến mức bát phở trở thành món ăn xa xỉ. Liên quan sát mọi hoạt động xung quanh, từ những đứa trẻ chiều đến nhặt nhạng đồ ăn thừa vào mỗi buổi chiều tà, cho đến cuộc sống tàn lụi về đêm của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm. Tuy nhiên, những con người sống trong bóng tối ấy vẫn luôn hy vọng về một cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp hơn mà thể hiện rõ nhất là qua chuyến tàu đêm mang ánh sáng từ Hà Nội chạy qua phố huyện.

Nhận xét phong cách văn chương Thạch Lam thể hiện trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” in trong lập “Nắng trong vườn” (1938). Truyện ngắn này có những nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam.

Truyện “Hai đứa trẻ” nói về một phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức của hai chị em Liên và An khắc khoải đợi chờ một chuyến tàu đêm đi qua. Hình ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu đã trở thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng. Tuy không có cốt truyện, nhưng “Hai đứa trẻ” có một hương vị thật là man mác. Đó là chất thơ.

“Hai đứa trẻ” có bao chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi sâu xa. Thạch Lam tả cảnh, tả người hay kể chuyện đều chọn lọc, tạo nên ấn tượng, nhiều xao xác và bâng khuâng. Cảnh phố huyện tối dần, ngoài đồng thì ếch nhái kêu ran; trong nhà thì tiếng muỗi vo ve. Liên ngồi yên lặng, đôi mắt bóng tối ngập đầy dần, tâm hồn ngây thơ thấm thía cái buồn của buổi chiều quê. Bà cụ Thi hơi điên, nghiện rượu, tiếng cười “khanh khách”.

Tiếng đàn bầu của bác xẩm thì “bần bật”. Mẹ con chị Tí bán nước chè. Thằng cu “khiêng hai cái ghế trên lưng”, mẹ nó “đội cái chõng trên đầu”… Thật là vất vả, cực nhọc và nghèo khổ. Những chi tiết ấy rất sống, rất hiện thực. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thuộc khuynh hướng lãng mạn. Nhưng truyện của Thạch Lam, đặc biệt truyện “Hai đứa trẻ” thì nội dung hiện thực – nhân đạo hòa quyện đầy ám ảnh và lay động.

Truyện “Hai đứa trẻ” có một giọng điệu rất riêng, giọng điệu tâm tình thủ thỉ. Đó là liếng nói của một con người, như Nguyễn Tuân nhận xét là “tính tình nhẹ nhàng tinh tế”, “vừa sống vừa lắng nghe chung quanh…” với bao chuyện buồn vui đang xảy ra.

Thạch Lam sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật những cảnh đời lầm than nơi phố huyện. Phố huyện ngập đầy bóng tối. Chỉ có vài ngọn đèn le lói. Riêng ngọn đèn nơi chõng hàng chị Tí được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Càng về khuya, phố huyện càng im lìm, tịch mịch. Đêm nào cũng có một chuyến tàu chạy qua phố huyện. Dù chỉ trong khoảnh khắc, nhưng con tàu đã mang đến một thế giới đầy ánh sáng và náo động.

Một nét đặc sắc nữa về nghệ thuật của Thạch Lam là câu văn dưới ngòi bút của ông thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm. Ví dụ, cảnh phố huyện lúc chiều tàn: “Phía tây, đỏ rực như lửa cháy(…). Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran nơi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…

Có thể bạn sẽ thích 🌹 Tóm Tắt Làng Kim Lân 🌹 15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay

Kể Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Sinh Động – Bài 14

Bài mẫu Kể Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Sinh Động được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Tôi là Liên và em gái tôi tên An, hai chị em chúng tôi từng có một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ khi còn ở Hà Nội. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi gia đình sa sút, cả nhà tôi phải dọn về một phố huyện nghèo tẻ nhạt để sinh sống. Hai chị em tôi được mẹ giao cho nhiệm vụ trông coi quầy tạp hóa nhỏ gần ga tàu, tuy chẳng bán dược bao nhiêu nhưng chúng tôi vẫn đợi cho đến khi chuyến tàu đêm từ Hà Nội đi qua hẳn rồi mới đóng cửa.

Cũng không chỉ riêng mình hai chị em tôi như vậy, những người bán hàng nơi phố huyện nghèo này cũng vậy, chị Tý, bác Siêu, bác Xẩm, cũng đợi cho chuyến tàu đêm đi qua hẳn rồi mới dọn hàng sau ngày dài buôn bán ế ẩm. Tôi nhận thấy được điểm chung của hai chị em tôi với những con người nơi đây, chúng tôi tuy là những con người sống trong bóng tối, sống trong sự nghèo nàn của phố huyện nhưng vẫn luôn mang trong mình khát vọng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Văn 11 – Bài 15

Với bài mẫu Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Văn 11 hay nhất được SCR.VN gợi ý sau đây sẽ giúp các em có thêm nhiều tài liệu ôn tập tốt để chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.

Hai đứa trẻ là câu chuyện về hai đứa trẻ Liên và An. Liên và An đã từng có một cuộc sống sung túc đầy đủ vui vẻ ở Hà nội nhộn nhịp náo nhiệt. Nhưng do gia đình sa sút, hai em phải chuyển về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, lay lắt, hiu quạnh. Thạch Lam thông qua việc miêu tả những diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên về cảnh vật và cuộc sống xung quanh, nhà văn thể hiện một nỗi buồn thấm thía và sâu sắc về số phận của con người.

Cuộc sống nơi phố huyện nghèo ấy vô cùng đơn điệu, tẻ nhạt, ngày hôm sau là bản sao y nguyên không chút thay đổi mới mẻ so với hôm trước: chị Tí lại dọn gánh nước dù chẳng hi vọng gì nhiều, vợ chồng bác Xẩm xuất hiện với chiếc đàn bầu ảo não,chị em Liên với quán tạp hóa xập xệ ế khách,…Kể cả buổi chợ đúng phiên cũng tiêu điều xơ xác, hàng hóa bán chẳng được là bao. Cuộc sống tối tăm, ngột ngạt và buồn tẻ đến tận cùng.

Sống trong cảnh bế tắc ấy, những người như chị em Liên đã tìm thấy một chiếc phao cứu sinh mong manh. Họ đã miệt mài hằng đêm ngồi đợi chuyến tàu đêm đi qua với chút hi vọng len lỏi. Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu để được gặp lại chút ánh sáng của những ngày còn sung túc, khi gia đình chưa gặp phải những biến cố và trở nên sa sút như bây giờ.

Chuyến tàu đêm đi qua sáng rực, vui vẻ và huyên náo, đầy vẻ hấp dẫn nhưng lại chỉ thoáng qua trong giây lát ngắn ngủi rồi trả phố huyện về cuộc sống mênh mang yên lặng và đầy bóng tối. Nhưng ít ra, nó đã cho những người dân nghèo đang sống mòn mỏi từng ngày ở phố huyện nơi đây chút hi vọng nhỏ nhoi về tương lai, về một cuộc sống sẽ hạnh phúc và tươi sáng hơn.

Giới thiệu tuyển tập 🌼 Tóm Tắt Lặng Lẽ Sa Pa 🌼 17 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay

Viết một bình luận