Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt ❤️ 21+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng ✅ Dành Tặng Bạn Đọc Mẫu Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Hay Nhất.
Cách Liên Hệ Bài Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ
Tham khảo 3 bước đơn giản nhất mà SCR.VN chia sẻ cho bạn để bạn biết cách liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với các bài khác:
- Bước 1: Phân tích tác phẩm chính “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
- Tập trung phân tích nhân vật Trương Ba và những thay đổi trong sinh hoạt của ông từ khi nhập vào xác hàng thịt.
- Nội dung: cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống đúng với bản thân, tâm hồn và thể xác hòa quyện làm 1.
- Bước 2: Liên hệ tác phẩm khác để làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện.
- Ví dụ liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô
- Điểm tương đồng: đều là những người tài hoa, cốt cách thanh cao. Đều gặp phải bi kịch khi phải sống và làm những việc trái với mong muốn của mình.
- Bước 3: Đánh giá
- Từ 2 nhân vật trong 2 câu chuyện, ta thấy sự quan trọng của hòa hợp tâm hồn và thể xác.
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Liên Hệ Với Bài Nào
Tổng hợp các tác phẩm bạn có thể sử dụng để liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt”:
- Liên hệ Trương Ba trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với nhân vật “Chí Phèo”.
- Liên hệ Trương Ba trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với nhân vật người chồng vũ phu trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Liên hệ Trương Ba trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với nhân vật quản ngục trong “Chữ người tử tù”.
- Liên hệ Trương Ba trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với nhân vật Lão Hạc.
- Liên hệ Trương Ba trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với Vũ Như Tô trong “Vĩnh biệt cửu trùng đài”.
Mẫu 🌸 Dàn Ý Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt 🌸 đầy đủ!
Những Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Bài Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Hay Nhất
Dưới đây là những bài văn liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” hay nhất mà bạn nên biết!
Dẫn Chứng Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Đặc Sắc
Học cách liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” thông qua bài mẫu dẫn chứng sau đây!
Trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông. Vở kịch được tác giả hiện đại hóa từ cốt truyện dân gian, qua hệ thống nhân vật Lưu Quang Vũ đã đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của cuộc sống lúc bấy giờ.
Qua cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn, Lưu Quang Vũ chuyển tải đến bạn đọc ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua các nghịch cảnh, ta thấy được vẻ đẹp của nhân dân lao động trong cuộc chiến thời bình chống lại cái ác, chống lại sự giả tạo và khát vọng hoàn thiện nhân cách, bảo vệ quyền sống đích thực.
Trương Ba bị chết oan uổng do sự vô tâm, tắc trách của Nam Tào, vì thế được Bắc Đẩu sửa sai, nhưng lại sửa sai một cách vô lý là cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt. Vậy là một linh hồn thanh cao, nhân hậu, ngay thẳng lại phải sống nhờ và lệ thuộc vào xác của anh hàng thịt. Linh hồn Trương Ba không sai khiến được mà còn bị xác thịt điều khiển lại, dẫn tới linh hồn bị nhiễm độc tầm thường. Chính vì ý thức được điều này, khiến Trương Ba dằn vặt, đau khổ và đưa ra quyết định sống độc lập.
Trước những lý lẽ của xác thịt, hồn Trương Ba nổi giận, khinh bỉ xác thịt nhưng phần nào cũng ngậm ngùi vì hắn có lý và Trương Ba trở lại xác thịt trong tuyệt vọng. Cuộc tranh cãi với xác thịt là bi kịch thứ nhất, vì xác thịt đã thắng. Còn bi kịch thứ hai là xung đột giữa Trương Ba và gia đình.
Ông dằn vặt khi hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra những điều tệ hại cho dù ông không hề muốn. Tất cả những người thân đều xa rời ông vì hồn ông dần bị mờ khuất, chỉ còn lại thân xác anh hàng thịt thô lỗ hiện hữu trong nhà gây biết bao phiền toái, chướng tai gai mắt.
Màn kết của vở kịch sau khi đẩy những xung đột lên tới đỉnh điểm, hóa giải những nghịch cảnh, Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn tồn tại vĩnh viễn bên những người thân yêu của mình.
Một cuộc sống không đáng sống vì cái thanh cao phải dung hòa với cái thấp hèn thì chẳng phải sẽ thành bi kịch sao? Thể xác và linh hồn có mối quan hệ hữu cơ với nhau không tách rời. Xác thịt có nhu cầu mang tính bản năng, còn linh hồn mang tính chất thanh cao, vươn tới sự hoàn thiện nhân cách.
Đã từng có một Chí Phèo hiện lên dưới ngòi bút của nhà văn Nam Cao là một con người lương thiện, hắn ước muốn một cuộc sống giống bao nhiêu người bình thường. Muốn lấy vợ, có gia đình, làm ruộng kiếm sống qua ngày. Những Chí sinh ra trong 1 xã hội thối nát, là đứa con hoang bị ruồng rẫy thì làm sao có thể bình thường được cơ chứ.
Hắn dưới sự chèn ép, xúi dục của Bá Kiến đã trở thành một tên dị hợm, lưu manh, nhân tính của hắn chẳng còn. Trong cuộc đời tối tăm của hắn đã từng có lúc lóe sáng bởi bát cháo hành của thị Nở. Đó là lần đầu tiên sau ngần ấy năm cuộc đời hắn biết đến mùi vị của tình thương. Hắn chợt nghĩ đến việc lấy thị Nở làm vợ, quay lại sống cuộc sống bình thường. Nhưng ánh sáng ấy chỉ kịp le lói 1 chút đã bị bà cô thị Nợ dập tắt.
Bà cô ấy chính là đại diện cho cái xã hội phong kiến lúc bấy giờ, Chí đã nhận thức được phần “con” trong hắn nhưng giờ hắn chẳng còn lựa chọn nào nữa. Khi hắn đã bị tha hóa, hắn chọn cái chết. “Ai cho tao lương thiện” chính là câu nói cuối đời của hắn, hắn hận vì đã sinh ra ở cái nơi không coi những con người bần cùng ra gì, ghét cái xã hội đã đẩy hắn xuống vực sâu.
Qua Chí Phèo hay Trương Ba, chúng ta thấy rằng khi con người ta phải sống trong cái tầm thường thì tất yếu sẽ bị nhiễm độc, cái tốt đẹp sẽ bị lấn át. Những xung đột từ bên trong con người thông qua cuộc đối thoại có tính giả tưởng giữa linh hồn và thể xác nhằm hướng tới vấn đề mang tính triết học.
Tất cả bi kịch xảy ra từ những tồn tại đầy nghịch lý, trái với lẽ tự nhiên khiến cái dung tục có cơ hội ngự trị, lấn át và đồng lõa những gì vốn thanh cao, tốt đẹp. Qua đó, cổ vũ cho cuộc đấu tranh bảo vệ cho những phẩm tính cao quý của con người nhằm hướng tới khát vọng trong sạch, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn để hoàn thiện nhân cách, để xứng đáng chức vị làm người.
Tham khảo 🌸 Mở Bài Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt 🌸 thú vị!
Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Ngắn Gọn
Gửi tặng đến quý vị độc giả bài văn mẫu liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” ngắn gọn!
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ nổi tiếng với những tác phẩm có nội dung giàu tính hiện thực, có tính đả kích sâu sắc và mang đậm giá trị nhân văn. Một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của ông phải nhắc đến đó chính là tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt. Trong tác phẩm này những vấn đề mấu chốt và tình huống truyện đều tập trung xoay quanh nhân vật Trương Ba, một con người phải sống nhờ ở đậu trong thân xác của người khác.
Trước khi đột ngột qua đời, Trương Ba là một người đàn ông hiền lành đức độ trong gia đình, ông là một hình mẫu mực thước cho tất cả các thành viên noi theo. Chính vì vậy ông rất được vợ con yêu thương, con cháu kính trọng. Ông là người không những nho nhã, thanh lịch lại rất thông minh và hiểu biết, nước cờ ông đánh họa chăng chỉ có Đế Thích mới giải vây được. Có thể thấy được đây là con người tri thức, nền nã vừa đẹp ở tâm hồn nhân cách lại có những hành vi ứng xử văn minh.
Tuy nhiên, chỉ vì một sai sót của Nam Tào, Bắc Đẩu khi vội đi chơi mà khiến cho Trương Ba phải chết oan. Cái chết của Trương Ba đột ngột và vô lý đến nỗi khi vợ Trương Ba gặp Đế Thích để đòi lại sự công bằng Đế Thích cũng phải bối rối. Công bằng ấy được sửa chữa, vá víu bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào trong thân xác của hàng thịt. Thế nhưng đây cũng là lúc bắt đầu bi kịch của Trương Ba.
Trương Ba dần trở nên thô thiển hơn, có những hành động lỗ mãng, không còn giống với con người của ông trước kia. Ông trở nên tham ăn tục uống, ăn uống phàm phu tục tử, nói năng thì bỗ bã, thô thiển, hành vi thì lố bịch. Trương Ba đã làm những việc trước đây ông chưa từng làm: tát con trai, làm “gãy tiệt cái chồi non” của cây cam, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm, đã “làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cả cái diều đẹp” của cu Tị. Không chỉ vậy, trong một lần vợ hàng thịt nằng nặc đòi chồng ở lại với mình, Trương Ba đã suýt chút nữa mà nghe theo.
Sự thay đổi của Trương Ba khiến cho chính gia đình ông cũng không chấp nhận được, vợ Trương Ba chấp nhận bỏ đi để ông về sống với vợ hàng thịt. Cái Gái cháu ông thì không nhận ông, cô con dâu ngoan hiền hiểu chuyện nhất cuối cùng cũng trách cứ cha mình. Trương Ba đau khổ lắm. Không phải ông không biết những sự thay đổi đã diễn ra với mình chỉ là ông không thể làm được gì để thay đổi thực tại.
Hoàn cảnh của ông đích thực là lực bất tòng tâm. Dù linh hồn của ông muốn nhưng thân xác không chịu nghe theo thì ông cũng không thể điều khiển được. Huống hồ việc ban ngày ở trong thân xác hàng thịt lâu dần khiến cho ông bị tha hóa, trở nên thô thiển, cục mịch, ngày càng giống với con người hàng thịt.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, Trương Ba sống lâu ngày trong cái thân xác của anh hàng thịt thô lỗ dần dần cũng sẽ trở nên như vậy. Cũng không khác gì nhân vật người chồng vũ phu trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Trong truyện, người đàn bà hàng chài đã nói với chánh án huyện và người nghệ sĩ nhiếp ảnh như sau về người chồng: “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” nhưng bây giờ “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão lại xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…”
Như vậy, trước trước đây người chồng là một người tử tế, có trách nhiệm nhưng giờ đây biến thành một người vũ phu với ngoại hình dữ dằn, hành động hung bạo, lời nói độc ác. Hành động vũ phu của người đàn ông không chỉ tác động trực tiếp đến người vợ tội nghiệp mà còn kéo theo những bất hạnh khác đối với gia đình ông.
Sự thay đổi tiêu cực của nhân vật người chồng phần lớn do hoàn cảnh chi phối, đã ít nhiều ảnh hưởng đến nhân vật cũng như tác động tiêu cực đối với gia đình. Cũng giống như Trương Ba, tuy tâm hồn thanh cao nhưng ở trong 1 cái xác thô lỗ thì cũng không thể giữ mãi được cốt cách của mình.
Trương Ba vô cùng đau khổ và day dứt về sự thật này nên đã gặp Đế Thích và trình bày nỗi lòng của bản thân. Có thể thấy ông là một người rất có nhân cách, lòng tự trọng. Ông đã thẳng thừng nói với Đế Thích chỉ quan tâm cho người ta sống còn sống thế nào thì Đế Thích không quan tâm. Những lời phê phán của Trương Ba rất gay gắt nhưng cũng vô cùng chính xác về Đế Thích và cách làm của ông.
Trương Ba cuối cùng đau khổ lựa chọn cái chết còn hơn chấp nhận hoán đổi linh hồn mình vào một thể xác mới. Đây là một sự lựa chọn cao cả và thể hiện đúng tính cách con người ông. Ông không thể chấp nhận sự giả dối, hoán đổi, không thể sống mà trong một đằng ngoài một nẻo. Dù cho ông có được đổi sang một thân xác nào đi nữa thì đó cũng là thân xác đi mượn và rồi ông sẽ lại gặp rất nhiều rắc rối khi không được là chính mình. Cách lựa chọn này đã đưa Trương Ba trở về là chính ông dù điều đó đồng nghĩa với việc ông phải vĩnh viễn rời xa vợ con của mình.
Bi kịch của Trương Ba đã nói lên một vấn đề đó là sống nương nhờ trong thân xác của người khác. Con người phải sống là chính mình, nhất quán, đồng điệu giữa tâm hồn và thể xác không thể có chuyện linh hồn người này nhưng lại sống trong thân xác của người khác.
Cách lựa chọn giải quyết vấn đề cũng cho thấy được nhân cách cao đẹp trong con người Trương Ba, ông đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình còn hơn cố gắng níu giữ sự sống trong khi mình dần bị tha hóa, biến đổi. Cuối cùng thì Trương Ba vẫn trở về là người chồng yêu thương vợ con, là người cha mẫu mực, người ông đáng kính trọng của tất cả con cháu trong nhà.
Đọc thêm 🌸 Kết Bài Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt 🌸 đa dạng!
Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Với Chí Phèo Độc Đáo
Văn mẫu liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với “Chí Phèo” độc đáo nhất ở bên dưới, mời bạn xem ngay:
Lưu Quang Vũ là một tài năng đa tài của nền nghệ thuật Việt Nam từ các thế kỉ trước. Bằng tài năng của mình ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa như Tôi và chúng ta; Sống mãi tuổi 17; Nàng Sita; Ngọc Hân công chúa,…
Trong đó, Hồn Trương Ba, da hàng thịt được xem là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch chính là một bài ca về vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và nhiều lần trên sân khấu cả trong và ngoài nước.Vở kịch được gợi dẫn từ một cốt truyện dân gian, thực chất là sự cải biên một truyện cười dân gian. Trong khi tác giả dân gian chỉ tạo ra một tình huống oái oăm nhằm gây tiếng cười phê phán thì Lưu Quang Vũ đã biến nó thành một tấn bi kịch – bi kịch tâm lí. Đoạn trích phân tích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Đến cảnh VII của vở kịch thì xung đột giữa hồn và xác đã được đẩy lên đỉnh điểm, nút thắt được siết chặt đến cao độ và cũng là lúc ta thấu hiểu tấn bi kịch mang tên: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đầu tiên là bi kịch sống nhờ, sống gửi, tồn tại trái với lẽ tự nhiên của hồn Trương Ba. Bi kịch ấy được thể hiện rõ qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba đã tách khỏi xác anh hàng thịt, còn “thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác”.
Hồn Trương Ba nhân hậu, trong sáng và thanh cao lại đặt trong thân xác của một anh hàng thịt phàm tục, thô lỗ, đầy sức mạnh bản năng tục tằn. Lúc nào hắn cũng chỉ nghĩ đến mấy “cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…”. “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi”…
Cuộc tranh luận giữa hồn và xác diễn ra quyết liệt. Dường như có những lúc tiếng nói của xác thịt lấn át cả tiếng nói của linh hồn, đẩy linh hồn vào thế bị động và một mực phủ nhận lí lẽ của xác anh hàng thịt “lí lẽ của anh thật ti tiện”. Chỉ còn biết ngao ngán thở dài một tiếng “Trời!”. Qua đó, ta thấy rằng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ tột cùng.
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt chính là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thân xác trong một con người. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê gớm của nó vào linh hồn. Mặc dầu cho linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác nhưng khó mà tránh khỏi những tác động đó. Hồn Trương Ba có những dấu hiệu của sự tha hóa: trở nên thô lỗ tát con đến chảy máu mồm, thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Tiếp đó là bi kịch bị chối bỏ bởi những người xung quanh được thể hiện tập trung qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân. Tình trạng tồn tại bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo của Hồn Trương Ba khiến cho vợ ông đau khổ tới mức định bỏ nhà ra đi dù bà là người hiền lành, cam chịu. Cái Gái quyết liệt không chịu nhận ông nội.
Có lẽ người thấu hiểu và thương Trương Ba nhất nhà lại là chị con dâu, nhưng trước tình cảnh đó chị cũng phải nói rằng: “mỗi ngày thầy một đổi khác đi, mất mát dần”. Càng thương bố chồng, người con dâu ấy càng đau khổ, tuyệt vọng trong câu hỏi “làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”. Than ôi! Còn gì đau đớn và hổ thẹn hơn khi mà bị chính những người thân của ta ruồng bỏ… Có lẽ đó là bi kịch dằn vặt nhất đối với Trương Ba của hiện tại.
Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, ông nhận ra rằng con người là một thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. Sống phải là chính mình. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh.
Khép lại vở kịch, Trương Ba đã chấp nhận cái chết để không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba da hàng thịt” nữa. Đây là một kết cục đầy bi kịch chứ không phải kết thúc có hậu như trong cốt truyện dân gian trước đó. Nhưng đó lại là cái kết của sự chiến thắng cái ác, cái xấu và của những điều tốt đẹp, bản lĩnh.
Vở kịch được đánh giá là một vở “bi kịch lạc quan” bởi tuy rằng Trương Ba không còn tiếp tục được sống nhưng những giá trị đích thực của cuộc sống được bảo toàn. Không còn trên cõi trần nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè và với tất cả những gì tốt đẹp nhất.
Dưới ngòi bút của nhà viết kịch điêu luyện Lưu Quang Vũ những bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích được thể hiện một cách sinh động, đầy kịch tính thông qua những màn đối thoại, xung đột. Qua đó nhà văn đã làm sáng tỏ một hiện thực: Trong xã hội cũ, tình trạng con người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như mình mong muốn không phải là hiếm. Hàng loạt nhân vật của Nam Cao cũng rơi vào tình trạng bi kịch như thế như: Chí Phèo, Bà cái Tí, anh cu Lộ…
Chí Phèo được Nam Cao khắc họa là một con người thô lỗ, chuyên rạch mặt ăn vạ, là 1 kẻ “đầu đường xó chợ”, mất hết nhân tính. Nhưng ẩn sâu trong con người tưởng chừng chỉ còn lại phần “con” ấy đã từng là một tâm hồn lương thiện, mơ ước có 1 gia đình bình thường như bao người.
Dưới ngòi bút của nhà viết kịch điêu luyện Lưu Quang Vũ và nhà văn Nam Cao, những bi kịch của hồn Trương Ba hay Chí Phèo trong đoạn trích được thể hiện một cách sinh động, đầy kịch tính thông qua những màn đối thoại, xung đột. Qua đó nhà văn đã làm sáng tỏ một hiện thực: Trong xã hội cũ, tình trạng con người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như mình mong muốn không phải là hiếm.
Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Với Chiếc Thuyền Ngoài Xa Nâng Cao
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết bài văn liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với “Chiếc thuyền ngoài xa” thì hãy dành thời gian tham khảo mẫu dưới đây:
Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Thông qua câu chuyện về bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được sáng tác dựa trên một câu chuyện dân gian cổ, tuy nhiên nếu như truyện dân gian chỉ kết thúc ở chi tiết hồn Trương Ba trở về với xác của mình thì vở kịch của Lưu Quang Vũ lại được phát triển từ phần kết của câu chuyện đó để truyền tải những quan niệm nhân sinh sâu sắc.
Câu chuyện xoay quanh bi kịch của Trương Ba khi bị chết oan, để tiếp tục sống thì buộc ông phải sống trong thân xác của người hàng thịt. Điều đáng nói là xác người hàng thịt tuy chỉ là thể xác âm u đui mù nhưng lại có những nhu cầu riêng, tính cách riêng và có sức mạnh để thực hiện những nhu cầu của mình, từ khi sống trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba dần thay đổi trong mắt của mọi người.
Trương Ba phải sống nương nhờ vào xác của người hàng thịt, vốn là người làm vườn chăm chỉ, giàu tình yêu thương, một người trí thức am hiểu, sống có trách nhiệm nhưng khi khi sống trong xác người hàng thịt, Trương Ba đã bị cái xác chi phối, dần trở thành con người vụng về, thô tục với những ham muốn tầm thường, dần trở nên thô lỗ khi dùng bàn tay và sức mạnh của người hàng thịt để đánh anh con trai đến bật máu. Cũng từ khi sống trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba không còn quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Những thay đổi của Trương Ba đã khiến cho người thân thất vọng, bản thân Trương Ba cũng nhận thấy sự đổi khác của mình nhưng lại không thể kiểm soát được thể xác tưởng chừng âm u đui mù. Trương Ba hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát hành động và những suy nghĩ không đúng đắn của bản thân, dù cố gắng giải quyết nhưng ông vẫn đau khổ vì không thể phủ nhận rằng mình đang dần đánh mất chính mình. Câu nói của Trương Ba với xác người hàng thịt trong sự tuyệt vọng đã thể hiện nỗi đau khổ, bất lực đến cùng cực của ông “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”.
Không chỉ đau khổ với bi kịch không được sống là chính mình, sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo mà Trương Ba còn phải đối mặt với bi kịch bị từ chối. Trước những sự thay đổi của Trương Ba, những người thân và hàng xóm láng giềng đều không sao hiểu được, càng yêu quý, kính trọng con người trước kia của ông bao nhiêu thì họ càng không thể chấp nhận con người hiện tại của Trương Ba.
Người vợ vì hờn ghen với mối quan hệ không rõ ràng giữa Trương ba và vợ người hàng thịt mà muốn bỏ đi. Cháu gái khóc lóc và kiên quyết không chịu thừa nhận Trương ba của hiện tại là người ông hiền từ, giàu yêu thương trước đây. Chị con dâu, người thương và hiểu Trương ba nhất cũng không giấu nổi sự thất vọng khi thấy bố ngày càng đổi khác “ mỗi ngày…một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi”.
Chính bản thân của Trương ba cũng không thể chấp nhận được sự thay đổi của bản thân, để chấm dứt bi kịch sống không phải là mình, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của bản thân, Trương Ba đã quyết định lựa chọn cái chết để trả lại xác người hàng thịt cho người hàng thịt, để bản thân được sống trọn vẹn, thống nhất.
Thông qua nhân vật Trương ba cùng bi kịch sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện sự trăn trở về mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để sống hạnh phúc, con người cần dung hòa được các nhu cầu ấy.
Ta bắt gặp sự trái ngược giữa nhu cầu tinh thần và nhu cầu vật chất của con người ở nhân vật viên Quản ngục trong “Chữ người tử tù”. Huấn Cao ở trong ngục tối, nơi cặn bã của xã hội đã không thể ngờ được Quản ngục canh giữ mình lại là người có tâm hồn yêu cái đẹp.
Huấn Cao đã coi Quản ngục là tri kỉ, và khuyên rằng “nên lui về quê nhà” để giữ lấy thiên lương rồi hãy “nghĩ đến chuyện chơi” chữ. Sở dĩ vì lẽ Huấn Cao lo ngại sống và làm việc lâu trong chốn ngục tù, nhân cách cao đẹp của Quản ngục sẽ bị mai một, nhường chỗ cho sự bất lương.
Qua 2 câu chuyện về Trương Ba và Quản ngục, cả 2 tác giả cho ta thấy sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, hay tiếng nói phê phán gay gắt, quyết liệt những hiện thực trong xã hội cũ… Vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng đã đem đến cho ta những bài học quý giá: Được sinh ra trên đời là một hạnh phúc, nhưng sẽ hạnh phúc hơn khi ta được sống là chính mình, sống một cách trọn vẹn với những giá trị vốn có và sẽ mãi theo đuổi nó đến cùng.
Văn mẫu 🌸 Phân Tích Nhân Vật Hồn Trương Ba 🌸 chi tiết!
Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Với Chiếc Thuyền Ngoài Xa Chọn Lọc
Một trong những bài văn mẫu chọn lọc liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với “chiếc thuyền ngoài xa”, mời bạn cùng xem:
Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất. ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian ông xây dựng lên một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.
Vở kịch viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Văn bản trích trong SGK thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng thật cao thượng của hồn Trương Ba.
Xung đột giữa hồn và xác là xung đột trung tâm của vở kịch. Đến cảnh VII, xung đột lên tới đỉnh điểm cần phải giải quyết. Sau mấy tháng sống nhờ trong xác hàng thịt một cách trái tự nhiên, hồn Trương Ba trở nên xa lạ với người thân và tự chán chính mình: “Không!Không!Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi!”. Tình huống kịch bắt đầu từ chi tiết này.
Trong khi hồn rất muốn thoát ra khỏi thân xác kềnh càng , thô lỗ của anh hàng thịt thì xác lại cứ muốn tồn tại mãi tình trạng này. Và cuộc đối thoại giữa hồn và xác diễn ra: Xác chê hồn là cao khiết nhưng vô dụng. Xác tự hào với sức mạnh đui mù của mình, tự hào đã dụ dỗ, sai khiến được hồn vào những dục vọng của mình. Lí lẽ của xác thật đê tiện nhưng cũng rất thực tế khiến hồn không có cơ sở biện bác.
Dường như xác đã thắng.Trong cuộc đối thoại với xác, hồn ngày càng đuối lí, càng ra vẻ quát tháo, nạt nộ càng chứng tỏ sự lúng túng bất lực. Trong xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba cứ bị tha hóa dần. giờ đây dù không muốn , hồn Trương Ba cũng đã trở nên thô lỗ, vụng về, phũ phàng , lạnh lùng,tàn bạo chứ không còn hiền hậu, nhẹ nhàng như Trương Ba- người làm vườn ngày xưa. Dù có trốn chạy , hồn Trương Ba không thể phủ nhận sự thay đổi đó. Sự chống đối của hồn ngày càng yếu dần.
Tuy mắng xác ti tiện nhưng hồn đành kêu trời vì phải đầu hàng tuyệt vọng. Đoạn đối thoại khẳng định ý nghĩa của sự thống nhất linh hồn và thể xác, giữa bên trong và bên ngoài. Đây là một vấn đề có tính chất khái quát cao, bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội. Hồn Trương Ba rơi vào bi kịch bị tha hóa, Qua tình cảnh này tác giả cảnh báo: Khi con người sống chung với dung tục sẽ bị dung tục lấn át, ngự trị và tàn phá những gì tốt đẹp cao quý của con người.
Cũng giống như nhân vật người chồng vũ phu trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Dù chỉ xuất hiện 2 lần qua lời kể của ngượi vợ và đôi mắt của Phùng. Trước bảy nhăm, người đàn ông này không đi lính ngụy mà trốn quân dịch cho nên cuộc sống của hắn nghèo khổ, túng quẫn và gặp người đàn bà hàng chài nên vợ nên chồng.
Lúc bấy giờ, anh ta “là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”, không bao giờ đánh vợ con, không biết uống rượu, không biết hút thuốc…, đó là mẫu đàn ông lí tưởng. Thế nhưng hoàn cảnh sống đó đã làm cho ông ta thay đổi tâm tính trở thành kẻ vũ phu và coi cái việc đánh vợ như một sự giải tỏa nỗi ẩn ức, bế tắc trong lòng mình.
Đọc những trang văn của Nguyễn Minh Châu viết về người đàn ông thuyền chài, ai cũng đều căm ghét cái thói vũ phu, đánh đập tàn bạo vợ con của hắn. Nhưng không đơn giản, ông ta còn là một kẻ đáng thương. Tính chất lưỡng phân ở con người này không hẳn là tính cách bẩm sinh mà một phần không nhỏ là do cảnh ngộ đẩy vào.
Quay trở lại với nhân vật Trương Ba, tất cả mọi người trong gia đình dù đã cố chịu đựng để thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng ngày càng không thể chấp nhận sự thật quái gở trong nhà mình. “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống nhưng không phải bất cứ cách sống, kiểu sống nào. Sống mà đánh mất bản thân, sống giả dối với mọi người, với chính mình, sống như Hồn Trương Ba đang sống thì thà chết còn hơn”.
Và hồn quyết định gọi mời tiên Đế Thích Xuống trần để thực hiện mong muốn của mình. Sau cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với tiên Đế Thích. Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình,. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật muôn đời.
Thông qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình , sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn giá trị hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Xem ngay mẫu phân tích 🌸 Cuộc Đối Thoại Giữa Hồn Trương Ba Và Người Thân 🌸 hay nhất!
Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Với Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Xuất Sắc
Các bạn học sinh đang tìm kiếm văn mẫu liên hệ bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với “Vĩnh biệt Cửu trùng đài” thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
“Tác phẩm chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng”, ngược lại, một tác phẩm chân chính sẽ còn lưu động mãi những ý nghĩa sâu xa trong lòng độc giả. Hồn Trương Ba da Hàng thịt của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đã để lại cho người xem những suy nghĩ và niềm tin rất tích cực về cuộc sống qua đoạn kết rất có hậu.
Trương Ba – một con người đạo đức, hiền lành với tâm hồn trong sáng nhưng không may phải lìa đời do lỗi của Nam Tào. Nam Tào và Đế Thích đã nghĩ cách cho hồn ông nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Những tưởng được sống lại, được trở về từ cõi chết là điều rất may mắn cho ông và gia đình. Nhưng, thật đáng tiếc khi anh hàng thịt lại là người thô lỗ, cục cằn.
Nay mọi người khó mà nhìn nhận ra sự khiết tịnh của linh hồn Trương Ba bên trong cái thể xác đã có quá nhiều thói hư tật xấu khi còn sống. Trương Ba đã gặp phải rất nhiều rắc rối. Ông rơi và bi kịch của chính mình vì nhiều khi không thể làm chủ được bản thân. Đứng trước nguy cơ bị tha hóa về nhân cách, Trương Ba đã quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.
Sau cuộc đối thoại tranh luận với xác anh hàng thịt và Đế Thích, cuối cùng Trương Ba cũng đã được toại nguyện. Cảnh kết thúc có hậu cũng đã làm thỏa lòng người xem. Trương Ba không cần phải mượn thân xác của bất kỳ ai để được ở bên vợ con, người thân nữa.
Ngay trong những thứ bình dị của cuộc sống hằng ngày vẫn luôn có sự hiện hữu của ông. Vườn cây rung rinh ánh sáng. Nơi ấy từng là không gian quen thuộc gắn với con người Trương Ba, là nơi ông nâng niu, chăm sóc cho từng mầm sống, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ về một Trương Ba vẹn nguyện cả linh hồn và thể xác.
Ở một góc nhà đó, hiện lên cảnh tượng cu Tị đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quít vuốt ve con… Sự ra đi của Trương Ba đã mang lại sự sống mới cho cu Tị. Chị Lụa đã đớn đau tột độ tưởng chừng như sắp tuột mất đứa con yêu dấu khỏi tay mình, nay nó lại trở về khỏe mạnh vui cười quấn quít ngay cạnh bên. Niềm hạnh lớn lao vô cùng mà Trương Ba mang lại cho hai mẹ con mang ý nghĩa rất thiêng liêng và cao cả.
Tôi ở đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân xác ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu.
Lời thủ thỉ của Trương Ba đã nói lên một chân lý của cuộc đời. Rằng: Sống không chỉ là sự tồn tại sinh học, sống như thế nào không quan trọng, quan trọng là mọi người nghĩ như thế nào về mình khi mình đã ra đi. Sự sống của tâm hồn mới là bất diệt, còn thể xác chỉ là những thứ ta nhìn thấy bên ngoài.
Giờ đây Trương Ba tuy không được tận tay chăm sóc cho vườn cây, không được trực tiếp trò chuyện, vui cười cùng mọi người trong gia đình, nhưng khi chấp nhận cái chết, ông vẫn hạnh phúc vì tâm hồn mình được vẹn nguyên, vì không phải mượn nhờ thân xác của ai nữa cả. Ông chỉ là ông, là một Trương Ba trọn vẹn, đạo đức, hiền lành như ngày nào. Những kỷ niệm tốt đẹp về ông vẫn còn mãi trong lòng mọi người.
Không những thế, trái tim nhân hậu của Trương Ba đã gieo lên bao mầm non đạo đức cho con cháu. Cái Gái đã nâng niu, trân trọng từng quả na ông trồng, nó lấy hạt vùi xuống đất và nói: Chốn mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…
Dấu chấm lửng giữa dòng được đặt cuối tác phẩm như rót vào lòng người những nỗi niềm thương nhớ, và cũng là sự đồng tình, đồng thuận với sự ra đi mãi mãi của Trương Ba. Ông chấp nhận cái chết nhưng không có nghĩa là tâm hồn ông cũng chết. Ngược lại, những điều tốt đẹp ông đã làm, nay đang được con cháu ấp ủ, nâng niu. Nó sẽ mọc mầm, sẽ lớn lên, nối tiếp nhau như trái na mà cái Gái vừa hái và gieo trồng.
Nếu như lúc trước, cái Gái nhất quyết không chịu nhận Trương Ba bên trong cái xác anh hàng thịt, thậm chí nó còn tỏ rõ thái độ căm ghét, xua đuổi ông. Thì giờ đây khi Trương Ba đã chấp nhận cái chết, nó lại chấp thuận với những gì mà Trương Ba để lại.
Điều ấy một lần nữa nói lên chân lý của cuộc sống: Chỉ khi được sống làm chính mình, cuộc sống mới có ý nghĩa trọn vẹn. Không thể nào sống nương nhờ vào kẻ khác, vào những thứ không phải của chính mình. Gia đình Trương Ba dù trống vắng khi mất đi một người thân yêu, nhưng như vậy còn bình yên hơn là phải chấp nhận một vật thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
Trương Ba đã ra đi, nhưng những kỷ niệm, những dấu ấn tốt đẹp về ông vẫn còn lưu giữ mãi trong nỗi nhớ của mọi người. Vở kịch đã khép lại và mang đến cho người xem một triết lý sống thấm đẫm giá trị nhân văn, ngời sáng nhân cách cao đẹp của con người: được sống làm người là điều rất quý giá, thiêng liêng nhưng được sống đúng bản chất của mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi nó còn quý giá hơn.
Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống một cách tự nhiên, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Ở đó, hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý về tinh thần.
Nói đến đây độc giả có thể nhận thấy điểm giống nhau giữa Trương Ba và Vũ Như Tô trong “Vĩnh biệt Cửu trùng đài”. Mâu thuẫn trong đoạn trích của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đến từ những người nghệ sĩ tài giỏi như Vũ Như Tô. Ông là một người nghệ sĩ chân chính. Ông có hoài bão, ước vọng và tâm huyết muốn cống hiến, đem lại cái đẹp cho đời.
Thế nhưng, Lê Tương Dực cùng bè lũ tay sai lại mượn uy quyền, tiền bạc của mình để làm những việc mà chúng cho là ước mơ lớn. Chúng ép dân, vơ vét của cải, bắt dân lao động cực khổ để thực hiện thú vui của chúng. Bởi thế, dù lúc đầu vua Lê Tương Dực dọa giết, nhưng ông vẫn khăng khăng từ chối xây Cửu trùng đài. Chỉ sau khi bị thuyết phục bởi người bạn tri kỷ, ông mới chấp nhận cống hiến tài năng của mình cho dân tộc chứ không phải cho bọn hôn quân vô đạo.
Có thể nói, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô là một nhân vật đầy bi kịch. Bởi trong chính con người ông cũng tồn tại những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Ông có những khát vọng và hoài bão lý tưởng lớn nhưng lại có cách làm sai. Chỉ khi bị bắt và Cửu trùng đài bị đốt cháy, ông mới thức tỉnh. Thật là ai oán xót thương cho một con người tài hoa mà sinh ra không hợp thời thế.
Dù là Trương Ba hay Vũ Như Tô, những con người tài ba và có cốt cách thanh cao nhưng lại lâm vào bi kịch phải sống và làm những việc trái với lương tâm. Riêng về vở kịch của Lưu Quang Vũ đã rất thành công khi nhiều lần được công diễn trên sân khấu, nhưng lần nào cũng khán giả đón xem và hưởng ứng rất đông đảo, nhiệt tình.
Gợi ý 🌸 Liên Hệ Chí Phèo Của Nam Cao 🌸 đặc sắc!