Cách Mở Bài Nhàn ❤️️ 31+ Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Cách Mở Bài Trực Tiếp Và Gián Tiếp Đặc Sắc Nhất Được SCR.VN Chọn Lọc.
Viết Mở Bài Phân Tích Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Mẫu 1
Gợi ý cách viết mở bài phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới đây sẽ giúp các em học sinh có được những ý văn dẫn dắt giới thiệu hay về tác giả – tác phẩm.
Cuộc sống của mỗi con người như thế nào, ngoài những tác động bên ngoài, điều quan trọng quyết định cuộc sống nằm sâu bên trong mỗi cá nhân. Đó là họ lựa chọn thế nào thì cuộc sống của họ như thế. Ta có thể bắt gặp nhiều những lối sống giàu sang phú quý, nhưng cũng không ít gặp lối sống bình dị, thanh cao.
Nguyễn Bỉnh Khiêm – một nhà thơ nổi tiếng của dân tộc ta đã chọn một cuộc sống bình yên, thôn dã bỏ qua danh lợi tầm thường. Những bài thơ của ông đều thể hiện rõ điều đó, trong đó có bài thơ “Nhàn” – bài thơ thật nhẹ nhàng mà đặc sắc đến lạ thường. “Nhàn” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, ra đời trong khoảng thời gian Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê ở ẩn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từ bỏ chốn quan trường triều Mạc về quê dạy học và sống nhàn tản. Bài thơ Nhàn như là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.
Gửi đến bạn 🍃 Dàn Ý Bài Nhàn 🍃 Mẫu Nghị Luận Bài Nhàn Đầy Đủ
Mở Bài Nhàn Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài phân tích bài Nhàn hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây để vận dụng cho bài viết của mình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Khi nhắc đến ông là nhắc đến việc, lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử.
Ông còn là nhà thơ lớn của dân tộc, cũng là một bậc ẩn sĩ với lẽ sống thanh cao, không vướng bụi trần. Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật.
Mặc dù tựa đề bài thơ là Nhàn nhưng đó không phải là nhàn cư vi bất thiện mà thái độ sống, triết lí sống của tác giả. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Bài Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm ☀️ 10 Mẫu Hay
Mở Bài Phân Tích Nhàn Hay Chọn Lọc – Mẫu 3
Dưới đây chia sẻ đoạn văn mở bài phân tích Nhàn hay chọn lọc để các em học sinh tham khảo và hoàn thành tốt bài viết.
Để “lánh đục về trong”, rời xa chốn quan trường rối ren, tham tàn, các nhà nho xưa thường chọn cho mình cuộc sống ẩn dật. Bên cạnh Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến…, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một trong số những nhà nho nổi tiếng với lối sống thoát tục này.
Sau khi dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê dạy học, sống nhàn như một “lão nông tri điền thực sự”. Ông đã từ bỏ chốn quan trường để chọn cách sống nhàn tản, sống hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi.
Quan niệm sống nhàn của vị Trạng Trình ấy được thể hiện qua bài thơ “Nhàn” viết bằng chữ Nôm, rút trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”. “Nhàn” là quan niệm sống, là lời tâm sự về cuộc sống, sở thích cá nhân. Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương trực, vượt lên trên những danh lợi tầm thường.
Mời bạn tham khảo 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn 🌹 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Nhàn Trực Tiếp – Mẫu 4
Tham khảo dưới đây cách mở bài phân tích Nhàn trực tiếp với cách giới thiệu tác phẩm ấn tượng để có thêm gợi ý khi làm bài.
Có thể nói rằng với Nhàn là bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê ở ẩn, chữ “nhàn” của ông đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống vô cùng rõ ràng. Và triết lí ấy được gói gọn chỉ trong một chữ duy nhất – “nhàn”.
Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông là một vị quan thanh liêm và có học vấn uyên thâm, nhưng vì sống trong cảnh quan trường có nhiều bất công cho nên ông đã cáo quan về ở ẩn. Sự nghiệp của để lại những sáng tác mang đậm chất triết lý. Thơ ông không chỉ là tiếng cười chua chát, thấm đẫm những triết lý sâu cay mà thơ ông còn mang những quan niệm sống tích cực.
Bài thơ “Nhàn” là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ và nhân cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, quan niệm sống nhàn được ông thể hiện vô cùng bình dị mà tinh tế. Bài thơ trích trong Bạch vân quốc ngữ thi thuộc về chủ đề triết lí xã hội. Mà tập trung nhất là triết lí sống nhàn. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một cứu cánh mà là một phương thức tư duy, một triết lí. Cho nên Nhàn là khái niệm chữ không phải là tâm trạng.
Gợi ý cho bạn 🌟 Phân Tích Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm 🌟 10 Bài Hay
Mở Bài Phân Tích Nhàn Gián Tiếp – Mẫu 5
Sử dụng cách viết mở bài phân tích Nhàn gián tiếp sẽ giúp cho bài viết của bạn thêm sinh động và ấn tượng hơn, tham khảo gợi ý dưới đây:
Nền văn học trung đại đồ sộ đã mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay, mang giá trị lớn lao. Trong số đó, không thể không nhắc đến bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một bài thơ đề cao triết lí sống thanh cao của những vị danh nho đương thời.
“Thơ khởi phát từ lòng người ta”, chứa đựng biết bao nhiêu rung cảm, trăn trở nơi người cầm bút. Một tác phẩm thơ chân chính, muốn vượt lên sức mạnh của thời gian, của lòng người, ẩn chứa trong đó những tình cảm thật, suy nghĩ thật và phải được viết lên từ mồ hôi và nước mắt của nhà thơ. Với “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gửi tới người đọc những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm.
Cũng giống như Nguyễn Trãi, sống giữa một thời đại loạn lạc, đầy biến động, nơi mà các giá trị truyền thống đạo đức bị đảo lộn, con người trở nên vị kỉ hơn, vụ lợi hơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm về với cuộc sống nơi thôn dã, vui với việc “cày nhàn câu vắng”, tự mình thích thảng với lòng mình, tạm quên hết sự đời “dầu ai vui thú nào”. Gửi chí hướng về nơi thôn dã, cuộc sống của thi nhân nơi thôn quê hiện lên như một “lão nông chi điền”.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Phân Tích Nhàn Mở Bài Gián Tiếp Đặc Sắc – Mẫu 6
Đón đọc dưới đây đoạn văn mẫu phân tích Nhàn mở bài gián tiếp đặc sắc sẽ giúp các em học sinh trau dồi thêm cho mình những cách viết hay.
Chốn quan trường thời xưa ai cũng mong hòng có một chân trong những chức phận trong cung, người muốn thì nhiều mà người không muốn rời bỏ chốn quan trường thì ít. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một bậc quân thần trung quân ái quốc và một nhà nho đại tài đã trở về quê ở ẩn.
Trong khoảng thời gian ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác bài thơ Nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của mình khi rời bỏ chốn quan trường, đồng thời nói lên những quan điểm của mình về chốn quan trường ấy, “dại” hay “khôn” chỉ có thể đọc thơ của ông mới hiểu hết được quan điểm ấy.
Cái tên của bài thơ thật độc đáo và đặc biệt. Nhan đề ấy chỉ có một câu nhưng đã nói lên tất cả những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm. Một tiếng nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của con người trong cuộc sống thực tại. Theo thông thường thì nhàn thì sẽ chỉ có ngồi mát ăn bát vàng thôi vậy thì nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn nói đến là gì? Nhan đề độc đáo như có tác dụng hấp dẫn người đọc hơn khi vào những tâm tư chia sẻ của nhà thơ ấy.
Đừng bỏ qua 🔥 Kết Bài Phân Tích Nhàn 🔥 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Nhàn Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 7
Tham khảo đoạn văn mở bài phân tích bài Nhàn tác giả tác phẩm dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những thông tin cần thiết.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạt xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho.
Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi. Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch.
Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.
Giới thiệu tuyển tập 🌟 Nghị Luận Bài Nhàn 🌟 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Mở Bài Phân Tích Nhàn Ngắn Gọn – Mẫu 8
Đoạn văn mẫu mở bài phân tích Nhàn ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn súc tích, cô đọng ý nghĩa.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ẩn; sống cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn “được rút trong tập thơ “Bạch Vân am thi tập”. Bài thơ được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui, an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
Xuyên suốt bài thơ “Nhàn” là tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ với 8 câu thơ đường luật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả.
Mở Bài Nhàn Ngắn Nhất – Mẫu 9
Với đoạn văn mẫu mở bài phân tích Nhàn ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo để ôn tập dễ dàng và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. Những sáng tác của ông luôn thể hiện rõ nét những triết lí và bài học giáo huấn sâu sắc. Bài thơ “Nhàn” là một trong số những sáng tác xuất sắc và tiêu biểu nhất của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đặc biệt, đọc bài thơ, người đọc thấy hiện lên rõ nét hình tượng người ở ẩn với nhiều phẩm chất, vẻ đẹp đáng trân quý.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Cảnh Ngày Hè Nguyễn Trãi 🌼 15 Bài Hay Nhất
Mở Bài Phân Tích Nhàn Nâng Cao – Mẫu 10
Đoạn văn mẫu mở bài phân tích Nhàn nâng cao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Nền văn học trung đại của nước ta có nhiều tác giả tài năng cùng với các tác phẩm đặc sắc. Nhắc đến văn học trung đại không thể không nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh – Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho.
Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ làm quan tám năm sau đó trở về ở ẩn. Bởi vậy, thơ ca của ông thấm đượm triết lí sống nhàn. Sự nghiệp sáng tác của ông cho thấy quan niệm sống nhàn hết sức phong phú, phức tạp. Và trong bài thơ Nhàn đã phần nào thể hiện được sự phong phú về quan điểm sống ấy.
Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch.
Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Cảnh Ngày Hè 4 Câu Đầu 🌠 12 Bài Hay Nhất
Mở Bài Nhàn Học Sinh Giỏi – Mẫu 11
Tham khảo và vận dụng với ý mở bài phân tích Nhàn học sinh giỏi dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thiện và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585), quê ở Hải Phòng. Ông là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi. Mặc dù về ở ẩn nhưng ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc và được phong tước Trình Quốc công. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông là tiếng nói của tầng lớp trí thức dân tộc trong giai đoạn nổi loạn xảy ra liên miên, mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, ngợi ca thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
Bài thơ nằm trong tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Nhan đề bài thơ “Nhàn” do người đời sau đặt nhưng nó vẫn phù hợp với tư tưởng của nhà thơ. Chữ “Nhàn” trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế. Bài thơ thể hiện quan niệm sống “nhàn” và vẻ đẹp nhân cách thanh cao, thoát tục của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện còn để lại khoảng 1.000 bài thơ chữ Hán và trên dưới 200 bài thơ Nôm trong “Bạch Vân am tập ” và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”.
Nhận xét về thơ Trạng Trình, nhà sử học Phan Huy Chú trong thế kỉ XIX có viết: “Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời”. Mảng thơ viết về thiên nhiên và vịnh nhàn chiếm một tỉ lệ sang trọng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bài thơ Nôm số 73 của Tiên sinh mà người đời sau đặt cho cái nhan đề “Nhàn” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tâm hồn thanh cao của “ông Tiên giữa cõi trần ” này. “Nhàn” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, đó là những vần thơ “giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị”.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Mở Bài Phân Tích Bài Cảnh Ngày Hè 🍀 20 Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Bài Thơ Nhàn Sinh Động – Mẫu 12
Đoạn văn mẫu mở bài phân tích bài thơ Nhàn sinh động dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trí thức nho sĩ, luôn khao khát đem tài năng phục vụ cho đất nước. Nhưng ông sinh vào thời buổi loạn lạc, nên chỉ làm quan có tám năm rồi ông lui về ở ẩn. Bài thơ số bài thơ số 73 hay còn được người biên soạn đặt là Nhàn, nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi là một trong những tác phẩm nổi bật của ông. Tác phẩm thể hiện triết lí, quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhàn là một thái độ sống, cách thể hiện quan niệm đạo đức của các nhà nho ẩn dật. Đồng thời đây cũng là một chủ đề phổ biến trong văn học Trung đại. Nhàn là lối sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống trong bối cảnh xã hội khủng hoảng, nhà thơ không có điều kiện để thực hiện lí tưởng, tài năng của mình (tám năm làm quan, mười tám lần dâng sớ chém đầu lộng thần nhưng không được chấp thuận) thì việc cáo quan về ở ẩn, sống “nhàn” để giữ vững phẩm chất đạo đức là một lựa chọn tích cực.
Mở Bài Nhàn Đạt Điểm Cao – Mẫu 13
Để viết đoạn văn mở bài phân tích Nhàn đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà tri thức nho học lỗi lạc của nước ta thế kỉ XVI, được tôn làm trạng trình. Ông là người có khi tiết, có nhân cách, có trí tuệ hơn người. Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm người ta thường nghĩ đến triết lí sống nhàn như một kiểu phản ứng với thời thế nhiễu nhương. Tác phẩm Nhàn được rút trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi, một tác phẩm nói lên được quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ vẽ ra một nhà trí sĩ, ẩn sĩ với lối sống nhàn.
Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ chữ Hán và rất đậm nét trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn là nhàn nhã, thảnh thơi không vướng bận hay còn có thể hiểu là thuận theo tự nhiên, là đối lập với lợi danh, người ẩn sĩ sẵn sàng để rẻ công danh chỉ nhầm đổi lấy nhàn. “Nhàn” chính là một triết lí sống của tri thức thời trước. Với tác giả, lối sống đó cũng là một cách để lánh đục tìm trong. Khi về nhà, thi nhân có điều kiện rộng mở tâm hồn mình, hoà vào cuộc sống thiên nhiên nơi thôn quê, vượt lên mọi thế tục tầm thường.
Tiếp theo đón đọc 🌳 Kết Bài Phân Tích Cảnh Ngày Hè 🌳 20 Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Nhàn Đầy Đủ – Mẫu 14
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài phân tích Nhàn đầy đủ dưới đây với thông tin giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm.
Văn học có sứ mệnh nâng đỡ tâm hồn con người, khéo con người thoát khỏi vũng bùn lầy của sa ngã và cám dỗ. Vậy nên, dù một bài thơ, bài văn hay đến mấy, xúc cảm dạt dào đến mấy, nó nhất thiết chỉ có giá trị khi nó mang chứa một tư tưởng lớn, một triết lý sống thanh cao để hướng người đọc đến thế giới của chân thiện mỹ.
Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm với những triết lý sâu sắc đã gửi gắm những chiêm nghiệm cả một đời thơ của thi nhân, từ đó nâng đỡ tâm hồn người đọc và hướng xúc cảm của người thưởng thức đến thế giới của cái đẹp.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là vị trạng nguyên tài hoa, giỏi giang nhưng cũng là một nhà thơ giàu tính triết lí. Những sáng tác của ông ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông. Nhàn là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống “nhàn” của tác giả.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Phân Tích Tấm Cám 🌹 16 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Nhàn Ấn Tượng – Mẫu 15
Đoạn văn mở bài phân tích Nhàn ấn tượng dưới đây sẽ là nội dung hay để các em học sinh tham khảo và vận dụng khi làm bài.
Nếu như ở thế kỷ XV người ta vinh danh tên tuổi của Nguyễn Trãi với những tác phẩm kinh điển, và tầm hiểu biết sâu rộng về cách lĩnh vực khác nhau, thì ở thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại cũng được biết đến với vai trò là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất, để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Ông đóng vai trò là người kế tục Nguyễn Trãi trong việc phát triển thơ ca tiếng Việt, đưa chúng lên một tầm cao mới, đặt nền móng cho sự phát triển của các tác phẩm chữ Nôm mà điển hình nhất là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du sau này. Một trong số các tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Bỉnh Khiêm phải kể đến Nhàn, một bài thơ chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc, để lại cho hậu thế những bài học hay, ca ngợi lối sống ung dung, tự tại, chí khí của kẻ sĩ, đồng thời kín đáo phê phán những thói điều xấu xa trong xã hội cũ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), sinh ra và lớn lên tại làng Trung An nay là huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng. Ông là người có học vấn uyên thâm, đỗ trạng nguyên ngay từ lần thi đầu, và ra làm quan dưới triều Mạc, tuy nhiên ông chỉ làm quan một thời gian ngắn thì cáo quan về ở ẩn. Sau đó lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dạy dỗ rất nhiều học trò giỏi, sau được suy tôn là Tuyết Giang phu tử.
Tuy đã rời xa chốn quan trường nhiều năm nhưng ông vẫn có những đóng góp, tham vấn cho triều đình nhà Mạc, nên còn được phong là Trình Tuyền Hầu, dân gian hay gọi là Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho nền văn học Việt Nam hai tập thơ, trong Bạch Vân Am thi tập viết bằng chữ Hán gồm 700 bài thơ, và Bạch Vân quốc ngữ thi gồm 170 bài.
Nhàn là bài thơ số 73, nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi, trong đó nhan đề “Nhàn” là do người biên soạn đặt, xuất phát từ chủ đề lớn xuyên suốt trong các tập thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm – sống nhàn.
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Nhân Vật Tấm 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Tác Phẩm Nhàn Luyện Viết – Mẫu 16
Chia sẻ dưới đây gợi ý mở bài phân tích tác phẩm Nhàn luyện viết sẽ giúp các em học sinh luyện tập trau dồi cách hành văn.
Trong văn học trung đại, có nhiều bài thơ hay và ý nghĩa của các thi sĩ đương thời. Trong đó bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những bài thơ tiêu biểu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của tác giả, tôn cao triết lí sống.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà chính trị lỗi lạc thế kỉ XVI. Ông được mệnh danh là Tuyết Giang Phu Tử với những tác phẩm để đời. Bài thơ ”Nhàn” của ông là một sáng tác thể hiện tư tưởng của một bậc đại nho về triết lý sống ”Nhàn”, được viết trong giai đoạn nhà thơ đang vê ở ẩn.
Bài thơ Nhàn được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề tầm thường như trong câu “nhàn cư vi bất thiện” mà là thái động sống, một triết lí sống của tác giả được bộc lộ rõ ràng. Bài thơ mang bốn triết lí sâu sắc gói gọn trong chữ “nhàn”.
Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Nhân Vật Cám 🌜 8 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Nhàn Ngắn Hay – Mẫu 17
Dưới đây chia sẻ đoạn văn mở bài phân tích Nhàn ngắn hay sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý phong phú.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đa tài, sống trong xã hội đầy bất công ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người, quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà. “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ quan niệm sống của tác giả.
Bài thơ “Nhàn” rút trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi” như gửi gắm tâm sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm đồng thời thể hiện quan niệm sống, cốt cách thanh cao và triết lí nhân sinh sâu sắc. Sống an nhàn, tự tại nơi làng quê, không bon chen phú quý là lối sống mà Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn khi quyết định cáo quan về quê. Tác phẩm đã tập trung quan niệm triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm: công danh, phú quý như một giấc mơ thoảng qua, cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá vĩnh viễn.
Mở Bài Bài Nhàn Đơn Giản – Mẫu 18
Tham khảo dưới đây đoạn văn mở bài phân tích bài Nhàn đơn giản với những ý văn ngắn gọn và súc tích.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) đỗ Trạng nguyên; học vị cao nhất thời phong kiến, làm quan dưới triều nhà Mạc được 8 năm. Nhận thấy xã hội rối ren, nạn cát cứ và tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn kéo dài, ông bèn cáo quan về ẩn cư trên 40 năm ở quê nhà, làm am Bạch Vân, sửa cầu Nghinh Phong, Trường Xuân, lập quán Trung Tân ở bến Tuyết Giang, dạy nhiều học trò, do đó được người đời gọi là Tuyết Giang phu tử. Tại đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng trong đó có bài “Nhàn”.
Có thể bạn sẽ thích 💕 Phân Tích Truyện An Dương Vương 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay
Mở Bài Nhàn Lớp 10 – Mẫu 19
Đoạn văn mở bài phân tích Nhàn lớp 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi và có thêm những ý văn dẫn dắt giới thiệu hay về tác phẩm.
Trong rất nhiều đóng góp của cho nền văn hóa dân tộc, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục được nhiều nhà khoa học đánh giá cao. Tất cả thành tựu giáo dục ở thời Mạc, không thể không nhắc tới công lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông chính là những tượng đàio thơ ca tiêu biểu của Việt Nam. Trong những tác phẩm nổi tiếng của ông có bài thơ “Nhàn” như một lời phê phán, một lời oán trách nhẹ nhàng trước cuộc sống đầy bon chen, ích kỉ. Đồng thời, nêu cao tinh thần lạc quan, khí tiết thanh cao của một người coi danh lợi.
Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh ông chán ghét cảnh quan trường và trở về ở ẩn tại làng quê. Đây cũng chính là cách xử thế quen thuộc của ông cũng như các nhà nho cùng thời trước bất bình của hiện thực chốn quan trường bị đồng tiền làm mờ mắt và thể hiện khí thế thanh cao trong sạch muốn tìm thú vui nơi thiên nhiên, cây cỏ. Nhà thơ sáng tác bài thơ này để thể hiện quan điểm về dại khôn ở đời.
Mở Bài Phân Tích Nhàn Facebook – Mẫu 20
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài phân tích Nhàn Facebook được nhiều em học sinh quan tâm tìm kiếm với những ý văn hay.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một người có học vấn uyên bác, từng đỗ Trạng Nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới triều nhà Mạc. Nhưng do sống và phụng sự trong một thời kỳ lịch sử đầy sóng gió và đảo điên của chế độ phong kiến Việt Nam Trịnh – Nguyễn phân tranh nên Ông đã cáo quan về quê ở ẩn và tận hưởng cuộc sống thanh nhàn cho đến cuối đời.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là nhà thơ lớn của văn học dân tộc. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Tập thơ Bạch vân quốc ngữ thi tập mà trong đó có bài thơ Nhàn của tác giả ra đời vào hoàn cảnh xã hội nhiều rối ren. Bài thơ Nhàn là một tác phẩm nổi tiếng thể hiện quan niệm sống thanh tao của một bậc đại Nho xem thường danh lợi, phú quý, xem chúng là một giấc mộng xa hoa, phù phiếm, không xứng đáng để một con người trong sáng theo đuổi.
Gợi ý cho bạn 🍀 Phân Tích Nhân Vật Mị Châu 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất