Phân Tích Nhân Vật Cám: 28+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Nhân Vật Cám ❤️️28+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Bài Viết Đặc Sắc Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Cám Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám.

Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Cám Trong Truyện Tấm Cám

Việc lập dàn ý phân tích nhân vật Cám trong truyện Tấm Cám là không thể thiếu trong quá trình thực hiện bài viết. Nắm được dàn bài phân tích nhân vật Cám sẽ giúp các em học sinh định hướng cho mình bố cục và cách triển khai bài viết. Tham khảo mẫu phân tích nhân vật Tấm Cám dàn ý như sau:

1.Mở bài phân tích nhân vật Cám:

  • Giới thiệu chung về truyện cổ tích.
  • Sơ nét về truyện Tấm Cám, dẫn dắt giới thiệu nối tượng cần phân tích – nhân vật Cám.

2.Thân bài phân tích nhân vật Cám:

*Phân tích hoàn cảnh nhân vật Cám:

  • Cám may mắn hơn Tấm khi sinh ra có cả bố và mẹ.
  • Cám lại luôn được mẹ nuông chiều, yêu thương.

*Phâm tích tính cách nhân vật Cám:

  • Cám- lười lao động, thích hưởng thụ:
  • Khi mẹ của Cám cùng sai hai chị em đi xúc tép thì Cám chỉ mải chơi.
  • Không chịu lao động nhưng lại muốn giành lấy giải thưởng của mẹ
  • Cám- cô gái mưu mô, toan tính và xảo quyệt:
  • Vờ quan tâm Tấm: “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.
  • Lợi dụng sự tin tưởng của Tấm, Cám đã trút hết tôm tép trong giỏ chị về trước nhận thưởng từ mẹ.
  • Cám- cô gái ích kỉ và độc ác:
  • Cám ghen tỵ với sự hạnh phúc của chị khi thấy Tấm được vua yêu thương.
  • Âm mưu giết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu.
  • Cám đã thừa cơ hội vào ngày giỗ cha, lợi dụng lòng tin và sự thật thà của Tấm, Cám đã cùng mẹ chặt gốc cây, trực tiếp giết Tấm.
  • Hại Tấm hết lần này đến lần khác

-Kết cục của nhân vật: Cám chết, đó là hậu quả phải nhận.

-Ý nghĩa cái chết của Cám: Cám chết cũng là lúc cái ác bị tận diệt, cái thiện chiến thắng, lên ngôi.

3.Kết bài phân tích nhân vật Cám:

  • Bức thông điệp rút ra từ cuộc đời và số phận của nhân vật Cám.
  • Liên hệ bản thân.

Gợi ý cho bạn 🌳 Tóm Tắt Truyện Tấm Cám 🌳 20 Mẫu Văn Bản Ngắn Gọn

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Cám Lớp 10

Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Cám lớp 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức và ôn tập tác phẩm hiệu quả nhất.

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Cám Lớp 10
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Cám Lớp 10

Tiếp theo tham khảo 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Tấm Cám 🌹 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Truyện Hay

Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Cám – Mẫu 1

Đón đọc bài văn mẫu phân tích hình tượng nhân vật Cám hoàn chỉnh dưới đây để nắm vững phương pháp phân tích nhân vật văn học và trau dồi những ý văn hay.

Trong kho tàng truyện cổ tích dân gian của nước ta có nhiều truyện cổ hay nhưng truyện cổ tích Tấm Cám luôn có sức sống vô cùng mãnh liệt, gắn liền với tuổi thơ của mọi thế hệ Việt Nam. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống xã hội thời xưa.

Trong đó có hai nhân vật chính đại diện cho hai phe thiện và ác. Phe thiện chính là nhân vật Tấm người luôn chịu áp bức, bóc lột người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Nhân vât Cám là nhân vật đại diện cho tầng lớp bóc lột, cho những cái xấu cái ác tồn tại trong xã hội. Là một nhân vật luôn tìm cách cướp đi công sức thành quả lao động của người khác.

Những trang viết của truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của chuyện. Nó thể hiện sự chiến thắng tuyệt đối của cái thiện với cái ác. Những cái ác cuối cùng sẽ bị tiêu diệt, còn cái thiện sẽ được gặp nhiều may mắn, gặt hái được thành quả và hạnh phúc. Đồng thời nó thể hiện sự vùng lên mạnh mẽ của của tầng lớp bị áp bức bóc lột, của những người dân thấp cổ bé họng luôn luôn bị đè nén, cướp bóc.

Nhân vật Cám là một nhân vật đại diện cho cái ác, Cám có mọi đức tính xấu, lười lao động, thích hưởng thụ, thường xuyên nghĩ ra những mưu mô xảo quyệt để bóc lột thành quả của những người lương thiện tốt bụng như Tấm. Khi mẹ của Cám sai Tấm và Cám đi mò cua bắt ốc, nhưng Cám vốn ỉ lại, lười làm nên chỉ mải chơi không chịu mò cua bắt tép, nên khi trời tối trong giỏ của Cám chẳng có gì cả. Nhưng Cám vốn đa mưu túc kế, nên Cám đã nói với Tấm rằng: Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.

Thể hiện sự khôn ngoan, mưu mô thâm hiểm của Cám. Khi Tấm xuống ao tắm, Cám đã trút giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà lấy công với mẹ, để mặc Tấm ngơ ngác, lo lắng với cái giỏ rỗng. Mọi tội trạng Tấm phải gánh chịu, phải nghe những lời chửi bới đánh đập của mẹ kế.

Khi Tấm được nhà vua để ý rồi cưới làm Hoàng Hậu, do đố kỵ với hạnh phúc của Tấm rồi lòng tham nổi lên Cám đã có âm mưu táo bạo hơn, không chỉ là việc cướp một giỏ tôm tép bình thường nữa, mà nó là một tội ác lớn lao hơn. Cám âm mưu giết Tấm để cướp vị trí hoàng hậu của nàng.

Ngày giỗ cha, Tấm về giỗ cha báo hiếu với gia đình nhưng Tấm hiền lành không thể ngờ rằng Cám đang chờ cô với âm mưu lớn. Khi Tấm trèo lên cây cau hái quả thì Cám và mẹ mình ở dưới chặt gốc cây cau khiến cho Tấm ngã xuống ao mà chết.

Cuộc chiên đấu với cái thiện và cái ác chính thức bắt đầu. Sau khi chết Tấm hiểu ra mọi vấn đề, do chết oan nên cô không siêu thoát đầu thai kiếp khác mà linh hồn hóa thành chim vàng anh. Cám do sự thông minh, quỷ quyệt của mình nên sớm nhận ra con chim vàng anh kia chính là linh hồn Tấm. Cám âm mưu giết chim vàng anh ăn thịt.

Điều này cho thấy Cám vô cùng độc ác không hề ân hận trước hành động giết chị cùng cha khác mẹ, mà ngược lại còn ác tới tận cùng không quay đầu hối cải. Cám âm mưu giết chim vàng anh là giết Tấm lần hai. Cám không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm tới hai ba lần, từ chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào…hễ Tấm hóa thân thành cái gì thì Cám đều âm mưu giết hại. Sự độc ác của Cám là điều không thể chối cái, Cám không bao giờ biết sai, không bao giờ cảm thấy lương tâm cắt dứt ân hận, mà tội ác chồng chất lên nhau.

Chính vì vậy, để tồn tại bắt buộc cái thiện trong cuộc sống phải tìm cách mạnh mẽ vươn lên. Chính vì vậy, Tấm đã tìm cách để lấy lại những gì mình đã mất, tìm lại công lý, cho mình. Sau mỗi lần bị Cám giết hại, Tấm không còn yếu đuối, ngồi khóc nức nở chịu nhịn nhục nữa mà đã kiên cường đứng lên, chống trả lại cái ác, đòi lại công bằng cho chính mình.

Cuối cùng thì Tấm đã lấy lại được vị trí của mình, đòi lại được sự công bằng trong cuộc sống. Còn Cám phải chịu quả báo, chịu thiệt mạng bởi những tội ác mà cô ta gây ra. Cám là một kẻ cho tới chết vẫn không đền hết tội, không chịu hối cải, sống lương thiện mà cô ta vẫn luôn độc ác, độc ác tới tận lúc chết. Vì vậy, việc Tấm trả thù Cám, lừa Cám tìm tới cái chết là một kết quả xứng đáng cho con người mưu mô, nham hiểm, luôn muốn cướp đoạt thành quả hạnh phúc của người khác.

Trong cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác, cái thiện luôn luôn chiến thắng, thể hiện niềm tin mong muốn của người nông dân ta thời xưa luôn đứng về phía công lý, lẽ phải.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Tấm Cám 🍀 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Cám Hay Nhất – Mẫu 2

Dưới đây chia sẻ bài văn mẫu phân tích Cám hay nhất được chọn lọc sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn đặc sắc, phân tích đầy đủ nhất.

Truyện cổ tích luôn giữ một có vị trí quan trọng trong văn học dân gian nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Đằng sau những chi tiết hư cấu, kì ảo, mỗi câu chuyện cổ tích đều gửi gắm bài học sâu sắc về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng trong xã hội. Một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất có thể kể đến là truyện Tấm Cám. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, ngoài nhân vật Tấm thảo hiền, xinh đẹp đại diện cho cái thiện, cái tốt thì còn có nhân vật Cám độc ác, tàn nhẫn, là đại diện tiêu biểu cho cái ác, cái xấu trong truyện.

Nhân vật Cám là em gái cùng cha khác mẹ của Tấm. Cám may mắn hơn Tấm khi sinh ra có đủ cả cha lẫn mẹ, có chị Tấm cũng nhường nhịn, yêu thương. Hơn thế, Cám còn được mẹ nuông chiều và luôn cho cô những điều tốt đẹp nhất. Sự may mắn trong hoàn cảnh không những không giúp Cám trở nên tốt đẹp, lương thiện mà lại làm nảy sinh sự ích kỉ, độc ác. Từng lời nói, hành động của Cám trong truyện đều khiến cho người đọc cảm thấy bất bình, giận dữ.

Đầu tiên, có thể thấy Cám là một người lười lao động. Có lẽ tính cách ấy cũng xuất phát từ sự nuông chiều của mẹ ruột. Khi mẹ của Cám sai hai chị em đi xúc tép thì Cám chỉ mải chơi, không chịu làm, đến lúc trời tối thì trong giỏ đựng của Cám vẫn trống không. Không chỉ lười lao động, Cám còn là cô gái mưu mô, toan tính và xảo quyệt. Để giành được phần thưởng là chiếc yếm đào của mẹ, Cám đã lừa Tấm để lấy hết tôm tép- thành quả một ngày lao động vất vả của nàng.

“Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm.
Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.

Lời nói tưởng chừng như lời quan tâm nhưng thực chất lại là sự toan tính đầy lạnh lùng của Cám. Lợi dụng sự tin tưởng của Tấm, Cám đã trút hết tôm tép trong giỏ chị về trước nhận thưởng từ mẹ mà không quan tâm chị của mình sẽ đau khổ như nào khi biết giỏ tép đã bị mất. Hành động và lời nói của Cám vô cùng mâu thuẫn, sự quan tâm mà Cám dành cho Tấm là giả dối, điều đó càng tàn nhẫn hơn với một người vốn thiếu thốn tình yêu thương từ nhỏ như Tấm.

Khi Tấm may mắn gặp gỡ, được vua yêu thương và cưới làm hoàng hậu. Cám ghen tỵ với sự hạnh phúc của chị mình mà sinh lòng ghen ghét. m mưu giết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu càng cho thấy Tấm độc ác và tham lam đến tột cùng. Không còn là giỏ tép, con tôm nữa mà đây là sinh mạng của một người, người đó lại là người thân của mình mà Cám tàn nhẫn ra tay thì càng ác độc biết bao. Cám đã thừa cơ hội vào ngày giỗ cha, Tấm trở về báo hiếu để thực hiện âm mưu nhẫn tâm ấy.

Lợi dụng lòng tin và sự thật thà của Tấm, Cám cùng mẹ chặt gốc cây cau khiến nàng ngã xuống ao mà chết. Hành động vô nhân tính của Cám thật đáng lên án. Lúc này đây, không còn là cuộc chiến trong một gia đình nữa mà là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa cái lớn lao và cái thấp hèn trong xã hội.

Sau khi Tấm chết, nàng mới hiểu rõ hơn tâm địa độc ác của mẹ con Cám, cô đã thành chim vàng anh để cảnh báo:

“Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Phơi lao, phơi sào
Đừng phơi nạp rào
Rách áo chồng tao”

Trước lời cảnh báo của vàng anh, Cám nhận ra đó là linh hồn Tấm trở về, quyết giết chim, hại Tấm thêm lần nữa. Tấm chết hóa thành khung cửi, cây xoan đào, thế nhưng, hết lần này đến lần khác, Cám vẫn không buông tha nàng mà quyết tâm hủy diệt tất cả sự hồi sinh của Tấm. Tội ác chồng chất, chưa một lần Cám nhìn lại chính mình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm mà ân hận hay mặc cảm tội lỗi.

Dân gian xưa có câu “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác ” quả không sai, cuối cùng Cám phải trả giá đắt cho tội ác của mình. Khi Tấm mạnh mẽ vùng đậy, đấu tranh để đòi lại cái thuộc về mình cũng là lúc mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng, cái chết xảy đến là cái mà Cám đáng được nhận. Cám chết cũng là lúc cái ác bị tận diệt, cái thiện chiến thắng, lên ngôi.

Qua nhân vật Cám, tác giả dân gian đã gửi đến mỗi chúng ta bức thông điệp sâu sắc: Sống phải biết yêu thương, bao dung và giúp đỡ người khác, trân quý tình thân và trân trọng những gì mình đang có. Đừng vì sự ích kỉ, tham lam của bản thân mà làm hại đến người khác. Hãy yêu thương nhau khi còn có thể, đặc biệt là với những người thân trong gia đình mình, bởi:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Phân Tích Cám Ngắn Gọn – Mẫu 3

Bài văn phân tích Cám ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị tốt cho bài viết trên lớp với những luận điểm cơ bản, cô đọng nhất.

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của Việt Nam. Câu chuyện mang nhiều yếu tố kì ảo. Nói về cuộc đấu tranh chống lại cái ác để giành lấy hạnh phúc. Truyện có hai tuyến nhân vật thiện và ác. Thiện với đại diện là Tấm và ác với đại diện là Cám. Nhân vật Cám là nhân vật ác, nhưng cái ác của Cám lại bị chi phối nhiều bởi người mẹ- cũng là dì ghẻ của Tấm.

Nhân vật Cám trong câu chuyện không có nhiều đôi thoại hay lời dẫn kể cụ thể nhiều về ngoại hình hay tính cách, chỉ được phác họa sơ qua là em cùng cha khác mẹ với nhân vật Tấm. Cám được mẹ cưng chiều từ nhỏ, tính cách bị ảnh hưởng từ người mẹ rất nhiều. Khi hai chị em Tấm Cám đi bắt tôm tép, trong khi chị Tấm chăm chỉ, cần mẫn bắt tôm cá thì Cám lại ham chơi, lười nhác, còn lừa Tấm, trút hết tôm tép từ giỏ đầy của Tấm sang giỏ của mình, ngang hiên không chút hổ thẹn mang chiến tích về khoe mẹ để giành lấy chiếc yếm đào.

Trong khi Tấm- người chị có tâm hồn vô cùng trong sáng và lương thiện luôn biết nhường nhịn em nhưng cô em lại không biết điều, luôn tìm cách lấy phần hơn, giành phần hơn với chị mình. Trong khi trái tim cô chị Tấm luôn hướng về những điều lương thiện thì trái tim cô em gái Cám chỉ toàn chứa đựng những điều đen tối và độc ác. Cám luôn ghen tị với chị. Lười nhác nhưng luôn lươn lẹo, bịp bợm để lấy được phần thắng về cho mình.

Mẹ con Cám luôn tìm cách hại Tấm, làm những điều xấu xa với Tấm. Công việc trong gia đình, Cám lừa cho Tấm hết, nào chăn trâu, căt cỏ, tất tần tật các công việc nhà. Không những thế, còn hùa vào với mẹ soi mói, hắt hủi, đay nghiến Tấm.

Khi Tấm được chọn làm hoàng hậu, Cám thấy ghen tị vô cùng. Mặc dù là hoàng hậu, nhưng Tấm vẫn rất giản dị, vẫn mang tâm hồn đơn thuần. Tấm không quên ngày giỗ bố, ngày về còn năng nổ đi hái cau, nhưng Cám lại thừa dịp đó để mưu hại chị. Cùng mẹ đang tâm lừa gạt Tấm trèo cây cau rồi ở bên dưới lấy dao đi chạy, khiến Tấm chịu cái kết đau.

Tấm muốn đi chơi hội nhưng mẹ con Cám không cho, còn làm bao chuyện gây khó dễ, đổ đấu thóc với đấu gạo trộn chung bắt Tấm nhặt sạch thóc ra thóc, gạo ra gạo mới cho phép đi chơi hội. Ngay cả khi Tấm được vào cung thì lòng ghen ghét đố kị của chúng không thể nào ngưng. Chúng năm lần bảy lượt giết hại Tấm, Tấm chết hóa thành chin vàng anh, mẹ con Cám cũng tìm cách bắt thịt chim vàng anh. Tấm biến thành khung cửi, mẹ con Cám cũng đem khung cửi đi đốt thành tro.

Mang tiếng cùng chung huyết thống, cùng cha, cùng sinh sống trong một mái nhà, lớn lên, trưởng thành cùng nhau mà Cám không có chút lòng trắc ẩn nào dành cho chị mình cả. Cám ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình.

Nhưng cuộc đời vốn rất công bằng, những chuyện ác độc, trái với lương tâm của mẹ con nhà Cám cũng phải chịu kết cục xứng đáng. Hành trình của cái thiện dù có gian nan bao nhiêu nhưng chắc chắn vẫn có thể đánh bại được cái ác. Mẹ con Cám sau nhiều lần hại Tấm và cuối cùng cũng nhận lại cái chết đau đớn. Đó là bỏng nước nóng mà chết.

Vì không thể trắng như Tấm cho nên Cám đã nghe lời xúi bậy của người khác mà dội nước nóng vào người. Có thể nói rằng cái ác không bao giờ tồn tại được lâu và thường bị hủy diệt. Cái ác ấy ban đầu rất đắc thắng có thể thống trị những người khác song thì cái kết cục sẽ không bao giờ thoát khỏi cái chết. Hành trình cái ác rất ngắn ngủi.

Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng cái thiện và cái ác của câu chuyện cổ tích Tấm Cám được thể hiện ngay ở những nhân vật trong truyện, cái thiện là Tấm và cái ác là Cám. Đồng thời ta thấy được ý nghĩa của câu chuyện rằng cái thiện luôn luôn trường tồn mãi mãi mà bất cứ một sự độc ác nào cũng không thể giết chết sức sống đó được. Cái ác kia thì sẽ bị hủy diệt mà thôi.

SCR.VN chia sẻ 🌹 Phân Tích Tấm Cám 🌹 16 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất

Phân Tích Cám Học Sinh Giỏi – Mẫu 4

Đón đọc bài văn phân tích Cám học sinh giỏi dưới đây với những ý văn phân tích chuyên sâu để nâng cao và trau dồi kỹ năng viết.

Nhiều năm trước đây, lời bài thơ “Nghĩ về Tấm Cám” của Nguyễn Ngọc Hưng gây xôn xao dư luận vì góc nhìn mới mẻ của nhà thơ về nhân vật Cám trong truyện cổ tích “Tấm Cám”:

“Bao nhiêu nàng Cám trên đời
Vẫn tin tiếng lục lạc rơi phía mình…”

Bản thân nhân vật Cám trong truyện cũng gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, xét theo ý nghĩa răn dạy của văn học dân gian, nhân vật Cám trong truyện cổ tích “Tấm Cám” là minh chứng cho bài học đạo lí sống ở đời của cha ông ta.

Truyện cổ tích là thể loại thuộc văn học dân gian, có tính hư cấu, lưu giữ thông qua hình thức truyền miệng và rất gần gũi với đời sống người dân Việt Nam. Truyện cổ tích giống như những bài học đạo lí mà ông cha muốn truyền đạt lại cho con cháu, nó ẩn sâu sau ý nghĩa nội dung truyện và có tác dụng làm trong sạch xã hội, bồi dưỡng phẩm chất con người, đấu tranh cho cái bất công, xấu xa.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng đồ sộ với nhiều truyện dị bản đã góp phần giải thích nhiều hiện tượng, vấn đề trong xã hội. Tuy rằng truyện cổ tích có tuổi đời hàng trăm năm song vì tính đề cập tới các vấn đề nhức nhối trong xã hội nên nó luôn bảo toàn tính thời sự cho tới ngày này.

Truyện cổ tích “Tấm Cám” là một trong những truyện vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, từ trẻ thơ tới người già. Nhân vật Tấm, dì ghẻ, Cám, nhà vua, bà cụ… đã trở thành những tuyến nhân vật khác nhau, sống động tới mức gần như hiện hữu trong đời sống thực tế của chúng ta.

Câu chuyện xoay quanh những tình huống, những hành động, hội thoại xoay quanh ba nhân vật chính là Tấm, dì ghẻ và Cám. Trong đó, Cám là nhân vật tương phản, đại diện cho thế lực xấu xa, ác độc trong xã hội. Qua nhân vật này, nhân dân lao động muốn nhắc lại chân lí “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” và quy luật nhân quả “Ác giả ác báo” trong xã hội.

Cám là người con gái tuổi đôi mươi song không hề có chút nữ tính, đằm thắm mà ngược lại do được nuông chiều nên chỉ biết ăn diện, lười biếng, ích kỉ. Trái lại, Tấm là cô gái hiền lành, nết na, biết cam chịu. Tấm càng tốt đẹp bao nhiêu thì Cám lại xấu xa, tồi tệ bấy nhiêu.

Cám là kẻ gian xảo. Cám luôn ghen tỵ với chị Tấm, nhiều lần tìm cách lừa lọc để chiếm hết thành quả của Tấm. Để có được yếm đào đẹp, Cám đợi Tấm xúc đầy giỏ tép rồi giảo hoạt lừa Tấm “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị nấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng” thế rồi nhân cơ hội đó Cám nhanh chóng cũng đã trút hết giỏ tép sang giỏ mình đem về nhà.

Không muốn cho Tấm đi trẩy hội, mẹ con Cám lúc này đây cũng đã lại bàn nhau trộn thóc với gạo bắt Tấm ngồi nhặt. Mẹ con Cám trở thành tầng lớp bóc lột, đại diện cho chế độ cường quyền trong xã hội.

Hơn hết, Cám là người độc ác. Những hành động độc ác của mẹ con Cám với Tấm bắt đầu từ khi Tấm còn nhỏ. Mẹ con Cám luôn tìm mọi cách hành hạ, bắt ép Tấm làm việc. Thấy Tấm có người bạn mới là Bống, Cám liền xui dì ghẻ bắt Bống ăn thịt. Thực chất mẹ con Cám không coi Tấm là một thành viên trong gia đình. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, Cám vẫn dè bỉu, ghanh ghét tìm cách hãm hại Tấm, không cho Tấm có được hạnh phúc.

Mẹ con Cám bàn nhau lừa Tấm chèo cây hái cau rồi chặt đổ cây khiến Tấm mất đi tính mạng. Mẹ con Cám giết người hợp pháp bằng cách ngụy trang thành một vụ tai nạn. Mẹ con Cám còn cố giết hại Tấm nhiều lần nữa khi Tấm hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị… để hoàn toàn hủy hoại linh hồn Tấm. Như vậy, mẹ con Cám là những kẻ độc ác, xấu xa, dã man nhất trong xã hội. Và có lẽ Cám còn là sản phẩm thế hệ mới của cái tà đạo. Cám còn quái thai, bệnh hoạn hơn cả mẹ đẻ của mình.

Chính vì những lẽ đó mà cuối cùng Cám phải chịu kết cục thích đáng. Sự trả thù của Tấm là cách mà người xưa lên tiếng mạnh mẽ nhất trước cái xấu. Đúng như quy luật nhân quả, Cám bị Tấm lừa lại chỉ vì mong muốn được đẹp như Tấm của Cám. Cám chết trong cái nóng của nước sôi dưới hố đất giống như một địa ngục trần gian trừng phạt kẻ xấu xa, độc ác.

Cám phải chịu nỗi đau xác thịt chia làm nhiều mảnh, không toàn thây mà Tấm từng trải qua nay Cám cũng phải trải qua. Người ta phê phán hành động của Tấm là quá tàn ác, nhưng bản thân tôi chỉ thấy một cô Cám ứng linh lên người quy luật nhân quả tự nhiên ở đời. Nhân dân ta đã rất công bằng!

Tóm lại, truyện cổ tích “Tấm Cám” có vai trò giáo dục sâu sắc. Cám chính là nhân vật luôn nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết sống hướng thiện, tránh làm điều ác. Mâu thuẫn, xung đột trong truyện là mâu thuẫn giữa thiện và ác, kết cục của Cám là lời khẳng định cho chân lí xấu xa luôn thua chính nghĩa.

Mời bạn đón đọc 🌜 Bình Giảng Tấm Cám 🌜 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Cám Nâng Cao – Mẫu 5

Bài văn mẫu phân tích Cám nâng cao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Nhắc đến “Tấm Cám” chắc hẳn người ta sẽ nghĩ đến ngay câu chuyện cổ tích quen thuộc đã gắn bó với tuổi thơ của biết bao nhiêu người dân Việt Nam với hình ảnh cô Tấm nết na, thảo hiền nhưng cuộc đời phải chịu nhiều sóng gió. Và một trong những tuyến nhân vật phản diện của câu chuyện cổ tích này mà đã để lại ấn tượng không kém trong lòng người đọc là nhân vật Cám – người em gái cùng cha khác mẹ của Tấm.

Trước hết, “Tấm Cám” là một câu chuyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì, trong đó phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình và cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt xưa.

Như mọi câu chuyện đều có hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện, trong “Tấm Cám”, nếu cô Tấm nết na, thảo hiền là nhân vật đại diện cho chính nghĩa, đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động chân chất, lương thiện thì Cám và bà mẹ độc ác của mình là hiện thân cho cái xấu, cái ác hay cũng chính là tầng lớp cầm quyền luôn chèn ép, đày đoạ tầng lớp dân thường thấp hơn.

Qua đó, nếu khi còn nhỏ “Tấm Cám” đối với chúng ta chỉ đơn thuần là một câu chuyện cổ tích qua lời kể của bà, của mẹ để đưa chúng ta vào giấc ngủ thì khi đã trưởng thành hơn, chúng ta sẽ nhận ra được biết bao thông điệp, ý nghĩa ẩn giấu trong đó mà cha ông ta muốn nhắn nhủ đến con cháu đời sau và phân tích nhân vật Cám chính là phân tích những bất công, khổ cực từ xã hội mà cha ông xưa đã phải chịu đựng.

Cám may mắn hơn Tấm rất nhiều bởi cùng chảy chung một dòng máu, cùng gọi chung một tiếng cha nhưng Tấm không may mồ côi cả cha lẫn mẹ còn Cám vẫn an nhiên mà lớn lên trong vòng tay yêu thương và dung túng của mẹ mình. Người ta vẫn nói “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, vì lẽ thế mà trong khi ngày ngày Tấm phải làm hết tất cả mọi công việc nhà và bị mụ dì ghẻ đối xử như người ở thì Cám lại như viên ngọc quý được bà mẹ độc ác của mình nâng niu trên tay.

Được chiều chuộng như thế nên không có gì ngạc nhiên khi trong khi người chị cùng cha khác mẹ Tấm của mình lớn lên trở thành một người con gái thảo hiền, nết na thì Cám chẳng hay biết làm gì cả, rõ ràng là chẳng thể đạt được những chuẩn mực cơ bản của một người con gái trong xã hội phong kiến. Hay nói cách khác, Tấm xinh đẹp, nết na, đẹp cả người cả nết còn Cám hoàn toàn ngược lại, xấu người lại xấu cả nết.

Có thể nói rằng, ở Tấm hội tụ đầy đủ mọi ưu điểm còn vây quanh Cám chỉ toàn là khuyết điểm và những hành động khiến con người ta chán ghét, căm hận. Đầu tiên là sự việc mụ dì ghẻ sai hai chị em Tấm Cám ra đồng mò cua bắt cá và hứa sẽ thưởng cho người bắt được nhiều cua cá hơn một chiếc yếm đào. Trong khi Tấm chăm chỉ, mò từng con cua, bắt từng con cá với hi vọng về chiếm yếm đào là phần thưởng cho sự vất vả, nỗ lực của bản thân thì Cám với bản tính lười biếng của mình chẳng chịu làm lụng mà chỉ mải đuổi bướm, hái hoa.

Việc Cám lười biếng ấy cũng chỉ khiến độc giả ngao ngán nhưng hành động Cám lừa Tấm mà trộm hết tất cả tôm cá mà Tấm phải bỏ nhiều công sức mới bắt được thì thực sự đã khiến người đọc phẫn nộ. Có lao động mới biết trân trọng những thành quả mà mình đã phải bỏ bao công sức trong khi hành động đó của Cám là ăn cắp trắng trợn công sức của người khác, liệu ai có không phẫn nộ trước hành động ấy cho được?

Câu chuyện càng đi về sau thì những việc làm của Cám và bà mẹ của mình càng ngày càng độc ác. Từ lừa giết chú cá bống là người bạn duy nhất của Tấm đến cố tình làm Tấm không đi dự hội được rồi năm lần bảy lượt ra tay sát hại Tấm để đoạt lấy hạnh phúc mà đáng lẽ thuộc về Tấm, tất cả những hành động ấy đều thật độc ác, tỉ lệ thuận với mức độ độc ác của những hành động ấy là sự phẫn nộ, căm hận sâu sắc của độc giả dành cho Cám và bà mẹ độc ác của mình.

Nhưng rồi Cám đã phải trả giá cho những hành động độc ác của mình khi tự dội nước sôi mà chết. Đó là cái kết thích đáng nhất cho kẻ xấu bởi nếu cứ mãi nương tay, tha thứ cho cái xấu thì cái xấu sẽ mãi còn đó, tựa như cỏ dại chỉ còn một chút rễ cũng có thể mọc trở lại mà lan thành một đồng cỏ rộng, ngoài ra bản chất của cái xấu sẽ chẳng bao giờ có thể thay đổi được nên cách duy nhất chỉ có diệt trừ tận gốc nó mà thôi.

Cám là hiện thân cho cái ác, là những bất công, chèn ép từ xã hội lên những người dân thấp cổ bé họng trong xã hội cũ, kết cục bi thảm của Cám chính là khát khao ngàn đời của nhân dân ta về việc vùng lên đấu tranh diệt trừ tận gốc cái ác.

SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Nhân Vật Tấm 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Cám Facebook – Mẫu 6

Chia sẻ bài văn mẫu phân tích Cám Facebook dưới đây sẽ giúp cho các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo phong phú và đặc sắc.

Truyện cổ tích Tấm Cám đã đi vào tiềm thức bao bạn nhỏ hình ảnh thân thương về người con gái với cái tên rất trìu mến, thân thương: cô Tấm. Nếu như Tấm mang đến cho người đọc bài học về đức tính hiền lành, nết na, nhân hậu thì Cám lại là lời tố cáo cho những kẻ sống ích kỷ, độc đoán đố kị.

Câu truyện kể về gia đình Tấm sau khi bố chết, Tấm ở với mẹ con dì ghẻ và Cám. Hết lần này đến lần khác Tấm bị họ hãm hại, ám sát. Nhưng sau tất cả, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, Tấm được hưởng cuộc sống hạnh phúc bên nhà vua, còn mẹ con Cám phải chịu cái chết thương tâm cho những gì mình đã gây ra.

Cám Tấm là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mất, nhưng Cám may mắn hơn Tấm vì còn có mẹ. Nhưng đáng tiếc người mẹ ấy lại ác độc, tham lam nên đương nhiên bà cũng truyền dạy những tính cách ấy cho con mình. Khi ra đồng bắt cá tranh phần thưởng, Cám mải chơi, lọc lừa chị để lấy hết phần cá của chị mang về nhà trước nhận thưởng, khiến Tấm đau khổ khóc lóc.

May mắn trong giỏ của Tấm còn xót lại một con cá Bống, nghe lời Bụt, Tấm đem về nhà thả xuống giếng nuôi. Nhưng Cám lại cùng mẹ bắt Bống giết thịt. Lại một lần nữa Cám khiến chị phải khóc.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội kén vợ. Cám được mẹ nuông chiều, lấy hết quần áo đẹp đi chơi, còn bắt Tấm phải nhặt hết thóc và lúa rồi mới được đi. Nhưng đồng hành với cô Tấm hiền lành, tội nghiệp luôn có ông Bụt đầy quyền năng và phép lạ. Còn người đồng hành với Cám lại là mụ dì ghẻ ác độc, xấu xa. Có thể thấy cuộc đời Tấm tuy thiệt thòi hơn Cám nhưng thực chất lại may mắn hơn Cám

Với sự hậu thuẫn của Bụt, Tấm được kén làm vợ vua. Mẹ con Cám ganh tị, hết lần này đến lần khác, Cám nghe lời mẹ giết hại chị. Dù sao cũng là cùng một cha, nhưng dường như giữa hai chị em không có một chút tình thân nào. Cám sống theo sự thuần hóa của mẹ, trở thành kẻ ác độc, vô tâm. Chị chết, Cám vào cung thay chị làm vợ vua.

Nhưng tác giả cổ tích đâu để mọi chuyện kết thúc dễ dàng như vậy. Trong khi họ luôn tin rằng cái thiện ắt sẽ chiến thắng cái ác. Cái thiện là bất diệt. Tấm chết hóa thành chim vàng anh bay về quẩn quanh bên chồng. Cám lại về mách mẹ tìm cách giết vàng anh. Vàng anh chết, chỗ cám vứt lông mọc lên hai cây xoan đào. Duyên phận và sự bất diệt của cái thiện đã đưa vua đến bên gốc cây, gắn bó với cây như một người bạn thân thiết.

Thấy vậy, Cám lại về bàn với mẹ chặt hai cây xoan đi làm khung cửi. Lần này, Tấm mạnh mẽ hơn khi chửi thẳng vào mặt Cám:

Kẽo ca kẽo kẹt
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra

Cám tuy sợ nhưng vẫn quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng. Cám đốt khung cửi vứt tro ra thật xa. Những tưởng làm vậy Tấm sẽ không còn tồn tại nữa, nhưng tại chỗ đó lại mọc lên cây thị. Điều lạ lùng trên cây chỉ có duy nhất một quả. Bà lão đi qua thấy thị thơm bèn hái về để trong nhà. Ít lâu sau, bà phát hiện nàng Tấm trong đó, bà xé toang vỏ thị để Tấm ngày ngày sống với bà như hai mẹ con.

Nhà vua đi qua ghé vào chơi, nhận ra vợ mình, đưa về cung. Lần này, Tấm trở lại bằng xương bằng thịt của một con người thực sự. Điều đó càng làm mẹ con nhà Cám nổi lòng ganh ghét. Từ ganh gét đi đến sự mù quáng, ngu dốt, họ nghe theo lời Tấm đào hố đổ nước sôi vào để được xinh đẹp như Tấm.

Cám chết. Câu chuyện kết thúc nhưng bài học về lối sống ích kỷ vẫn còn mãi trong thông điệp mà tác giả dân gian muốn gửi gắm tới thế hệ sau. Cám vừa đáng thương vừa đáng giận. Đáng thương vì Cám là kết quả của một người mẹ ích kỷ, độc đoán. Nhưng lại đáng giận vì Cám không phân biệt được phải trái, đúng sai, luôn thuận lòng làm theo tất cả những tội ác mẹ bày ra.

Có ý kiến cho rằng, Cám đáng thương hơn Tấm. Vì cả hai đều mất cha. Cám tuy còn mẹ nhưng người mẹ ấy lại độc ác, tham lam, biến Cám trở thành công cụ của bà ta cho những mưu mô xảo trá của mình. Còn Tấm tuy không còn mẹ, nhưng đồng hành với Tấm luôn là bậc thần tiên hiền lành, đầy phép lạ.

Mụ dì ghẻ luôn đứng về phía con mình, chở che cho con nhưng cách làm của bà đã biến Cám thành kẻ sát nhân. Còn Tấm không có tình thương của mẹ, không được vòng tay mẹ bao bọc như Cám, nhưng mụ dì ghẻ kia làm sao có thể sánh với ông Bụt của cõi trời?

Nếu Cám một lần được gặp Bụt, liệu rằng Cám có tỉnh ngộ và không phải nhận lấy bi kịch đau thương như ở cuối truyện? Nếu cám là nạn nhân của lòng ích kỷ, của sự tham lam từ người mẹ, tại sao không cho Cám một cơ hội làm lại từ đầu? Và chỉ trừng phạt mụ dì ghẻ vì mụ mới chính là kẻ chủ mưu trong tất cả mọi kế hoạch hãm hại Tấm.

Nhưng trong quan niệm dân gian, cái ác luôn bị diệt trừ tận gốc. Những điều mẹ con Cám làm ắt phải nhận lấy hậu quả thích đáng. Còn Tấm vốn tính hiền lành, nết na nên tất nhiên được hưởng phúc dù có phải trải qua nhiều lần chất dưới tay Cám.

Dù sao đi nữa, qua nhân vật Cám, người đọc cũng thấm thía bài học về lòng nhân đức ở đời. Sống không nên tham lam, ích kỷ và độc đoán. Hãy sống yêu thương, chan hòa và đùm bọc lẫn nhau. Người dưng nước lã còn có thể cho nhau miếng ăn lúc khó khăn, huống chi người thân trong gia đình cùng gọi chung một người là cha.

Đón đọc tuyển tập 💧 Cảm Nhận Về Nhân Vật Tấm 💧 15 Bài Cảm Nghỉ Hay Nhất

Phân Tích Nhân Vật Tấm Cám – Mẫu 7

Tham khảo dưới đây bài văn mẫu phân tích nhân vật Tấm Cám để có được cho mình những góc nhìn đa chiều và hoàn thành tốt bài viết trên lớp.

Vốn là đất nước giàu truyền thống, giá trị đạo lý làm người, điều đó thấm dần vào trong mỗi áng văn, thơ của dân tộc. Dễ hiểu khi câu chuyện cổ tích Tấm Cám trở nên bất tử, mỗi nhân vật trong đó đều đọng lại trong ta nhiều suy nghĩ thiết thực. Cũng qua sự xây dựng nhân vật Cám đã đem đến cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc hơn về luật nhân quả trong đời sống, sâu trong đó chính là sự gửi gắm nỗi lòng khao khát mơ ước về cái ác luôn phải bị trừng trị và lên án và mơ ước về hạnh phúc công lý của nhân dân lao động Việt Nam xưa.

Với sự hiện diện của thế lực ác trái ngược, nhằm đẩy kịch tính câu truyện lên cao trào gây sự bức xúc mạnh trong lòng người đọc. Trong câu truyện, tác giả dân gian đã thể hiện những nhân vật dì ghẻ và Cám rõ nét về những điều xấu trong tâm hồn, sự ích kỷ, toan tính, xấu xa của họ. Câu truyện chủ yếu là sự mâu thuẫn chính diện của Tấm và Cám, vì Cám chính là người đã trực tiếp thực hiện những hành động xúi giục của người Mẹ, luôn muốn hãm hại Tấm- người con gái đại diện cho sự nhân hậu, hiền lành, xinh đẹp, nết na.

Người đời đã nói rằng “Khác máu tanh lòng”. Điều đó có vẻ đúng với câu truyện của cuộc đời Tấm đang phải trải qua. Do Mẹ mất sớm, Bố Tấm đã đi lấy vợ hai, hai người có con riêng là Cám được nuông chiều bởi mẹ mình từ trong bọc. Đáng tiếc, cô lại thừa hưởng những nét xấu xa trong tâm hồn người mẹ mình.

Sau khi người bố ra đi, Dì ghẻ và Cám càng ngày càng thể hiện rõ đã rắp tâm của mình chiếm trọn tài sản gia đình, còn đối xử với Tấm không ra gì. Qua năm tháng, họ chẳng thay đổi, vẫn ám ảnh, thậm chí muốn chôn vùi luôn cuộc đời Tấm.

Từ sự việc lần bắt cá để tranh phần thưởng từ người Mẹ, cho thấy rằng Cám nhỏ tuổi hơn, nhưng ranh ma, biết lừa lọc chị để cướp công nhằm che đậy sự lười biếng của mình chỉ mải hái hoa, bắt bướm ngoài đồng cả ngày trời, rồi chạy về trước. Bỏ mặc cô Tấm đáng thương, chăm chỉ, vất vả, thật thà cùng con cá bống ở ngoài đồng.

Lủi thủi Tấm đau khổ, mà khóc, nghe theo lời bụt giúp, cô đã tận tụy chăm sóc giúp Bống lớn lên trông thấy ở cái giếng sau nhà. Lần này, Bống đã không thể hãm chân được sự thâm độc, ghen ghét của mẹ con Cám, Bống bị hai người đàn bà đó giết làm thịt không nương tay.

Cũng là lúc Tấm lại phải cất tiếng khóc ai oán. Nhưng sự việc chưa hết, một cơ hội nữa lại đến với Tấm, như một sự giúp đỡ, cảm thông xứng đáng của Bụt đồng hành mỗi lúc cô cần. Hội lớn đã đến, ngày mà nhà vua tuyển chọn vợ, sự ích kỷ của Cám lại nổi rõ hơn, cô nhanh chóng chọn váy vóc đẹp, xúng xính đi trước, dì ghẻ còn hãm chân Tấm bằng mẻ thóc và đậu lẫn lộn, chỉ khiến cô thêm lo sợ, tủi nhục mà khóc nấc.

Mẹ con Cám độc ác tưởng chừng đã khỏi bận tâm về mối lo thêm một người tranh chức Hoàng Hậu. Tấm thiệt thòi đủ đường, nhưng lại được nguồn động lực từ một thế lực thần tiên thấu hiểu và nâng đỡ, sự may mắn vô bờ như một phần thưởng lớn cho cô, Tấm đường hoàng trở thành vợ của nhà Vua, cùng tình yêu đẹp đẽ bù đắp phần nào những tháng ngày vất vả cho cô. Lại một lần nữa, điều này đã nhân đôi sự hận thù trong lòng mẹ con Cám.

Cám vẫn chẳng bao giờ có thể hiểu được những hành động của cô sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của cô và mẹ mình, nên vẫn lập ra những kế hoạch để giết hại chị để thỏa lòng đố kị, ghen ghét của mình. Cám bỗng trở nên xấu xa vô độ, gây bao sự uất ức đối với người đọc tự khi nào vì sự vô tâm, ác độc của cô.

Sau cái ngày giỗ cha định mệnh ấy là cả sự khóc thầm thương thay cho cô Tấm xấu số, Cám lại thản nhiên tiến cung vua thế chị. Sự trở về của Tấm lần này mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bởi “tác giả dân gian” luôn tin trong trái tim họ tồn tại cái thiện ắt sẽ chiến thắng cái ác dù có bao lâu, cũng đã đánh dấu cho sự bắt đầu những chuỗi ngày đầy lo lắng trong Cám và người Dì ghẻ

Sự xuất hiện của Tấm trong sự hóa thân làm chim Vàng Anh quanh quẩn bên Vua, cùng câu nói ám ảnh, làm Cám trở tay không kịp, ngày càng tức giận, cùng Mẹ hãm hại như con cá bống năm xưa. Nhưng lần này đâu phải là hết, vì Cám chưa nhận được bài học nào, hai cây Xoan đào mọc lên, vươn tán rộng từ những chiếc lông chim kia. Điều đó lại lọt vào mắt Cám, họ lại lập mưu, mỗi lần như vậy lại càng lấn sâu vào vũng bùn tội lỗi. Cây đã bị chặt, nhưng khung cửi từ gỗ xoan ấy, lại làm cho Cám e sợ, vì mỗi khi dệt lại nghe lời đe dọa đanh thép từ Tấm.

Điều đó, ta đã thấy được rõ nhưng Cám đã quá bướng bỉnh, muốn rắp tâm tiêu diệt Tấm đến cùng. Một lần nữa, khung cửi bị đốt hóa thành tro bụi, để thỏa mãn ước vọng xấu xa, chà đạp sự sống người khác của Cám. Tấm lại phải trở về, nhưng lần này trong cây thị to lớn nhưng chỉ có đúng một quả. Bà lão bán nước tốt bụng, đã xin được quả thị, cũng đồng thời xin được người con gái hiếu thảo, đảm đang như Tấm.

Hai người sống cuộc sống bình thản, êm ấm cho đến một ngày nhà vua đi vi hành, nhân duyên đã đưa đôi vợ chồng hàn gắn. Tấm được tỏ lòng sau bao xa cách, và cùng trở về bên vua bằng con người xác thịt, và lại còn làm vua ngạc nhiên, vì nàng càng ngày càng xinh đẹp ra.

Có thể nói, bên trong Tấm là suy nghĩ của nhân dân, là người tốt nên được hưởng điều tốt lành nhất, được tái sinh thành người, được hưởng hạnh phúc trọn đời. Còn bên trong Cám chỉ toàn là điều xấu xa vô độ, xấu cả người cả nết từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành không hề thay đổi mà chỉ chất chồng, đến mức không thể cứu vãn được nữa, nên phải chịu nhận sự “Ác giả, ác báo”.

Ở chi tiết cuối truyện cho ta thấy rõ điều đó, điều đó đã làm cho hai con người kia căm ghét tột độ, cũng bởi họ vì quá ghen tị để được xinh đẹp giống như Tấm mà đã mù quáng, mất đi cả lý trí khi nghe lời Tấm tự đào hố đổ nước sôi để tắm, , để rồi tự đẩy mình đến con đường chết, có lẽ đó như một sự trả giá cay đắng bằng cả mạng sống của mình cho những điều sai lầm cả về nhân cách, cách đối xử của họ với người khác.

Và khi nói về vấn đề mâu thuẫn giữa hai người con gái này, sự gay gắt của Tấm cũng như đại diện cho công lý, cho toàn xã hội.Cám chết, điều đó đọng lại trong mỗi chúng ta những bài học vô giá về luật nhân quả, lời cảnh báo cho những ai đang còn sống ích kỷ, sự “ghen ăn tức ở” với người khác, không chịu khó tìm hiểu, yêu thương đùm bọc những người trong gia đình.

Cũng vì Cám được sinh ra bởi người mẹ đầy mưu mô, xảo trá, độc đoán, sự sai lầm trong cách dạy con, chỉ chăm chăm lo lắng cho con mình, mà không quan tâm đến người khác, đã vô tình biến Cám trở thành kẻ sát nhân.

Cám bất đắc dĩ vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng trách bởi cô không hề tỉnh táo trong suy nghĩ đến hành động, không biết phân biệt, việc nào nên làm, việc nào không, đã làm ảnh hưởng đến nhân cách, luôn vòi vĩnh, làm theo răm rắp những tội ác mà Mẹ cô đưa ra, sự ngây ngô của cô đã trở thành công cụ tay sai đắc lực cho người Mẹ của mình làm điều xấu tổn hại đến Tấm không nương tay.

Dù cái thiện đã thắng cái ác, nhưng đâu đó vẫn có những suy nghĩ về sự khoan hồng, chủ nghĩa nhân đạo vẫn đầy ắp trong lòng người dân. Có lẽ nếu như công lý có mặt, cũng như được Bụt xem xét, có lẽ Cám sẽ không phải chịu những thứ cay nghiệt- cái chết kia, mà sẽ được hoàn lương, giảm nhẹ tội, giác ngộ, thức tỉnh con người, bởi người cần phải trừng trị thích đáng làm gương cho người đời có chăng chỉ là người Mẹ Cám, cũng là người dì ghẻ của Tấm, người chủ mưu đứng sau toàn bộ câu truyện.

Câu tchuyện đã khép lại, văng vẳng lên trong ta vẫn là bài học về sự làm người tử tế, thiện lương, biết tu cái nhân, cái đức để làm mục tiêu sống cao thượng. Biết chia sẻ ngọt bùi với nhau, sống bằng tình người, thấu hiểu, để đưa xã hội càng ngày càng tốt đẹp lên. Và xin đừng giống như một cô Cám thứ hai, bởi nếu ta tham lam, ích kỉ, độc đoán thì ta sẽ nhận lại được những điều như vậy, thậm chí còn cay nghiệt hơn, vì ở đời phải luôn tin rằng luôn tồn tại luật nhân quả.

Tiếp tục tham khảo 🌹 Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám 🌹 7 Mẫu Đặc Sắc

Phân Tích Nhân Vật Cám Và Dì Ghẻ – Mẫu 8

Đón đọc bài phân tích nhân vật Cám và dì ghẻ sẽ giúp các em học sinh đi sâu phân tích phe phản diện trong tác phẩm với những quan điểm sâu sắc, ý nghĩa.

Truyện “Tấm Cám ” là một truyện cổ tích thần kì rất quen thuộc trong nhân dân ta. Nhiều nước bên Tây, bên Đông Nam Á cũng có những truyện kể tương tự như truyện “Tấm Cám”.

Người ác trong truyện này là hai mẹ con Cám. Cái xấu của Cám là ở bản tính lừa gạt. Cám lừa chị Tấm để trút hết tôm tép, chạy về nhà trước, chỉ cốt được lợi cho mình, mặc cho cô chị khốn khổ mang giỏ không về nhà, chịu sự đánh đập nhiếc móc của bà dì ghẻ. Sau hành động ấy, Cám trở thành cô bé nghe theo mẹ mà lao vào những tội ác. Không nghĩ ra được những mưu mẹo, nhưng đã thực hành những mưu mẹo ấy thì cũng đáng giận, đáng ghét rồi. Bà mẹ Cám thì thật là gian ác và tai ngược.

Bà ta cố tìm cách hại Tấm, hết cách này sang cách khác. Ta có cảm tưởng bà ta đứng sẵn đâu đó, hễ thấy Tấm ló đầu ra là để hành hạ, để không cho Tấm được xuất hiện giây phút nào trong cuộc sống nữa. Lừa cho Tấm đi chăn trâu xa để mẹ con ở nhà ăn thịt bống. Bắt tấm nhặt thóc lẫn với gạo để giam Tấm lại trong nhà. Xui Tấm trèo cau để chặt cây cho Tấm ngã. Cho con gái mặc quần áo giả dạng Tấm để lừa hoàng tử. Rồi lại xui làm thịt chim vàng anh, xui chặt cây xoan đào, xui đốt khung cửi cốt làm cho Tấm phải hết đường tái sinh.

Mụ ta là hiện thân của cái ác, cái ác đội lốt người. Tại sao bà ta ác như vậy? Một phần, vì bà ta là dì ghẻ. Ca dao có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương- Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng? Bà ta muốn cho con mình sung sướng để được sướng lây. Bà ta không biết rằng làm như thế chỉ đẩy cô Cám vào cảnh khổ.

Cám tuy được hưởng nhiều thứ của Tấm, nhưng lúc nào cũng bị tiếng nguyền rủa dội vào tai. Đó là một hình phạt đối với Cám. Cuối cùng Cám chết và mẹ Cám cũng chết theo. Trời, Bụt đã trừng phạt mẹ con họ. Tấm chỉ chết tạm thời, chỉ là một sự hoá thân, chết mà vẫn sống. Còn mẹ con Cám thì chết vĩnh viễn, chết mãi mãi, chết trong sự khinh ghét của chúng ta, của mọi người.

Truyện cổ tích “Tấm Cám” còn hay ở chỗ: trong truyện, cuộc sống của đất nước Việt Nam ta được hiện lên rất sinh động. Trong truyện có cảnh mò cua bắt ốc, cảnh chăn trâu, có quán nước bán hàng, có những hội hè đình đám, có đám giỗ cha, có cơi trầu mời khách. Thật là một đất nước có nhiều phong tục đẹp. Không một truyện cổ tích nào có nhiều hiện tượng phong tục phong phú như truyện này. Các loài vật, các cây cỏ, các dụng cụ đều được đưa vào trong truyện.

Có con cá nhỏ bé hiền lành như con cá bống, có con chim nhảy nhót như chim vàng anh. Có con chim sẻ nhặt thóc, có khung cửi kẽo cà kẽo kẹt, có ông hoàng tử khi ở trong cung sang trọng, khi ra ngồi quán nước với bà lão bình dân… Thật là rất Việt Nam. Cả một đất nước hiền lành, đủ cả con người, cả chốn cung đình, cả nơi thôn dã, cùng với bao nhiêu sắc màu, cảnh vật thiên nhiên. Học truyện “Tấm Cám ”, nên biết điều đó, cũng như phải nhớ ý nghĩa của truyện là: “ở hiền gặp lành”.

Truyện “Tấm Cám ” còn có một điều hay nữa mà rất nhiều truyện cổ tích không có hoặc có rất ít. Đó là khi kể chuyện, người ta dẫn thêm những câu ca, câu hát. Đấy là một đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam. Những lời văn gây một không khí sinh động cho câu chuyện thêm phần đằm thắm. Hãy đọc lại những câu rất vui như của gà: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Hoặc những câu rất cảm động như: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo”. Cái hồn cổ tích, cái chất Việt Nam nằm trong những câu ca, điệu nói ấy.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Kể Lại Chuyện Tấm Cám Với Kết Thúc Khác 💕 15 Mẫu Hay

Viết một bình luận