Kết Bài Nhàn ❤️️ 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Gợi Ý Viết Kết Bài Đánh Giá Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Tác Phẩm.
Cách viết Kết Bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài thơ Nhàn là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thể hiện quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Để viết kết bài cho bài thơ này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Tóm tắt nội dung và ý nghĩa của bài thơ, nhấn mạnh triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Đánh giá nghệ thuật của bài thơ, như cấu trúc, ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, âm điệu, …
- Bày tỏ cảm nhận cá nhân về bài thơ, như cảm xúc, suy nghĩ, bài học, …
- Kết thúc bài viết bằng một câu nói hay, ấn tượng, hoặc trích dẫn một câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Quà tặng 👉 Thẻ Viettel 200k Miễn Phí 🎁
Viết Kết Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Mẫu 1
Để viết kết bài phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, các em học sinh cần đưa ra những nội dung đánh giá tổng kết và nêu cảm nhận của bản thân về tác phẩm, tham khảo gợi ý dưới đây:
Bài thơ “Nhàn” chỉ với 8 câu thơ Đường luật có kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa, đã khắc họa cho người đọc về một lí tưởng sống hiền tuệ, triết lý sống đầy tính nhân văn: vinh hoa phú quý chỉ như một giấc mộng phù du mà những con người hám lợi danh luôn chạy theo nhưng không bao giờ với tới nên ông chọn cách rời xa chốn hư danh đó để giữ cho thiên lương trong sạch.
Thông qua tác phẩm, chúng ta cũng thấy rõ về một tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, một cốt cách cao đẹp xứng đáng làm một tấm gương sáng cho bao thế hệ mai sau.
Kết Bài Nhàn Nội Dung Và Nghệ Thuật – Mẫu 2
Đoạn văn kết bài phân tích bài Nhàn nội dung và nghệ thuật dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được kỹ năng khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Bài thơ Nhàn được viết bằng các ngôn từ giản dị, cô đọng nhưng giàu ý vị. Cách ngắt nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu vừa hóm hỉnh, vừa thăng trầm sâu sắc, kết hợp với các hình ảnh trong bài thể hiện tư tưởng nhàn dật, thanh cao. Là con người nhập thế, phải lựa chọn lối sống ẩn dật. Về nhàn là để cho nhân cách không bị vấy bẩn, để vượt qua khỏi vòng danh lợi, Như vậy, dù có chọn lối sống nhàn thì đối với nhà văn vừa không nhẫn tâm lại vẫn có thể lo cho việc đời, việc nước.
Bài Nhàn là tiêu biểu cho đặc điểm thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngôn từ giản dị nhưng giàu hàm súc, giàu ý nghĩa, đậm đà tính triết lí về dại khôn, về danh lợi. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn và quan niệm sống của thi nhân còn có tác dụng hướng ta tới niềm thanh tịnh của tâm hồng, bồi đắp cho con người thêm tri thức.
Gửi đến bạn 🍃 Dàn Ý Bài Nhàn 🍃 Mẫu Nghị Luận Bài Nhàn Đầy Đủ
Kết Bài Nhàn Hay Nhất – Mẫu 3
Đón đọc đoạn văn mẫu kết bài phân tích Nhàn hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm in đậm dấu ấn tinh thần con người cá nhân trước một thời đại mất phương hướng, chao đảo, loạn lạc, nhiều đổi thay. Đặt trong tương quan với nhiều tác phẩm thơ văn khác, các sáng tác của ông hàm chứa tính phức hợp của cung bậc tâm trạng.
Thi nhân đã đưa ra nhiều cách thức hình dung về cuộc đời, soi nhìn cuộc sống từ nhiều góc cạnh, tự đặt mình trong mỗi tình huống cụ thể mà bài thơ “Nhàn” chỉ là một chiêm nghiệm riêng. Điều này đặt ra yêu cầu tiếp nhận thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm cần được xem xét trong tính tổng thể song cũng phải chú tới mối liên hệ giữa các đường hướng tâm trạng phù hợp với từng cảnh đời và chặng đường đời cụ thể.
Bài thơ Nhàn thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm bộc lộ một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.
Khép lại bài thơ, người đọc vẫn còn vương vấn cuộc sống an nhàn, thanh tao, giản dị mà Nguyễn Bỉnh Khiêm coi đó là cách sống, là triết lí sống sâu sắc: vinh hoa phú quý chỉ là phù du, như một giấc mộng, rời xa chốn hư danh phàm tục đó để giữ khí tiết thanh sạch mới là bậc đại trí. Điều đó đã làm nên sức sống trường tồn bất diệt của tác phẩm trước sức mạnh của dòng thời gian và đời người.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Bài Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm ☀️ 10 Mẫu Hay
Kết Bài Phân Tích Nhàn Ngắn Gọn – Mẫu 4
Đoạn văn kết bài phân tích Nhàn ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn súc tích và đầy đủ nội dung cơ bản.
Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ mang hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Phú quý là giấc mơ hư ảo, ngắn ngủi còn cái đẹp trong tâm hồn, cái đẹp nhân cách mới đáng quý. Đó là triết lí nhân sinh của một trí tuệ sâu sắc, uyên thâm. Giữa hai bờ hư thực, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn làm người tỉnh trong khi bao người say trong giấc mộng phú quý.
Kết Bài Nhàn Ngắn Nhất – Mẫu 5
Với đoạn văn kết bài phân tích Nhàn ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể ôn tập nhanh chóng và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Tác phẩm đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả rời xa phú quý để giữ cốt cách thanh cao, không màng phú quý để được sống hòa hợp với thiên nhiên, cây một lối sống không vướng bận, không bon chen. Nghệ thuật thơ đối lập, nói ngược đã góp phần làm nên thành công trong tác phẩm. Bài thơ “ nhàn” đã thể hiện được quan niệm cũng nhơ cách sống của tác giả. Cho thấy một vẻ đẹp cuộc sống đạm bạc mà bình dị mà thanh cao. Nét đẹp tâm hồn con người mới đáng quý.
Gợi ý cho bạn 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn 🌹 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Nhàn Học Sinh Giỏi – Mẫu 6
Tham khảo đoạn văn kết bài phân tích Nhàn học sinh giỏi dưới đây sẽ mang đến cho bạn những ý văn đặc sắc và liên hệ mở rộng.
Nhàn là chủ đề rất phổ biến trong thơ văn thời trung đại. Nhàn là một nét tư tưởng và văn hóa rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là của tầng lớp trí thức. Sống nhàn hợp với tự nhiên, hợp với việc tu dưỡng nhân cách, có điều kiện dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Sống nhàn đem lại những thú vui lành mạnh cho con người, Biết sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học thuyết triết học lớn.
Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải nhằm mục đích trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất, quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân, ông cho rằng sống nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà ông gọi là chốn lao xao. Nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để tu tâm dưỡng tính.
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm thương nước lo dân. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến đương thời đã có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang nhiều yếu tố tích cực. Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khá rõ nét qua bài thơ nhàn. Từ bức chân dung giản dị, mộc mạc ấy toát lên vẻ đẹp nhân cách cao quý, vẻ đẹp trí tuệ tuyệt vời của bậc đại Nho mà tên tuổi lưu danh muôn thuở.
Tiếp tục tham khảo 🌟 Phân Tích Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm 🌟 10 Bài Hay
Kết Bài Phân Tích Nhàn Nâng Cao – Mẫu 7
Đoạn văn mẫu kết bài phân tích Nhàn nâng cao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, phép đối, số đếm, điệp ngữ, điển tích… Kết hợp với đó là những hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị của thôn quê như “mai, cuốc, cần câu, giá, măng trúc..” cho thấy một lối sống đầy triết lý của tác giả. Bài thơ “Nhàn” cho ta thấy một tâm hồn thanh cao, một trí tuệ uyên thâm được thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn hạ, vui thú điền viên của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cuộc sống hiện đại ngày nay mang đến cho con người nhiều thành tựu mới, cũng mang đến nhiều lợi ích, nhưng bù lại con người lại phải lao động vất vả hơn, luôn căng thẳng mệt mỏi trong sự bộn bề của từng ngày. Tuy nhiên cũng tùy vào từng cách chọn của từng người, khi họ chọn một cuộc sống giàu sang thì phải chạy đua, làm việc cật lực.
Còn nhiều người mong muốn tâm hồn mình được tự do (không mang ý nghĩa lẩn tránh cuộc sống), hòa mình vào thiên nhiên, có thể lựa chọn cách sống như của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hãy sống một cuộc sống mà bạn muốn, làm sao để cho cốt cách của ta thanh cao trong mọi hoàn cảnh của đời sống!
SCR.VN chia sẻ ☀️ Mở Bài Phân Tích Nhàn ☀️ 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Bài Thơ Nhàn Chi Tiết – Mẫu 8
Tham khảo đoạn văn kết bài phân tích bài thơ Nhàn chi tiết dưới đây để nắm được những ý chính tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
“Nhàn” là một bài thơ tuyệt tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ có ngôn ngữ bình dị, giọng điệu khoan thai, thểhiện một tàm thế thanh cao, coi thường danh lợi phú quý bon chen trong cuộc đời. Có sống trong sạch mới có tâm hồn thanh cao, mới có lối sống nhàn tuyệt đẹp.
Hình ảnh Tuyết Giang phu tử hiện lên thấp thoáng sau vần thơ đã làm cho ta kính phục và ngưỡng mộ kẻ sĩ quân tử thời loạn. Học bài “Nhàn ” để chúng ta hiểu rõ hơn cám hứngthế sự trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và trong thơ văn trung đại. Có điều ta nên biết, các bạn trẻ nên biết là Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi cả ba lần đều đỗ thủ khoa, đã đỗ Trạng Nguyên. Cái tài học ấy, bảng vàng ấy không thể sống “Nhàn ” mà có được!
Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của tác giả ở thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, bài thơ là lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân, về quan niệm nhân sinh của nhà thơ. Bài thơ giúp ta hiểu để thêm quý, thêm kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cho bạn nhanh tay 🌼 Thẻ Cào 100k 200k Miễn Phí 🌼 Mới Nhất
Kết Bài Nhàn Đầy Đủ – Mẫu 9
Dưới đây chia sẻ đoạn văn kết bài phân tích Nhàn đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng khi làm bài.
Bằng những vần thơ gần gũi mà không phô trương nhưng đằm sâu triết lý, bài thơ Nhàn giống như một thứ khí giới thanh cao đắc lực để giúp chúng ta – những người luôn bị vướng vào những cái “chùng chình hay vòng vèo” của cuộc sống được hiểu sâu hơn về lẽ đời, về những cám dỗ mà bản thân thường mắc phải.
Vì thế nên bài thơ giống như một tấm gương để người đọc thế hệ sau răn mình, sửa mình, không bị sa xuống vũng bùn lầy của những cám dỗ ấy mà sống người hơn, hướng thiện hơn để hướng tới chân – thiện – mỹ. Có lẽ vì thế chăng mà giữa dòng thời gian chảy trôi vô thủy vô chung, Nhàn vẫn sống mãi với những giá trị nhân văn của nó.
Quà tặng 👉 Cho Acc Roblox VIP Free 🎁
Kết Bài Phân Tích Nhàn Mở Rộng – Mẫu 10
Với đoạn văn kết bài phân tích Nhàn mở rộng dưới đây sẽ mang đến cho bạn những ý văn sinh động và phong phú.
Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.
Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.
Giới thiệu tuyển tập 🌟 Nghị Luận Bài Nhàn 🌟 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Kết Bài Nhàn Đặc Sắc – Mẫu 11
Trong quá trình thực hiện bài viết, phần kết bài phân tích Nhàn đặc sắc dưới đây sẽ là nội dung tham khảo cần thiết dành cho bạn.
Với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hoà hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi.
Bài thơ đã vẽ lên một nhà nho về quê ở ẩn với những thú vui lao động như bao nhiêu người nông dân khác. nếu như những người nông dân coi việc đó là chán ngắt thì với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó lại chính là thú vui. Cuộc sống đạm bạc giản dị mà thanh cao cùng với quan điểm “khôn- dại” ta thấy hiện lên một nhà nho đạm bạc và một tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên biết bao nhiêu.
Có thể nói, bài thơ “Nhàn” đã làm nổi bật cuộc sống thoát tục, hòa hợp với thiên nhiên đất trời và nhân cách cao khiết của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có lẽ vì điều đó mà bài thơ vẫn tồn tại cùng dòng chảy của văn học suốt hơn bốn thế kỉ đến nay.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Cảnh Ngày Hè Nguyễn Trãi 🌼 15 Bài Hay Nhất
Kết Bài Nhàn Đạt Điểm Cao – Mẫu 12
Để viết kết bài phân tích Nhàn đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo đoạn văn mẫu được chia sẻ dưới đây:
Cũng như các bậc nho sĩ xưa (Nguyễn Trãi, Chu Văn An,…) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chọn cho mình lối sống nhàn. Qua bài thơ người đọc càng nhận thấy rõ lối sống nhàn hòa hợp với thiên nhiên. Một lối sống đẹp của con người có trí tuệ sáng suốt có ý chí thanh cao bởi như Nguyễn Trãi đã từng khẳng định:
“Một phút thanh nhàn
Ngàn vàng không đổi được.”
Văn học có sứ mệnh nâng đỡ tâm hồn con người, khéo con người thoát khỏi vũng bùn lầy của sa ngã và cám dỗ. Vậy nên, dù một bài thơ, bài văn hay đến mấy, xúc cảm dạt dào đến mấy, nó nhất thiết chỉ có giá trị khi nó mang chứa một tư tưởng lớn, một triết lý sống thanh cao để hướng người đọc đến một cuộc sống tốt đẹp.
Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm với những triết lý sâu sắc đã gửi gắm những chiêm nghiệm cả một đời thơ của thi nhân, từ đó nâng đỡ tâm hồn người đọc và hướng xúc cảm của người thưởng thức đến thế giới chân – thiện – mỹ.
Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Cảnh Ngày Hè 4 Câu Đầu 🌠 12 Bài Hay Nhất
Kết Bài Bài Thơ Nhàn Sinh Động – Mẫu 13
Đón đọc đoạn văn kết bài phân tích bài thơ Nhàn sinh động dưới đây với cách hành văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Bài thơ ”Nhàn” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó ta thấy chiều sâu tư tưởng của bậc đại nho. Đó là triết lý sống ” Nhàn” của người xưa, triết lý có phần ảnh hưởng của đạo giáo. Sống thanh cao và chan hòa với tự nhiên là quan niệm sống nhàn xuyên suốt bài thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống ngược lại với người đời, ông đứng bên ngoài nhìn thói đời bon chen, ngươi lừa, ta gạt để tranh giành phú quý.
Bài thơ “Nhàn”làm nổi bật nhân cách, trí tuệ sáng ngời, một quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh xã hội có nhiều biểu hiện suy vong thời bấy giờ. Mỗi thời mỗi khác, nhưng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hoàn cảnh ấy rất đáng quý, đáng được trân trọng, ngợi ca.
Kết Bài Phân Tích Tác Phẩm Nhàn Ấn Tượng – Mẫu 14
Đoạn văn kết bài phân tích tác phẩm Nhàn ấn tượng sẽ giúp cho bài viết của bạn hoàn thiện và đạt kết quả cao, tham khảo gợi ý dưới đây:
Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố đường luật và yếu tố Việt hóa: yếu tố đường luật thể hiện ở lớp ngôn từ với nhiều dùng điển tích; Hình ảnh ước lệ với bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Bài thơ tuân thủ chặt chẽ niêm luật thơ Đường. Nhưng yếu tố nôm cũng được kết hợp hết sức hài hòa: sử dụng chữ Nôm, hình ảnh thơ dân giã, quen thuộc, hết sức giản dị.
Qua bài thơ Nhàn cho ta thấy một lối sống, quan niệm sống hết sức đẹp đẽ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm là lời khẳng định sâu sắc về lối sống nhàn, hòa hợp với tự nhiên, ông giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên phường danh lợi đua chen tầm thường. Bài thơ tuy ngắn gọn, nhưng đã gửi gắm phần nào nỗi niềm sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời là những bài học về chân giá trị vĩnh hằng cho hậu thế.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Mở Bài Phân Tích Bài Cảnh Ngày Hè 🍀 20 Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Bài Nhàn Chọn Lọc – Mẫu 15
Dưới đây chia sẻ đoạn văn kết bài phân tích bài Nhàn chọn lọc giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.
“Nhàn” là tiếng lòng tâm niệm thể hiện triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm – sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi. Bài thơ “Nhàn” với tài năng sử dụng từ ngữ đa nghĩa, hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu mỉa mai, kiêu ngạo,…đã góp phần thể hiện sâu sắc quan niệm sống nhàn của cụ trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Phép đối được sử dụng tài tình, điển tích điển cố “ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” cho thấy sống nhàn để giữ cốt cách được thanh cao là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ phi thường nhận ra công danh, quyền quý chỉ là một giấc chiêm bao.
Kết Bài Nhàn Luyện Viết – Mẫu 16
Gợi ý kết bài phân tích Nhàn luyện viết dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.
Như vậy qua bài thơ ta đã hiểu được quan niệm sống nhàn và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm coi thường danh lợi, luôn giũ dược tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên, đề cao lối sống của những nhà nho giáo giàu lòng yêu nước nhưng do hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật. Bên cạnh đó Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí. Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật, điện tích điện cố và cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm một cách linh hoạt.
Bài “Nhàn” là một đoá hoa viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của văn học trung đại Việt Nam. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Tiếp theo đón đọc 🌳 Kết Bài Phân Tích Cảnh Ngày Hè 🌳 20 Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Nhàn Ngắn Hay – Mẫu 17
Đoạn văn mẫu kết bài phân tích Nhàn ngắn hay dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng làm bài sinh động và ấn tượng.
Bài thơ với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngắn gọn, hàm súc, ngôn ngữ thơ giản dị đã thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là lối sống thanh cao, khí tiết, hòa hợp, thuận theo tự nhiên, đồng thời tránh xa phường danh lợi. Lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh lúc bấy giờ là lối sống tích cực để giữ gìn nhân cách trong sáng.
Qua bài thơ này, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mãi luôn người sáng như thế. Triết lý sống của tác giả cũng là triết lý sống mà thế hệ sau nên theo đuổi.
Kết Bài Phân Tích Nhàn Đơn Giản – Mẫu 18
Tham khảo đoạn văn kết bài phân tích Nhàn đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và cơ bản nhất.
Nhàn là bài thơ hay và nổi bật nhất trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm thể hiện rất rõ quan điểm của tác giả về lối sống nhàn, bao gồm bốn nội dung, bao gồm tự do lựa chọn lối sống, sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, thoát khỏi vòng xoáy danh lợi và cuối cùng là coi nhẹ vinh hoa phú quý mà nhiều người vẫn hằng ao ước. Điều đó khẳng định mạnh mẽ vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là bài học mà cho đến muôn đời sau vẫn còn giữ nguyên những giá trị ban đầu.
Gợi ý trọn bộ 🌹 Phân Tích Tấm Cám 🌹 16 Bài Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Kết Bài Nhàn Lớp 10 – Mẫu 19
Đoạn văn mẫu kết bài phân tích Nhàn lớp 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và trau dồi cách hành văn.
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn không phải là sống ích kỉ, thoát ly thực tại để giữ cho riêng mình, mà là lối sống thanh cao giữa cuộc đời, sống trọn vẹn và gắn bó với nhân dân, với dân tộc. Bởi vậy mà trong thơ ông vẫn luôn đau đáu chuyện thế thái nhân tình, vẫn dành trọn tấm lòng mình cho dân, cho nước.
Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lí sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy có lúc nó có mang yếu tố tiêu cực nhưng nó lại là triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.
Giới thiệu tuyển tập 💧 Phân Tích Nhân Vật Tấm 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Nhàn Facebook – Mẫu 20
Chia sẻ dưới đây đoạn văn kết bài phân tích Nhàn Facebook giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo phong phú hơn.
Với ngôn ngữ tự nhiên mà giàu chất triết lí cùng những điển cố, điển tích, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xây dựng thành công hình tượng người ở ẩn với nhiều vẻ đẹp, phẩm chất đáng trân trọng. Bài thơ “Nhàn” đề cao một nhân cách sống, một lối sống thanh cao, tránh xa lợi lộc tầm thường, hướng đến lối sống thiện tâm.
Nhàn đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện rõ một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.