Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích: 34+ Đoạn Văn Hay Nhất

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích ❤️️34+ Đoạn Văn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tại SCR.VN Gợi Ý Viết Mở Bài Theo Cách Trực Tiếp Và Gián Tiếp Đặc Sắc Nhất.

Cách Viết Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 1

Nhiều em học sinh đang băn khoăn tìm kiếm cho mình cách viết mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay và ấn tượng, tham khảo gợi ý dưới đây:

Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa, một đại thi hào của dân tộc ta. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam ta một kiệt tác của nền văn học trung đại – tác phẩm Truyện Kiều. Ngoài hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, Truyện Kiều còn rất thành công về mặt nghệ thuật. Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử bằng trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong phần “Gia biến và lưu lạc”. Đoạn thơ dài 22 câu, không chỉ biểu lộ tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh mà còn thể hiện bút pháp đặc sắc về tự sự, về tả cảnh ngụ tình với ngôn ngữ độc thoại nội tâm để biểu đạt nỗi lòng và tâm trạng của Kiều.

Cách Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Đặc Sắc – Mẫu 2

Gợi ý cách mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích đặc sắc dưới đây sẽ giúp các em học sinh dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận văn học một cách thật sinh động.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, cũng là người đã mang văn học của Việt Nam vươn xa ra thế giới qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là lời phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, là tiếng kêu đau thương của những số phận bị áp bức trong thời kì ấy. Và thông qua đó, ta có thể thấy được lòng thương cảm, tình yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn trích hay nhất được trích từ tác phẩm này.

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, cho người mua thuốc thang và hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả nàng cho một người đàn ông tốt nhưng thực chất là giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích là những lời tự bộc bạch, là nỗi lòng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi nhớ về người yêu, khi nghĩ về số phận đớn đau của đời mình.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌹 15 Mẫu Kể Tóm Tắt Hay

Mở Bài Gián Tiếp Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 3

Sử dụng cách mở bài gián tiếp Kiều ở lầu Ngưng Bích sẽ giúp cho bài viết trở nên sinh động và ấn tượng hơn, tham khảo đoạn văn mẫu như sau:

Nguyễn Du là bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ.

Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lý. Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tố cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Mở Bài Trực Tiếp Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 4

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài trực tiếp Kiều ở lầu Ngưng Bích để các em học sinh cùng tham khảo và linh hoạt vận dụng khi làm bài.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều. Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã khắc họa được tâm trạng buồn tủi, đau đớn và tủi nhục của Thuý Kiều, đồng thời thể hiện tâm trạng chung thuỷ son sắc và sự nhân hậu, hiếu thảo của Thuý Kiều.

Bị Mã Giám Sinh làm nhục, Tú bà bắt ép làm gái lầu xanh, Kiều vô cùng tủi nhục và đã tự vẫn để dứt nợ hồng nhan, nhưng lại không chết. Sợ mất vốn, Tú bà liền đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích nhằm che giấu sự qua lại dòm ngó của mọi người và cũng để thực hiện âm mưu mới. Tại đây Kiều bị giam lỏng, chỉ có một mình tại lầu Ngưng Bích hiu quạnh. Khủng cảnh bốn bề bát ngát, mênh mông càng làm cho Kiều buồn não. Để diễn tả nỗi buồn của Kiều Nguyễn Du không trực tiếp tả Kiều mà ông tả cảnh, từ đấy lại thấy được nỗi buồn của Kiều được nhân lên bội phần.

Gợi ý cho bạn 🌟 Phân Tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌟 17 Bài Văn Hay Nhất

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Hay Nhất – Mẫu 5

Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Truyện Kiều là kiệt tác văn học của thiên tài Nguyễn Du và của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm không những thể hiện tài năng văn chương kiệt xuất của thi hào Nguyễn Du mà còn thể hiện tấm lòng yêu thương con người thiết tha của ông.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc phần Gia biến và lưu lạc, miêu tả nỗi buồn nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, trong cảnh sầu thương, buồn tủi, cô đơn của nhân vật Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu ngưng bích. Đây là một trong những đoạn thơ miêu tả tâm lý xuất sắc nhất của Nguyễn Du trong tuyệt tác “Truyện Kiều”.

Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự tử. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng về nơi tử tế.

Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. Lầu Ngưng Bích là một điểm dừng chân của Kiều trên con đường lưu lạc đầy máu và nước mắt, cay đắng và tủi nhục suốt 15 năm trời.

SCR.VN tặng bạn 💧 Cảm Nhận Của Em Về Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 💧 13 Mẫu Hay

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Ngắn Gọn – Mẫu 6

Tham khảo đoạn văn mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn gọn dưới đây với những ý văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Du là một đại thi hào với tài hoa kiệt xuất và tấm lòng nhân ái vĩ đại. “Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu của ông, có tên gọi khác là “Đoạn trường tân thanh”.

Trong tác phẩm truyện thơ nổi tiếng này, Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng nhân vật Vương Thúy Kiều, một cô gái mà “người sao hiếu nghĩa đủ đường” nhưng số phận đầy truân chuyên đau khổ, trong một xã hội phong kiến thối nát bị chi phối bởi thế lực của đồng tiền. Một trong những đoạn thơ đặc sắc miêu tả tâm trạng của người con gái đó trên bước đường lưu lạc là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Ngắn Nhất – Mẫu 7

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn nhất dưới đây để nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm thơ ca đặc sắc và tiêu biểu nhất cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. Tác phẩm là lời thương cảm sâu sắc của Nguyễn Du dành cho những số phận bất hạnh của cuộc đời. Ông cũng đã thành công ở nhiều phương diện khi xây dựng lên tính cách, tâm trạng của nhân vật qua lời nói, hành động. Đặc biệt trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng tinh tế đã khẳng định tài năng nghệ thuật đỉnh cao của đại thi hào dân tộc.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Mở Bài Ngắn Gọn Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Chọn Lọc – Mẫu 8

Đoạn văn mẫu mở bài ngắn gọn Kiều ở lầu Ngưng Bích chọn lọc dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã đóng góp vào nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm văn học đặc sắc, độc đáo bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Nhiều tác phẩm của ông đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc mọi thế hệ và có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất chính là tác phẩm viết bằng chữ Nôm – “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh). “Truyện Kiều” hấp dẫn người đọc bởi nội dung đặc sắc, nghệ thuật độc đáo. “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trích từ câu 1033 đến 1054 là một trong những đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm.

Mở Bài Cảm Nhận Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 9

Gợi ý viết mở bài cảm nhận Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Trong Truyện Kiều có nhiều đoạn thơ hay miêu tả nỗi cô đơn, nhớ nhà của Kiều, nhưng không đoạn nào thể hiện được tâm trạng bi đát, bế tắc, đơn côi như đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều đã tự tử, nhưng không chết. Biết Kiều tính cách khẳng khái, cứng rắn, Tú Bà đã cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác.

Trong thời gian này, sức khỏe của Kiều mới hồi phục trở lại, nhưng tình cảm lại hết sức cô đơn. Chết thì nàng đã không muốn chết nữa vì sợ bị lụy cho cha mẹ, nhưng sống thì sẽ sống như thế nào, một thân một mình ở nơi hoàn toàn xa lạ, tứ cố vô thân? Đây là đoạn thơ hay nổi tiếng của Truyện Kiều, cực tả nỗi lòng cô đơn, buồn thảm, bi đát đó của nàng Kiều.

Chia sẻ 🌹 Cảm Nhận Của Em Về 8 Câu Thơ Giữa Trong Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌹 Văn Mẫu Hay

Mở Bài Phân Tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 10

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích giúp các em học sinh trau dồi những ý văn hay.

Đề tài về người phụ nữ luôn là nỗi trăn trở của các nhà thơ lớn. Không chỉ khắc họa những nét đẹp trong tâm hồn, tính cách mà các nhà thơ còn cảm nhận rõ được nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Và Nguyễn Du đã rất thành công khi chọn người phụ nữ làm đề tài trong tác phẩm của mình với kiệt tác dựa theo cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm ở Trung Quốc đó là Truyện Kiều.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích trong tác phẩm đó là một đoạn trích hay và giàu cảm xúc. Bằng ngòi bút tả cảnh ngụ tình nhà thơ đã diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị giam cầm, nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ gia đình và đặc biệt là tâm trạng của Kiều trước cảnh vật ở lầu Ngưng Bích.

Mở Bài Văn Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Nâng Cao – Mẫu 11

Đoạn văn mẫu mở bài văn Kiều ở lầu Ngưng Bích nâng cao dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những liên hệ mở rộng cho bài viết của mình.

Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc của văn học Việt Nam. Ông được mệnh danh là thi sĩ của các nhà thi sĩ. Truyện Kiều là một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Du là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca. Đọc tác phẩm, chúng ta không thể quên được đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Sau bao biến cố khủng khiếp: tai bay vạ gió, cha và em bị tù tội, gia sản bị cướp hết, Kiều phải hi sinh chữ tình để báo hiếu với cha mẹ. Bị Mã giám Sinh lừa gạt bán vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không chết. Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để kén chồng nhưng thật chất đó là cuộc giam lỏng, chờ cơ hội mụ sẽ bắt Kiều trở lại lầu xanh.

Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa biển khơi là điểm dừng chân đầu tiên trên con đường lưu lạc đầy cay đắng và tủi nhục của Thúy Kiều. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là nỗi cô đơn buồn tủi, niềm nhớ thương da diết về quê hương gia đình và người thân của Kiều. Đó cũng là thể hiện tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.

Đón đọc 🌜 Cảm Nhận Của Em Về 8 Câu Thơ Cuối Trong Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌜 Văn Mẫu Đặc Sắc

Mở Bài Của Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Học Sinh Giỏi – Mẫu 12

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài của Kiều ở lầu Ngưng Bích học sinh giỏi dưới đây với những ý văn đặc sắc và sinh động.

Truyện Kiều là một kiệt tác văn học nên đã có rất nhiều người yêu thích, sáng tác những tác phẩm văn thơ vịnh về Truyện Kiều. Trong đó có những câu thơ rất hay vịnh về nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Một mình đối diện với mình
Mênh mông trăng gió vô tình thoảng qua
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu?
Chưa đi đến thuở bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?

Đó là những câu thơ người ta vịnh về tâm trạng của nàng Kiều khi Nguyễn Du miêu tả cảnh nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” của “Truyện Kiều”. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều “thất thân” với hắn “đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ”, nàng bị hắn bán vào lầu xanh. Biết mình bị lừa và phải làm nghề dơ bẩn, Kiều uất ức, rút dao định tự vẫn.

Tú Bà sợ hãi “Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma”, nhanh trí, mụ liền vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Vì thế đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” dựng lên cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều một mình bơ vơ nơi xứ người, đồng thời qua đoạn trích, người đọc thấy được bút pháp “tả cảnh ngụ tình” độc đáo, đạt tới trình độ điêu luyện bậc thầy của thiên tài văn học Nguyễn Du.

Tham khảo văn mẫu 🌜 Phân Tích 8 Câu Cuối Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌜 15 Mẫu Hay

Mở Bài Liên Hệ Mở Rộng Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 13

Đoạn văn mẫu mở bài liên hệ mở rộng bài Kiều ở lầu Ngưng Bích sẽ mang đến  cho các em học sinh những ý tưởng hay khi làm bài.

“Chạnh lòng thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên”

(Trích “Đọc Kiều” – Chế Lan Viên)

Những vần thơ xúc động của nhà thơ Chế Lan Viên đã gợi ra cảm nhận sâu sắc về cuộc đời “đoạn trường” đầy rẫy nước mắt, khổ đau của Thúy Kiều – “tấm gương oan khổ” đại diện cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một trong những bi kịch đớn đau mà Thúy Kiều phải gánh chịu chính là rơi vào tay buôn người Mã Giám Sinh.

Sau khi biết mình bị chà đạp về nhân phẩm và rơi vào chốn thanh lâu, nàng tiếp tục bị Tú bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Trong không gian tù túng đó, nàng không ngừng nhớ về Kim Trọng và lo lắng cho song thân, đồng thời luôn có những dự cảm về tương lai phía trước. Trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc phần “Gia biến và lưu lạc” đã tái hiện thành công dòng nội tâm phức tạp đầy rẫy những lo âu của Thúy Kiều.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🔥 20 Đoạn Văn Hay Nhất

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Ngắn Hay – Mẫu 14

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn hay giúp các em học sinh có thêm những gợi ý làm bài phong phú hơn.

Có thể nói, điều khiến chúng ta nhớ đến các nhân vật văn học là những nét phác thảo về ngoại hình nhưng thứ giúp chúng ta hiểu về các nhân vật lại là diễn biến tâm lí, tâm trạng của họ. “Truyện Kiều” luôn hấp dẫn bạn đọc suốt hơn hai thế kỉ đến nay không chỉ bởi nội dung tác phẩm đặc sắc mà còn bởi nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện ngòi bút miêu tả tâm trạng Thúy Kiều của tác giả một cách rất tài tình.

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Đơn Giản – Mẫu 15

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và nội dung cơ bản nhất.

Không chỉ là bậc thầy trong tả người, Nguyễn Du còn có biệt tài trong tả cảnh. Khung cảnh ông miêu tả đã đạt đến mực mẫu mực, cổ điển, nói lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Tình và cảnh trở thành hai yếu tố bổ sung làm nên chất riêng cho sáng tác Nguyễn Du. Và tình cảnh ấy đã được ông kết hợp hài hòa để phản ánh tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Mỗi một bức tranh trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích gắn liền với một tâm trạng của Thúy Kiều để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Khám phá thêm 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Nguyễn Du 🔥 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Mở Bài Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Sinh Động – Mẫu 16

Tham khảo đoạn văn mở bài đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích sinh động dưới đây với cách viết giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.

Trong phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dự cảm về số phận nàng Kiều không chỉ ở nhan sắc hơn người, mà còn trực tiếp ở câu thơ: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, và quả thật câu thơ đó đã vận vào đời nàng. Gia đình gặp tai biến, cha và em bị bắt, nàng phải bán mình chuộc cha. Không chỉ vậy, còn bị Mã Giám Sinh lừa bán vào lầu xanh. Cuộc đời nàng bắt đầu bước vào chuỗi ngày tăm tối khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. Tất cả những điều đó được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Đoạn trích thuộc phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”, bố cục bài chia làm ba phần: phần đầu nói về cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều; phần hai là nỗi nhớ da diết, khắc khoải Kim Trọng và cha mẹ; phần ba cho thấy nỗi cô đơn, hãi hùng, dự cảm về tương lai đầy tai ương, bất trắc của chính mình.

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Lớp 9 – Mẫu 17

Đoạn văn mẫu mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo cần thiết hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người có “con mắt nhìn thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. “Truyện Kiều” là tác phẩm thành công nhất của ông; đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ “Truyện Kiều” diễn tả tinh tế, sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều trước cảnh vật.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc vào phần hai “Gia biến và lưu lạc”. Trích đoạn là khúc tâm tình đầy xúc động của cô gái trẻ lần đầu bước ra khỏi chốn “êm đềm trướng rủ màn che”. Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, đoạn thơ như bản đàn nhiều cung bậc tâm trạng của nàng. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, hiếu thảo nàng dành cho người yêu và cha mẹ.

Giới thiệu tuyển tập 💧 Phân Tích Truyện Kiều Nguyễn Du 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 6 Câu Đầu – Mẫu 18

Đón đọc đoạn văn mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu dưới đây giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giới thiệu vấn đề nghị luận văn học.

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc với nhiều tác phẩm đồ sộ để lại cho đời. Ông vốn sinh ra trong gia đình giàu có, đại quý tộc làm quan nhiều đời. Tuy nhiên vì biến cố mà bố mẹ mất sớm, ông phải sống khổ sở và lưu lạc 10 năm. Chính những năm tháng không nơi nương tựa, tứ cố vô thân mà ông đã có cái nhìn sâu sắc về xã hội, cảm thương cho số phận con người trong đó có số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Nổi bật nhất trong các tác phẩm văn chương của ông chính là Truyện Kiều. Truyện có vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc với cốt truyện là Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du đã chuyển thể sang thơ lục bát bằng chữ nôm, với bút pháp tài hoa và tài năng thiên phú, ông đã cho ra đời tác phẩm Truyện Kiều chữ nôm vang danh thiên sử.

Trong đó, trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là đỉnh cao nghệ thuật tả cảnh ngụ tình nói lên hoàn cảnh, tâm trạng của Kiều. Sáu câu thơ đầu là hoàn cảnh cô đơn, cay đắng, xót xa của nàng Kiều; đó là “tình” trong “cảnh”, “cảnh” trong “tình”.

Gửi tặng bạn 💕 Mở Bài Truyện Kiều Nguyễn Du 💕 20 Đoạn Văn Hay Nhất

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 8 Câu Thơ Giữa – Mẫu 19

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích 8 câu thơ giữa giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo hữu ích.

Nguyễn Du sống trong một thời đại đầy biến động. Lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX vô cùng thối nát, mục ruỗng. Đời sống nhân dân vì vậy mà vô cùng cực khổ, và khổ nhất, đó chính là những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Kiệt tác Truyện Kiều đã phản ánh được hiện thực nghiệt ngã đó, lên tiếng tố cáo những bất công của xã hội và bênh vực người phụ nữ.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một trong những trích đoạn hay thể hiện rõ tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi nhớ thương của Kiều khi lâm vào nghịch cảnh. Đọc đoạn trích này, người đọc cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều. Điều này được thể hiện rõ trong tám câu thơ giữa trong đoạn trích.

Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 8 Câu Thơ Cuối – Mẫu 20

Tham khảo cách viết mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích 8 câu thơ cuối dưới đây với những ý văn dẫn dắt giới thiệu sinh động và ấn tượng.

Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, còn nhà thơ Chế Lan Viên lắng sâu và tinh tế khi cất lên lời thơ: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”. Bao thế kỉ qua, Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi người dân Việt Nam.

Những trang thơ có sức cuốn hút diệu kì, vương vấn mãi tâm hồn ta, mang đến cho ta niềm cảm thương sâu sắc với “tấm gương oan khổ” Thúy Kiều, đem lại cho ta những khoái cảm thẩm mĩ đặc biệt trước những lời thơ như hoa, như gấm trong 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Tiếp tục tham khảo 🍀 Kết Bài Truyện Kiều Nguyễn Du 🍀 20 Đoạn Văn Hay Nhất

Viết một bình luận